Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 37 đến tiết 72

Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 37 đến tiết 72

A) Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: HS trình bày được sự cần thiết phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến; phương pháp sử dụng tác nhân vật lí và hóa học để gây đột biến.

2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức, kĩ năng so sánh tổng hợp, khái quát hóa kiến thức, hoạt động nhóm.

3.Thái độ:GD ý thức tìm hiểu thành tựu khoa học, tạo lòng yêu thích môn học

4.Trọng tâm: HS giải thích được sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong việc chọn giống vi sinh vật và thực vật

B) Chuẩn bị:

- Tư liệu về chọn giống, thành tựu sinh học

- Phiếu học tập: Tìm hiểu tác nhân vật lí gây đột biến

C) Tiến trình lên lớp:

1) ổn định lớp :

2) Kiểm tra bài cũ:

3) Bài mới:

* Hoạt động 1: Gây đột biến nhân tác bằng tác nhân vật lí

 

doc 90 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1019Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 37 đến tiết 72", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: ....././2010
Tiết 37: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
A) Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: HS trình bày được sự cần thiết phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến; phương pháp sử dụng tác nhân vật lí và hóa học để gây đột biến.
2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức, kĩ năng so sánh tổng hợp, khái quát hóa kiến thức, hoạt động nhóm.
3.Thái độ:GD ý thức tìm hiểu thành tựu khoa học, tạo lòng yêu thích môn học
4.Trọng tâm: HS giải thích được sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong việc chọn giống vi sinh vật và thực vật
B) Chuẩn bị:
- Tư liệu về chọn giống, thành tựu sinh học 
- Phiếu học tập: Tìm hiểu tác nhân vật lí gây đột biến 
C) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp :
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Gây đột biến nhân tác bằng tác nhân vật lí
- GV yêu cầu:
+ Hoàn thành nội dung phiếu học tập 
+ Trả lời câu hỏi:
- Tại sao tia phóng xạ có khả năng gây đột biến?
- Tại sao tia tử ngoại thường được dùng để sử lí các đối tượng có kích thước nhỏ?
- GV chữa bài bằng cách kẻ phiếu trên bảng các nhóm ghi nội dung 
- GV đánh giá hoạt động và kết quả các nhóm giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- HS nghiên cứu thông tin SGK và ghi nhớ kiếm thức .
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm chữa phiếu học tập trên bảng. Các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung. 
- Các nhóm trả lời câu hỏi nhóm khác bổ sung
1) Gây độ biến bằng tác nhân vật lí.
* Kết luận: Trong phiếu học tập
* Hoạt động 2: Gây đột biến nhân tạo bằng tác hóa học
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi mục s SGK tr.97
- GV nhận xét giúp HS hoàn thiện kiến thức
- HS nghiên cứu SGK ghi nhớ kiến thức 
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 
- Một vài nhóm trình bày đáp án, HS khác theo dõi nhận xét và bổ sung
- HS tổng hợp kiến thức
2) Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học.
*Kết luận: 
- Hóa chất: EMS, NMU, NEU, cônsixin.
- Phương pháp: SGK
* Hoạt động 3: Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống
- GV định hướng trước cho HS sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống gồm:
+ Chọn giống VSV
+ Chọn giồng cây trồng 
+ Chọn giống vật nuôi
- GV nêu câu hỏi:
+ Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống VSV và cây trồng theo hướng nào? Tại sao?
+ Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi?
- GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện kiến thức
- HS nghiên cứu SGK tr97-98 kết hợp với tư liệu sưu tầm ghi nhớ kiến thức
- HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến 
