I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
1. Kiến thức: Trình bày được khái niệm thường biến, sự khác nhau giữa thường biến với đột biến về mặt di truyền và sự biểu hiện bằng kiểu hình.
Trình bày khài niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi và trồng trọt.
Trình bày được ảnh hưởng của môi trường đến tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng để ứng dụng trong chăn nuôi và trồng trọt.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát phân tích.
Kĩ năng hoạt động nhóm và làm việc với SGK.
3. Thái độ:Yêu thích môn học
II ĐỒ DÙNG :Tranh vẽ phóng to H25 SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát , thảo luận nhóm , thuyết trình ,giảng giải vấn đáp
IVTỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định.1phut sĩ số 9a: /19: 9b /21
Ngày soạn: 8/11/09 Ngày soạn: 8/11/09 Ngày giảng:9a:13/11/09 9b: 11.11.09 Tiết 26. Bài 25. Thường biến I. Mục tiêu bài giảng 1. Kiến thức: Trình bày được khái niệm thường biến, sự khác nhau giữa thường biến với đột biến về mặt di truyền và sự biểu hiện bằng kiểu hình. Trình bày khài niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi và trồng trọt. Trình bày được ảnh hưởng của môi trường đến tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng để ứng dụng trong chăn nuôi và trồng trọt. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát phân tích. Kĩ năng hoạt động nhóm và làm việc với SGK. 3. Thái độ:Yêu thích môn học II Đồ dùng :Tranh vẽ phóng to H25 SGK. III. Phương pháp: Quan sát , thảo luận nhóm , thuyết trình ,giảng giải vấn đáp IVTổ chức dạy và học 1.ổn định.1phut sĩ số 9a: /19: 9b /21 . 2Khởi động ( 5 phút ) MT: Kiểm tra kiến thức cũ ,đặt vấn đề bài mới Đồ dùng : Cách tiến hành : Bước1 Kiểm tra: thể đa bội?. Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân không bình thường diễn ra như thế nào? Bước2, Đặt vấn đề bài mới. Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng đã được hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường, vậy kiểu hình do đâu tạo ra.... 3 Các hoạt động dạy và học. Hoạt động 1:(15 phút ) Tìm hiểu sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường. MT: Trình bày được khái niệm thường biến, sự khác nhau giữa thường biến với đột biến về mặt di truyền và sự biểu hiện bằng kiểu hình. .Đồ dùng: tranh vẽ hình H25 SGK.. một số dạng thường biến Cách tiến hành : Hoạt động của GV,HS Nội dung Bước 1; - GV thông báo cho HS: Trong thực tiễn thường gặp hiện tượng một kiểu gen cho nhiều kiểu hình khác nhau khi sống ở các điều kiện môi trường khác nhau. bước 2: - GV: Hướng dẫn HS quan sát H 25 và tìm hiểu 2 ví dụ SGK, lưu ý HS các nhân tố chủ đạo và đặt một số câu hỏi sau: + Kiểu gen của tế bào sống trong nước, trên mặt nước, trong không khí có giống nhau không?( có ) + Lá rau mác sống trong môi trường nước có hiện tượng gì? Tại sao? ( lá dài, mảnh do được nước nâng đỡ và tránh được tác động của sóng). + Lá của cây trên mặt nước có phiến lá lớn hay nhỏ? Hình gì? Tại sao?( Rộng giúp lá dễ trôi nổi, tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng) + Lá cây mọc trong không khí phiến lá có hình gì? Tại sao? ( Mũi mác, nhưng nhỏ, ngắn do không được nâng đỡ và tránh được tác động của gió). * VD1: + Ba đoạn thân cây rau dừa nước có cùng một kiểu gen không? + Biến dị ở 3 đoạn thân do nguyên nhân nào?( do môi trường, ở đây là do độ ẩm) * VD 2: Củ ở luống được tưới nước, bón phân và phòng trừ bệnh đúng kĩ thuật thì to hơn ở luống không làm đúng kĩ thuật điều đó nói lên điều gì? ( Tính đồng loạt theo một hướng, ứng với điều kiện môi trường.) + Vậy sự biểu hiện ra kiểu hình của một kiểu gen phụ thuộc vào yếu tố nào?( Kiểu gen và môi trường trong đó kiểu gen coi như không đổi). + Thường biến là gì? HS: Nghiên cứu H25 + đọc SGK trao đổi trả lời câu hỏi, Bước 3: GV cho HS rút ra kết luận. + So sánh với đột biến? I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường. - Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường - Thường biến thường biểu hiện hàng loạt theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, không di truyền được Hoạt động 2 (10 phút ): Tìm hiểu mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình MT: phân tích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình .Đồ dùng: Cách tiến hành : Bước 1: - GV: Yêu cầu HS tự nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi sau: HS thảo luận nhóm + Chức năng của gen là gì?( Lưu giữ và truyền đạt các thông tin di truyền). + Bố mẹ có truyền đạt cho con các tính trạng về kiểu hình hay không? + Tại sao có những kiểu hình có các tính trạng khác so với các tính trạng di truyền của bố và mẹ?( do ảng hưởng của môi trường). - HS: đọc thông tin, trao đổi, suy nghĩ trả lời câu hỏi trên. Bước 2: GV giúp HS phân tích mối quan hệ Kiểu gen Kiểu hình - GV hỏi: + Từ những ví dụ trên em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường, kiểu hình?(Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng có sẵn mà truyền một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường). + Hãy cho sơ đồ minh hoạ mối quan hệ đó? - HS: Tư duy trả lời và viết được sơ đồ - GV: Yêu cầu HS đọc SGK Tr72 và hỏi: + Những tính trạng nào phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen? ( chât lượng). + Những tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường? ( số lượng). + ĐK môi trường có vai trò gì trong sự biến đổi tính trạng màu sắc hạt gạo nếp cẩm và màu lông của lợn ỉ Nam Định? ( ít chịu ảnh hưởng của môi trường) + Tính dễ biến dị của các tính trạng số lượng có liên quan trực tiếp đến năng suất vật nuôi và cây trồng có ý nghĩa gì? Bước 3: KL HS: Đọc SGK trả lời câu hỏi và kết luận II. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình - Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng có sẵn mà truyền một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường Sơ đồ: Kiểu gen Kiểu hình - Kiểu hình là sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, thường ít chịu ảnh hưởng của môi trường, còn các tính trạng về số lượng thường chịu ảnh hưởng của môi trường. Hoạt động 3 (10 phút ): Tìm hiểu mức phản ứng MT: Trình bày khài niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi và trồng trọt. Trình bày được ảnh hưởng của môi trường đến tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng để ứng dụng trong chăn nuôi và trồng trọt. .Đồ dùng: Cách tiến hành : Bước 1: GV thông báo: Mức phản ứng đề cập đến giới hạn thường biến của tính trạng số lượng Bước 2: - GV:Yêu cầu HS đọc SGK và hỏi: + Sự khác nhau giữa năng suất bình quân và năng suất tối đa của giống lúa DR2 là do nguyên nhân nào, do giống hay do kĩ thuật trồng trọt quy định? + Tại sao trong điều kiện gieo trồng tốt nhất giống lúa SR2 chỉ cho năng suất 8 tấn/ ha/ vụ? ( Giới hạn năng suất do kiểu gen của giống quy định). + HS đọc SGK trả lời câu hỏi Bước 3: KL GV: + Vậy mức phản ứng là gì? + Mức phản ứng của tính trạng năng suất có ý nghĩa gì trong chăn nuôi, trồng trọt? ( Người ta áp dụng kĩ thuật trong chăn nuôi) III. mức phản ứng - Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước môi trường khác nhau. - Mức phản ứng do gen quy định 4,Tổng kết và HDVN ( 4 phút ) Tổng kết GV: Yêu cầu HS đọc tóm tắt cuối bài HDVN Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK. Câu 1. Thường biến Đột biến - Là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. - Biến dị kiểu hình nên không di truyền cho thế hệ sau. - Phát sinh đồng loạt theo một hướng tương ứng với điều kiện môi trường. - Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền ( ADN, NST) - Di truyền được cho thế hệ sau. - Xuất hiện với tần số thấp một cách ngẫu nhiên, thường có hại Câu 3: Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với các tính trạng về số lượng để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho kiểu hình phát triển tối đa. Người ta đã vận dụng những hiểu biết về mức phản ứng để tăng năng suất vật nuôi, cây trồng theo cách sau đây: áp dụng kĩ thuật chăn nuôi trồng trọt thích hợp cải tạo giống cũ bằng giống mới có tiềm năng năng suất cao Học bài và trả lời câu 1;3 vào vở bài tập Đọc nội dung bài thực hành và sưu tầm ảnh về các đột biến ở vật nuôi ,cây trồng .
Tài liệu đính kèm: