Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 26: Thường biến

Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 26: Thường biến

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Học xong bài, học sinh cần:

 - Trình bày được khái niệm thường biến, sự khác nhau của thường biến với đột biến về 2 phương diện: khả năng di truyền và sựbiểu hiện thành kiểu hình.

 - Trình bày được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi, trồng trọt.

 - Trình được ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng để ứng dụng trong việc nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng.

 2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

 3. Thái độ:Giáo dục lòng say mê tìm tòi, yêu thích môn học.

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1211Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 26: Thường biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
9A:
9B:
Tuần:
Tiết 26 - Bài 25: thường biến
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Học xong bài, học sinh cần:
	- Trình bày được khái niệm thường biến, sự khác nhau của thường biến với đột biến về 2 phương diện: khả năng di truyền và sựbiểu hiện thành kiểu hình.
	- Trình bày được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi, trồng trọt.
	- Trình được ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng để ứng dụng trong việc nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng.
 2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
 3. Thái độ:Giáo dục lòng say mê tìm tòi, yêu thích môn học.
II. chuẩn bị: 
 1. GV: - Tranh một số thường biến (HĐ1); Bảng phụ (HĐ1)
	*Phiếu học tập:
Đối tượng quan sát
Điều kiện môi trường
Mô tả kiểu hình tương ứng
VD1: Lá cây rau mác
- Mọc trong nước
- Trên mặt nước
- Trong không khí
VD2: Cây rau dừa nước
- Mọc trên bờ
- Mọc ven bờ
- Mọc trên mặt nước
VD3: Cây su hào
- Trồng đúng qui trình
- Không đúng qui trình
 2. HS: - Mẫu vật: Cây dừa (ven bờ, cạn, dưới nước), su hào, .
III. hoạt động dạy học.
1. Tổ chức: (1')9A: 9B:
2. Kiểm tra: (4)Thể đa bội là gì? Cho ví dụ? Nêu nguyên nhân?
 3. Bài mới: Tại sao có những loại cây cùng một kiểu gen nhưng sống ở môi trường khác nhau lại có những kiểu hình khác nhau Ư Thường biến là gì?
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: Hình thành khái niệm thường biến.
GV: Yêu cầu h/s quan sát hình vẽ và mẫu vật, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
HS: Các nhóm đọc kĩ Ă trong các ví dụ, quan sát và thảo luận điền vào phiếu học tập.
GV: Cho đại diện nhóm lên trình bày, bổ sung và chốt lại đáp án đúng.
GV: Phân tích kĩ ví dụ ở h25 cây rau mác:
 ? Nhận xét kiểu gen của cây rau mác mọc trong 3 môi trường khác nhau?
HS: Kiểu gen giống nhau.
? Tại sao lá cây rau mác có sự biến đổi kiểu hình?
HS: Sự biến đổi kiểu hình để thích nghi với điều kiện sống.
 + Lá hình dải: Tránh sóng ngầm.
 + Phiến rộng: Nổi trên mặt nước.
 + Lá hình mác: Tránh gió mạnh.
? sự biến đổi kiểu hình trong các ví dụ trên do nguyên nhân nào? 
HS: Do tác động của môi trường sống.
? Sự biến đổi kiểu hình của một kiểu gen phụ thuộc vào những yếu tố nào? Yêu tố nào được xem như không biến đổi?
HS: Phụ thuộc vào kiểu gen và môi trường, trong đó kiểu gen không biến đổi.
? Thường biến là gì? 
GV: Nhận xét, kết luận.
HS: So sánh thường biến với đột biến. (Đột biến: Biến đổi trong vật chất di truyền, xuất hiện với tần số thấp, ngẫu nhiên, thường có hại và di truyền)
* Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
GV: Yêu cầu h/s tìm hiểu Ă- sgk trả lời câu hỏi
? Nhận xét về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình? 
HS: Kiểu hình là tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
? Những tính trạng loại nào chịu ảnh hưởng của môi trường?
HS: Tính trạng số lượng.
GV: Yêu cầu h/s tìm hiểu ví dụ và phân tích:
? Điều kiện môi trường có vai trò gì trong sự biểu của tính trạng màu sắc hạt gạo nếp cẩm và màu lông của lợn ỉ Nam Định?
? Tính dễ biến dị của các tính trạng số lượng có liên quan trực tiếp đến vật nuôi cây trồng có ý nghĩa gì? 
HS: + Đúng qui trìnhƯnăng suất tăng
 + Sai qui trình Ư năng suất giảm.
 + Con người sử dụng các tác động vào cây trồng, vật nuôi để tăng năng suất.
GV: Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng có sẵn mà truyền một kiểu gen qui định cách phản ứng trước môi trường. 
* Hoạt động 3: Hình thành khái niệm mức phản ứng.
GV: Thông báo: Giới hạn thường biến của những tính trạng số lượng, tính trạng liên quan trực tiếp đến năng suất vật nuôi và cây trồng. 
HS: Nghiên cứu các ví dụ và trả lời:
? Sự khác nhau giữa năng suất bình quân và năng suất tối đa của giống lúa DR2 do nguyên nhân nào? (Môi trường)
? Tại sao trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, giống lúa DR2 chỉ cho năng suất gần 8 tấn/ha/vụ?
HS: Vì giới hạn năng suất của 1 giống do kiểu gen của giống đó qui định.
HS: Tự liên hệ và phân tích ví dụ về sự khác nhau giữa năng suất của giống lúa DT10 và giống lúa tám thơm đột biến.
? Vậy, mức phản ứng là gì? 
? Mức phản ứng của tính trạng năng suất có ý nghĩa gì trong chăn nuôi và trồng trọt? 
HS: Liên hệ thực tế. 
GV: Kết luận.
18'
10'
7'
I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường.
- Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
- Tính chất: Biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng điều kiện ngoại cảnh, không di truyền.
II. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
- Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
- Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
- Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường. 
III. Mức phản ứng. 
- Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước môi trường khác nhau.
- Mức phản ứng do kiểu gen qui định.
*Kết luận chung: (sgk)
 4. Củng cố: (4')
	*GV: Yêu cầu h/s hoàn thành bảng so sánh giữa thường biến và đột biến:
Thường biến
Đột biến
1
..
2. Không di truyền
3.
4. Thường biến có lợi cho sinh vật
1. Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền
 ( NST, ADN)
2. .
3. Xuất hiện ngẫu nhiên
4. .
? ông cha ta tổng kết: "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" theo em là đúng hay sai? Tại sao? 
 5. Dặn dò: (1')
	- Học bài theo nội dung sgk.
	- Làm câu 1; 3 vào vở.
	- Sưu tầm tranh, ảnh về các đột biến ở vật nuôi, cây trồng.
	- Kẻ bảng 26 - tr75 vào vở./.

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 9 - Tiet 26.doc