I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài, học sinh phải:
- Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của quá trình giảm phân I.
- Nêu được những điểm khác nhau ở từng kì của giảm phân I và II.
- Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương đồng.
2. Kĩ năng:
- Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- HS có nhận thức đúng đắn về các hiện tượng di truyền.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: - Bảng phụ ghi ND bảng 10 (HĐ1); Tài liệu tham khảo.
2. HS: - Đọc trước bài từ nhà; Kẻ bảng 10 vào vở.
Tuần: 5 Ngày giảng: Lớp: 9A/ Lớp: 9B/ Lớp: 9C/ Tiết 10 - Bài 10: giảm phân I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học xong bài, học sinh phải: - Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của quá trình giảm phân I. - Nêu được những điểm khác nhau ở từng kì của giảm phân I và II. - Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương đồng. 2. Kĩ năng: - Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - HS có nhận thức đúng đắn về các hiện tượng di truyền. II. chuẩn bị: 1. GV: - Bảng phụ ghi ND bảng 10 (HĐ1); Tài liệu tham khảo. 2. HS: - Đọc trước bài từ nhà; Kẻ bảng 10 vào vở. III. hoạt động dạy học. 1. Tổ chức: (1') 9A: 9B: 9C: 2. Kiểm tra: (1') ? Nêu những diến biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung *Hoạt động 1: Tìm hiểu những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân I và giảm phân II. GV: Yêu cầu h/s quan sát kì trung gian ở hình 10gtrả lời câu hỏi: ? Kì trung gian NST có hình thái như thế nào? HS: NST duỗi xoắn, nhân đôi. GV: Yêu cầu h/s nghiên cứu Ă, kết hợp quan sát h10 (tr32), thảo luận nhóm nội dung: + Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân I và giảm phân II. + Trình bày diễn biến theo hình vẽ sgk. HS: Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, ghi lại những diễn biến cơ bản của NST. HS: Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Chốt lại kiến thức đúng. 25' I. Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân I và giảm phân II. 1- Kì trung gian: - NST ở dạng sợi mảnh. - Cuối kì NST nhân đôi thành NST kép đính nhau ở tâm động. 2. Diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân. Các kì Những diễn biến cơ bản của NST Lần phân bào I Lần phân bào II Kì đầu - Các NST xoắn, co ngắn - Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo với nhau, sau đó lại tách rời. - NST co lại cho thấy số lượng kép trong bộ đơn bội. Kì giữa - Các cặp NST tương đồng tập trung và xếp song song thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. - NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kì sau - Các cặp NST tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào. - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. Kì cuối - Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội. - Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội. HS: Trình bày từng lần phân bào trên hình vẽ. GV: Sau giảm phân kết quả như thế nào? *Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của giảm phân GV: Yêu cầu h/s trả lời: ? Vì sao trong giảm phân các tế bào con lại có bộ NST giảm đi một nửa? HS: GP gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi một lần ở kì trung gian trước lần phân bào. GV: Nhấn mạnh: Sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng khi đi về 2 cực tế bào(kí hiệu bằng chữ)gĐây là cơ chế chủ yếu tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về tổ hợp NST. VD: KH 2 cặp NST tương đồng: A~a, B~b. ưở kì giữa NST ở thể kép : (AA)(aa); (BB)(bb). Do PLĐL và tổ hợp tự dogkết thúc phân bào I có 2 khả năng: 1. (AA)(BB), (aa)(bb). 2. (AA)(bb), (aa)(BB). gQua GP tạo 4 loại G: AB, Ab, aB. ab. ? Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa giảm phân I và giảm phân II? HS: Sử dụng bảng 10 để so sánh. HS: Tự kết luận về ý nghĩa của giảm phân. 7' * Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ (2n) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con mang bộ NST đơn bội (n). 3. ý nghĩa giảm phân. - Tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn bội khác nhau về nguồn gốc NST. *Kết luận chung: (sgk) 4. Củng cố: (4') *Bài tập: 1. Ruồi giấm có 2n=8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây? a) 2 b) 4 c) 8 d) 16 2. Hoàn thành bảng so sánh sau: Nguyên phân Giảm phân - Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng - Xảy ra ở tế bào sinh dục - Gồm 1 lần phân bào - Gồm 2 lần phân bào liên tiếp - Tạo ra 2 tế bào con có bộ NST như TB mẹ. - Tạo ra 4 TB con có bộ NST giảm 1 nửa. 5. Dặn dò: (1') - Học bài theo câu hỏi cuối bài. - Vẽ sơ đồ h11(tr34); Kẻ bảng so sánh phát sinh giao tử đực và phát sinh giao tử cái vào vở bài tập./.
Tài liệu đính kèm: