Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 95: Luyện tập phép phân tích và tổng hợp

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 95: Luyện tập phép phân tích và tổng hợp

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.

 1. Kiến thức: Giúp học sinh có kĩ năng PT và tổng hợp trong lập luận.

 2. Thái độ: Học tập nghiêm túc, sôi nổi.

 3. Kĩ năng:

 - Kĩ năng nhận diện văn bản PT và tổng hợp.

 - Kĩ năng viết văn PT và tổng hợp.

B. CHUẨN BỊ:

 - GV: GA; SGK; bảng phụ; phiếu học tập;.

 - HS: bài soạn;.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - GV: PT; phát vấn; quy nạp thực hành;.

 - HS: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 Kiểm tra vở soạn của HS.

 ? Theo em khi nào cần tới phép PT và tổng hợp?

 ? Thế nào là PT? Tổng hợp là gì?

 * Gợi ý: Người ta dùng phép PT và tổng hợp khi muốn làm rõ YN của 1 sự vật, hiện tượng nào đó.

 - PT là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương tiện của 1 VĐ nhằm chỉ ra ND của sự vật, hiện tượng.

 - Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã PT . Không có PT thì không có tổng hợp.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 836Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 95: Luyện tập phép phân tích và tổng hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
NG: 
Tiết 95
Tập làm văn
Luyện tập
Phép phân tích và tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
 1. Kiến thức: Giúp học sinh có kĩ năng PT và tổng hợp trong lập luận.
 2. Thái độ: Học tập nghiêm túc, sôi nổi.
 3. Kĩ năng: 
 - Kĩ năng nhận diện văn bản PT và tổng hợp.
 - Kĩ năng viết văn PT và tổng hợp. 
B. chuẩn bị: 
 - GV: GA; SGK; bảng phụ; phiếu học tập;...
 - HS: bài soạn;...
C. phương pháp: 
 - GV: PT; phát vấn; quy nạp thực hành;...
 - HS: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;...
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra vở soạn của HS.
 ? Theo em khi nào cần tới phép PT và tổng hợp?
 ? Thế nào là PT? Tổng hợp là gì?
 * Gợi ý: Người ta dùng phép PT và tổng hợp khi muốn làm rõ YN của 1 sự vật, hiện tượng nào đó.
 - PT là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương tiện của 1 VĐ nhằm chỉ ra ND của sự vật, hiện tượng.
 - Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã PT . Không có PT thì không có tổng hợp.
III. nội dung Bài mới: 
 Giờ học hôm nay, các em sẽ được thực hành việc nhận diện VB PT và tổng hợp . Đồng thời luyện kĩ năng viết VB (đoạn văn) PT và tổng hợp.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* HĐ1: làm bài tập 1 (10 phút)
? Đọc bài tập?
? TG đã SD phép lập luận nào trong đoạn văn a?
? Hãy tìm luận điểm của đoạn văn?
? Chỉ ra trình tự phân tích của đoạn văn?
G Từ cái “hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”, TG chỉ ra từng cái hay hợp thành cái hay cả bài.
? TG đã SD phép lập luận nào trong đoạn văn b?
? Hãy tìm luận điểm của đoạn văn?
? Chỉ ra trình tự phân tích của đoạn văn?
* HĐ2: Làm bài tập 2 (15 phút)
? Đọc bài tập 2?
G Hiện nay, chúng ta đang phấn đấu XD 1 XH học tập. Tuy nhiên, có 1 bộ phận không ít HS chưa nhận thức được đầy đủ về YN và MĐ cao cả của việc học tập; do đó có những biểu hiện lệch lạc trong học tập như học qua loa đại khái, học đối phó, Các em cần phải trao đổi nghiêm túc về VĐ này để thấy được những tác hại tiêu cực của nó, đồng thời tìm ra những biện pháp đẩy lùi và tiến tới xoá bỏ nó.
? Thế nào là học qua loa?
? Thế nào là học đối phó?
? Học như thế sẽ mang lại kết quả ntn?	
* HĐ3: Làm bài tập 3 (10 phút)
? Đọc bài tập?
G Các em hãy dựa vào VB “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm để làm dàn ý PT.
G Đọc sách là vô cùng cần thiết, nhưng cũng phải biết chọn sách mà đọc và phải biết cách đọc mới có hiệu quả.
* HĐ4: Làm bài tập 4 (2 phút)
? Đọc bài tập?
G Hướng dẫn HS về nhà làm.
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận 2 phút -> trả lời = miệng.
- TG đã SD phép lập luận PT.
- Luận điểm: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.”
- Trình tự PT:
+ Cái thú vị của bài “Thu điếu” ở cái điệu xanh.
+ ở những cử động.
+ ở các vần thơ.
+ Cả bài thơ không non ép 1 chữ nào.
- TG đã SD phép lập luận PT.
- Luận điểm: “Mấu chốt của thành đạt là ở đâu?”
- Trình tự PT:
+ Do nguyên nhân khách quan: gặp thời, điều kiện học tập thuận lợi, tài năng trời cho.	
+ Do nguyên nhân chủ quan: tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi và không ngừng trau dồi phẩm chất ĐĐ tốt đẹp.
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận 5 phút -> đại diện trả lời = miệng.
- Học qua loa là học không có đầu có đuôi, cái gì cũng biết 1 tí nhưng cuối cùng vẫn không có kiến thức cơ bản.
- Học đối phó là học mà không lấy việc học làm MĐ, xem học là việc phụ. Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với kiểm tra của thầy cô, của thi cử. Học đối phó là học HT, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học. Học đối phó thì dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch.
- Do học bị động nên không thấy hứng thú, mà không hứng thú thì chán học, hiệu quả thấp, ngày càng trở nên dốt nát, hư hỏng. Trở thành gánh nặng của GĐ và XH.
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận 5 phút -> đại diện trả lời = miệng.
- Sách là kho tàng tri thức được tích luỹ từ hàng ngàn năm của nhân loại; vì vậy bất kì ai muốn hiểu biết đều phải đọc sách.
- Tri thức trong sách bao gồm những kiến thức KH và kinh nghiệm thực tiễn đã được đúc kết, nó được coi là mặt = xuất phát của mọi người có nhu cầu học tập, hiểu biết, do đó nếu không đọc sách sẽ bị lạc hậu không tiếnh bộ được, thậm chí còn giật lùi.
- Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ, hiểu sâu, đọc quyển nào nắm chắc được quyển đó, như thế mới có ích.
 - Bên cạnh đọc sách chuyên sâu phục vụ ngành nghề, còn cần phải đọc rộng, kiến thức rộng giúp hiểu các vấn đề chuyên môn tốt hơn.
- Càng đọc sách chúng ta mới càng thấy kiến thức của nhân loại mênh mông như đại dương, còn hiểu biết của chúng ta thì chỉ là những giọt nước vô cùng nhỏ bé, từ đó chúng ta mới có thái độ khiêm tốn và ý chí cao trong học tập.
Bài 1:
- TG đã SD phép lập luận nào và vận dụng ntn?
Bài 2: 
- PT bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.
Bài 3: 
PT các lí do khiến mọi người phải đọc sách.
Bài 4:
Viết đoạn văn tổng hợp những đã điều PT trong bài “Bàn về đọc sách” - Chu Quang Tiềm.
IV. Củng cố: 
 G khái quát lại từng ND bài. 
V. Hướng dẫn: 
 - Xem lại lí thuyết và hoàn thành các bài tập.
 - Soạn bài: “Tiếng nói của văn nghệ”.
E. Rút kinh nghiệm: 
 G có thể cho HS quan sát thêm VB “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến trên bảng phụ để HS cảm nhận cái hay của bài thơ qua sự PT đó.
 Đoạn văn VD của bài tập 2: Như chúng ta đã biết, bản chất của lối học đối phó là học không có MĐ, xem việc học chỉ là phu; đó là kiểu học thụ động, học để chỉ nhằm đối phó với việc kiểm tra, thi cử. Chính vì thế mà người học đối phó, qua loa không nắm được bản chất của tri thức, chỉ học gạo, học thuộc lòng 1 cách máy móc. Cách học này mất nhiều thời gian nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch.
 - Tổng hợp: Học đối phó là HT học không lấy việc trau dồi, mở mang hiểu biết làm MĐ chính. Lối học đó chỉ làm cho người học mệt mỏi, không mang lại hiệu quả gì và không tạo ra nhân tài cho ĐN.

Tài liệu đính kèm:

  • doc95-LUYEN TAP PT VA TONG HOP.doc