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung
2) Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống
a) Trong chọn giống vi sinh vật 
b) Trong chọn giống cây trồng
c) Đối với vật nuôi
- Chỉ sử dụng với các nhóm động vật bậc thấp 
- Các động vật bậc cao cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể, dễ gây chết bằng tác nhân lí hóa 
D) Củng cố:
GV hỏi: Con người đã gây đột biến nhân tạo băng loại tác nhân nào và tiến hành như thế nào ?
E) Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK 
- Tìm hiểu hiện tượng thoái hóa giống.
Ngày dạy: ....././2010
Tiết 38: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
A) Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS nắm được khái niệm thoái hóa giống. Hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn gần và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống. HS trình bày được phương pháp tạo tạo dòng thuần ở cây ngô
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức; kĩ năng tổng hợp, hoạt động nhóm 
3. Thái độ: GD lòng yêu thích bộ môn. nâng cao ý thức học tập, trung thực 
4. Trọng tâm: Hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn gần và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống
B) Chuẩn bị:
- Tranh phóng to H34.1-3 SGK
- Tư liệu về hiện tượng thoái hóa 
C) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp :
2) Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu những thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống ĐV, TV và vi sinh vật
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng thoái hóa 
- GV nêu câu hỏi:
+ Hiện tợng thoái hóa ở động vật và thực vật biểu hiện như thế nào?
? Theo em vì sao dẫn đến hiện tượng thoái hóa ?
? Tìm ví dụ về hiện tượng thoái hóa?
- GV yêu cầu HS khái quát kiến thức.
? Thế nào là thoái hóa?
? Giao phối gần là gì ?
- HS nghiên cứu SGK tr.99-100
- Quan sát H34.1 -2 thảo luận nhóm thống nhất ý kiến 
+ Chỉ ra hiện tượng thoái hóa 
+ Lí do dẫn đến thóai hóa ở động vật và thực vật.
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung.
- HS dựa vào nội dung trên để khái quát kiến thức.
1) Hiện tượng thoái hóa 
- ở thực vật: Cây ngô tự thụ phấn sau nhiều thế hệ chiều cao của cây giảm, bắp dị dạng hạt ít
- ở động vật: Thế hệ con cháu sinh trưởng phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh.
* Lí do thoái hóa: 
+ ở thực vật do tự thụ phấn ở cây giao phấn 
+ ở động vật do giao phối gần.
b) khái niệm
- Thóai hóa: là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng sáu, năng suất giảm
- Giao phối gần: là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa 
 - GV nêu câu hỏi: 
? Qua các thế hệ tự thụ phấn và giao phối gần tỷ lệ đông hợp tử và tỷ lệ dị hợp biến đổi như thế nào?
? Tại sao thụ phấn ở cây trồng và giao phối gần ở ĐV lại gây hiện tượng thoái hóa 
- GV giải thích H34.3
- GV cho đại diện các nhóm trình bày đáp án bằng cách giải thích H34.3 phóng to.
- GV nhận xét kết quả học tập các nhóm giúp HS hoàn thiện kiến thức 
- HS nghiên cứu SGK và h34.3 ghi nhớ kiến thức 
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lới câu hỏi 
- Đại diện các nhóm trình bày trên H34.3 các nhóm khác theo dõi nhận xét.
2) Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa 
- Nguyên nhân hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn hoặc do giao phối cận huyết vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặnn gây hại.
 D) Củng cố
- GV cho HS đọc phần tóm tắt SGK và yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài.
- GV hỏi: Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây nên hiện tượng gì? Giải thích nguyên nhân ?
E) Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
-Tìm ưu thế lai, giống ngô lúa có năng suất cao.
Ngày dạy: ....././2010
Tiết 39: Ưu thế lai
A) Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS nắm được một số khái niệm: Ưu thế lai, lai kinh tế. HS hiểu và trình được cơ sở di truyền và hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống; các biện pháp duy trì ưu thế lai, phương pháp tạo ưu thế lai; phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức; kĩ năng tổng hợp, hoạt động nhóm 
3. Thái độ: GD lòng yêu thích bộ môn. nâng cao ý thức học tập, trung thực 
4. Trọng tâm: hiểu và trình được cơ sở di truyền và hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống; các biện pháp duy trì ưu thế lai, phương pháp tạo ưu thế lai; phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta.
B) Chuẩn bị:
- Tranh phong to H35 SGK
- Tranh một số giống động vật: Bò,dê, lợn. Kết quả của phép lai kinh tế
C) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp :
2) Kiểm tra bài cũ:
- Trong chọn giống người ta dùng 2 phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Hiện tượng ưu thế lai.
- GV đưa vấn đề 
? So sánh cây và bắp ngô ở 2 dòng tự thụ phấn với cây và bắp ngô ở cơ thể lai F1 trong H35 SGK tr.102
- GV nhận xét ý kiến của HS và dẫn dắt hiện tượng trên gọi là ưu thế lai 
- GV nêu câu hỏi:
? Ưu thế lai là gì ? cho VD về ưu thế lai ở ĐV và TV?
- GV nêu vấn đề: Tìm hiểu cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai HS trả lời câu hỏi:
? Tại sao khi lai 2 dòng thuần ưu thế lai thể hiện rõ nhất?
? Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ ?
- GV đánh giá kết quả và bổi sung thêm kiến thức về hiện tượng nhiều gen qui định môt tính trạng để giải thích .
- GV hỏi tiếp :
? Muốn duy trì ưu thế lai con người đã làm gì ?
- HS quan sát hình phóng to chú ý đặc điểm sau:
+ Chiều cao thân cây ngô 
+ Chiều dài bắp số lượng hạt 
- HS đưa ra nhận xét sau khi so sánh thân và bắp ngô ở cơ thể lai F1 có nhiều đặc điểm trội hơn so với cây bố mẹ.
- HS trình bày và bổ sung.
- HS nghiên cứu SGK tr.102-103
- Chú ý VD lai một dòng thuần có 2 gen trội và một dòng thuần có một gen trội 
- Đại diện trình bày lớp bổ sung
- HS trả lời được: áp dụng nhân giống vô tính 
- HS tổng hợp khái quát kiến thức
1) Hiện tượng ưu thế lai.
- 2 dòng thuần ( Kiểu gen đồng hợp) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp→ chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội 
- Tính trạng số lượng( hình thái năng suất) do gen trội qui định.
VD: 
P: Aabbcc ÍaaBBCC
→F1: AaBbCc
* Hoạt động 2: Các phương pháp tạo ưu thế lai.
- GV giới thiệu người ta có thể tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi 
- GV hỏi:
? Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở cây trồng bằng phương pháp nào?
? Nêu VD cụ thể ?
- GV hỏi:
? Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở vật nuôi bằng phương pháp nào?
? Cho VD?
- GV hỏi thêm:
? Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống ?
- GV mở rộng: 
- HS nghiên cứu SGK tr.1036 và các tư liệu sưu tầm, trả lời câu hỏi:
- Yêu cầu chỉ ra 2 phương pháp 
- HS nghiên cứu SGK tr.103- 104 kết hợp tranh ảnh về các giống vật nuôi 
- HS nêu được: nếu nhân giống thì thế hệ sau các gen lặn gây hại ở trạng thái đồng hợp sẽ được biểu hiện tính trạng
2) Các phương pháp tạo ưu thế lai.
a) Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng 
- Lai khác dòng: Tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau
- Lai khác thứ để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới.
b) Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi
- Lai kinh tế: Là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm 
D) Củng cố:
- GV cho HS đọc phần tóm tắt SGK và yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài
- Ưu thế lai là gì ? Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai ?
- Lai kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào ?
E) Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
- Tìm hiểu thêm về thành tựu ưu thế lai và lai kinh tế ở VN.
Ngày dạy: ....././2010
Tiết 40: Các phương pháp chọn lọc
A) Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS trình bày được các phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và nhiều lần, thích hợp cho sử dụng với đối tượng nào, những ưu nhược điểm của phương pháp chọn lọc này?
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng hoạt động độc lập, kĩ năng khái quát hóa vận dụng thực tế
3. Thái độ: GD lòng yêu thích bộ môn. nâng cao ý thức học tập, trung thực trong giờ kiểm tra
4. Trọng tâm: trình bày phương pháp chọn lọc cá thể, những ưu thế và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hàng loạt thích hợp sử dụng đối với đối tượng nào?
B) Chuẩn bị:
 ...  - GV nhận xét buổi ôn tập tại của các nhóm.
V. Dặn dò: - Ôn tập lại toàn bộ chương trình kiến thức sinh học đã học.
 - Tiết sau kiểm tra học kì II.
g b ũ a e
Ngày dạy: ....././2010
Tiết 68: ôn tập:
TổNG KếT CHƯƠNG TRìNH toàn cấp.
A. Mục tiêu: 
1. Kieỏn thửực: Giúp hs hệ thống hóa kiến thức thức sinh học về các nhóm sinh vật, đặc điểm các nhóm thực vật và các nhóm động vật.
2. Kyừ naờng :
- Reứn luyeọn kyừ naờng hoaùt ủoọng nhoựm
- Kyừ naờng khaựi quaựt, toồng hụùp kieỏn thửực
- Kyừ naờng vaọn duùng kieỏn thửực vaứo thửùc teỏ
3.Thaựi ủoọ : 
- Giaựo duùc yự thửực baỷo veọ moõi trửụứng, giửừ gỡn nguoàn taứi nguyeõn thieõn nhieõn
4. Trọng tâm:
Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 
- Giúp hs hệ thống hóa kiến thức thức sinh học về các nhóm sinh vật, đặc điểm các nhóm thực vật và các nhóm động vật.
- Rèn cho hs kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, tư duy so sánh và khái quát hóa kiến thức.
B. Phương tiện, chuẩn bị: 
1. GV: - Bảng 64.1 - 64.5.
2: HS: - Kiến thức đã học.
C. Tiến trình lên lớp: 
I. ổn định tổ chức: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới: 
1. Đặt vấn đề: Hôm nay chúng ta cùng ôn lại kiến thức sinh học của chương trình toàn cấp.
2. Phát triển bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: ( 20’) 
- GV chia lớp thành 5 nhóm.
- GV giao việc cho từng nhóm và y/c hs hoàn thành nôi dung của các bảng.
- GV cho đại diện nhóm trình bày và cho nhóm khác bổ sung thêm.
- GV nhận xét, và bổ sung thêm dẫn chứng.
- GV thông báo nội dung đầy đủ của các bảng kiến thức.
HĐ 2: ( 16’) 
- GV y/c hs hoàn thành BT sở sgk ( T 192, 193) .
- GV cho các nhóm thảo luận để trả lời.
- GV cho các nhóm trả lời bằng cách gọi đại diện từng nhóm lên viết trên bảng.
- GV nhận xét và thông báo đáp án đúng.
- GV y/c hs lấy ví dụ đại diện cho các ngành động vật và thực vật.
1. Đa dạng sinh học.
- Nội dung các bảng kiến thức.
II. Sự tiến hóa của thực vật và động vật. 
- Thực vật: Tảo xoắn, tảo vòng, cây thông, cây cải, cây bưởi, cây bàng
- Động vật: Trùng roi, trùng biến hình, sán dây, thủy tức, sứa, giun đất, trai sông, châu chấu, sâu bọ, cá, ếchgấu, chó, mèo.
- Sự phát triển của thực vật: Sinh học 6 
- Tiến hóa của giới động vật: 1d; 2b; 3a; 4e; 5c; 6i; 7g; 8h.
IV. Củng cố:	
- GV đánh giá hoạt động và kết quả của các nhóm.
V. Dặn dò: (1’) - Ôn tập các nôi dung ở bảng 65.1 - 65.5 sgk
 - Tiết sau kiểm tra học kỳ 2.
g b ũ a e
Ngày dạy: ....././2010
Tiết 69: Kiểm tra học kỳ ii
A. Mục tiêu: 
1. Kieỏn thửực: Kiểm tra học kỳ :Toàn bộ kiến thức đã học ở học kỳ 2
2. Kyừ naờng :
- Kyừ naờng khaựi quaựt, toồng hụùp kieỏn thửực
- Kyừ naờng vaọn duùng kieỏn thửực vaứo thửùc teỏ
3.Thaựi ủoọ : 
- Giaựo duùc yự thửực baỷo veọ moõi trửụứng, giửừ gỡn nguoàn taứi nguyeõn thieõn nhieõn
4. Trọng tâm: Giúp hs hệ thống hóa kiến thức thức sinh học về các nhóm sinh vật, đặc điểm các nhóm thực vật và các nhóm động vật...toàn bộ kiến thức đã học ở học kỳ 2
B. Phương tiện, chuẩn bị: 
1. GV: Đề bài kiểm tra học kỳ/hs.(Bao gồm cả đề bài và đáp án kềm theo)
2: HS: - Kiến thức đã học.
C. Tiến trình lên lớp: 
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s:
III. Bài mới: 
GV phát đề bài kiểm tra cho từng h/s, sau đó tổ chức coi và tổ chức cho h/s làm bài.
Học sinh tự giác, chủ động làm bài , cố gắng đạt kết quả tốt nhất.
IV. Củng cố:	
 - GV đánh giá hoạt động va làm bai của h/s.
 - GV có thẻ gợi ý qua về đáp án.
V. Dặn dò: 
 - Ôn tập các nôi dung bài ôn tập tông kết chương trình toàn cấp.
 - Đọc bài và nghiên cứu trước bài ôn tập tông kết chương trình toàn cấp theo SGK.
Ngày dạy: ....././2010
 Tiết 70 : TổNG KếT CHƯƠNG TRìNH toàn cấp (tt)
A. Mục tiêu: 
1. Kieỏn thửực: Giúp hs hệ thống hóa kiến thức thức sinh học cá thể và sinh học tế bào, vận dụng kiến thức vào thực tế.
2. Kyừ naờng :
- Reứn luyeọn kyừ naờng hoaùt ủoọng nhoựm
- Rèn cho hs kĩ năng tư duy so sánh tổng hợp và khái quát hóa kiến thức.
- Kyừ naờng vaọn duùng kieỏn thửực vaứo thửùc teỏ
3.Thaựi ủoọ : 
- Giaựo duùc yự thửực baỷo veọ moõi trửụứng, giửừ gỡn nguoàn taứi nguyeõn thieõn nhieõn
4. Trọng tâm:
Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 
- Giúp hs hệ thống hóa kiến thức thức sinh học cá thể và sinh học tế bào, vận dụng kiến thức vào thực tế.
B. Phương tiện, chuẩn bị: 
1. GV: - Bảng 65.1 - 65.5.
2: HS: - Kiến thức đã học.
C. Tiến trình lên lớp: 
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới: 
1. Đặt vấn đề: Hôm nay chúng ta cùng ôn lại kiến thức sinh học của chương trình toàn cấp.
2. Phát triển bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: ( 20’) 
- GV y/c hs hoàn thành bảng 65.1 và 65.2 sgk ( T194) 
? Cho biết những chức năng của các hệ cơ quan ở thực vật và người.
- GV theo dõi các nhóm hoạt động giúp đỡ nhóm yếu.
- GV cho đại diện nhóm trình bằng cách dán lên bảng và đại diện trình bày.
- GV nhận xét, và bổ sung thêm dẫn chứng.
- GV thông báo nội dung đầy đủ của các bảng kiến thức.
- GV hỏi thêm: ? Em hãy lấy ví dụ chứng minh sự hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể sinh vật liên quan mật thiết với nhau.
HĐ 2: ( 16’) 
- GV y/c hs hoàn thành nội dung các bảng 65.3 - 65.5.
? Cho biết mối liên quan giữa quá trình hô 
1. Sinh học cá thể.
- ở thực vật: Lá làm nhiệm vụ quang hợp Ư để tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống cơ thể.Nhưng lá chỉ quang hợp được khi rễ hút nước, muối khoáng và nhờ hệ mạch trong thân vận chuyển lên lá.
- ở người: Hệ vận động có chức năng giúp cơ thể vận động, lao động, di chuyển. Để thực hiện được chức năng này cần năng lượng lấy từ thức ăn do hệ tiêu hóa cung cấp, oxi do hệ hô hấp và được vận chuyển tới từng TB nhờ hệ tuần hoàn.
II. Sinh học tế bào.
hấp và quang hợp ở tế bào thực vật.
- GV cho đại diện các nhóm trình bày
- GV đánh giá kết quả và giúp hs hoàn thiện kiến thức.
- GV lưu ý hs: Nhắc nhở hs khắc sâu kiến thức về các hoạt động sống của tế bào, đặc điểm các quá trình nguyên phân, giảm phân.
IV. Củng cố:	
- GV đánh giá hoạt động và kết quả của các nhóm.
V. Dặn dò: (1’) - Ôn tập các nôi dung ở bảng 66.1 - 66.5 sgk
g b ũ a e
Ngày dạy: ....././2010
Tiết 71: TổNG KếT CHƯƠNG TRìNH toàn cấp (tt)
A. Mục tiêu: 
1. Kieỏn thửực: Giúp hs hệ thống hóa kiến thức thức sinh học cơ bản toàn cấp THCS, vận dụng kiến thức vào thực tế.
2. Kyừ naờng :
- Reứn luyeọn kyừ naờng hoaùt ủoọng nhoựm
- Kyừ naờng khaựi quaựt, toồng hụùp kieỏn thửực
- Kyừ naờng vaọn duùng kieỏn thửực vaứo thửùc teỏ
3.Thaựi ủoọ : 
- Giaựo duùc yự thửực baỷo veọ moõi trửụứng, giửừ gỡn nguoàn taứi nguyeõn thieõn nhieõn
4. Trọng tâm:
Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 
- Giúp hs hệ thống hóa kiến thức thức sinh học cơ bản toàn cấp THCS, vận dụng kiến thức vào thực tế.
B. Phương tiện, chuẩn bị: 
1. GV: - Bảng 66.1 - 66.5.
2: HS: - Kiến thức đã học.
C. Tiến trình lên lớp: 
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới: 
1. Đặt vấn đề: Hôm nay chúng ta cùng ôn lại kiến thức sinh học của chương trình toàn cấp.
2. Phát triển bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: ( 20’) 
