Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 19: Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 19: Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.

 - Nắm được 2 cách dẫn lời nói hoặc ý nghĩ: cách dẫn trực tiếp & cách dẫn gián tiếp.

 - Rèn kĩ năng trích dẫn khi viết VB.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY & TRÒ:

 - GV; SGK, SGV, bảng phụ.

 - HS: Đọc & chuẩn bị bài.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Quy nạp, phân tích, lấy VD, thảo luận

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH: (1 phút)

II. KIỂM TRA: (4 phút).

 ? Tìm trong đoạn 3 VB “Chuyện người con gái Nam Xương” những lời thoại. NX các lời thoại đó.

 * Đáp án: NX: các lời thoại được viết tách riêng như 1 đoạn văn & có dấu gạch ngang đầu dòng.

III. BÀI MỚI:

1. GIỚI THIỆU BÀI: (1phút )

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 19: Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:
NG:
Tiết 19
Tiếng Việt 
Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
 - Nắm được 2 cách dẫn lời nói hoặc ý nghĩ: cách dẫn trực tiếp & cách dẫn gián tiếp.
 - Rèn kĩ năng trích dẫn khi viết VB.
B. Chuẩn bị của thầy & trò:
 - GV; SGK, SGV, bảng phụ.
 - HS: Đọc & chuẩn bị bài.
C. Phương pháp:
 - Quy nạp, phân tích, lấy VD, thảo luận
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định: (1 phút)
II. Kiểm tra: (4 phút).
 ? Tìm trong đoạn 3 VB “Chuyện người con gái Nam Xương” những lời thoại. NX các lời thoại đó.
 * Đáp án: NX: các lời thoại được viết tách riêng như 1 đoạn văn & có dấu gạch ngang đầu dòng.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1phút )
2. Tiến trình:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* HĐ1: HS tìm hiểu lí thuyết (15 phút)
G Treo bảng phụ – VD/SGK.
? Đọc VD?
? Hãy cho biết các từ in đậm trên bảng trong các VD a - b thì:
1. Phần in đậm nào là lời nói được phát ra thành lời? Vì sao em xác định như vậy?
2. Phần in đậm nào là ý nghĩ trong đầu? Vì sao em xác định như vậy?
G: Phần in đậm trong VD a được gọi là dẫn lời nói, VD b là dẫn ý nghĩ.
? Từ đó, em hiểu thế nào là dẫn lời nói, dẫn ý nghĩ?
? Em có NX gì về việc dẫn lời nói, ý nghĩ trong các VD đó?
? Các từ đó được ngăn cách với bộ phận đứng trước nó bằng những dấu hiệu gì?
? Các dẫn như VD a,b được gọi là cách dẫn trực tiếp. Vậy em hiểu thế nào là cách dẫn trực tiếp?
? Đọc ghi nhớ?
? Có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận trước đó được k? Hai bộ phận ấy ngăn cách nhau bằng dấu gì?
? Đọc VD?
? Phần in đậm trong VD a, b đâu là lời nói, đâu là ý nghĩ? Vì sao em khẳng định như vậy?
? Các từ đó được dẫn ntn? (Có giữ nguyên lời nói của nhân vật không?)
? Các từ đó được tách ra khỏi phần đứng trước nó bằng dấu hiệu gì?
? Có thể thay từ “rằng” bằng từ “là” được không?
? Cách dẫn như 2 VD trên gọi là cách dẫn gián tiếp. Vậy em hiểu thế nào là dẫn gián tiếp?
? Đọc ghi nhớ?
* HĐ2: Luyện tập (20 phút)
? Đọc & nêu YC bài tập?
? Nêu YC bài tập?
? Đọc & nêu YC bài tập 3?
G Gợi ý: Đọc tìm lời Vũ Nương, NX đó là cách dẫn nào, sau đó chuyển?
- Đọc VD.
- Phần in đậm trong VD a là lời nói được phát ra thành lời vì trước nó có từ “nói”.
- Phần in đậm trong VD b là ý nghĩ trong đầu vì trước nó có từ “nghĩ”.
- Dẫn lời nói: Là ý nghĩ đã được nói ra (lời nói bên ngoài).
- Dẫn ý nghĩ: Là lời nói chưa được nói ra (lời nói bên trong).
- NX: Các lời dẫn được dẫn nguyên văn.
- Nó được tách ra khỏi phần câu đứng trước nó = dấu 2 chấm & dấu ngoặc kép.
- Đọc ghi nhớ.
- Có thể thay đổi vị trí giữa hai bộ phận. Hai bộ phận ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.
- Đọc VD.
- VD a là lời nói. Đây là 1 lời khuyên vì trước nó có từ “khuyên” trong lời người dẫn.
- VD b là ý nghĩ vì trước nó có từ “hiểu”.
- Các từ được dẫn có sự điều chỉnh.
- Dấu hiệu:
+ VD a: Không có dấu hiệu gì.
+ VD b: Trước nó có từ “rằng”.
- Có thể thay “rằng” = “là”.
- Đọc ghi nhớ.
- Đọc & nêu YC bài tập.
- Lớp NX, bổ sung.
- 1 Bàn 1 nhóm thảo luận 1 phút -> Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác NX, bổ sung.
- VD a: Dẫn trực tiếp: Trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh (nêu rõ): “Chúng ta phải”.
+ Dẫn gián tiếp: Trong báo cáo chính trị Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng chúng ta phải
 - VD b: Dẫn trực tiếp: Trong cuốn sách Chủ tịch Hồ Chí Minh HA của dân tộc, tinh hoa của thời đại, đồng chí Phạm Văn Đồng viết: “Giản dị”.
+ Dẫn gián tiếp: Trong cuốn sách đồng chí Phạm văn Đồng đã khẳng định rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh là người giản dị
- Vũ Nương nhân đó cũng gửi 1 chiếc hoa vàng & dặn Phan nói hộ chàng Trương (rằng) nếu chàng Trương còn nhớ chút tình nghĩa xưa thì xin lập 1 đền giải oan ở bên sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về.
I. Cách dẫn trực tiếp:
1. VD:
2. NX:
- Lời nói, ý nghĩ được dẫn nguyên văn.
- Được đặt trong dấu ngoặc kép.
-> Dẫn trực tiếp.
* Ghi nhớ/54
II. Cách dẫn gián tiếp:
1. VD:
2. NX:
- Dẫn lời nói, ý nghĩ có sự điều chỉnh.
- Không đặt trong ngoặc kép, trước nó có từ “rằng” (“là”).
-> Dẫn gián tiếp.
* Ghi nhớ/56
II. Luyện tập:
Bài 1/56:
a. Dẫn ý nghĩ: dẫn trực tiếp.
b. Dẫn ý nghĩ: dẫn trực tiếp.
Bài 2/56:
Bài 3/56:
IV. Củng cố: (2 phút )
 ? Nhắc lại ND bài vừa học?
V. HDVN:
 - Chuẩn bị bài sau (2 phút ).
 - Học bài: +Nắm chắc cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
 +Vận dụng trong khi dẫn.
 - Chuẩn bị: “Luyện tập tóm tắt VB TS”
 * YC: Xem lại bài “Tóm tắt VB TS” ở lớp 8 tập I
 Tập tóm tắt lại các VB đã học.
E. Rút kinh nghiệm:
 .
..

Tài liệu đính kèm:

  • doc19-CACH DAN TRUC TIEP & CACH DAN GIAN TIEP.doc