Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 (trọn bộ)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 (trọn bộ)

Tiết 1: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

A- Mục tiêu cần đạt:

- Giúp HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí minh là sự két hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại. Từ đó càng thêm kính yêu, tự hào về Bác, tự nguyện học tập noi gương Bác.

- Thấy được hiệu quả của nghệ thuật kết hợp giữ kể và bình luận, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh.

B- Chuẩn bị:

- GV: + Đọc Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Bác Hồ, văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ ở lớp 7.

 + Sưu tầm tranh ảnh về cuộc đời hoạt động của Bác.

 + Máy chiếu.

- HS: Soạn bài ở nhà, Sưu tầm tranh ảnh và những mẩu chuyện về Bác.

C- Tiến trình bài dạy:

I- Kiểm tra bài cũ: 5 phút

- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.

II- Bài mới:

* Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách của Người.

 

doc 219 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 (trọn bộ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy:
Tiết 1: Phong cách Hồ chí Minh
A- Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí minh là sự két hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại. Từ đó càng thêm kính yêu, tự hào về Bác, tự nguyện học tập noi gương Bác.
- Thấy được hiệu quả của nghệ thuật kết hợp giữ kể và bình luận, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh.
B- Chuẩn bị:
- GV: + Đọc Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Bác Hồ, văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ ở lớp 7.
 + Sưu tầm tranh ảnh về cuộc đời hoạt động của Bác.
 + Máy chiếu.
- HS: Soạn bài ở nhà, Sưu tầm tranh ảnh và những mẩu chuyện về Bác.
C- Tiến trình bài dạy:
I- Kiểm tra bài cũ: 5 phút
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
II- Bài mới:
* Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách của Người.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung chính
- HS đọc phần giới thiệu tác giả, tác phẩm trong SGK
- Nêu xuất xứ của tác phẩm ?
- Giải nghĩa một số từ khó SGK: Phong cách, truân chuyên, uyên thâm, siêu phàm.
- Bài viét có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính từng phần.
Máy chiéu:
- VB Phong cách Hồ Chí Minh triển khai mấy luận điểm cơ bản?
 A- Một C- Ba
 B- Hai D- Bốn
- GV tóm tắt luận điểm trên máy chiéu.
- Gv hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
- HS đọc- Nhận xét.
- Bài viết thuộc kiểu văn bản nào? 
 + Bài viết thuộc kiểu văn bản nhật dụng ( Gv tóm tắt những nội dung chính của văn bản nhật dụng như: Quyền sống của con người, vấn đề chién tranh, hoà bìnhVB này thuộc vấn đề hội nhậpvới thế giới và giữ gìn bản sắc dân tộc).
Máy chiếu:
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản Phong cách Hồ Chí Minh?
 A- Tự sự kết hợp thuyết minh
 B- Nghị luận kết hợp thuyết minh
 C- Tự sự két hợp nghị luận
 D- Miêu tả kết hợp nghị luận
- 1HS đọc luận điểm 1
* Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác biét rằng: Văn hoá chính là cội nguồn của mỗi dân tộc. Bác thấy cần thiét phải tiếp thu tri thức văn hoá của nhân loại, điều đó không chỉ xuất phát từ nhu cầu của bản thân mà còn xuất phát từ yêu cầu hoạt động cách mạng.
- Hồ chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại bằng cách nào?
- Hãy kể một vài mốc thời gian Bác đã từng sống và làm việc tại nước ngoài?
 Năm 1911: Bác đến Pháp
 1912-1913: Bác ở Mĩ
 1917: ở Anh; cuối năm Bác trở lại Liên- xô.
 1925: Bác đến Hương Cảng( Trung quốc) 
- Từ đó, em có nhận xét gì về vốn hiểu biết văn hoá của Người?
*Luận cứ1: Vốn tri thức văn hoá sâu rộng.
- Để có được vốn tri thức văn hoá ấy, Bác đã làm gì?
 + Nói và viét thạo nhiều thứ tiếng như pháp, Anh, Nga, Hoa
 + Làm nhiều nghề khác nhau
- Hãy kể một vài câu chuyện về những năm tháng lao động vất vả, cực nhọc của Người mà em biết?( Chuyện anh Ba làm phụ bếp, bồi tàu, chuyện làm công nhân cuốc tuyết, đốt than, đẩy xe, thợ chụp ảnh)
- Em biết những tác phẩm nào của Bác viết bằng các thứ tiếng khác nhau?
 + Bản án chế độ thực dân Pháp, Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu, Vi hành, Con rồng tre: tiếng Pháp
 + Nhật kí trong tù: Tiếng Hoa
 + Báo Sự thật: Tiếng Liên-xô
- Em có nhận xét gì về những dẫn chứng mà tác giả đưa ra trong bài?
 + Chọn lọc, cụ thể, giàu sức thuyết phục.
- Tác giả đã bình như thế nào về vốn tri thức văn hoá của Người? Em hiểu như thế nào về lời bình đó?
 + Lời bình khẳng định tài năng của Bác , thể hiện sự khâm phục của tác giả với Bác.
- Việc đan xen giữa những lời kể là lời bìnhluận một cách tự nhiên như vậy có tác dụng gì?
- Điều quan trọng là Bác đã tiếp thu nền văn hoá nhân loại như thế nào?( Thảo luận nhóm)
* Luận cứ 2: Bác tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại một cách có chọn lọc.
- Đọc câu văn cuối đoạn.Trong câu văn này tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
 + Đối lập: nhân cách rất Việt Nam, một lối sống bình dị, rất Phương Đông- rất mới, rất hiện đại> Nhằm khẳng định nét đẹp trong phong cách HCM là sự két hợp giữa truỳên thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại.
- Theo em, điều gì khién các yếu tố này có thể két hợp hài hoà trong con người Bác?
 + Đó là nhờ bản lĩnh, ý chí của người cộng sản, là tình cảm cách mạng được nung nấu bởi lòng yêu nước thương dân 
-Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
Thảo luận nhóm: Qua nét đẹp trong phong cách HCM, em học được đièu gì ở Bác?
 +Thêm yêu mến, kính trọng Người.
 +Có ý thức rèn luyện theo phong cách HCM.
Câu hỏi trắc nghiệm:
Nói đến phong cách Hồ Chí Minh là nói đến:
 A- Cái riêng Hồ Chí Minh
 B- Cái chung HCM
 C- Cái vốn sống của HCM
 D- Tâm hồn và lối sống của HCM
- Hãy khái quát nghệ thuật và nội dung của luận điểm 1 và ghi thành tiểu kết?
I- Đọc - hiểu chú thích(7 phút)
- Xuất xứ: 
+ Tác giả : Lê Anh Trà
+ Bài viét in trong cuốn Phong cách hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị trong HCM và văn hoá Viẹt Nam xuất bản năm 1990
- Từ khó: Phong cách, truân chuyên, uyên thâm, siêu phàm.
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu hiện đại: HCM với việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
+ Phần 2: còn lại : lối sống của Người.
- Tương ứng với 2 phần là 2 luận điểm.
-Kiểu văn bản: Nhật dụng
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận kết hợp với thuyết minh
II-Đọc- hiểu văn bản(30 phút)
1- Hồ Chí Minh với việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại( luận điểm1)
- Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại bằng cách:
+ Đi nhiều nơi
+ Tiép xúc với nhièu nền văn hoá từ phương Đông tới phươ g Tây.
