Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 43: Tiếng Việt: Tổng kết về từ vựng

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 43: Tiếng Việt: Tổng kết về từ vựng

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.

 - Nắm vững hơn và biết vận dụng những KT về từ vựng đã học từ lớp 6 -> lớp 9 (từ đơn; từ phức; thành ngữ; nghĩa của từ; từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

B. CHUẨN BỊ:

- G: giáo án; sách giáo khoa; bảng phụ; phiếu học tập .

- H: bài soạn.

C. PHƯƠNG PHÁP:

- G: phân tích; phát vấn; quy nạp thực hành; .

 - H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm .

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

Kiểm tra vở soạn của HS.

III. NỘI DUNG BÀI MỚI:

Cụm bài “Tổng kết về từ vựng” ở lớp 9 có nhiệm vụ củng cố lại những KT về từ vựng đã học từ lớp 6 -> lớp 9. Mỗi vấn đề ôn tập được tách thành mục riêng. Trong mỗi mục có 2 phần. 1 phần ôn lại kiến thức (chủ yếu về khái niệm) đã học. 1 phần là bài tập để nhận diện và vận dụng khái niệm, hiện tượng đã học. Tiết học hôm nay, thầy trò .

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 965Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 43: Tiếng Việt: Tổng kết về từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
NG: 
 Tiết 43
Tiếng Việt
 Tổng kết về từ vựng
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
 - Nắm vững hơn và biết vận dụng những KT về từ vựng đã học từ lớp 6 -> lớp 9 (từ đơn; từ phức; thành ngữ; nghĩa của từ; từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
B. chuẩn bị: 
- G: giáo án; sách giáo khoa; bảng phụ; phiếu học tập..
- H: bài soạn.
C. phương pháp: 
- G: phân tích; phát vấn; quy nạp thực hành;..
 - H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm..
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra vở soạn của HS.
III. nội dung Bài mới: 
Cụm bài “Tổng kết về từ vựng” ở lớp 9 có nhiệm vụ củng cố lại những KT về từ vựng đã học từ lớp 6 -> lớp 9. Mỗi vấn đề ôn tập được tách thành mục riêng. Trong mỗi mục có 2 phần. 1 phần ôn lại kiến thức (chủ yếu về khái niệm) đã học. 1 phần là bài tập để nhận diện và vận dụng khái niệm, hiện tượng đã học. Tiết học hôm nay, thầy trò..
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* HĐ1: Ôn lại từ đơn và từ phức (8 phút).
? Thế nào là từ đơn? Cho VD?
? Thế nào là từ phức? Cho VD?
? Có mấy loại từ phức? Đó là những loại nào? Hãy nêu khái niệm của chúng?
? Nêu YC phần 2?
G Những từ ghép nói trên có các yếu tố cấu tạo giống nhau 1 phần về vỏ ngữ âm nhưng chúng được coi là từ ghép vì giữa các yếu tố có MQH ngữ nghĩa với nhau. Sự giống nhau về ngữ âm ở đây có tính chất ngẫu nhiên.
? Nêu YC phần 3?
* HĐ2: Ôn tập về thành ngữ (12 phút).
? Thế nào là thành ngữ?
? Nghĩa của thành ngữ thường được suy ra từ đâu?
? Tục ngữ là gì?
Bảng phụ:
Thành ngữ
Tục ngữ
- Có cấu là từ 1 cụm từ, chưa thành câu.
- SD không độc lập, có TD BS YN cho thành phần câu hoặc tự mình làm thành phần câu 
- Có cấu tạo là 1 câu.
- SD tương đối ĐL, biểu thị kinh nghiệm sống, kinh nghiệm tự nhiên, XH.
? Nêu YC phần 2?
? Nêu YC phần 3?
G Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật: như chó với mèo; đầu voi đuôi chuột; như hổ về rừng; miệng hùm gan sứa; vuốt râu hùm; kiến bò chảo nóng; mỡ để miệng mèo; như mèo thấy mỡ; mèo mả gà đồng; lên xe xuống ngựa; ăn ốc nói mò; vẽ rắn thêm chân; rồng đến nhà tôm; như vịt nghe sấm; ếch ngồi đáy giếng; điệu hổ li sơn; lúng túng như gà mắc tóc;..
- Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật: bãi bể nương dâu; bèo dạt mây trôi; cắn rơm cắn cỏ; cây cao bóng cả; cây nhà lá vườn; cưỡi ngựa xem hoa; dây cà ra dây muống; bẻ hành bẻ tỏi;..
? Nêu YC phần 4?
Gợi ý: chúng ta có thể nhớ lại những thành ngữ trong các tác phẩm đã học như: “Truyện Kiều” ( Nguyễn Du); “Truyện Lục Vân Tiên” (Nguyễn Đình Chiểu); “Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh” (Phạm Đình Hổ); “Bánh trôi nước; (Hồ Xuân Hương).
* HĐ3: Ôn tập về nghĩa của từ (10 phút).
? Nghĩa của từ là gì?
G Đó là ND của từ.
? Vậy hình thức của từ là gì?
G Như vậy từ gồm 2 mặt: HT và ND. 2 mặt này gắn bó mật thiết với nhau.
? Có mấy cách giải nghĩa của từ?
? Nêu YC phần 2?
? Vì sao không chọn cách hiểu b; c; d?
? Nêu YC phần 3?
G Như vậy, khi giải thích nghĩa của từ cần phải tuân thủ nguyên tắc là: bản chất từ loại của vế được giải thích và vế dùng để giải thích phải đồng nhất. Chẳng hạn, để giải thích nghĩa của 1 danh từ, phải dùng cụm danh từ; để giải thích nghĩa của 1 động từ, phải dùng 1 cụm động từ. 
* HĐ4: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ (10 phút).
G Từ có thể có 1 nghĩa, nhưng phần lớn các từ trong NN là những từ có nhiều nghĩa.
? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì?
? Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa được chia thành mấy loại?
G Ngoài ra, trong nghĩa của từ còn có thể có các nghĩa bị hạn chế về phạm vi SD, như nghĩa văn chương (VD: nghĩa “đẹp” của từ “hoa”); nghĩa địa phương (nghĩa “tốt” của từ “ngon”); nghĩa thuật ngữ (nghĩa “hợp chất mà phân tử gồm có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc a – xít cuat từ muối”).
? Để hiểu đúng nghĩa của từ nhiều nghĩa ta làm ntn?
? Đọc phần 2.
? Từ “hoa” trong “thềm hoa; lệ hoa” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
- Từ đơn là từ chỉ gồm 1 tiếng.
- VD: ăn; ngủ; học; bàn; ghế; xinh; xấu;..
- Từ phức là những từ gồm 2 tiếng trở lên.
VD: xe đạp; học hành; xinh xinh; ăn cơm;.
- Từ ghép là những từ phức được tạo ra = cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau: xe đạp; học hành; ngủ say; ăn cơm;..
- Từ láy là những từ phức được tạo ra nhờ phép láy âm: xanh xanh; đo đỏ; tim tím;.. 
- 2 HS 1 nhóm thảo luận 30 giây -> trả lời = miệng.
- Từ ghép: ngặt nghèo; giam giữ; bó buộc; tươi tốt; bọt bèo; cỏ cây; đưa đón; nhường nhịn; rơI rụng; mong muốn.
- Từ láy: nho nhỏ; gật gù; lạnh lùng; xa xôi; lấp lánh.
- 2 HS 1 nhóm thảo luận 30 giây -> trả lời = miệng.
- Từ láy có sự “giảm nghĩa”: trăng trắng; đèm đẹp; nho nhỏ; lành lạnh, xôm xốp.
- Từ láy có sự “tăng nghĩa”: sạch sành sanh; sát sàn sạt; nhấp nhô.
- Thành ngữ là 1 loại cụm từ có cấu tạo ổn định. Nghĩa của thành ngữ có tính hình tượng, biểu trưng và giàu cảm xúc.
- Nghĩa của thành ngữ thường được suy ra từ nghĩa đen của các từ tạo nên thông qua các phép chuyển nghĩa như ẩn dụ; SS;..
- Tục ngữ thường là 1 câu biểu thị phán đoán, nhận định.
- Tổ hợp nào là thành ngữ? Tổ hợp nào là tục ngữ? Giải thích nghĩa của mỗi tổ hợp?
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận 1 phút -> trả lời = miệng.
- Thành ngữ: b; d; e.
b. Làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm.
d. Tham lam, được cái này lại muốn cái khác.
e. Sự thông cảm, thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác.
- Tục ngữ: a; c.
a. Hoàn cảnh, môi trường XH có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, ĐĐ CN.
c. Muốn giữ gìn thức ăn, với chó thì phải treo lên, với mèo thì phải đậy lại.
- Thi giữa 2 dãy bàn trong vòng 2 phút xem nhóm nào tìm được nhiều thành ngữ có đặc điểm như YC bài tập sau đó chọn 2 thành ngữ giải nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ đã tìm được.
- Trả lời = miệng (HS về nhà làm tiếp).
“Một đời được mấy anh hùng
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi.”
“Xót mình cửa các buồng khuê
Vỡ lòng học lấy những nghề nghiệp hay.”
“Vợ chàng quỷ quáI tinh ma
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.
Kiến bò miệng chén chưa lâu
Mưa sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”
(“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
“Xiết bao ăn tuyết nằm sương
Màn trời chiếu đất dặm trường lao đao.”
 (“Truyện Lục Vân Tiên” - Nguyễn Đình Chiểu)
“Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng..”
(Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ)
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.”
(“Bánh trôi nước” – Hồ Xuân Hương)
- Nghĩa của từ là ND mà từ biểu thị (về sự vật, hiện tượng, tính chất,..).
- Hình thức của từ là mặt âm thanh mà ta nghe được. Mặt âm thanh của từ có thể được ghi lại ở dạng chữ viết.
- 3 cách:
+ Chỉ ra sự vật mà từ biểu thị.
+ Trình bày hiểu biết về những sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất,.mà từ biểu thị.
+ Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải nghĩa.
- Chọn cách hiểu đúng.
- 2 HS 1 nhóm thảo luận.
- Chọn cách hiểu a.
- Không chọn b vì nghĩa của “mẹ” chỉ khác nghĩa của bố ở phần “người phụ nữ”.
- Không thể chọn c vì trong 2 câu này, nghĩa của từ “mẹ” có thay đổi. Nghĩa của “mẹ” trong “mẹ của em rất hiền” là nghĩa gốc, còn nghĩa của từ “mẹ” trong “thất bại là mẹ thành công” là nghĩa chuyển.
- Không thể chọn d vì nghĩa của từ “mẹ” và nghĩa của từ “bà” có phần nghĩa chung là “người phụ nữ”.
- 2 HS 1 nhóm thảo luận 30 giây -> trả lời = miệng. 
- Cách giải thích b là đúng. Cách giải thích a vi phạm 1 nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi giải thích nghĩa của từ, vì đã dùng 1 cụm từ có nghĩa thực thể (đức tính rộng lượng, dễ cảm thông với người có sai lầm và dễ tha thứ - cụm danh từ) để giải thích cho 1 từ chỉ đặc điểm, tính chất (độ lượng - tính từ).
- Là hiện tượng tăng thêm nghĩa cho từ nhằm tạo ra các từ nhiều nghĩa.
- Nghĩa gốc (nghĩa chính, nghĩa đen) là nghĩa làm cơ sở để chuyển nghĩa, hình thành các nghĩa khác.
- Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
- Phải đặt từ trong ngữ cảnh, trong MQH với những từ khác, câu khác trong VB.
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận.
- Dùng theo nghĩa chuyển.
- Không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa, vì nghĩa chuyển này của từ “hoa” chỉ là nghĩa chuyển lâm thời, nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển.
I. Từ đơn và từ phức:
II. Thành ngữ:
III. Nghĩa của từ:
III. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
IV. Củng cố: 
 G khái quát lại 4 ND trên. 
V. Hướng dẫn: 
 - Xem lại bài và hoàn thành phần luyện tập.
 - Soạn bài: “Tổng kết từ vựng” (tiết 2).
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc43-TONG KET VE TU VUNG.doc