Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Hải Xuân

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Hải Xuân

 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 Lê Anh Trà

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Giúp hs thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài

 hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại , vĩ đại và bình dị

 - Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật

 vẻ đẹp của phong cách HCM : Chọn lọc chi tiết tiêu biểu

- T ừ lòng kính yêu, tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương

 Bác.

- Bước đầu có ý niêm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận

B/ PHƯƠNG PHÁP:

 Đọc diễn cảm, vấn đáp

C/ CHUẨN BỊ :

1. GV: Soạn giáo án,tranh ảnh, mẫu chuyện về cuộc đời của Bác

2. HS: Trả lời các câu hỏi ở SGK

D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ôn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số

2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của hs

 

doc 377 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Hải Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiêt 1:
 NS:15/8/09
 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 Lê Anh Trà
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp hs thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài 
 hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại , vĩ đại và bình dị
 - Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật 
 vẻ đẹp của phong cách HCM : Chọn lọc chi tiết tiêu biểu 
- T ừ lòng kính yêu, tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương 
 Bác. 
Bước đầu có ý niêm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận
B/ PHƯƠNG PHÁP:
 Đọc diễn cảm, vấn đáp
C/ CHUẨN BỊ :
GV: Soạn giáo án,tranh ảnh, mẫu chuyện về cuộc đời của Bác
HS: Trả lời các câu hỏi ở SGK
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ôn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số
Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: 
GV hướng dẫn cách đọc cho hs : rõ ràng 
mach lạc . Sau đó gọi hs đọc
HS: đọc
Em hiểu như thế nào “Truân chuyên, hiền 
triết ,thuần đức ”?
HS: Dựa vào SGK
Văn bản trên có xuất xứ từ đâu ?
HS:
Văn bản chia làm mấy phần? nội dung từng 
phần ?
HS:
Hoạt động 2:
Hoàn cảnh nào đã đưa HCM đến với tinh hoa văn hoá n
Văn hoá nhân loại ?
HS: Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu 
 nước năm 1911
Bác đã làm cách nào để năm và hiểu được tri 
thức văn hoá nhân loại ?
HS: 
Động lực nào giúp Bác có được kho tri thức 
ấy ?
HS:
Tìm dẫn chứng để chứng minh ?
HS:
Từ tất cả điều trên , em có nhận xét gì về 
phẩm chất của Bác ?
HS:Tự bộc lộ
Kết quả HCM đã thu dược vốn tri thức như 
thế nào ?
HS:
Sự kì lạ để tạo nên phong cách HCM ở đây 
là gì ?
HS: Tự bộc lộ
I/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1.Đọc :
2.Chú thích:
Thuần đức ? 
Truân chuyên ?
Hiền triết ?
3.Xuất xứ :Phong cách HCM 
cái vĩ đại gắn với cái giản dị
4. Bố cục :
P1:HCM với sự tiếp thu tinh hoa 
văn hoá nhân loại
P2: Nét đẹp trong lối sống của 
 Bác
II/ TÌM HIỂU NỘI DUNG VĂNBẢN
1.HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn 
hoá nhân loại
 -Hoàn cảnh : Khát vọng tìm đường 
 cứu nước, giải phóng dân tộc
 - Cách tiếp thu :
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp
là ngôn ngữ
 + Thông qua lao động
 - Động lực : Ham hiểu biết
 - Kết quả : Vốn tri thức rộng uyên 
thâm , có chọn lọc, dựa trên nền tảng 
 văn hoá dân tộc
4/ CỦNG CỐ: Tại sao nói “ Phong cách HCM rất Việt Nam, rất Phương Đông ” ?
5/ DẶN DÒ :
Học phần 1, chuẩn bị phần 2
Sưu tầm tranh ảnh , tài liệu nói lên sự giản dị của Bác trong đời sống, công việc
Chỉ ra những câu văn có tính thuyết minh và lập luận
Tiết 2 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (T2)
NS:15/8/09
 Lê Anh Trà
I/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 -Giúp hs thấy được vẻ đẹp trong sang giản dị, thanh cao của Bác . Từ đó học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người .
 - Nắm được một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn thuyết minh
II/ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm, vấn đáp
III/ CHUẨN BỊ :
GV:Soạn giáo án, tranh về nhà sàn
HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở tiết 1
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định tổ chức: 
Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu cách tiếp thu , động lực giúp HCM có được tri thúc nhân loại ? 
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
Hs thảo luận theo bàn(10p)
Nét dẹp trong lối sống của HCM được thể hiện ở những khía cạnh nào ? Tìm chi tiết biểu hiện ?
Hs : Đại diện các nhóm trình bày
Gv : Nhận xét , bổ sung
Em hình dung như thế nào cuộc sống các nguyên thủ quốc gia trên thế giới cùng thòi với Bác và đương đại ?
Hs:Họ sống trong giàu sang phú quý, có kẽ hầu người hạ, ăn các món sơn hào hải vị 
Em cảm nhận được gì qua lối sống của Bác ?
Hs:
Hãy giải thích vì sao tác giả so sánh lối sống của Bác với các vị hiền triết ?
Hs : Đó là sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của các nhà văn hoá dân tộc
Giữa Bác và các vị ấy có gì giống , khác nhau ?
Hs : Tự bộc lộ
Hoạt động 2 :
Hãy chỉ ra những nguy cơ ,thuận lợi trong thời kì văn hoá hội nhập này ?
Hs:
Thông qua tấm gương của Bác, chúng ta cần phải có suy nghĩ và hành động gì ?
Hs :
Hãy nêu vài biểu hiện về lối sống phi văn hoá ?
Hs: - Ăn mặc nói năng , ứng xử
Hoạt động 3
Gọi hs dọc ghi nhớ ở SGK ?
Hs : Đọc
2.NÉT ĐẸP TRONG LỐI SỐNG CỦA BÁC
a. Nơi ở và nơi làm việc:
- Chỉ vài phong nhỏ
- Đồ đạc đơn sơ mộc mạc 
b. Trang phục giản dị
-Quần áo bà ba nâu
- Dép lốp thô sơ
c. Ăn uống đạm bạc với món ăn dân dã, bình dị 
→Tự nguyện chọn lối sống bình dị nhưng thanh cao sang trọng
→Kế thừa và phát huy nhưng nét đẹp của các nhà văn hoá dân tộc
3.Ý NGHĨA BÀI HỌC
- Thuận lợi :Giao lưu và tiếp thu với nhiều nền văn hoá hiện đại 
- Nguy cơ dễ bị văn hoá tiêu cực xâm hại
* Ghi nhớ : SGK
4/ CŨNG CỐ :
 - GV hệ thống toàn bài
 - Kể một số chuyện về cuộc đời của Bác
5/ DĂN DÒ:
 - Học thuộc ghi nhớ
 - Sưu tầm một số chuyện về cuộc đời của Bác
 - Soạn “ phương châm hội thoại ”
Tiết 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
NS: 17/8/09
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 - Giúp hs nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất
 - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp
II/ PHƯƠNG PHÁP : Thảo luận, câu hỏi gợi mở
III/ CHUẨN BỊ :
GV: Soạn giáo án , bảng phụ các đoạn hội thoại 
HS : Trả lời các câu hỏi ở SGK
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1 . Ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra
 3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1 
Cho hs đọc ví dụ ở SGK. Cho biết “Bơi” có nghĩa là gì ?
Hs: 
Từ khái niệm đó theo em câu trả lời của Ba có đáp ứng điều mà An muốn hỏi không ?
Hs: 
Theo em , An muốn hỏi về điều gì ?
Hs :
Vậy với câu hỏi ấy đáng ra Ba phải trả lời như thế nào ?
Hs: 
Từ đây rút ra bài học gì về nội dung giao tiếp ?
Hs:
Gọi hs đọc ví dụ “ Lợn cưới áo mới ”
Vì sao truyện lại gây cười ? Hãy chỉ ra 2 chi tiết gây cười ?
 Hs :
 Vậy cần nói như thế nào để người nghe đủ hiểu điều cần hỏi và trả lời ?
Hs : Bỏ đi những nội dung không cần thiết
Khi giao tiếp cần tuân thủ yêu cầu gì?
Hs:
Như thế nào là tuân thủ phương châm về lượng ?
Hs: Dựa vào ghi nhớ 
 Cho hs đặt tình huống vi phạm phương châm về lượng 
Gv nhận xét
Hoạt động 2
Hs đọc văn bản “ Quả bí khổng lồ ”. Những thông tin trong văn bản có thật không ?
Hs : Không có thật 
Truyện phê phán điều gì ?
Hs :
Khi không biết vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời thầy cô bạn ấy đi chơi không ?
Hs :
Vậy trong giao tiếp cần tránh điều gì ?
Hs:
Hoạt động 3 
Yêu cầu của bài tập 1 là gì ?
Hs : Xác định phương châm về lượng
GV cho cả lớp làm trong 5p . Sau đó gọi 1 em lên bảng làm, chấm điểm
Yêu cầu hs làm vào vỡ . Sau 5p gọi hs đứng tại chổ trả lời
Hs:
Các cách nói trên có vi phạm phương châm hội thoại không ? Đó là phương châm nào ?
Hs :
 Phương châm nào không được tuân thủ ? Hãy chỉ ra chổ vi phạm ?
Hs :
I.PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG 
VD1 :
Bơi là hoạt động di chuyển dưới nước
Câu trả lời của Ba chư a đáp ứng yêu cầu của An
→Cần nói đúng nội dung yêu cầu giao tiếp
VD 2: LỢN CƯỚI ÁO MỚI
Nói thừa nội dung
+ Khoe lợn cưới khi tìm lợn
+Khoe áo mới khi trả lời
 →Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói
 *Ghi nhớ: Nói đúng đề tài giao tiếp, không thừa không thiếu
II/ PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT
VD: QUẢ BÍ KHỔNG LỒ
Phê phán những người nói sai sự thật, nói khoác 
Không nên nói những điều không đúng sự thật, không có bằng chứng xác thực 
Ghi nhớ : SGK
III/ LUYỆN TẬP
BT1: Phương châm về lượng
a.Thừa từ “nuôi ở nhà” vì gia súc vốn dĩ là vật nuôi ở nhà
b. “2 cánh” vì bản chất con chim luôn có 2 cánh
BT2:
 a.Nói có sách mach có chứng
 b.Nói dối
 c. Nói mò d.Nói nhăng nói cuội 
 e. Nói trạng 
 → Vi phạm phương châm về chất
BT3:
Thừa câu “Rồi có nuôi được không”
 → Vi phạm phương châm về lượng
4/ CŨNG CỐ:
 -Hs đọc ghi nhớ
 -Gv hệ thống toàn bài
5/ DẶN DÒ :
Học thuộc ghi nhớ
Làm các bài tập còn lại
Đặt các đoạn hội thoại vi phạm 2 phương châm trên
Soạn “ Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản ”
Tiết 4 : 
NS : 17/8/09 SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT 	 TRONG VĂN THUYẾT MINH
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp hs biết thêm phương pháp thuyết minh những vấn đề trừu tượng, ngoài trình bày giới thiệu còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật làm cho văn thuyết minh them sinh động, hấp dẫn .
II/ PHƯƠNG PHÁP :
 Nêu vấn đề , vấn đáp
III/ CHUẨN BỊ :
GV:Soạn giáo án , bảng phụ các đoạn văn có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
HS: Trả lời câu hỏi ở SGK
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
Ổn định tổ chức :
Kiểm tra bài cũ : Văn thuyết minh là gì ? Lập luận là gì ?
Bài mới : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1 :	
Như thế nào là văn thuyết minh ?
Hs :
Hãy kể tên các phương pháp thuyết minh đã học ?
Hs:
Văn thuyết minh có những đặc điểm nào ? 
Hs : 
Hoạt động 2 :
Goị hs đọc văn bản “ HẠ LONG , đá và nước”
Hs thảo luận 4 nhóm (10p )
 a.Văn bản thuyết minh vấn đề gì ?
 b.Chỉ ra các phương pháp sử dụng trong văn bản ?
Sau đó gọi đại diện từng nhóm trình bày. 
Gv nhận xét , bổ sung , chốt ý 
 Nếu chỉ dung phương pháp liệt kê thì đã nêu được sự kì lạ của HẠ LONG chưa ?
Hs: Chưa 
Tác giả hiểu được sự kì lạ của HẠ LONG ở những vấn đề nào ?
Hs:
Tác giả đã giải thích ra sao để thấy được sự kì lạ đó ?
Hs: +Nứơc tạo sự di chuyển
 + Tuỳ theo góc độ và tốc độ 
 +Tuỳ theo hướng ánh sang rọi vào 
 Để thấy được sự kì lạ đó , tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ?
Hs :
Tác dụng của 2 biện pháp nghệ thuật này trong bài viết ?
Hs:
Gọi hs đọc ghi nhớ trong SGK 
Hs: Đọc
Hoạt động 3:
Cho hs đọc văn bản “Ngọc hoàng sử tội ruồi xanh”
Phương pháp thuyết minh được sử dụng ?
Biện pháp nghệ thuật nào ?
Biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gây hứng thú không ?
Hs thảo luận (7p) . Sau đó gọi dại diện các nhóm trình bày.
Gv nhận xét , chốt ý 
I/ ÔN TẬP
Khái niệm văn thuyết minh 
Cung cấp tri thức khách quan về đối tượng 
Phương pháp :
Nêu định nghĩa
Phân tích phân loại
Nêu ví dụ , số liệu cụ thể
liệt kê
so sánh
Chứng minh , giải thích
Đặc điểm :
 Khách quan, xác thực 
II/ VĂN BẢN THUYẾT MINH CÓ SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
Vấn đề: Sự kì lạ của HẠ LONG 
Phương pháp : Liệt kê kết hợp với giải thích những khái niệm sự vận động của Nước
Sự kì lạ của HẠ LONG: Sự sáng tạo của Nước → Đá sống dậy có tâm hồn, linh hoạt 
BPNT : + Tưởng tượng “những cuộc dạo chơi”
 + Nhân hoá “Thế giới người đá ”
 → Bài viết sinh động gây được hứng thú cho người đọc
Ghi nhớ :SGK
III/ LUYỆN TẬP
a.Phương pháp thuyết minh
-Định nghĩa :Thuộc họ cổn trùng
- Phân loại :Các loại ruồi 
- Số liệu : Số vi khuẩn
- Liệt kê :Mắt lưới , chân tiết ra
b. Biện pháp nghệ thuật : Nhân hoá có tình tiết 
c. Gây cười vì vừa là truyện vui vừa bổ sung thêm nhiều tri thức
 → Có tính chất thuyết minh 
4/ CỦNG CỐ : HS đọc ghi nhớ
 GV hệ thống toàn bài
5/ DẶN DÒ : Học thuộc ghi nhớ
 Lập dàn ý : thuyết minh vấn đề tự học
 Làm BT2 ở SGK
 Chuẩn bị “ Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật ”
Tiết 5 
NS : 19/8/09 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ
 T ... uống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
-Viết được thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
-Giáo dục ý thức nghiêm túc khi sử dụng thư, điện trong cuộc sống.
II. Phương pháp.
 - Tìm hiểu ví dụ, nêu-thảo luận, giải quyết vấn đề.
III. Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn; các tình huống trong thực tế cuộc sống khi dùng thư (điện).
-H/S: Những tình huống, VD cụ thể mà em đã dùng thư (điện).
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra.(5’)
 1. Những trường hợp nào cần viết thư(điện) chúc mừng, những trường hợp nào cần viết thư(điện) thăm hỏi?
 2. Cách viết thư (điện) chúc mừng , thăm hỏi?
 Lấy VD cụ thể 1 trường hợp em đã dùng, diễn đạt thành lời văn?
3. Bài mới.(35’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh điền nội dung thư điện theo mẫu.
Yêu cầu học sinh làm bài tập 1.
Hs: Đọc bài tập - Hoạt động nhóm làm theo yêu cầu.
 - Điền nội dung của VD II 1a, 1b, 1c trang 202 và 203 vào mẫu
tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam.
 a b điện báo c d 
 Họ và tên địa chỉ người nhận:
 .
 Nội dung:
 Họ tên địa chỉ người gửi:
 .
 Họ tên địa chỉ người gửi: Phần này chuyển đi nên không tính cước, nhưng người gửi cần ghi đầy đủ, rõ ràng để bưu điện tiện liên hệ khi chuyển phát điện báo gặp khó khăn. Bưu điện không chịu trách nhiệm nếu khách hàng không ghi đầy đủ theo yêu cầu.
 ..
 II. Luyện tập:
Bài tập 1 trang 204
 1. Họ tên địa chỉ người nhận:
 - Thầy: Nguyễn Đình Lợi
 Giáo viên trường THCS Hải Xuân - Hải Lăng- Quảng Trị 
* Nội dung: Nhân dịp xuân Canh Dần, em xin chúc thầy cô và toàn thể gia đình dồi dào sức khỏe, thành đạt và nhiều niềm vui.
 * Họ tên và địa chỉ người gửi: Ngô Thạnh
 Giám Đốc Công Ty THNN Thạnh Nhi- Hai Bà Trưng- Hà Nội
 2. * Họ tên địa chỉ người nhận: Hoàng Trung Dũng học sinh lớp 9B trường THCS Khánh Thiện - Chiêm Hóa - Tuyên Quang.
 * Nội dung: Được tin bạn đoạt huy chương vàng môn nhảy cao trong hội khoẻ phù đổng, cả lớp vô cùng xúc động và tự hào. Xin nhiệt liệt chúc mừng và mong bạn khoẻ, tiếp tục giành được nhiều huy chương.
 * Họ tên người gửi:
 Nguyễn Phương Anh - Phường Phan Thiết - Thị xã Tuyên Quang.
HS. Đọc bài tập 2 trang 205.
 - Hoạt động nhóm:
Lựa chọn tình huống viết thư điện chúc mừng và thăm hỏi.
HS. Tự viết hoàn chỉnh một bức điện mừng theo mẫu sát với tình huống tự đề xuất.
GV. Hướng dẫn học sinh cách viết bức điện mừng theo yêu cầu.
 3. * Họ tên địa chỉ người nhận:
 - Bạn Nguyễn Thành Nam, số nhà 62 phường Trần Phú - Tp Nghệ An.
 * Nội dung: Qua truyền hình, được biết quê hương và gia đình bạn chịu nhiều tổn thất trong trận mưa bão vừa rồi, mình hết sức lo lắng. Xin gửi đến bạn và toàn thể gia đình niềm cảm thông sâu sắc. Mong gia đình bạn nhanh chóng vượt qua khó khăn và ổn định trong cuộc sống.
 * Họ tên địa chỉ người gửi:
 Nguyễn Thành Công - Lớp 9A trường THCS Khánh Thiện - Chiêm Hóa - Tuyên Quang.
Bài tập 2 trang 205.
 * Tình huống viết thư (điện) chúc mừng:
 - Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ có người lái lên vũ trụ.
 - Nhân dịp một nguyên thủ quốc gia có quan hệ ngoại giao với Việt Nam được tái đắc cử.
 - Bạn thân, đồng thời đang là hàng xóm của em vừa được giải nhất kì thi học sinh giỏi Anh Văn toàn tỉnh.
 - Anh trai em mới bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở nước ngoài.
 * Tình huống viết thư (điện) thăm hỏi:
 - Trận động đất lớn làm thiệt hại người và tài sản ở một nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Bài tập 3: 
Hoàn chỉnh một bức điện mừng theo mẫu của bưu điện (ở BT1); với tình huống tự đề xuất.
4. Củng cố 
Em hãy viết một bức thư (điện) chúc mừng bạn em vừa đạt giải cao trong kì thi HS giỏi vòng tỉnh ở lớp 9.
5. Dặn dò: 
-Tập viết thư điện ở các tình huống khác ngoài nội dung đã luyện tập.
- Tiết sau trả bài Ktra tổng hợp học kì.
 Tiết 173 
NS: 5/5/2010 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN( PHẦN TRUYỆN)
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nhận ra ưu, nhược điểm bài làm của mình, những hạn chế kiến thức phần văn bản truyện để từ đó có cách học ôn tập cho phù hợp.
Giúp HS nhận ra mặt được, mặt hạn chế trong kĩ năng làm bài qua đó giúp các em có kĩ năng làm bài tốt hơn ở những bài kiểm tra sau.
II.Chuẩn bị : Bài làm của HS chấm chữa cụ thể, chi tiết
III.Tiến trình lên lớp
Tổ chức: Sĩ số 9A,B,C
Kiểm tra: Không
Bài mới(40’)
Đề bài( GV hướng dẫn HS xem lại yêu cầu đề bài)(10’)
* Phần I: Trắc nghiệm(2đ)
Câu 1: Trong các truyện sau những truyện nào kể theo ngôi thứ nhất?
Bến quê
Những ngôi sao xa xôi 
Rô bin xơn ngoài đảo hoang 
Bố của Xi_mông
Câu 2: Nối cột A với cột B cho phù hợp
 A
 B
Làng
Lặng lẽ Sa Pa
Những ngôi sao xa xôi
Bến quê
Chiếc lược ngà
Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, phẩm chất cao đẹp của 3 cô gái thanh niên xung phong.
 Cảm nhận về TN, con người, Nhĩ rút ra chiêm nghiệm về cuộc đời.
Tình yêu làng thống nhất trong tình yêu đất nước, tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. 
Ca ngợi tình cha con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của cuộc chiến tranh.
Ca ngợi những con người lao động thầm lặng cống hiến hết mình cho đâtý nước.
* Phần II: Tự luận (8 đ)
Câu 1(2đ) Tại sao Nguyễn Thành Long đặt tên cho truyện ngắn của mình là Lặng lẽ Sa Pa
 Câu 2 : Nêu cảm nhận cảu em về nhân vật Phương Định trong truyện “Ngững ngôi sao xa xôi”_ Lê Minh Khuê.
*. Đáp án và biểu điểm
* Phần trắc nghiệm
Câu 1: B, C (0,5 điểm)
Câu 2: (1,5 điểm): 1-c, 2-e, 3-a, 4-b, 5-d
* Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1: (2đ): Đặt tên truyện ngắn của mình là Lặng lẽ Sa Pa tác giả muốn thể hiện và ca ngợi cách sống cách làm việc cống hiến âm thầm lặng lẽ mà vô cùng cao đẹp của những con người ở mảnh đất Sa Pa, đồng thời tạo nên sự đối lập bất ngờ thú vị, gây hứng thú cho người đọc...
Câu 2:
1. Yêu cầu:
a. Hình thức:
- Bài văn nghị luận về nhân vật văn học
- Bố cục rõ ràng đảm bapỏ sự liên kết
- Lời văn giàu cảm xúc, gợi cảm
b. Nội dung:
- Cảm nhận về Phương Định- nhân vật chính trong “Những ngôi sao xa xôi”-	Lê Minh Khuê.
+ Cô gái Hà Nội mơ mộng, kín đáo và duyên dáng, thích hát hay nghĩ về tuổi thơ và thành phố quê hương.=>Tâm hồn trong sáng, vô tư , giàu ước mơ, thích làm đẹp..
+ Tình đồng chí đồng đội thắm thiết
+ Trong công việc: bình tĩnh, dũng cảm không sợ khó khăn, nguy hiểm, có tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng hi sinh.( Thể hiện rõ trong lần phá bom)
=> Đó là vẻ đẹp lãng mạn của “Những ngôi sao xa xôi”, thế hệ trẻ VN thời đánh Mĩ hào hùng.
- Thành công nghệ thuật: Xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật.
*Biểu điểm:
- Điểm 6: Bài đáp ứng yêu cầu trên, gợi cảm , sáng tạo
- Điểm 4-5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên còn mắc vài lỗi diễn đạt-
- Điểm =, <3 : Bài làm còn sơ sài, mắc nhiều lỗi, tuỳ theo mức độ, GV cho điểm.
II. Nhận xét(20’)
1. Ưu điểm: Một số em đã hiểu yêu cầu của đề bài, phần trắc nghiệm làm rất tốt, phần luận bài làm sâu sắc: Hồng , Bách (9B)
- Một số bài viết trình bày sạch đẹp, lập luận chặt chẽ, diễn đạt tốt: Lý 9C, Sỹ, Thạnh(9b), Duyên, Bình (9c)
1. Nhược điểm: 
- Một số bài luận còn sơ sài, văn viết hời hợt, kĩ năng làm bài còn hạn chế: Phương, Lạc, Chí ..(lớp 9C)
- Một số em diễn đạt còn vụng về, chưa biết cách làm bài văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện, trình bày cẩu thả, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt: Thanh , Vi ( 9c) , Thành, Việt, Thi, Thúy (9b)
III. Chữa lỗi cho HS(10’)
GV đưa ra một số lỗi HS hay mắc phải khi làm bài kiểm tra này, hướng dẫn HS sửa lỗi. Tự sửa lỗi cho nhau( diễn đạt, lập luận, chính tả...)
*Kết quả cụ thể
Lớp(SS)
8-10
6,5-7
5-6,4
Dưới 5
9C(30)
9B(34)
4. Củng cố: Nhận xét giờ trả bài kiểm tra.
5. Dặn dò: 
Tiếp tục ôn tập lại các tác phẩm truyện.
Ôn tập Tiếng Việt giờ sau trả bài kiểm tra Tiếng Việt.
TIẾT 174: TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
NS : 5/5/2010
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nhận ra ưu, nhược điểm bài làm của mình, những hạn chế kiến thức phần tiếng việt để từ đó có cách học ôn tập cho phù hợp.
Giúp HS nhận ra mặt được, mặt hạn chế trong kĩ năng làm bài qua đó giúp các em có kĩ năng làm bài tốt hơn ở những bài kiểm tra sau.
II.Chuẩn bị : Bài làm của HS chấm chữa cụ thể, chi tiết
III.Tiển trình lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
 3.Bài mới:
I. Đề bài:(10’)
Câu 1:(1đ) Hãy xác định khởi ngữ trong các câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ: “ Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc một lần mà bỏ xuống được”
Câu 2(1đ): Gạch chân thành phần biệt lập có trong các câu ở cột A và nêu tên thành phần biệt lập vào cột B
 A (câu)
 B( Tên thành phần biệt lập)
Đây thưa chị, tôi dắt về trả chị cháu bé bị lạc ở gần bờ sông.
Có lẽ trong thâm tâm, bác như thầm rằng một tuổi xuân đã qua lầm lỡ rất có thể sẽ lầm lỡ lần nữa.
Trời ơi, chỉ còn 5 phút.
Ngoài cửa sổ bây giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt cái giống hoa ngay khi mới màu sắc đã nhợt nhạt.
Câu 3: Chép lại chính xác và giải đoán hàm ý trong 2 câu cuối bài thơ “ Sang thu”( Hữu Thỉnh)(1 điểm)
Câu 4: Cảm nhận về khổ thơ cuối bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương( Trong đó thể hiện sự liên kết về hình thức và nội dung)
* Đáp án- Biểu điểm
Phần 1: Trắc nghiệm (3đ)
Câu1: 1đ 
Khởi ngữ: Một bài thơ hay(0,5)
Viết lại đúng (0,5đ)
Câu 2: 1đ
Đây thưa chị( Thành phần gọi đáp)
Có lẽ( Thành phần tình thái)
Trời ơi( Thành phần cảm thán)
Cái giống hoa( Thành phần phụ chú)
( Mỗi ý đúng = o,25 đ)
Câu 3: Chép lại 2 câu thơ( 0,5 đ)
 Giải đoán đúng hàm ý: (0,5 đ)
Câu 4( 7đ)
 * Yêu cầu
Hình thức: Đoạn văn nghị luận về một đoạn thơ
 Đảm bảo sự liên kết về nội dung và hình thức
 Lựa chọn cách lập luận phù hợp
Nội dung: Cảm nhận nội dung nghệ thuật
Diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi phải xa Bác
+ Cảm xúc nghẹn ngào luyến tiếc, diễn đạt theo kiểu Nam Bộ
+ Điệp ước muốn làm=> Nguyện ước hoá thân vào những cảnh vật bên lăng Bác, đặc biệt là cây tre trung hiếu=> Kết cấu đầu cuối tương ứng-> Hàng tre của dân tộc
 * Biểu điểm:
Điểm6-7: Đáp ứng yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc
Điểm 4-5: Đáp ứng cxác yêu cầu trên, mắc vài lỗi diễn đạt, lời văn còn khô khan
Điểm <4 Chưa đạt yêu cầu trên, tuỳ theo từng mức độ cho điểm.
II. Nhận xét: (20’)
1. Ưu điểm : Phần lớn các em làm tốt phần trắc nghiệm, xác định đúng các thành phần biệt lập, hàm ý trong 2 câu cuối bài Sang thu
- Một số em đã biết vận dụng khởi ngữ và các thành phần biệt lập vào tạo lập phần luận: Lý, Duyên, Bình, Diệu, Linh( 9c)
 Hồng, Thảo, Nhiễm, Sỹ, Bách(9b)
2. Nhược điểm: - Nhiều em chưa biết vận dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập vào bài luận, một số bài luận phân tích còn sơ sài: Hà Vi, Lạc, Phương( 9c)
- Một số em diễn đạt còn vụng, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả :9C: Chí, Thanh, Mạnh, Dung
III. Chữa lỗi cho HS(10’)
GV hướng dẫn HS sửa một số lỗi , Hướng dẫn các em tự sửa lỗi của mình, cho bạn
Kết quả cụ thể
Lớp(SS)
8-10
6,5-7
5-6,4
Dưới 5
9B(34)
9C(30)
s4. Củng cố: Thu bài, nhận xét giờ làm bài
5. Dặn dò:
- Ôn tập phần TV
- Chuẩn bị giờ sau luyện tập viết hợp đồng 

Tài liệu đính kèm:

  • docvăn 9- vân.doc