*Luận cứ1: Người có vốn hiểu biét sâu rộng về nền văn hoá các nước: Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ, qua công việc lao động mà học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc.
- Những dẫn chững mà tác giả đưa ra được chọn lọc, cụ thể , giàu sức thuyết phục.
- Lời bình của tác giả: Có thể nóinhư chủ tịch HCM.
Lời bình chính xác , khách quan, vừa khẳng định được tài năng tuỵệt vời của Bác vừa thể hiện rõ sự khâm phục, trân trọng của tác giả với Bác.
- Việc đan xen giữa những lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách HCM
*Luận cứ 2: Bác tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại một cách có chọn lọc: tiếp thu mọi cái hay, cái đẹp, phê phán những hạn chế, tiêu cực; không chịu ảnh hưởng một cách thụ động; trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
-Câu văn cuối đoạn Nhưng điều kì lạhiện đại: Tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập nhằm khẳng định một nét đẹp văn hoá trong phong cách HCM: Sự két hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại.
* Tác giả Lê Anh Trà đã lập luận một cách chặt chẽ, nêu lên những luận cứ xác thực, dẫn chứng chi tiết, chọn lọc, trình bày khúc chiết với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca Nhà văn hoá lớn, nhà đạo đức lớn, nhà cách mạng lớn, nhà chính trị lớn đã qyện chặt với nhau trong con người Hồ Chí Minh
 III- Hướng dẫn về nhà(3 phút)
- Học phần1
- Soạn tiếp phần2
- Sưu tầm những câu chuyện về đời sống giản dị của Bác, đọc văn bản Đức tính giản dị của Bác( Ngữ văn 7) 
 Ngày dạy:
Tiết 2: Phong cách Hồ chí Minh
 Lê Anh Trà
A- Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS thấy rõ nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh: Vĩ đại và bình dị để càng thêm kính yêu Bác, học tập lối sống giản dị, thanh cao của Bác.
B- Chuẩn bị:
- GV: +Tranh, ảnh về nhà sàn của Bác, Bác cho cá ăn, thăm các cháu thiếu nhi ở phủ chủ tịch
 + Máy chiếu
- HS: Sưu tầm những mẩu chuyện về lối sống giản dị của Bác.
C- Tiến trình bài dạy:
I- Kiểm tra bài cũ: 5 phút
- Chọn đáp án đúng:
 1- Hồ Chí Minh đã tiếp thu giá trị của những nền văn hoá:
 A- Châu Phi, châu á, châu Mĩ
 B- Anh, Pháp
 C- Pháp, Hoa, Anh, Nga
 D- Phương Đông và phương Tây
 2- Người có vốn kiến thức sâu rộng là bởi:
 A- Người đi nhiều nơi
 B- Người luôn tiếp thu có chọn lọc những tri thức văn hoá của nhân loại
 C- Người luôn sống giản dị
 D- Người luôn sống hiện đại
II- Bài mới:
* Giới thiệu bài: Tìm hiểu tiếp phần 2 để hiểu thêm về nét đẹp trong phong cách HCM
Hoạt động của thày và trò
Nội dung chính
- 1HS đọc đoạn 2
- Hãy tìm những chi tiết nói về lối sống của HCM? Lối sống của Người được đề cập đến ở những khía cạnh nào?
 + Sống trong nhà sàn nhỏ bằng gỗ
 + Bộ quần áo bà ba nâu
 + ăn: cá kho, rau luộc, dưa ghém
- Em thấy nơi ở, trang phục, bữa ăn của Bác như thế nào?
 + Tất cả đều đơn sơ, giản dị, đạm bạc
- Những chi tiết đó giúp em hiểu gì về lối sống của Người?
- Tại sao đoạn văn thuyết minh trên lại có sức thuyết phục lớn đến người đọc?
 +Nhờ những dẫn chứng chọn lọc, chi tiết tiêu biểu.
* Thảo luận nhóm: Hãy kể một câu chuyện, hoặc đọc một đoạn thơ chứng minh cho lối sống giản dị của Bác?
* GV cho HS xem tranh, ảnh về cuộc sống của Bác, kể cho HS nghe một vài câu chuyện về lối sống giản dị của Người.
 Những chi tiét mà người viết nêu ra không có gì mới. Nhiều người đã nói, đã viét, nhiều hồi kí đã kể lại mà ta đã biết nhưng tác giả Lê Anh Trà đã viết một cách giản dị, thân mật, trân trọng và ngợi ca.
- Tác giả còn khẳng định như thế nào về lối sống của Bác?
 + Đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần tâm hồn và thể xác.
- Tác giả đã dùng phương pháp thuyết minh nào?
 + So sánh
- Phong cách sống của HCM được tác giả so sánh với:
 A- Nguyễn Du và Nguyễn Trãi
 B- Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến
 C- Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm
 D- Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Du
- Từ sự so sánh liên tưởng đó, tác giả khẳng định điều gì?
 + Liên tưởng tới các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, luôn gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao. Từ đó làm nổi bật nét đẹp trong phong cách sống của Bác: Giản dị mà thanh cao. 
 Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó; cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời; đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
- Lối sống giản dị của Người giúp ta hiểu rõ điều gì trong tâm hồn Người?
 +Tâm hồn yêu thiên nhiên, con người, cuộc sống; rất mạnh mẽ bản lĩnh song cũng rát lãng mạn, rất thơ.
Thảo luận nhóm:
- Cuộc sống của Bác giống như của những danh nho xưa, nhưng ở Bác có điều gì mới mẻ, khác so với họ?
 + Những danh nho xưa thường theo lẽ xuất xử hành tàng nên lánh đục về trong.
 + Bác cũng thích sống với thú quê thuần đức nhưng không phải để lánh đời. Khát khao cống hiến cho Tổ quốc, nhân dân bao nhiêu thì Bác lại càng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bấy nhiêu. bản lĩnh, ý chí của người chiến sĩ cách mạng đã hoà nhậpcùng tâm hồn một nhà văn hoá lớn.
- Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả trong đoạn cuối bài? Tác dụng?
 + Dùng nhièu từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa HCM với các bậc hiền triết của dân tộc.
- Qua cả hai phần, em hiểu gì về phong cách HCM?
* GV dùng máy chiếu để tóm tắt lại hệ thống luận điểm, luận cứ của bài nhằm toát lên nét đẹp trong p ... ọc sinh: Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình bài dạy.
1. ổn định: 1'
2. Kiểm tra: xen trong giờ 
3. Bài mới: 37'
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1 (SGK). Tìm vd minh hoạ cho từng kiểu văn bản.
H: Đối tượng thuyết minh nào cần kết hợp với miêu tả? (Sự vật, cảnh)
H: Đối tượng thuyết minh nào cần kết hợp với nghị luận giải thích? (Cách làm)
H: Văn bản tự sự kể ở ngôi nào cần chú ý kết hợp với yếu tố miêu tả nội tâm? Vì sao cần yếu tố đó.
H: Văn thuyết minh và văn miêu tả điểm khác nhau ở điểm nào? Khi thuyết minh cần yếu tố miêu tả phải chú ý gì?
Miêu tả 
- Cần có sự tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật.
- Dùng những so sánh, liên tưởng.
- ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết.
- Dùng nhiều trong sáng tác, v.chg, nghệ thuật.
- ít tính khuôn mẫu.
- Đa nghĩa.
Thuyết minh
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng và sự vật.
- Bảo đảm tính khái quát, khoa học, ít dùng tưởng tượng, so sánh.
- Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết.
- ứng dụng trong các tình huống c/s, vh, khoa học
- Thường theo một số yêu cầu giống nhau.
- Đơn nghĩa.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm đoạn văn trong SGK.
- Trả lời câu hỏi
(nhóm làm việc)
Gợi ý học sinh trả lời: ý nghĩa của việc miêu tả Nhuận Thổ của Lỗ Tấn và cách giải thích tên nhân vật, nhà văn muốn chỉ ra những tiêu cực nào ở nhân dân TQ?
I- Các kiểu văn bản và PTBĐ có liên quan ở lớp 9.
1. Thuyết minh:
- Thuyết minh kết hợp với miêu tả.
- Thuyết minh kết hợp với lập luận, giải thích.
2. Tự sự:
- Tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nội tâm.
- Tự sự kết hợp với lập luận (nghị luận).
3. Một số điểm cần lưu ý về văn thuyết minh và miêu tả.
(đối chiếu - so sánh).
II- Luyện tập
1. Trong truyện "Cố hương" có đoạn văn nào miêu tả? Chỉ ra đối tượng miêu tả?
- Đoạn văn nào sử dụng yếu tố thuyết minh? Cách thuyết minh ở đó như thế nào? 
(Gợi ý: Đoạn văn miêu tả nghệ thuật trong kí ức của nhân vật "tôi" và Nhuận Thổ trong hiện tại => miêu tả.
- Đoạn thuyết minh kết hợp giải thích về cái tên Nhuận Thổ.
2. Phần thuyết minh của văn bản trên có tác dụng gì trong văn bản tự sự?
(Giải thích một quan niệm mê tín (tín ngưỡng) trong cách đặt tên của người nd TQ).
4. Củng cố: 2'
Nhắc lại trọng tâm ôn tập T1.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Nắm chắc nội dung trọng tâm ôn tập T1.
- Chuẩn bị tiếp nội dung ôn tập T80.
Tiết 80
ôn tập tập làm văn (Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Như tiết 79
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng phụ.
Học sinh: Trả lời của câu hỏi trong SGK.
C. Tiến trình bài dạy
1. ổn định: 1'
2. Kiểm tra: kiểm tra trong giờ.
3. Bài mới: 37'
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi số 4 (SGK tr. 206)
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 5, dưới dạng kẻ bảng so sánh, đối chiếu.
Nêu tác dụng của mỗi cách.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu câu hỏi 8 (SGK tr. 220)
(Thảo luận nhóm)
- Học sinh thảo luận câu hỏi 6 (SGK. tr. 206)
- Kẻ bảng phân biệt.
=> Td. 
- Giáo viên yêu cầu mỗi cá nhân tự tìm trong các tác phẩm vh những đoạn văn có nội dung, theo yêu cầu BT.
- Học sinh đọc đoạn văn, giáo viên nhận xét.
- Học sinh tìm đoạn văn.
- Phân tích đặc điểm của đoạn văn đó.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và lí giải câu hỏi.
I- Đặc điểm của văn bản tự sự:
C4: + Miêu tả trong tự sự.
 + nghị luận trong tự sự.
C5: Phân biệt đối thoại và độc thoại
- Đối thoại: gồm có 2 người tham gia gián tiếp (có lối thoại).
- Bộc lộ t/c của nhân vật trong gián tiếp.
- Độc thoại: nói một mình, 
- Độc thoại nội tâm: nghĩ một mình.
- Tâm lí nhân vật được bộc lộ (độc thoại)
- Đấu tranh nội tâm ở nhân vật (độc thoại nội tâm)
C8: SGK tr. 220
- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận chỉ là hỗ trợ nhằm nổi bật phương thức chính.
- Gọi tên văn bản, căn cứ vào phương thức biểu đạt chính.
- Thực tế không có văn bản nào chỉ sử dụng một phương thức biểu đạt.
C6: Ngôi kể và người kể.
- Ngôi 1: Người kể xưng tôi (có thể) là một nhân vật.
- Bộc lộ tâm lí sâu sắc.
- Ngôi 3: Người kể giấu mình nhưng có mặt khắp câu chuyện
- Nhóm sv khách quan, đầu đủ và pp hơn.
II- Bài tập
1. Tìm 3 đoạn văn ứng với 3 cách kể:
- Ngôi 1: Tôi rời làng (cố hương).
- Ngôi 2: Lời anh thanh niên kể về công việc của mình (LL Sa Pa)
- Lời người dẫn chuyện: Ông Hai rẽ vào quán nước (Làng).
2. Tìm đoạn văn có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại và đ thoại nội tâm.
Vd: Đoạn văn kể lại cảnh 3 nhân vật: anh thanh niên, cô kĩ sư và ông hoạ sĩ già gặp nhau trên đỉnh Yên Sơn.
