Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tôi và chúng ta

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tôi và chúng ta

Tiết 165: TÔI VÀ CHÚNG TA (Tiết 1)

Ngày giảng: (Trích cảnh ba)

Lưu Quang Vũ

A)Mục tiêu cần đạt:

-H/S hiểu được phần nào tính cách của nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của XH ta.

-Hiểu thêm về đặc điểm của thể loại kịch: Cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động, ngôn ngữ.

B)Chuẩn bị:

-G/V: Bài soạn; chân dung nhà viết kịch; bối cảnh XH; kinh tế đất nước ta những năm sau 1975.

-H/S: Đọc, tìm hiểu đoạn trích của vở kịch.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tôi và chúng ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 165: tôi và chúng ta (Tiết 1)
Ngày giảng: 	(Trích cảnh ba)
Lưu Quang Vũ	
A)Mục tiêu cần đạt:
-H/S hiểu được phần nào tính cách của nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của XH ta.
-Hiểu thêm về đặc điểm của thể loại kịch: Cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động, ngôn ngữ.
B)Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn; chân dung nhà viết kịch; bối cảnh XH; kinh tế đất nước ta những năm sau 1975.
-H/S: Đọc, tìm hiểu đoạn trích của vở kịch.
C) Tiến trình bài dạy:
*Hoạt động 1. Khởi động.
1)Tổ chức:
2)Kiểm tra:
-Phân tích rõ xung đột kịch, hành động kịch trong đoạn trích học vở kịch Bắc Sơn. Nguyễn Huy Tưởng.
-Tâm Trạng, hành động của nhân vật Thơm?
3)Giới thiệu bài:
-Giới thiệu về TG Lưu Quang Vũ; Vở kịch Tôi và Chúng Ta.
-Chú ý tới hoàn cảnh, thời điểm sáng tác vở kịch.
-Đoạn trích học là cảnh ba của vở kịch.
*Giới thiệu: Vở kịch gồm 9 cảnh, Đoạn trích học là cảnh 3;
Vị trí của đoạn trích học trong vở kịch.
*Hoạt động 2. Đọc - hiểu văn bản
 *Phần bố cục:
Y/C H/S trả lời
?Các nhân vật tham gia là ai?
?Nội dung cơ bản được thể hiện là gì?
?Toàn bộ vở kịch có mấy cảnh? đây là cảnh thứ mấy?
*Phần phân tích:
?Vấn đề cơ bản đặt ra là gì?
?ý nghĩa đối với XH nước ta lúc bấy giờ?
?Theo em ngày nay còn giá trị như thể nào?
(G/V gợi ý: Nêu lại hoàn cảnh ra đời của TP; XH nước ta lúc bấy giờ; sự đấu tranh gay gắn trong sự chuyển mình mạnh mẽ của XH)
?Sự việc cụ thể diễn ra ở xí nghiệp đã tạo thành tình huống kịch ntn?
?Nhân vật thể hiện rõ tình huống kịch và tạo ra những mâu thuẫn cơ bản đó là ai?
?Tình huống kịch ngày càng căng thẳng thể hiện rõ sự phản ứng gay gắt của ai?
?Đọc rõ những lời thoại?
?Đó là mâu thuẫn ntn?(Giữa ai với ai? giữa những tư tưởng nào?)
?Nhận xét về NT viết kịch của TG qua phần đã phân tích?
I)Tiếp xúc văn bản
1)Đọc:
-Chú ý qua lời đối thoại, bộc lộ rõ tính cách của nhân vật
-Đọc chú thích;
2)Tìm hiểu chú thích
*; 1,2 
3.Bố cục
Đoạn trích cảnh 3 của vở kịch; các nhân vật tham gia?;Nội dung cơ bản được thể hiện?
II)Phân tích văn bản
1)Vấn đề cơ bản của vở kịch đặt ra, ý nghĩa của nó đối với thực tiễn phát triển của XH ta thời kì bấy giờ:
-Không thể cứ khư khư giữ lấy nguyên tắc cứng nhắc, lạc hậu mà phải mạnh dạn thay đổi tổ chức, quản lí để thúc đẩy sản xuất phát triển; không chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiễn.
-Không có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung. Cái chúng ta tạo thành từ những cái tôi cụ thể. Vì thế cần quan tâm một cách thiết thực đến cuộc sống quyền lợi cuả mỗi cá nhân.
