Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1

Tiết 1: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Lờ Anh Trà)

A/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

2. Kĩ năng: Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.

3. Thái độ: Có ý thức học tập và rèn luyện theo gương của Bác.

* Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

B/ Chuẩn bị:

- GV: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác; những mẩu chuyện về sự giản dị của Bác.

- HS: Đọc kĩ văn bản, soạn bài; Ôn lại kiến thức về văn bản nhật dụng và VB thuyết minh

C/ Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp: Vấn đáp, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật dạy học: động não, KWL

D/ Hoạt động trên lớp:

1) Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2) Kiểm tra bài cũ: Kiếm tra việc chuẩn bị bài của HS

 

doc 14 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 855Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án ngữ văn lớp 9 - Tuần 1
Ngày soạn: 15/ 08/ 2010
Tiết 1: Phong cách Hồ Chí Minh
 (Lờ Anh Trà)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
2. Kĩ năng: Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
3. Thái độ: Có ý thức học tập và rèn luyện theo gương của Bác.
* Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
B/ Chuẩn bị: 
- GV: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác; những mẩu chuyện về sự giản dị của Bác.
- HS: Đọc kĩ văn bản, soạn bài; Ôn lại kiến thức về văn bản nhật dụng và VB thuyết minh
C/ Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp: Vấn đáp, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật dạy học: động não, KWL
D/ Hoạt động trên lớp:
1) ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
2) Kiểm tra bài cũ: Kiếm tra việc chuẩn bị bài của HS
3) Bài mới:
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
	Cuộc sống hiện đại đang từng ngày, từng giờ lôi kéo, làm thế nào để có thể hội nhập với thế giới mà vẫn bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Hôm nay, chúng ta sẽ được học một bài nói về Bác, một tấm gương về nhà văn hoá lỗi lạc, sẽ là một bài học vô cùng bổ ích đối với mỗi chúng ta.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
- GV giới thiệu khái quát cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, khẳng định tầm vóc văn hoá của Người chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
? VB này thuộc kiểu loại nào? (xét về tính chất, phương thức biểu đạt)
* Hoạt động 3: Đọc- hiểu văn bản.
- Cho HS đọc.
? VB có bố cục như thế nào?
? ND chính của từng phần là gì?
- GVHDHS tìm hiểu con đường hình thành phong cách văn hoá của Bác Hồ.
Em hãy nhận xét vốn tri thức văn hoá của Hồ Chí Minh.
 Vì sao Người có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy?
(HS thảo luận phát biểu)
GV yêu cầu HS kể tên những sáng tác văn chương của Bác ở chương trình lớp 8 và cho biết Bác viết những TP đó bằng những ngôn ngữ gì.
* HS nhắc lại.
- Nhật kí trong tù: tiếng Hán
- Thuế máu : tiếng Pháp
? Bác Hồ tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại như thế nào.
GV cho HS liên hệ về việc tiếp thu, hội nhập với văn hoá thế giới của tầng lớp hs, thanh niên hiện nay.
? Vậy cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Điều kì lạ nhất trong p/c VH của Bác là gì.
 ( HS thảo luận)
GV bình thêm : Sự hiểu biết của Bác sâu rộng, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách chủ động, sáng tạo và có chọn lọc. Bác không chỉ hiểu biết mà còn hòa nhập với môi trường văn hóa thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Đúng như nhà thơ Bằng Việt đã viết :
 “Một con người gồm: Kim, Cổ, Tây, Đông
Giàu quốc tế, đậm Việt Nam từng nét”
I. Giới thiệu chung.
- Học sinh kể những điều biết về Bác Hồ.
1. Tác giả.
2. Tác phẩm: Thuộc văn bản nghị luận - nội dung đề cập đến một vấn đề mang tính thời sự, xã hội.
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Đọc:
- HS đọc chậm rãi, bình tĩnh, khúc chiết.
2. Chú thích: GV bổ sung một số từ khó như: bất giác, đạm bạc, nhân cách.
3. Bố cục: 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đếnrất hiện đại. (quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh) 
+ Đoạn 2: Tiếp đến ... hạ tắm ao. (những vẻ đẹp cụ thể của phong cách Hồ Chí Minh)
+ Đoạn 3: Còn lại (bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh)
4. Phân tích:
a. Con đường hình thành phong cách văn hoá của Hồ Chí Minh.
- Hồ Chí Minh là người có vốn tri thức văn hoá nhân loại rất sâu rộng:
- Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Bác Hồ đã:
+ Bác Hồ đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá của nhiều nước trên thế giới.
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Anh, Pháp, Hoa.)
+ Học hỏi qua công việc lao động (làm nhiều việc khác nhau)
+ Học nhiều, tìm hiểu nhiều (đến mức sâu sắc, uyên thâm)
- Bác tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài:
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
+ Tiếp thu cái hay, cái đẹp, đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực. Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được.
*Tóm lại;
- Phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hoá kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
4. Củng cố:
- Em thấy vốn tri thức văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh như thế nào?
- Vẻ đẹp của phong cách Bác được hình thành như thế nào? (Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc, học hỏi có chọn lọc nhiều nền văn hoá của nhiều nước trên thế giới).
- Qua tiết học này, em học tập được những gì ở Bác?
 5. Hướng dẫn về nhà:
- Phân tích con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh.
- Tìm, phân tích những biểu hiện cụ thể của vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.
- Thấy được ý nghĩa của vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.
- Tìm hiểu những câu chuyện, bài thơ nói về lối sống giản dị của Bác Hồ. 
	 --------------------------------------------------------------------- 
Tiết 2: Phong cách Hồ Chí Minh (tiếp)
 (Lờ Anh Trà)
A/ Mục tiêu:
1, Kiến thức:
- Thấy rõ vẻ đẹp trong phong cách sống và làm viêc của Bác. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa vĩ đại và bình dị.
- ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2, Kĩ năng:
- Tiếp tục có kĩ năng tìm hiểu, phân tích VB nhật dụng.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.
3, Thái độ: Giáo dục HS lòng biết ơn, kính yêu Bác Hồ, tự nguyện học tập theo gương của người.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác; những mẩu chuyện về sự giản dị của Bác
- HS: Đọc kĩ văn bản, soạn bài
C/ Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật dạy học: động não, KWL 
D/ Tiến trình dạy học 
1) ổn định tổ chức: KT sĩ số 
2) KT bài cũ:
 ? Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá HCM là gì? Vì sao có thể nói như vậy?
3) Bài mới :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
	Bác Hồ, Vị Cha già kính yêu của dân tộc, Người đã đưa đất nước ta đến bến bờ vinh quang. Hôm nay, tiết học này chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm về cách sống giản dị, đạm bạc của Bác. 
* Hoạt động 2: Phân tích vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh.
Cho HS đọc đoạn 2 và 3
 Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào?
 Tác giả kể và bình luận phong cách sống của Bác Hồ trên những mặt nào?
 GV giới thiệu tranh nhà sàn của Bác.
? Em có thuộc những bài thơ, câu chuyện nào để thuyết minh cho cách sống bình dị ,trong sáng của Người.
- " Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hơng bền bỉ, đậm đà"
- Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
áo nâu túi vải đẹp tơi lạ thờng
- Bác để tình thơng cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trợng
Hơn tợng đồng phơi những lối mòn.
- Còn đôi dép cũ mòn quai gót
HS đọc đoạn cuối 
Thảo luận vòng 1
N1:? Em hiểu thế nào là cách sống không tự thần thánh hoá ,khác đời, hơn đời.
 (Thảo luận nhóm)
- Không xem mình nằm ngoài nhân loại như các thánh nhân siêu phàm
- Không tự đề cao mình bởi sự khác mọi người, hơn mọi người
 N2:? Và tác giả khẳng định rằng lối sống của Bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác. Theo em, vì sao có thể khẳng định được như vậy? 
(Thảo luận nhóm )
- Đạm bạc chứ không phải khắc khổ," đạm" đi với "thanh". Sự bình dị gắn với thanh cao, trong sạch. Tâm hồn không phải chịu đựng những toan tính, vụ lợi => Tâm hồn được thanh cao, hạnh phúc.
- Sống thanh bạch, giản dị, thể xác không phải gánh chịu ham muốn, bệnh tật => thể xác được thanh cao, hạnh phúc. Cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng thanh cao, sang trọng.
Thảo luận vòng 2:
 ? Từ đó, em nhận thức được gì về nét đẹp trong phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh?
Vốn văn hoá sâu sắc, kết hợp dân tộc với hiện đại, cách sống bình dị trong sáng, đó là những nội dung trong phong cách Hồ Chí Minh. Phong cách ấy vừa mang vẻ đẹp của trí tuệ,vừa mang vẻ đẹp của đạo đức.
? Tại sao t/g khẳng định vẻ đẹp của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao? 
(HS thảo luận )
? So với các vị hiền triết của dân tộc xa, p/c của Bác có điểm gì giống và khác họ? 
 ( HS thảo luận )
? Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của VB 
? Nội dung của VB là gì.
- Cho HS đọc
4. Phân tích (tiếp)
b. Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh.
- Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh thể hiện trong phong cách sống và làm việc của Người.
- Với cương vị chủ tịch nước nhưng Bác sống rất giản dị:
+ Nơi ở và làm việc của Bác rất đơn sơ.
+ Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ
+ Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, da ghém, cà muối, cháo hoa
c. Cách sống giản dị, đạm bạc của Bác lại vô cùng thanh cao, sang trọng.
So sánh: Bác với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, dùng biện pháp đối lập: Vĩ nhân mà rất giản dị
- Là vẻ đẹp vốn có, tự nhiên, gần gũi, không xa lạ với mọi người, mọi người đều có thể học tập.
 Đây thực sự là một cách sống có văn hóa, đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
5. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
+ Kết hợp giữa kể và bình.
+ Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
+ Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa Bác Hồ với các nhà hiền triết của dân tộc.
+ Sử dụng biện pháp đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.
 b. Nội dung: Vẻ đẹp trong p/c HCM . Đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống VHDT và tinh hoa VH nhân loại, giản dị và thanh cao trong con người của Bác.
 * Ghi nhớ. 
III. Luyện tập:
- HS tìm đọc, kể những bài thơ, những câu chuyện về cuộc sống giản dị của Bác Hồ. 
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
4. Củng cố:
- Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được tác giả kể và bình luận trên những phương diện nào? (phong cách sống và làm việc của Bác)
5. Hướng dẫn về nhà;
- Phân tích vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh.
- Tìm thêm những câu chuyện, bài thơ nói về cuộc sống giản dị của Bác Hồ.
 Bài tập : Người có văn hoá có phải là người thích nói chen tiếng nước ngoài , dùng từ HV khi nói, viết; thích đua đòi ăn mặc theo mốt thời trang mới cho mình sành điệu. Người có VH có phải là người thích " ta về ta tắm ao ta không?". Theo em thế nào là có văn hoá?
- Chuẩn bị bài : Các phương châm hội thoại.