3. Văn bản của học sinh cần có bố cục 3 phần vì các em đang cần phải rèn luyện cho mình kĩ năng viết bài văn.
- Các tác phẩm vh đã thể hiện sự sáng tác của nhà văn.
4. Củng cố: 2'
Giáo viên củng cố nội dung toàn bài ôn tập.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc nội dung ôn tập phần TLV lớp 9
- Ôn tập chuẩn bị thi HKI.
Tiết 81
Trả bài tập làm văn số 3
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về văn bản tự sự.
- Chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm trong việc viết văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận.
- Tích hợp: Văn bản tự sự đã học.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo viên chấm bài, tập hợp lỗi, nhận xét.
Học sinh: Xem lại đề bài.
C. Tiến trình bài dạy.
1. ổn định: 1'
2. Kiểm tra: Không kiểm tra.
3. Bài mới.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài.
- Giáo viên chép đề bài lên bảng.
H: Xác định thể loại cho đề bài trên?
H: Nội dung cần trình bày là gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho đề bài.
- Giáo viên đưa ra một số nhận xét chung cho bài viết của học sinh.
- Về ưu điểm, hạn chế của từng mặt.
- Chọn đọc mỗi lớp 2 bài khá.
- Chỉ ra những lỗi tiêu biểu ở các bài kém.
- Giáo viên nêu lên hướng khắc phục cho bài viết sau và cho bài thi HKI.
- Giáo viên trả bài - học sinh xem bài.
- Học sinh chữa lỗi bài mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
I- Đề bài
Hãy tưởng tượng mình gặp lại người lái xe trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể về cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
II- Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Tự sự + miêu tả + nghị luận.
- Nội dung: Cuộc gặp gỡ với người lính trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính".
III- Dàn ý
(Như tiết 68 - 69: đã soạn)
IV - Nhận xét chung:
1. Kiến thức:
a) Ưu điểm: - Hiểu đề, xác định rõ thể loại, nội dung, có kĩ năng tự sự, xác định được các nội dung tự sự.
b) Hạn chế: Nội dung tự sự còn lan man, chưa sâu, đặc biệt là cuộc sống của người lái xe ở hiện tại chưa trình bày được.
2. Kĩ năng:
a) Ưu điểm: Bố cục bài viết rõ ràng.
- Chữ viết, câu, một số bài diễn đạt khá.
b) Hạn chế:
- Một số bài chưa hoàn thiện, phần cuối.
- Rất nhiều bài còn viết tắt, còn sai chính tả, ý lộn xộn, chữ viết ẩu xấu.
3. Hướng khắc phục:
- Cần đọc kĩ đề, xác định đúng vấn đề trọng tâm tự sự, kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả phù hợp.
III- Trả bài.
IV. Chữa lỗi.
- Chữa một số lỗi cơ bản.
4. Củng cố: 2
Giáo viên củng cố nội dung phần văn tự sự.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học sinh xem lại kiểu bài văn tự sự.
- Ôn tập chuẩn bị thi HKI.
Tiết 82 - 83
kiểm tra tổng hợp học kì I
A. Mục tiêu cần đạt:
- Nhằm đánh giá khả hệ thống hoá kiến thức cơ bản của học sinh ở cả 3 phần: Văn bản - Tiếng Việt - TLV của HKI lớp 9.
- Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng NV đã học 1 cách tổng hợp, toàn diẹn theo nội dung, cách thức kiểm tra đánh giá mới.
- Tích hợp: Các đơn vị kiến thức ở cả 3 phân mon.
- Rèn học sinh kĩ năng làm bài trắc nghiệm và tự luận.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Ra đề, đáp án.
Học sinh: Ôn tập ,chuẩn bị giờ kt.
C. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định: 1'
2. Kiểm tra: không.
3. Bài mới: 85'
1. Tác giả: Bằng Việt.
- 1963.
- 7 tiếng.
2. B.
3) C.
4) A
F
G
5) C.
