Giáo án môn Sinh học 9 năm 2009 - Tiết 23: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Giáo án môn Sinh học 9 năm 2009 - Tiết 23: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

 I. MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức

 - HS trình bày được khái niệm và một dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

 - Giải thích được nguyên nhân và nêu được vai trò của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

2. Kĩ năng

 - Rèn luyện kĩ năng quan sát phân tích hình , kĩ năng so sánh tổng hợp kiến thức.

 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn

II. CHUẨN BỊ : Tranh vẽ phóng to H22 SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP : Quan sát , thảo luận nhóm , thuyết trình ,giảng giải vấn đáp

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1.Ổn định. (1phút ): sĩ số / 9a /19; 9b 21

. 2Khởi động (9phút )

MT: Kiểm tra kiến thức cũ ,đặt vấn đề bài mới

Đồ dùng :

Cách tiến hành :

Bước1 Kiểm tra: 1. Đột biến gen là gì? Các dạng đột biến gen?

Bước2,Đặt vấn đề bài mới. Nhiễm sắc thể gồm 2 nhiễm sắc chị em gắn với nhau ở eo thứ nhất, mỗi Crômatít gồm 1 phân tử ADN và Prôtêin loại Histon. NST có vai trò với sự di truyền. Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong hay ngoài cơ thể có dẫn đến đột biến cấu trúc

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1344Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 9 năm 2009 - Tiết 23: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 2/11/09
Ngày giảng 9a 5. /11/09
 9b: 6 /11/09
Tiết : 23 
 . Bài 22 
 Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
 I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức
 - HS trình bày được khái niệm và một dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
 - Giải thích được nguyên nhân và nêu được vai trò của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
2. Kĩ năng
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát phân tích hình , kĩ năng so sánh tổng hợp kiến thức.
 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn
II. Chuẩn bị : Tranh vẽ phóng to H22 SGK.
III. Phương pháp : Quan sát , thảo luận nhóm , thuyết trình ,giảng giải vấn đáp 
IV. Tổ chức dạy và học 
1.ổn định. (1phút ): sĩ số / 9a /19; 9b 21
. 2Khởi động (9phút )
MT: Kiểm tra kiến thức cũ ,đặt vấn đề bài mới 
Đồ dùng : 
Cách tiến hành :
Bước1 Kiểm tra: 1. Đột biến gen là gì? Các dạng đột biến gen?
Bước2,Đặt vấn đề bài mới. Nhiễm sắc thể gồm 2 nhiễm sắc chị em gắn với nhau ở eo thứ nhất, mỗi Crômatít gồm 1 phân tử ADN và Prôtêin loại Histon. NST có vai trò với sự di truyền. Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong hay ngoài cơ thể có dẫn đến đột biến cấu trúc 
.3 Các hoạt động dạy và học.
 Hoạt động 1. (17 phút ). Tìm hiểu đột biến cấu trúc NST là gì?
MT: Nêu đột biến cấu trúc NST là gì?
.Đồ dùng: tranh vẽ hình 21 .2.3.4một số dạng đột biến 
Cách tiến hành :
 (1)
 (2)
Bước 1: - GV: Hướng dẫn HS quan sát hình 22 SGK, thảo luận trả lời câu hỏi sau:
 + Các NST sau khi biến đổi khác với NST ban đầu như thế nào?
- HS: Quan sát tranh dưới sự hướng dẫn của GV:
 - Từ trường hợp a--> c lưu ý:
 + Mũi tên ngắn chỉ điểm bị đứt, mũi tên dài chỉ quá trình dẫn đến đột biến.
 - Trường hợp a:
 + NST sau khi bị đột biến bị mất đoạn nào? (H)
 + Đoạn này nằm ở vị trí nào trên NST? ( cuối cùng)
 + Dạng đột biến này là gì?( Mất đoạn)
 - TH b. 
 + Hai mũi tên ngắn ở 2 đầu đoạn tô thẫm dùng để biểu thị điều gì? ( đoạn bị lặp lại)
 + Trên NST sau khi bị đột biến có mấy đoạn BC? (2)
 + Độ dài của NST sau khi bị đột biến thay đổi như thế nào?
 + Đây là dạng đột biến gì? ( lặp đoạn)
 - TH c:
 + Hai mũi tên ngắn trong trường hợp này biểu thị điều gì?
 + Vị trí đoạn B,C,D thay đổi như thế nào?
 + Đây là dạng đột biến gì?
Bước 2: HS báo cáo ,nhận xét 
 GV nhận xét ,bổ sung .
Bước 3: Kết luận 
 + Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? 
các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì?
- Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Có các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.
Hoạt động 2: (12 phút ) Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
MT: Nêu Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
..Đồ dùng: tranh vẽ hình 21 .2.3.4một số dạng đột biến 
Cách tiến hành :
Bước 1: - GV: Yêu cầu HS đọc SGK Tr65, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
 + Nguyên nhân gây ra đột biến cấu trúc NST là gì?
- HS: Đọc SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
 Nêu được: 
VD: Mất 1 đoạn nhỏ ở đầu NST 21 ở người gậy ung thư máu.
 + Hãy cho biết đột biến cấu trúc NST gây ra những tác hại gì?
Bước 2: HS báo cáo ,nhận xét 
 GV nhận xét ,bổ sung .
Bước 3: Kết luận 
II. Nguyên nhân phát sinh và tính chất đột biến của cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Do các tác nhân vật lí, hoá học làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng.
- Đột biến cấu trúc NST gây hại cho sinh vật và con người vì trải qua quá trình tiến hoá lâu dài, các gen được sắp xếp hài hoà trên NST. Biến đổi cấu trúc NST làm đảo lộn cách sắp xếp nói trên gây ra rối loạn trong họat động cơ thể, dẫn đến bệnh tật gây ra chết.
4tổng kết và HDVN . 6(phút )
HS đọc tóm tắt cuối bài.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK: Chuẩn bị bài 23.

Tài liệu đính kèm:

  • doct23.doc