 ____________________________________________________
Tiết 3: các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
2. Kĩ năng
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Biết vận dụng những p ... trong VBTM 
- Mục tiêu: Hs cần nắm được các biện pháp nghệ thuật trong văn bản TM gồm có kể chuyện,tự thuệt, đối thoại, nhân hoá...
Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật là làm cho đối tượng TM thêm sinh động hấp dẫn.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, giải thích, hoạt động nhóm.
GV sử dụng bảng phụ có ghi một đoạn văn TM (Văn bản "Họ nhà Kim" SGK tr 16)
* HS quan sát bảng phụ và đọc thầm đoạn văn.
- GV yêu cầu HS xác định đoạn văn thuộc kiểu VB nào ?
* HS xác định : VBTM
- GV hướng dẫn HS ôn tập về VBTM bằng các câu hỏi sau:
? Văn bản TM là gì?
? Văn bản TM được viết ra nhằm mục đích gì?
? Hãy kể tên các phương pháp thuyết minh đã học.
* HS trả lời nhanh các câu hỏi dựa trên cơ sở đã ôn tập ở nhà.
- GV chỉ định 1- 2 HS đọc diễn cảm VB: "Hạ Long- Đá và nước " ( SGK - 12, 13 ).
* HS đọc diễn cảm VB.
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
? VB thuyết minh về vấn đề gì?
? VB trên có cung cấp những tri thức khách quan về đối tượng không? (có)
 ? Vấn đề ấy có dễ dàng thuyết minh bằng cách đo, đếm, liệt kê không? Tại sao?
* HS trao đổi, thảo luận và trả lời 
? Để làm sáng tỏ vấn đề được TM, tác giả đã vận dụng những PPTM nào là chủ yếu?
? Đồng thời để cho sinh động, tác giả còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Hãy tìm những câu văn có chứa các biện pháp nghệ thuật đó.
- HS tìm các câu văn cụ thể trong bài
- GV cho HS quan sát lại đoạn văn TM ở bảng phụ ( đã đưa ở mục I.1) và yêu cầu HS xác định biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong đoạn.
? Từ việc tìm hiểu các VD, em hãy cho biết muốn cho VBTM thêm sinh động, hấp dẫn, người ta sử dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? 
* HS rút ra nhận xét tổng hợp từ việc tìm hiểu, phân tích hai ví dụ.
- GV chốt và ghi bảng 
? Có phải tất cả các VBTM đều đưa được các yếu tố nghệ thuật vào và đưa càng nhiều vào càng có tác dụng không?
* HS trao đổi, thảo luận và trả lời:
Không phải VBTM nào cũng có thể tuỳ tiện sử dụng các biện pháp nghệ thuật và cần sử dụng chúmg một cách thích hợp để không làm mất đi tính chất của kiểu VB.
- GV chốt lại :
- GV hệ thống hoá kiến thức và cho HS đọc (ghi nhớ).
* 1 HS đọc mục (ghi nhớ).
* Hoạt động 3: Luyện tập
- GV yêu cầu HS đọc VB: "Ngọc Hoàng xử tội Ruồi Xanh" và trả lời các câu hỏi:
* 2 HS đọc VB :
* HS trao đổi thảo luận theo nhóm (bàn) sau đó cử đại diện trả lời
a) ? Văn bản có tính chất TM không?
? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào?
? Những PPTM nào đã được sử dụng?
b) ? Bài TM này có gì đặc biệt? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
c) ? Các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì? Chúng có gây hứng thú và làm nổi bật nội dung TM không?
- GV chỉ định 1HS đọc bài tập 2
- GV gọi 1 HS trả lời yêu cầu của bài tập, các HS khác nhận xét.
* HS suy nghĩ và nêu nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh trong đoạn văn
- GV nhận xét chung và bổ sung, sửa chữa (nếu HS trả lời chưa đúng, đủ).
I) Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản TM.
1. Ôn tập văn bản TM.
- Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp những tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích, giới thiệu.
- Mục đích: Cung cấp những tri thức khách quan.
- Gồm 6 phương pháp: định nghĩa, nêu ví dụ, liệt kê, dùng số liệu, so sánh, phân loại phân tích.
2. Viết VBTM có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
a) Ví dụ:
b) Nhận xét:
- VBTM về sự kì lạ của Hạ Long. Đây là một vấn đề khó vì đối tượng TM rất trừu tượng và ngoài việc TM về đối tượng còn phải truyền được cảm xúc và sự thích thú tới người đọc.
- Văn bản đã vận dụng PPTM chủ yếu là giải thích và liệt kê.
- Tác giả còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá thông qua liên tưởng, tưởng tượng để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long.
- Biện pháp kể chuyện, tự thuật
=> Muốn cho VBTM được sinh động, hấp dẫn, người ta sử dụng thêm một số biên pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, nhân hoá, miêu tả, so sánh, ẩn dụlàm cho VBTM bớt khô khan, gây hứng thú cho người đọc.
 Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, tránh lạm dụng làm lạc kiểu VB.
c) Kết luận : ( ghi nhớ : SGK - 13 )
II) Luyện tập :
1) Bài tập 1:
a) - Bài văn có tính chất TM vì đã cung cấp những tri thức khách quan về loài ruồi.
- Tính chất TM được thể hiện: Giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống: Tính chất chung về họ, giống, loài, các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể, thức tỉnh ý thức vệ sinh, phòng bệnh
- Các PPTM được sử dụng :
Định nghĩa, phân loại, số liệu, liệt kê.
b) Bài TM đặc biệt ở chỗ đã sử dụng kết hợp các PPTM với các biện pháp nghệ thuật. Đó là các biện pháp kể chuyện, nhân hoá.
c) Các biện pháp nghệ thuật đã làm cho VB trở nên sinh đông, hấp dẫn, thú vị, gây hứng thú cho người đọc, vừa là truyện vui, vừa học thêm tri thức.
2) Bài tập 2 :
- Biện pháp kể chuyện: lấy ngộ nhận thời thơ ấu làm đầu mối câu chuyện để TM về tập tính của chim cú.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
4) Củng cố:
? Tại sao cần phải sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong VBTM? 
- Hãy kể tên một số biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng?
5) HD về nhà: 
- Học thuộc phần (ghi nhớ: SGK)
- Làm bài tập bổ sung ở (SBT)
- Chuẩn bị cho tiết học sau: Luyện tập sử dụng
Yêu cầu: Lập dàn ý chi tiết cho bài TM và sử dụng biện pháp nghệ thuật làm cho bài viết sinh động. Viết hoàn chỉnh phần mở bài.
 Nhóm 1: Đề bài: Giới thiệu về cái quạt
 Nhóm 2: Đề bài: Thuyết minh về chiếc nón
______________________________________
Tiết 5: Luyện tập sử dụng một số biện pháp
nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
A/ Mục tiêu:
1, Kiến thức:
- Cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng (cái quạt, cái bút, cái nón)
- Nắm được cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
2, Kĩ năng:
- Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một đồ dùng cụ thể.
- Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài cho bài văn thuyết minh (có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng.
3, Thái độ: Nghiêm túc học tập, bình tĩnh, tự tin trớc tập thể.
B/ Chuẩn bị: 
- GV: một số VB, đoạn văn mẫu về VBTM có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
- HS : như phần đã hướng dẫn về nhà ở tiết học trước 
C/ Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, thảo luận, thuyết trình
D/ Hoạt động dạy học:
1) ổn định tổ chức : KT sĩ số	
2) KT bài cũ: KT việc chuẩn bị bài ở nhà của HS
3) Bài mới :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS
- Mục tiêu: Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức về nội dung, hình thức và bố cục của bài văn thuyết minh.
- Phương pháp: vấn đáp
- Cho HS đọc các đề bài. GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
GV điều hành các công việc của lớp .
? ND của các Bài viết này là gì?
? Hình thức của các bài viết này có gì đặc biệt? 
Gv hướng HS khai thác được các ý 
? Một bài văn thuyết minh gồm có mấy phần?
? ND của phần mở bài là gì?
? ND của phần thân bài là gì? 
? Phần kết bài có nội dung như thế nào.
*HĐ3: Cho HS trình bày dàn bài và viết phần mở bài bài văn TM về một thứ đồ dùng cụ thể
- Mục tiêu: Hs biết cách lập dàn bài,viết được phần mở bài và trình bày trước lớp.
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận, thuyết trình
- GV nhận xét chung.
- GV hướng dẫn HS lập dàn ý và viết bài. 
- HS trong nhóm đã chuẩn bị đề bài này trình bày dàn ý, dự kiến cách sử dụng biện pháp nghệ thuật .
Dàn ý : (HS thảo luận, xây dựng)
I. Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà
- Về nội dung thuyết minh: nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của các loại đồ dùng nói trên
- Về hình thức: bài viết có sử dụng một số biện pháp NT để VB trở nên sinh động, hấp dẫn như: kể chuyện, tự thuât, hỏi đáp theo lối nhân hoá..
- Yêu cầu
1. Mở bài: Giới thiệu chung về đồ vật cần thuyết minh.
2. Thân bài: Lần lượt cung cấp những tri thức về đối tượng thuyết minh.
- Lịch sử hình thành và phát triển của đồ vật.
- Cấu tạo của đồ vật.
- Quy trình làm ra đồ vật.
- Giá trị kinh tế, văn hoá của đồ vật.
3. Kết bài: ý nghĩa và cảm nghĩ chung về đồ vật.
 II. Trình bày dàn ý đã chuẩn bị ở nhà và viết đoạn mở bài.
1. Trình bày dàn ý đã chuẩn bị ở nhà
- Mỗi tổ một em trình bày, sau đó cả tổ góp ý, thảo luận
Ví dụ 1: Thuyết minh về cái quạt.
+ Sự vật tự thuật về mình .
- Sáng tạo một câu chuyện nào đó.
- Phỏng vấn các loại quạt.
- Thăm một nhà su tập các loại quạt.
- Định nghĩa quạt là một dụng cụ như thế nào. Họ nhà quạt đông đúc và có nhiều loại quạt như thế nào.
- Mỗi loại có công dụng và cấu tạo như thế nào, cách bảo quản ra sao.
- Gặp người biết bảo quản hoặc ở công sở thì số phận quạt như thế nào.
- Quạt thóc ở nông thôn như thế nào.
- Quạt có vẽ tranh, đề thơ lên để làm kỉ niệm như thế nào.
Ví dụ 2: Thuyết minh chiếc nón.
a. MB: Giới thiệu chung về chiếc nón.
b. Thân bài:
- Lịch sử chiếc nón.
- Cấu tạo chiếc nón.
- Quy trình làm ra chiếc nón.
- Giá trị kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của chiếc nón.
c. Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón thời hiện đại.
2. HS viết đoạn mở bài: (Cần chú ý đưa biện pháp nghệ thuật vào)
- Sau đó GV gọi 2 học sinh đọc đoạn mở bài.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, góp ý.
VD1: Chiếc nón trắng Việt Nam không phải chỉ dùng để che mưa che nắng mà dường như nó còn là một phần không thể thiếu để góp phần làm nên vẻ đẹp duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón trắng từng đi vào câu ca dao “Qua đình ngả nón trông đình - Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Vì sao chiếc nón trắng lại được người Việt Nam nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng yêu quý và trân trọng như vậy? Xin mời các bạn hãy cùng tôi tìm hiểu về lịch sử, cấu tạo và công dụng của chiếc nón trắng nhé.
VD2 : 	"Anh gửi cho em chiếc nón bài thơ xứ Nghệ
 Mang hình bóng quê hương, gửi vào đây trăm nhớ nghìn thương"
Hình ảnh chiếc nón nhỏ bé xinh xắn đá trở nên quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam và bạn bè thế giới khi đặt chân đến xứ sở này.
VD3: Là người Việt Nam, ai chẳng biết chiếc nón trắng quen thuộc. Mẹ đội chiếc nón ra đồng nhổ mạ, cấy lúa... Chị đội nón trắng đi chợ, chèo đò... Em đi học cũng luôn mang theo che mưa, che nắng... Chiếc nón quen thuộc là thế. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi: Nó ra đời từ bao giờ, được làm như thế nào, giá trị của nó ra sao? Chúng ta cùng đi tìm hiểu về đồ vật gần gũi, quen thuộc này nhé....
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
4. Củng cố.
- GV cho HS đọc bài TM: "Họ nhà Kim" ở phần đọc thêm. Yêu cầu HS 
- Chỉ ra PPTM và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài viết.
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập lại kiến thức về VB thuyết minh.
- Tổ 1+2 tự hoàn thiện một đoạn thân bài "thuyết minh cái bút"
- Tổ 3+4 tự hoàn thiện một đoạn thân bài "thuyết minh cái kéo"
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình 
 Ngày . tháng 08 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_9_tuan_1.doc