6) Đoạn văn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Dài không quá 10 câu.
- Cấu trúc theo lí luận phân tích.
+ Câu thơ mở đoạn giải thích bài thơ và nhân vật trữ tình.
+ Các câu phát triển đoạn phân tích, nhận xét các ước mơ dành cho con trai của bà mẹ khi mẹ địu con làm việc.
- mơ con lớn vung chày.
- mơ con lớn phát.
- mơ con lớn thấy BH.
- mơ con lớn làm người tự do.
+ Câu kết: Kết luận lại vấn đề.
7) Chọn ngôi kể: ngôi 1.
- Không kể lại toàn đoạn trích mà chỉ tập trung kể đoạn ông Hai biết tin làng CD theo giặc đến khi giải toả được sự nghi ngờ oan ức.
- Không thêm, chỉ bớt chi tiết cần sự sáng tạo.
- Không được chen vào lời nhận xét, bộc lộ cảm xúc, biện luận.
* Đề bài: Cho đoạn thơ sau:
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu, nồng đượm.
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"
1) Đánh dấu (+) vào các ô trả lời đúng
Tác giả
Năm sáng tác
Thể thơ (trong nội bộ khổ thơ)
Bằng Việt
1945
Tự do
Nguyễn Duy
1969
Tám tiếng
Phạm Tiến Duật 
1963
Thất ngôn
Nguyễn Khoa Điềm
1971
Bài hát ru
2) Từ ngữ mới nào được sử dụng một cách sáng tạo trong khổ thơ?
A. chờn vờn; 
B. ấp iu.
C. Nồng đượm.
D. Biết mấy nắng mưa.
3) Khổ thơ gợi cho người đọc những ấn tượng, cảm xúc gì?
A. Hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa chờn vờn trong sương sớm, trong kí ức của người cháu.
B. Hình ảnh người cháu đang nhớ thương bà.
C. Hình ảnh bếp lửa mờ nhoà sương sớm hiện lên trong nỗi nhớ thương bà của đứa cháu.
4) Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ?
A. Điệp ngữ.
B. ẩn dụ.
C. Nhân hoá.
D. So sánh.
E. Tưởng tượng (hình dung)
F. Hồi tưởng (nhớ lại)
G. Sáng tạo từ mới.
5) Em tán thành cách giải nghĩa nào với từ ấp iu?
A. Tình cảm thương yêu, bao dung, chăm sóc cháu của bà.
B. Tình cảm ấp ủ và nâng niu cháu nhỏ của bà.
C. Từ hình ảnh bếp lửa được bà cẩn trọng khơi nhóm, giữ gìn đến tình cảm ấp ủ , nâng niu của bà với đứa cháu nhỏ.
6) Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng trên dưới 10 câu, phân tích ước mơ của người mẹ Tà Ôi (trong bài thơ "Khúc hát" ) đối với đứa con trai yêu quý của mình.
7) Dựa vào nội dung tác phẩm "Làng" của Kim Lân hãy đóng vai nhân vật ông Hai để kể lại truyện, miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
4. Thu bài - nhận xét.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập nội dung học kì I.
- Soạn "Những đứa trẻ".
Tiết 84
Những đứa trẻ (T1)
- M. Gorki -
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh nắm được những nét chung về tác giả và tác phẩm.
- Nắm được bố cục của tác phẩm.
- Rèn học sinh kĩ năng: đọc, kể tóm tắt tác phẩm.
- Tích hợp : Văn bản VH nước ngoài, các tác phẩm cùng chủ đề.
B. Chuẩn bị: 
Giáo viên: Giáo án, MC, chân dung nhà văn.
Học sinh: Học bài cũ, soạn bài.
C. Tiến trình tổ chức bài dạy:
1. ổn định: 1'
2. Kiểm tra: 5'
a) Tóm tắt "Cố hương" của Lỗ Tấn, những nét chính về cuộc đời ông?
b) Ngôi kể 1 có tác dụng như thế nào?
3. Bài mới: 37'
* Giới thiệu bài:
"Thời thơ ấu" là tên một tác phẩm nổi tiếng của M. Gorki, tác phẩm ghi lại những kỉ niệm hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của tác giả, những kỉ niệm mang lại cả niềm vui lẫn nỗi buồn, những kỉ niệm bao hàm cả khát vọng lẫn niềm tin, đặc biệt là kỉ niệm về một mối tình bè bạn không thể quên được trong những năm tháng ấu thơ chúng ta sẽ học trong đoạn trích.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9184.doc