đĐặt trong tình hình đất nước ta những năm bấy giờ vấn đề Tôi Và Chúng ta đặt ra có ý nghĩa thực tiễn thật lớn lao. Có ý nghĩa trực tiếp đối với sự phát triển của đất nước.
2)Tình huống kịch, mâu thuẫn cơ bản ở đoạn trích:
-Tình huống kịch:
Tình trạng ngưng trệ sản xuất ở xí nghiệp phải giải quyết bằng những quyết định táo bạo. Giám Đốc Hoàng Việt cùng kỹ sư Lê Sơn phải công khai “Tuyên chiến” với cơ chế quản lí phương thức tổ chức lỗi thời, lạc hậu gây bất ngờ với phó GĐ Chính, quản đốc phân xưởng Trương.
-Tình huống ngày càng căng thẳng tạo ra xung đột, mâu thuẫn:
+Phản ứng của trưởng phòng tổ chức lao động, phòng tài vụ.
+Phản ứng của quản đốc Trương.
+Phản ứng gay gắt của phó GĐ Nguyễn Chính.
đMâu thuẫn quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật: Những người tiên tiến và những người bảo thủ, máy móc.
ịĐó là nghệ thuật viết kịch sắc sảo của TG đặt ra một vấn đề nội dung có ý nghĩa lớn lao. 
*Hoạt động 3. luyện tập
*Luyện tập ở tiết 1
?+Phân tích tiết 2 nội dung đã học
?+Tìm ra đặc điểm chung của thể loại kịch (liên hệ với vở kịch Bắc Sơn đã học)
-Kết hợp với việc phân tích nội dung 1 và 2.
-So sánh với vở kịch Bắc Sơn để tìm ra đặc điểm chung của thể loại kịch.
*Hoạt động 4. củng cố - dặn dò 
*G/V nêu Y/C phần củng cố:
(3 yêu cầu)
*G/V nêu Y/C về nhà
+Chú ý chuẩn bị cho tiết 2.
-Kiểm tra nội dung đã luyện tập
-Hai tuyến nhân vật đó là ai? được thể hiện tình huống chuyện ntn?
-Đọc lại các lời đối thoại thể hiện rõ những tình huống đó.
*Về nhà:
Đọc lại đoạn trích; phân tích cách xây dựng nhân vật, lời đối thoại, ngôn ngữ để cho 2 tiết.
+Chuẩn bị cho tiết tổng kết VH; đọc và trả lời các câu hỏi SGK trang 181.
 Tuần 34
Ngày soạn:10-5-2009	Tiết 166: tôi và chúng ta (Tiết 2)
Ngày giảng: 	(Trích cảnh ba)
Lưu Quang Vũ	
A)Mục tiêu cần đạt:
-Tiếp tục phân tích việc xây dựng nhân vật, thể hiện ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật để thể hiện nội dung của đoạn trích trong vở kịch Tôi và Chúng Ta.
-Hiểu thêm về đặc điểm của thể loại kịch: Cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động, ngôn ngữ.
B)Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn; chân dung nhà viết kịch; bối cảnh XH; kinh tế đất nước ta những năm sau 1975.
-H/S: Học bài ở tiết 1 chuẩn bị cho tiết 2 theo yêu cầu..
C) Tiến trình bài dạy:
*Hoạt động 1. Khởi động.
1)Tổ chức:
2)Kiểm tra:
-Giới thiệu tác giả và vở kịch “Tôi và Chúng Ta”
-Vai trò cơ bản của vở kịch đặt ra là gì?
-Tình huống kịch? Mâu thuẫn cơ bản ở đoạn trích?
3)Giới thiệu bài:
-Để hiểu rõ hành động kịch và tính cách của các nhân vật trong cuộc đấu tranh gay gắt cho sự thắng lợi của cái nới cái tiến bộ; tiếp tục ở tiết 2 trong đoạn trích học.
*Hoạt động 2. Đọc - hiểu văn bản
?ở tiết 1 đã học: tác giả đã xây dựng các nhân vật thành hai tuyển N/V cụ thể là gì?
?Đưa ra những lời đối thoại giữa giám đốc Hoàng Việt với các nhân vật khác?
?Nhận xét về cách tổ chức các lời đối thoại? Ngôn ngữ của nhân vật: (Qua ví dụ đã đưa ra)
?Thể hiện rõ xung đột gì?
?Tình huống ntn?
?Sự mâu thuẫn phát triển ra sao?
?Hoàng Việt khi đấu tranh cho sự tiến bộ đó là cuộc đấu tranh ntn? Tính cách của N/V này?
?Phó GĐ Nguyễn Chính, Trương, là người ntn?
?Cuộc đấu tranh của phe lạc hậu, bảo thủ, nhiều mánh khoé này có công khai không?
?Làm cho mức độ của tình huống ntn?