- GV chia lớp thành 8 nhóm thảo luận chung 1 nội dung 
- GV cho hs chữa bài và trao đổi toàn lớp.
- GV theo dõi các nhóm hoạt động giúp đỡ nhóm yếu.
- GV cho đại diện nhóm trình bằng cách dán lên bảng và đại diện trình bày.
- GV nhận xét, và bổ sung thêm dẫn chứng.
- GV nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức ở bảng 66.1 và 66.3.
- GV y/c hs phân biệt được đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST, nhận biết được dạng ĐB.
HĐ 2: ( 16’) 
- GV y/c hs giải thích sơ đồ hình 66 sgk ( T197) 
- GV chữa bằng cách cho hs thuyết minh sơ đồ trên bảng.
- GV tổng kết những ý kiến của hs và đưa nhận xét đánh giá nội dung chưa hoàn chỉnh để bổ sung.
- GV lưu ý: HS lấy được ví dụ để nhận biết quần thể, quần xã với tập hợp ngẫu nhiên.
1. Di truyền và biến dị.
- Kiến thức ở bảng
II. Sinh vật và môi trường.
- Giữa môi trường và các cấp độ tổ chức cơ thể thường xuyên có sự tác động qua lại.
- Các cá thể cùng loài tạo nên đặc trưng về tuổi, mật độcó mối quan hệ sinh sản Ư Quần thể.
- Nhiều quần thể khác loài có quan hệ dinh dưỡng.
- Kiến thức ở bảng.
IV. Củng cố:
 ? Trong chương trình sinh học THCS em đã học được những gì.	
 - GV đánh giá hoạt động và kết quả của các nhóm.
V. Dặn dò: (1’) 
 - Ghi nhớ kiến thức đã học để chuẩn bị cho việc học kiến thức sinh học THPT.
 - Giờ học sau thực hành.
g b ũ a e
Ngày dạy: ....././2010
 Tiết 72: thực hành:
vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
A. Mục tiêu: 
1. Kieỏn thửực: Giúp hs vận dụng được những nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể của địa phương và nâng cao ý thức của HS trong việc môi trường ở địa phương.
2. Kyừ naờng :
- Reứn luyeọn kyừ naờng hoaùt ủoọng nhoựm
- Rèn cho hs kĩ năng tư duy logic, khái quát kiến thức.
3.Thaựi ủoọ : 
- Giaựo duùc yự thửực baỷo veọ moõi trửụứng, giửừ gỡn nguoàn taứi nguyeõn thieõn nhieõn
- Giáo dục cho hs nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ý thức chấp hành luật.
4. Trọng tâm:
Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau: 
- Giúp hs vận dụng được những nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể của địa phương và nâng cao ý thức của HS trong việc môi trường ở địa phương.
B. Phương tiện, chuẩn bị: 
1. GV: - Tài liệu: Luật bảo vệ môi trường và Hỏi đáp về môi trường và sinh thái.
2: HS: - Giấy trắng khổ to, Bút dạ. 
C. Tiến trình lên lớp: 
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới: 
1. Đặt vấn đề: Tình hình môi trường của chúng ta ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, vậy ở địa phương chúng ta việc bảo vệ môi trường và ý thức giữ gìn môi trường xanh, sạch như thế nào.
2. Phát triển bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: ( 36’) 
- GV chia lớp thành 8 nhóm. Mỗi chủ đề có 2 nhóm cùng thảo luận theo câu hỏi cho mỗi chủ đề SGK s ( T 187) 
- GV cho đại diện nhóm trình bày và cho nhóm khác bổ sung thêm.
- GV nhận xét, và bổ sung thêm dẫn chứng.
- Tương tự GV cho hs thảo luận 3 chủ đề còn lại.
- GV y/c các nhóm cần đưa ra những vấn đề thực tiễn của địa phương.
- GV có thể hướng dẫn các nhóm theo gợi ý để hs có định hướng thảo luận.
- HS: Chủ đề: Không đổ rác bừa bãi: 
+ Nhiều người vứt rác bừa bãi đặc biệt là nơi công cộng.
+ Nhận thức của người dân về vấn đề này còn thấp chưa đúng luật.
+ Chính quyền cần có biện pháp thu gọn rác, đề ra qui định đối với từng hộ, từng tổ dân phố.
+ Tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện.
+ HS phải tham gia tích cực vào việc thực hiện luật bảo vệ môi trường.
IV. Củng cố:
- GV nhận xét buổi thực hành về ưu và tồn tại của các nhóm.
- GV hướng dẫn hs chuẩn bị viết bản thu hoạch.
- Tổng kết về học lực bộ môn cho từng h/s.
V. Dặn dò: 
- Ghi nhớ kiến thức đã học để chuẩn bị cho việc học kiến thức sinh học THPT.
g b ũ a e

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh T51-72 duSH9.doc