Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 175

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 175

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

(Trich)

 (Chu Quang Tiềm)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

1.Kiến thức: Giúp HS:

 - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

2.Kỹ năng: - Rèn kỹ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận .

3.Thái độ: Có ý thức trong quá trình hiểu phương pháp đọc sách.

II. CHUẨN BỊ :

GV : - Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.

 - Đồ dùng dạy học : bảng phụ, tranh ảnh.

HS : - Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.

 - Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.

 

doc 460 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 175", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :9/1/2007	
 Tuần 19
Tiết 91	
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
(Trich)
 (Chu Quang Tiềm)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1.Kiến thức: Giúp HS:
	- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
2.Kỹ năng: - Rèn kỹ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận . 
3.Thái độ: Có ý thức trong quá trình hiểu phương pháp đọc sách.
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụ, tranh ảnh.
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
1. Ổn định tổ chức : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’) Kiểm tra vở soạn của HS .
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu : (1’) Nhà mỹ học và lý luận học Trung quốc nhiều lần bàn về vịêc đọc sách. Ông muốn truyền lại cho các thế hêï sau những suy nghĩ sâu sắc và kinh nghiệm của mình về việc đọc sách. Bàn về đọc sách trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách. (Bắc Kinh, 1995, GS Trần Đình Sử dịch)
b. Hướng dẫn tìm hiểu :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiêùn thức
* Hoạt động1. Đọc tác phẩm
- GV nêu yêu cầu đọc rõ ràng, mạch lạc, nhưng vẫn với giọng đọc tâm tình, nhẹ nhàng như lời trò chuỵện. Chú ý các hình ảnh so sánh trong bài.
- GV cùng 3,4 HS đọc cả bài một lần. GV nhận xét cách đọc.
* Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản .
- Xác định kiểu loại văn bản 
- Dựa vào những yếu tố nào xác định đúng tên kiểu loại văn bản?
- Bố cục văn bản ? (hệ thống luận điểm)
 * Hoạt động 3. Đọc-hiểu chi tiết văn bản.
Bước 1. Tìm hiểu sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách.
- H: Tác giả đã lý giải tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách như thế nào?
 - Học vấn là gì?
- Tích lũy bằng cách nào, ở đâu ?
- H: Mối quan hệ giữa đọc sách và học vấn ra sao ?
- H: Trong thời đại hiện nay, để trau dồi học vấn, ngoài con đường đọc sách, còn có con đường nào khác ? Tìm ví dụ ?
- H: So sánh những con đường đó, chẳng hạn so sánh con đường văn hóa nghe-nhìn với đọc sách, từ đó, rút ra ý nghĩa , tầm quan trọng của việc đọc sách hiện nay ?
- H: Em hiểu câu Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được một cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới như thếnào ?
- Nhận xét về cách lập luận ?
- GV cùng 3,4 HS đọc cả bài một lần.
HS xác định, phát biểu ý kiến :
- TL: Văn bản nghị luận (giải thích một vấn đề xã hội)
- TL: Dựa vào hệ thống luận điểm, cách lập luận và tên văn bản .
- TL:
a. Từ đầu đến “thế giới mới” : Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách.
b. Tiếp theo đến “tự tiêu hao lực lượng” : Những khó khăn, nguy hại hay gặp của vịệc đọc sách trong tình hình hiện nay.
c. Phần còn lại : Phương pháp chọn sách và đọc sách.
- HS đọc lại đoạn đầu.
- HS lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- TL: Là thành quả tích lũy lâu dài của nhân loại.
- TL: Tích lũy bằng sách và ở sách.
- TL: Đọc sách là con đường quan trọng cuả học vấn.
- Vậy, sách là kho tàng quý báu lưu giữ tinh thần nhân loại, những cột mốc ghi dấu sự tiếùn hóa của nhân loại . 
- Coi thường sách, không đọc sách là xóa bỏ quá khứ, là kẻ thụt lùi, lạc hậu, là kẻ kiêu ngạo một cách ngu xuẩn.
- Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm loài người, là hưởng thụ kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ. 
- Đọc sách là để chuẩn bị hành trang, thực lực về mọi mặt để con người có thể tiếp tục tiến xa trên con đường học tập, phát hiện thế giới.
- Hợp lý lẽ, thấu tình đạt lý : Đọïc sách là con đường quan trọng ; con đường tích lũy và nâng cao trí thức ; là tự học; là học với các thầy vắng mặt.
I. Giới thiệu :
1. Tác giả, tác phẩm:
II. Phân tích :
1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của viêïc đọc sách:
- Ghi chép, cô đúc, lưu truyền tri thức ; cột mốc ;kho tàng di sản.
- Tích lũy, nâng cao, chuẩn bị
4.Dặn dò
* Hướng dẫn học ở nhà : (2’)
- Học kỹ bài.
- Chuẩn bị kỹ phần còn lại :
+ Những khó khăn, nguy hại hay gặp của vịệc đọc sách trong tình hình hiện nay.
+ Phương pháp chọn sách và đọc sách.
 IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
..
Tuần 19
Ngày soạn:9/1/2007	 
Tiết 92 	
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (Tiếp)
(Trích)
 (Chu Quang Tiềm)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1.Kiến thức: Giúp HS
	- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
2.Kỹ năng: - Rèn kỹ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận .
3.Thái độ: Đọc sách thêm yêu cuộc sống ,yêu dân yộc. 
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụ.
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
1. Ổn định tổ chức : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
Câu 1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của viêïc đọc sách ?
* Đáp án : Tầm quan trọng, ý nghĩa của viêïc đọc sách:
- Ghi chép, cô đúc, lưu truyền tri thức ; cột mốc ;kho tàng di sản.
- Tích lũy, nâng cao, chuẩn bị
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu : (1’) Nhà mỹ học và lý luận học Trung quốc nhiều lần bàn về vịêc đọc sách. Ông muốn truyền lại cho các thế hêï sau những suy nghĩ sâu sắc và kinh nghiệm của mình về việc đọc sách. Bàn về đọc sách trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách. (Bắc Kinh, 1995, GS Trần Đình Sử dịch). Tác giả không tuyệt đối hóa, thần thánh hóa việc đọc sách. Ông đã chỉ ra hạn chế và tác hại của nó.
b. Hướng dẫn tìm hiểu :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiêùn thức
5’
25’
3’
* Hoạt động1. Đọc tác phẩm
- GV nêu yêu cầu đọc rõ ràng, mạch lạc, nhưng vẫn với giọng đọc tâm tình, nhẹ nhàng như lời trò chuỵện. Chú ý các hình ảnh so sánh trong bài.
 * Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản .
- Gv nêu vấn đề thảo luận : Cái hại đầu tiên trong việc đọc sách hiện nay ?
- Cái hại thứ hai đó là gì ?
- H: Muốn tích lũy học vấn , đọc sách có hiêïu quả, tại sao trước tiên cần biết lựa chọn sách mà đọc? Theo tác giả, nên chọn lựa như thế nào?
- Phân tích lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách. Tìm hiểu cách lập luận , trình bày ở phần này?
- Bài viết này có tính thuyết phục, theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố nào?
* Hoạt động 2. Tổng kết.
- GV tổng kết dựa vào phần ghi nhớ sgk.
- HS đọc đoạn 2.
HS xác định, phát biểu ý kiến :
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. Sách dễ kiếm cho nên một người có thể từng đọc hàng vạn cuốn sách, thực ra, liếc qua tuy rất nhiều nhưng lưu tâm thì rất ít.
- Sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng. Khiến nhiều người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất, đã lãng phí thời gian và sức lự trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, nên không tránh khỏi bỏ qua mất thời gian để đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản.
- Phương pháp đọc sách :
* Đọc sách không cần nhiều, quan trọng là phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ.
a. Cách chọn sách :
Cần biếùt phân loại sách để đọc :sách thường thức và sách chuyên môn.
b. Cách đọc sách :
- Không nên đọc lướt qua cốt đọc nhiều mà coi là vinh dự, đọc chỉ để trang trí bộ mặt. Chẳng thà đọc ít mà kỹ, đọc những sách thực sự có giá trịvừa đọc sách vừa suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm, tích lũy tưởng tượng – Không nên đọc một cách tràn lan,
- cần đọc có kế hoạch và hệ thống. 
TL:
- Tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản :
- Nội dung các lời bàn thật xác đáng, sâu sắc.
- Cách trình bày phong phú : phân tích cụ thể, chuyện trò, trình bày tâm tình.
- Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lý, các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh, dùng lối ví von cụ thể, giàu tính biểu cảm.
- HS đọc ghi nhớ sgk.
II. Phân tích :
1.
2. Các khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách : 
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
- Sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng. 
3. Phương pháp đọc sách :
* Đọc sách không cần nhiều, quan trọng là phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ.
a. Cách chọn sách :
Cần biếùt phân loại sách để đọc :sách thường thức và sách chuyên môn.
b. Cách đọc sách :
- Không nên đọc lướt qua.
- Không nên đọc một cách tràn lan,
- Cần đọc có kế hoạch và hệ thống. 
4. Tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản :
- Nội dung các lời bàn thật xác đáng, sâu sắc.
- Cách trình bày phong phú : phân tích cụ thể, chuyện trò, trình bày tâm tình.
- Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lý, các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh, dùng lối ví von cụ thể, giàu tính biểu cảm.
III. Tổng kết:
4.Dặn dò: (3’) Phát biểu đìều mà em thấm thía nhất khi đọc sách.
* Hướng dẫn học ở nhà :(2’)
- Học kỹ bài.
- Chuẩn bị bài :Tiếng nói của văn nghệ :
+ Nội dung tiếng nói của văn nghệ.
+ Sự cần thiết của văn nghệ đối với con người.
+ Sức mạnh, sự cảm hóa kỳ diệu của văn nghệ.
Tiết sau học bài Khởi ngữ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
..Tuần 19
Ngày soạn :10/1/2007	 
Tiết 93 	
KHỞI NGỮ 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1.Kiến thức: Giúp HS:
	- Nắm được khái niệm khởi ngữ.
2.Kỹ năng: - Rèn kỹ năng nhận dịện khởi ngữ và vận dụng khởi ngữ trong nói và viết. 
3.Thái độ: Có ý thức khi vân dụng khởi ngữ trong cộuc sống.
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụ.
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
1.Ổn địn ... kiện đến tận nơi để chúc mừng hoặc thăm hỏi thì không nên gửi thư hoặc điện . Vì sẽ không tôn trọng ....
* Hoạt đôïng 2 : Tìm hiểu cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- HS trả lời.
- HS trả lời : Nội dung thư (điện) cần phải nêu được lý do, lời chúc mừng, thăm hỏi và mong muốn người nhận thư (điện) sẽ có những điều tốt lành.
- TL: Lời văn ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân thành.
Bước 2. HS tập diễn đạt.
Bước 3. HS thảo luận theo nhóm để rút ra cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
* Hoạt động 3. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1. HS kẻ lại mẫu bức điện và điền những thông tin cần thiết vào mẫu . Có thể chia lớp thành 3 nhóm lớn, mỗi nhóm hoàn chỉnh một bức điện.
Bài tập 2. Các tình huống viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi:
a. Điện chúc mừng
b. Điện chúc mừng
c. Điện thăm hỏi
d. Thư (điện) chúc mừng
e. Thư (điện) chúc mừng.
Bài tập 3. HS tự xác định tình huống và viết theo mẫu của bưu điện (xem bài tập 1)
I. Những trường hợp cần viết thư (điên) chúc mừng và thăm hỏi :
- Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi bày tỏ lời chúc mừng nồng nhiệt hoặc sự thông cảm sâu sắc với cá nhân, tập thể nhận thư (điện).
II. Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi :
- Cần phải nêu được lý do, lời chúc mừng, thăm hỏi và mong muốn người nhận thư (điện) sẽ có những điều tốt lành.
- Lời văn ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân thành.
III. Luyện tập :
* Củng cố : (3')
- HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.
* Hướng dẫn học ở nhà : (2')
- Học kỹ bài.
- Chú ý cách viết thư (điện) chúc mừng.
* RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
- Dặn HS sưu tầm một số thư (điện) thăm hỏi, chúc mừng.
Tuần 35	 Ngày soạn : 14.05.2006
Tiết 172 (GIÁO ÁN TỐT)	Ngày dạy : 18.05.2006
 THƯ (ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS: 
- Trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
-Viết được thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
 II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.
	- Đồ dùng dạy học : bảng phu.
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
* Ổn định tổ chức : (1’)
Kiểm diện học sinh lớp 9A2 : 39 /39 ...............................................................................	
Kiểm diện học sinh lớp 9A3 : 39 /39 ................................................................................	
* Kiểm tra bài cũ : (’) Không kiểm tra 
* Đáp án :
* Bài mới :
1. Giới thiệu : (1’) Khi nào cần viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi ?
	Cách viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi.
2. Hướng dẫn tìm hiểu :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
10'
10'
18'
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu các tình huống cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
Bước 1. GV cho HS đọc thầm bốn trường hợp cần gửi thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi trong SGK trang 202. 
Bước 3. Thảo luận nhóm
- Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) chúc mừng ?
- Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) thăm hỏi ?
- Hãy kể thêm một số trường hợp cụ thể cần gửi thư (điện) chúc mừng hoặc thư (điện) thăm hỏi.
- Cho biết mục đích và tác dụng của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi khác nhau như thế nào ?
- Khi có điều kiện đến tận nơi để chúc mừng hoặc thăm hỏi thì có nên gửi thư hoặc điện không ? Tại sao ?
* Hoạt đôïng 2 : Tìm hiểu cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
Bước 1. HS đọc thầm ba bức điện trog SGK và lần lượt trả lời bốn câu hỏi tiếp sau đó.
- Nội dung thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi giống nhau và khác nhau như thế nào ?
- Em có nhận xét gì về độ dài của thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi ?
- Trong thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi, tình cảm được thể hiện như thế nào ?
- Lời văn của thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi có điểm nào giống nhau ?
* Hoạt động 3. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1. Cho HS kẻ lại mẫu bức điện và điền những thông tin cần thiết vào mẫu . Có thể chia lớp thành 3 nhóm lớn, mỗi nhóm hoàn chỉnh một bức điện.
Bài tập 2. Các tình huống viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi:
a. Điện chúc mừng
b. Điện chúc mừng
c. Điện thăm hỏi
d. Thư (Điện) chúc mừng
e. Thư (điện) chúc mừng.
Bài tập 3. HS tự xác định tình huống và viết theo mẫu của bưu điện (xem bài tập 1)
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu các tình huống cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- HS đọc thầm bốn trường hợp cần gửi thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi trong SGK trang 202. 
Bước 2. Dựa vào các tình huống đã nêu trong bốn ví dụ, HS kể thêm các tình huống cần gửi thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi trong đời sống hàng ngày.
TL: - HS thảo luận, trả lời.
- Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi bày tỏ lời chúc mừng nồng nhiệt hoặc sự thông cảm sâu sắc với cá nhân, tập thể nhận thư (điện).
- Khi có điều kiện đến tận nơi để chúc mừng hoặc thăm hỏi thì không nên gửi thư hoặc điện . Vì sẽ không tôn trọng ....
* Hoạt đôïng 2 : Tìm hiểu cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- HS trả lời.
- HS trả lời : Nội dung thư (điện) cần phải nêu được lý do, lời chúc mừng, thăm hỏi và mong muốn người nhận thư (điện) sẽ có những điều tốt lành.
- TL: Lời văn ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân thành.
Bước 2. HS tập diễn đạt.
Bước 3. HS thảo luận theo nhóm để rút ra cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
* Hoạt động 3. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1. HS kẻ lại mẫu bức điện và điền những thông tin cần thiết vào mẫu . Có thể chia lớp thành 3 nhóm lớn, mỗi nhóm hoàn chỉnh một bức điện.
Bài tập 2. Các tình huống viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi:
a. Điện chúc mừng
b. Điện chúc mừng
c. Điện thăm hỏi
d. Thư (điện) chúc mừng
e. Thư (điện) chúc mừng.
Bài tập 3. HS tự xác định tình huống và viết theo mẫu của bưu điện (xem bài tập 1)
I. Những trường hợp cần viết thư (điên) chúc mừng và thăm hỏi :
- Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi bày tỏ lời chúc mừng nồng nhiệt hoặc sự thông cảm sâu sắc với cá nhân, tập thể nhận thư (điện).
II. Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi :
- Cần phải nêu được lý do, lời chúc mừng, thăm hỏi và mong muốn người nhận thư (điện) sẽ có những điều tốt lành.
- Lời văn ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân thành.
III. Luyện tập :
* Củng cố : (3')
- HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.
* Hướng dẫn học ở nhà : (2')
- Học kỹ bài.
- Chú ý cách viết thư (điện) chúc mừng.
* RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
- Dặn HS sưu tầm một số thư (điện) thăm hỏi, chúc mừng.
- Tiết 1, học lý thuyết ; tiết 2, chủ yếu luyện tập.
- Tiết 172, thực hiện phần III. Luyện tập.
Tuần 35	 Ngày soạn : 14.05.2006
Tiết 173	Ngày dạy : 19.05.2006
 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS: 
- Thấy được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình.
- Rút kinh nghiệm trong việc dạy và học.
 II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đáp án, bài kiểm tra.
HS :	
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
* Ổn định tổ chức : (1’)
Kiểm diện học sinh lớp 9A2 : 39 /39 ...............................................................................	
Kiểm diện học sinh lớp 9A3 : 38 /38 ................................................................................	
* Kiểm tra bài cũ : (’) Không kiểm tra 
* Đáp án :
* Bài mới :
1. Giới thiệu : (1’) Trả bài kiểm tra văn
2. Trả bài :
- GV phát bài cho HS.
- Nhận xét ưu, khuyết điểm của bài làm.
- Rút kinh nghiệm, sửa chữa những chỗ sai sót cần thiết.
* THỐNG KÊ KẾT QUẢ :
Lớp
Số bài
Giỏi
Khá
TBình 
Cộng
Yếu 
Kém
Cộng 
9A2
9A3
39
37
20
22
19
15
39
37
0
0
Tuần 35	 Ngày soạn : 14.05.2006
Tiết 174	Ngày dạy : 19.05.2006
 TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS: 
- Thấy được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình.
- Rút kinh nghiệm trong việc dạy và học.
 II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đáp án, bài kiểm tra.
HS :	
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
* Ổn định tổ chức : (1’)
Kiểm diện học sinh lớp 9A2 : 39 /39 ...............................................................................	
Kiểm diện học sinh lớp 9A3 : 38 /38 ................................................................................	
* Kiểm tra bài cũ : (’) Không kiểm tra 
* Đáp án :
* Bài mới :
1. Giới thiệu : (1’) Trả bài kiểm tra tiếng Việt
2. Trả bài :
- GV phát bài cho HS.
- Nhận xét ưu, khuyết điểm của bài làm.
- Rút kinh nghiệm, sửa chữa những chỗ sai sót cần thiết.
* THỐNG KÊ KẾT QUẢ :
Lớp
Số bài
Giỏi
Khá
TBình 
Cộng
Yếu 
Kém
Cộng 
9A2
9A3
39
37
7
16
23
17
9
4
39
37
0
0
Tuần 35	 Ngày soạn : 14.05.2006
Tiết 175	Ngày dạy : 20 .05.2006
 TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS: 
- Thấy được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình.
- Rút kinh nghiệm trong việc dạy và học.
 II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đáp án, bài kiểm tra.
HS :	
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
* Ổn định tổ chức : (1’)
Kiểm diện học sinh lớp 9A2 : 38 /38 ...............................................................................	
Kiểm diện học sinh lớp 9A3 : 37 /37 ................................................................................	
* Kiểm tra bài cũ : (’) Không kiểm tra 
* Đáp án :
* Bài mới :
1. Giới thiệu : (1’) Trả bài kiểm tra tổng hợp 
2. Trả bài :
- GV phát bài cho HS.
- Nhận xét ưu, khuyết điểm của bài làm.
- Rút kinh nghiệm, sửa chữa những chỗ sai sót cần thiết.
* THỐNG KÊ KẾT QUẢ :
Lớp
Số bài
Giỏi
Khá
TBình 
Cộng
Yếu 
Kém
Cộng 
9A2
9A3
9A2+9A3
38
37
75
5(13.2)
12(32.4)
17(22.7)
23(60.4)
24(64.9)
47(62.6)
8(21.1)
1(2.7)
9(12)
36(94.7)
37(100)
73(97.3)
2(5.3)
2(2.7)
2(5.3)
0
2(2.7)

Tài liệu đính kèm:

  • docGA VAN 9T2THAN BA TO.doc