?Cuộc đấu tranh này diễn ra ntn? Những người táo bạo đổi mới cho sự tiến bộ họ phải có phẩm chất gì?
?Tình huống kịch nêu ra vấn đề của thực tiễn đời sống ntn?
?Cuộc đấu tranh ấy vì sao sự thắng lợi lại thuộc về cái tiến bộ.
?Nhận xét về ý nghĩa biểu tượng và tính thời sự của vở kịch?
+G/V đưa d/c vở kịch “Hồn trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ” cùng với vở kịch này đã gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng.
?Giá trị nội dung, nghệ thuật của vở kịch (qua đoạn trích học)?
II)Phân tích văn bản
3)Tính cách của các nhân vật:
Giám đốc Hoàng Việt. Kĩ sư Lê Sơn, Phó GĐ Nguyễn Chính, Quản đốc phân xưởng Trương.
-Hoàng Việt: Chúng ta sẽ thực hiện...
-Lê Sơn: Anh hiểu cho: Đến cả cô-pec-nich cũng có lúc không dám công bố những ý kiến của mình nữa là tôi.
-Hoàng Việt: Cấp trên cao hơn, lại dựa vào cấp trên cao hơn nữa...ngược đời.
-Nguyễn Chính: Chỉ tại anh không cho phép đó thôi.
-Hoàng Việt: Tôi không cho.
-Nguyễn Chính: Tôi ngỡ như mình đang ngủ mê.
-Hoàng Việt: Thì anh hãy thức dậy.
-Hoàng Việt: Cụ thể công việc của Quản đốc là gì?
-Trương: Dạ...là...là...trông coi, quản lí, đốc thúc các tổ thợ...
-Hoàng Việt: ở xí nghiệp ta chức quản đốc phân xưởng là thừa...
ịHoàng Việt: Người giám đốc có trách nhiệm cao, dám nghĩ, dám làm, dũng cảm kiên quyết có niềm tin vào chân lí 
Kĩ sư Lê Sơn: Có chuyên môn giỏi, biết cuộc đấu tranh sẽ khó khăn vẫn cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện đem lại lợi ích cho đơn vị.
Phó GĐ Nguyễn Chính: Máy móc, bảo thủ gian ngoan, mánh khoé, nguyên tắc cứng nhắc, lạc hậu.
Quản đốc Trương: Suy nghĩ, làm việc như cái máy khô cằn tình người.
4)Cảm nhận về cuộc đấu tranh, về xu thế phát triển và kết thúc tình huống kịch.
-Đây là cuộc đấu tranh giữa hai con đường đi đến sự đổi mới rất gay gắt.
-Tình huống xung đột của vở kịch nêu ra vấn đề nóng bỏng của thực tiễn đời sống sinh động.
-Cuộc đấu tranh gay go nhưng phần thắng sẽ thuộc về cái mới, cái tiến bộ vì phù hợp với yêu cầu của thực tế đời sống, thúc đẩy sự phát triển đi lên của XH.
ịĐây là điểm sáng chói trong kịch của tác giả: Vừa giàu tính biểu tượng sâu sắc vừa giàu tính thời sự.
Cái chúng ta phải tạo thành từ cái tôi cụ thể, không có sự chung chung hình thức.
*Hoạt động 3. tổng kết (Ghi nhớ)
(SGK trang 180)
*Hoạt động 4. củng cố - dặn dò 
*Luyện tập ở tiết 2
(4 yêu cầu)
+Chú ý: Đưa ra các VD cụ thể về lời đối thoại giữa các nhân vật.
Sự cảm nhận của em?
*Yêu cầu về nhà:
+Chú ý:
Về đặc điểm của thể loại kịch.
Về TG Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch, nhà thơ.
*Luyện tập:
-Tóm tắt sự pháp triển mâu thuẫn kịch trong đoạn trích?
-Tính cách của các nhân vật như mục 3 đã học?
-Sự cảm nhận của em về cuộc đấu tranh giữa hai tuyến N/V; giữa hai con đường để đi đến sự đổi mới tiến bộ ntn? kết thúc của tình huống kịch?
-Đọc các lời đối thoại của các N?V làm bộc lộ rõ nghệ thuật viết kịch sắc sảo cuả TG. 
*Về nhà:
-Học bài theo Y/C ở 2 tiết học.
-Đặc điểm chung của thể loại kịch?
-Tìm đọc: Về TG Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch, là nhà thơ đã được tác giả Hoài Thanh đánh giá cao.
-Các câu hỏi bài tổng kết VH (Trang 181)
4 câu hỏi: Trả lời vào vở bài tập; yêu cầu này đã cho ở tiết trước. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGa van ban Toi va chung ta.doc