Tiết 1 + 2 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
A. Mục tiêu cần đạt.
- HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu tài liệu soạn bài
HS: Đọc văn bản, soạn bài.
C. Tiến trình trên lớp.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Bài mới.
Ngày soạn: Bài 1 Tiết 1 + 2 Phong cách hồ chí minh A. Mục tiêu cần đạt. HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác. B. Chuẩn bị: GV: Nghiên cứu tài liệu soạn bài HS: Đọc văn bản, soạn bài. C. Tiến trình trên lớp. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt. GV: Hướng dẫn HS đọc chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết. GV đọc mẫu 1 đoạn, HS đọc tiếp đến hết bài. GV nhận xét. -Phần chú thích. GV kiểm tra 1 vài từ khó trong số 12 từ. ? Qua đọc em có nhận xet gì về thể loại của văn bản? (văn bản được viết theo thể loại nào?). ? Theo em văn bản có bố cục như thế nào? HS trả lời GV chốt. Đoạn 1: Từ đầu..... hiện tại Đoạn 2: Tiếp........tắm ao Đoạn 3: Còn lại Gọi HS đọc đoạn 1. ? Đoạn 1 nói lên vấn đề gì? ? Vốn tri thức văn hóc Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? ? vì sao người lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy? HS theo dõi đoạn 1, phát biểu những chi tiết nói lên sự hình thành sâu rộng của Bác. ? Theo em điều kỳ lạ trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì? Vì sao có thể nói như vậy 1 HS đọc đoạn 2. Đoạn 2 tác giả viết về vấn đề gì? ? Phong cách lối sống của Bác được biểu hiện qua các chi tiết nào?. GV tích hợp với văn bản: đức tính giản dị của Bác Hồ ? Tác giả đã bình luận và so sánh như thế nào ? So sánh với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. HS: đọc đoạn 3. ? Đoạn 3 nói lên điều gì? ? ý nghĩa cao đẹp của phong cách HCM được biểu hiện như thế nào?. ? Để làm rõ và nổi bật vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách HCM, người viết đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?. ? Tóm lại ta có thể tóm tắt những vẻ đẹp của phong cách HCM như thế naopf? HS trả lời đọc phần ghi nhớ. ? Kể và đọc những mẩu chuyện cao đẹp về lối sống giản dị cao đẹp của Bác. HS đọc thơ hoặc kể chuyện - GV nhận xét. D. Củng cố - dặn dò. - GV khắc sâu kiến thức trong 3 phần đã tìm hiểu yêu cầu học sinh học bài và soạn vVB “ đấu tranh cho 1 thế giới vì hào bình” sưu tầm những câu chuyện, thơ nói về lối sống giản dị, cao đẹp của Bác. I.Đọc -hiểu văn bản. 1. Đọc *Chú thích. *Kiểu loại. - Văn bản nhật dụng *Bố cục: - 3 đoạn 2. Tìm hiểu văn bản. a, Quá trình hình thành phong cách văn học Hồ Chí Minh. - Trong cuộc đời hoạt động CM đầy gian nan vất vả, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ Phương đông đến phương tây. Người có sự hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước Châu á, Châu mỹ, Châu âu, Châu phi. + Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngoại ngữ: nói và viết thông thạo nhiều thứ tiếng ngoại ngữ. + Học hỏi qua công việc và lao động( làm nhiều nghề khác nhau). + tìm hiểu học hỏi đến mức sâu sắc, uyên thâm. Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoa nước ngoài. + Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động. + Tiếp thu cái hay, cái đẹp, phê phán những hạn chế tiêu cực. Điều kỳ lạ trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay,dân tộc và quốc tế, vĩ đại mà bình dị - phong cách Hồ Chí Minh. b, Vẻ đẹp, phong cách Hồ Chí Minh trong lối sống và làm việc. - Nơi ở: Đơn sơ, ngôi nhà sàn nhỏ bằng gỗ với những đồ đạc mộc mạc, đơn sơ. - Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp.Tư trang ít ỏi, chiếc va li con... - Ăn uống đạm bạc: Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa... - Cuộc sống một mình suốt đời hy sinh vì dân, vì nước lối sống vô cùng thanh cao, sang trọng chưa có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống nào, hay một vị vua nào ngày trước lại sống giản dị và tiết chế như vậy. c, ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh. - Giống các vị danh nho: không phải tự thần thánh hoá, làm cho khác đời lập dị mà là di dưỡng tinh thần, một QN thẩm mỹ về lẽ sống. - Khác: Đây là lối sống của một người cộng sản lão thành, một vị chủ tịch nước. * Nghệ thuật: - Kết hợp giữa kể chuyện và phân tích, bình luận. - Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu. - Sử dụng nghệ thuật so sánh đối lập. * Ghi nhớ: SGK( 8). * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: ............................. Tiết 3 các phương châm hội thoại A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS : nắm được phương châm về lượng và phương chânm về chất. Biết vận dụng phương châm này trong giao tiếp. B. Chuẩn bị: GV: Nghiên cứu tài liệu soạn bài, bảng phụ HSphujXem lại phần hội thoại ở lớp 8, soạn bài. C. Tiến trình trên lớp. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt. GV: Dùng bảng phụ ghi VD1 - gọi HS đọc. ? Khi An hỏi “ Học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không? cần trả lời như thế nào? ? Từ VD em có rút ra bài học gì về giao tiếp? - GV gọi 1-2 HS đọc truyện cười “ Lợn cưới áo mới” GV ghi 2 câu trong đoạn hội thoại vào bảng phụ. ? Vì sao truyện này lại gây cười? ? Lẽ ra anh “ Lợn cưới” và anh “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe biết được điều cần hỏi và cần trả lời? ? Cần tuân thủ những yêu cầu gì khi giao tiếp? ? Qua phân tích VD em hiểu ntn là phương châm về lượng. - 1 HS đọc ghi nhớ. GV: Gọi 2 HS đọc văn bản: Quả bí khổng lồ. ? Truyện cười này phê phán điều gì? ? Qua đó em rút ra bài học gì khi giao tiếp? GV hỏi thêm: Nếu không biết chắc một tuần nữa sẽ cắm trại, thì em có thông báo điều đó với các bạn trong lớp không? ? Nếu không biết chắc chắn vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô giáo là bạn ấy nghỉ học vì ốm không? ? Từ 2 tình huống trên em rút ra bại học gì về giao tiếp? ? Qua phân tích VD em hiểu gì về phương châm về chất? HS đọc ghi nhớ. HS đọc yêu cầu bài tập. ? Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong bài tập? GV: Chia lớp làm 2 nhóm thảo luận, sau khi các nhóm trả lời GV chốt. ? Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống? GV: Chia lớp làm 5 nhóm, mỗi nhóm điền 1 câu. ? Các từ ngữ này chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào? HS đọc thầm văn bản. ? Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? BT4 HS làm ở nhà. ? Giải thích nghĩa các thành ngữ? Cho biết có liên quan đến phương châm hội thoại nào? GV: Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm làm 2 thành ngữ. D. Củng cố - dặn dò. - GV khắc sâu kiến thức trong 2 phần ghi nhớ. Yêu cầu HS học thuộc và làm bài tập 4. GV chữa trong tiết sau. - Soạn: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. I. Phương châm về lượng 1. Phân tích mẫu * VD1: đọc đoạn hội thoại. * Nhận xét: - Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Vì An muốn biết địa điểm học chứ không phải hỏi bơi là gì? - Khi nói câu phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi. * VD2: Lợn cưới, áo mới. * Nhận xét: - Truyện gây cười vì nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói. - Chỉ cần hỏi Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không? - Trả lời: Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả. Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói. *Ghi nhớ 1: SGK ( 9). II. Phương pháp về chất. Phân tích mẫu: Văn bản quả bí khổng lồ. Nhận xét: - Truyện cười phê phán tính nói khoác. - Trong giao tiếp: không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật. - Khi giao tiếp không nên nói những điều mà mình không có bằng chứng sát thực. *Ghi nhớ 2: SGK ( 10). III. Luyện tập. Bài tập 1: a, Trâu là một loại gia súc nuôi ở nhà - Thừa cụm từ “ Nuôi ở nhà” b, én là một loài chim có 2 cánh. - Thừa cụm từ “ Có 2 cánh”. Bài tập 2: a, Nói có sách, mách có chứng. b, Nói dối. c, Nói mò. d, Nói nhăng nói quậy. e, Nói trạng. - Các từ ngữ đều chỉ những cách nói tuân thủ hoặc vi phạm phương châm hội thoại. Bài tập 3: - ăn đơm nói đặt: Vu khống, đặt điều, bịa chuyện. - ăn ốc nói mò: Nói không có căn cứ. - ăn không nói có: Vu khống bịa đặt. - Cãi chày cãi cối: Cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ. - Khua môi múa mép: Nói ba hoa, khoác lác phô trương. - Nói dơi nói chuyện: Nói lăng nhăng, linh tinh không sự thực. - Hứa hươu hứa vượn: Hứa để được lọng nhưng không thực hiện. Chỉ cách nói, nội dung nói không tuân thủ phương châm về chất. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: ............................. Tiết 4 sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS : Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn. Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh. B. Chuẩn bị: GV: Nghiên cứu tài liệu soạn bài, bảng phụ HS : soạn bài.. C. Tiến trình trên lớp. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài soạn của HS 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt. GV: Dùng bảng phụ ghi VD1 - gọi HS đọc. ? Khi An hỏi “ Học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không? cần trả lời như thế nào? ? Từ VD em có rút ra bài học gì về giao tiếp? - GV gọi 1-2 HS đọc truyện cười “ Lợn cưới áo mới” GV ghi 2 câu trong đoạn hội thoại vào bảng phụ. ? Vì sao truyện này lại gây cười? ? Lẽ ra anh “ Lợn cưới” và anh “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe biết được điều cần hỏi và cần trả lời? ? Cần tuân thủ những yêu cầu gì khi giao tiếp? ? Qua phân tích VD em hiểu ntn là phương châm về lượng. - 1 HS đọc ghi nhớ. GV: Gọi 2 HS đọc văn bản: Quả bí khổng lồ. ? Truyện cười này phê phán điều gì? ? Qua đó em rút ra bài học gì khi giao tiếp? GV hỏi thêm: Nếu không biết chắc một tuần nữa sẽ cắm trại, thì em có thông báo điều đó với các bạn trong lớp không? ? Nếu không biết chắc chắn vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô giáo là bạn ấy nghỉ học vì ốm không? ? Từ 2 tình huống trên em rút ra bại học gì về giao tiếp? ? Qua phân tích VD em hiểu gì về phương châm về chất? HS đọc ghi nhớ. HS đọc yêu cầu bài tập. ? Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong bài tập? GV: Chia lớp làm 2 nhóm thảo luận, sau khi các nhóm trả lời GV chốt. ? Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống? GV: Chia lớp làm 5 nhóm, mỗi nhóm điền 1 câu. ? Các từ ngữ này chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào? HS đọc thầm văn bản. ? Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? BT4 HS làm ở nhà. ? Giải thích nghĩa các thành ngữ? Cho biết có liên quan đến phương châm hội thoại nào? GV: Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm làm 2 thành ngữ. D. Củng cố - dặn dò. - GV khắc sâu kiến thức trong 2 phần ghi nhớ. Yêu cầu HS học thuộc và làm bài tập 4. GV chữa trong tiết sau. - Soạn: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. I. Tìm hiểu về việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh. 1. Ôn tập về văn bản thuyết minh. - Văn bản thuyết minh: Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung ... c tích hợp đọc và viết các vb thông dụng. B. Chuẩn bị: GV: Tổng hợp phần kiến thức TLV + Soạn bài. HS: Soạn bài. C. Lên lớp. 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới GV yêu cầu HS đọc tìm hiểu bảng tổng kết trong SGKvà trả lời các câu hỏi ? Em đã học những kiểu vb nào ? ? Phân biệt sự khác nhau của các kiểm vb trên ? HS chỉ ra cụ thể các chi tiết khác nhau Các kiểu vb trên có thể thay thế được cho nhau không ? vì sao ? ? Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong VB cụ thể hay không ? tại sao ? nêu một ví dụ để minh hoạ ? ? Từ bảng trên hãy cho biết kiểu VB và hình thức thể hiện thể loại TPVH có gì giống nhau và khác nhau. ? Kể tên các thể loại văn học đã học ? Mỗi thể loại ấy đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào? HS xđ ? Các câu hỏi còn lại GV gợi dẫn HS trả lời. GV hướng dẫn HS so sánh 3 kiểu VB TN – giải thích, MT I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. * Các kiểu vb: VB tự sự, VB miêu tả, vb điều hành (HC – CV) 1. Các kiểu văn bản trên khác nhau ở điểm chính là: + Khác nhau về phương thức biểu đạt + Khác nhau về hình thức thể hiện 2. Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được vì : a. Phương thức biểu đạt khác nhau b. Hình thức thể hiện khác nhau c. Mục đích khác nhau. aVD: Để nắm được diễn biến các sự việc, sự kiện (tự sự) - Để cảm nhận được các sự việc hiện tượng (miêu tả) Để hiểu được tháI độ tình cảm của người viết đ/v sự vật , hiện tượng (biểu cảm) - Để nhận thức được đối tượng (TN) d. Các yếu tố cấu thành văn bản khác nhau VD: Nhân vật diễn biến kết quả sự việc (Tự sự) Hiện tượng về một sự vật hiện tượng được người viết tái hiện, tái tạo (miêu tả) 3. Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể vì: Trong văn bản tự sự có thể sử dụng phương thức miêu tả Tm, NL và ngược lại. - Ngoài chức năng thông tin , các văn bản còn có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ XH: Do đó không thể có một văn bản nào đó lại “thuần chủng một cách cực đoan . 4. So sánh kiểu vb và thể loại vb? a. Giống nhau: Các kiểu văn bản có thể loại VH có thể dùng chung một phương thức biểu đạt nào đó VD: Kiểu tự sự có mặt trong thể loại tự sự. Kiểu biểu cảm có mặt trong thể loại trữ tình. b. Khác nhau: - Kiểu vb là cơ sở của các thể loại VH - Thể loại VH là “môI trường” xuất hiện các kiểu vb. Các thể loại vh: - Truyện, tiểu thuyết, kí sự, thơ trữ tình, tuỳ bút, bút ký, cáo, hịch. II. Phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS. 1. So sánh TM, giải thích, miêu tả. Thuyết minh Giải thích Miêu tả Phương thức chủ yếu: CC đầy đủ tri thức về đối tượng - Cách viết: Trung thành với đặc điểm của đối tượng một các khái quát - Phương thức chủ yếu: XD một hệ thống luận điểm , luận cứ, lập luận - Cách viết: Dùng vốn sống trực tiếp và gián tiếp để giải thích một vấn đề nào đó theo một quan điểm lập trường nhất định - Phương thức chủ yếu táI tạo hiện thực bằng cảm xúc kq - Cách viết : Xây dựng hình tượng về một đối tượng nào đó thông qua quan sát liên tưởng so sánh và cảm xúc của người viết 2. Khả năng kết hợp giữa các phương thức. Tự sự Miêu tả Biểu cảm Nghị luận Thuyết minh Có sử dụng 4 phương thức còn lại. Ngoài ra còn có thể kết hợp với miêu tả nội tâm, đối thoại và độc thoại nội tâm - Có sử dụng các phương thức tự biểu cảm thuyết minh Có sử dụng các phương thức tự sự miêu tả, nghị luận Có sử dụng các phương thức miêu tả, biểu cảm thuyết minh Có sử dụng các phương thức miêu tả nghị luận VB TM có mục đích biểu đạt gì? Muốn làm được VB TM trước hết cần chuẩn bị những gì? ? Cho biết phương pháp thường dùng Trong vb TM? NN của VB TM có đặc điểm gì? ? VB tự sự có đích biểu đạt là gì? ? Nêu các yếu tố tạo thành VB tự sự? ? Vì sao vb tự sự thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, NL, biêủ cảm. Hãy cho biết tác dụng của các yếu tố đó đối với vb tự sự. VB nghị luận có đích biểu đạt là gì? VB nghị luận do các yếu tố nào cấu tạo thành? ? Nêu yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ và lập luận. Nêu dàn bài chung của kiểu bài NL về một sự việc, hiện tượng đời sống III. Các kiểu văn bản trọng tâm. 1. VB thuyết minh. Mục đích: Giúp người đọc có tri thức kq và có thái độ đúng đắn đối với chúng. Xác định đối tượng TM nắm được cấu tạo nguyên nhân , kết quả tính có ích hoặc có hại của đối tượng. + Phải tiến hành điều tra nghiên cứu học hỏi tri thức thì mới làm được. + PP: Trình bày thuộc tính cấu tạo nguyên nhân kết quả tính có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng. 2. VB tự sự. MĐ: Biểu hiện con người quy luật đời sống bày tỏ tình cảm thái độ. - Các yếu tố tạo thành VB tự sự, cốt truyện, các NV chi tiết và tiêu biểu. 3. VB nghị luận. - MĐ: Thuyết phục mọi người làm theo cai đúng cái tốt từ bỏ cái sai cái xấu. - Các yếu tố cấu tạo : LĐ, Luận cứ (lý lẽ dẫn chứng lập luận) - Yêu cầu luận điểm: Phải đúng đắn chân thật đáp ứng nhu cầu thực tế mới có sức thuyết phục. - Luận cứ: Phải chân thực đúng đắn tiêu biểu. Lập luận: Phải chặt chẽ hợp lý Dàn bài: NL về một sự việc hiện tượng đ/s + Mở bài: Giới thiệu sự việc hiện tượng có vấn đề. + Thân bài: Liên hệ thực tế phát triển các mặt đánh giá nhận định. Kết bài: Kết luận khẳng định, phủ định, lời khuyên. D. Củng cố dặn dò. - GV củng cố lại những kiến thức cơ bản vừa ôn tập YC HS về nhà học bài. - Soạn bài “Tôi và chúng ta” * Rút kinh nghiệm Ngày soạn:.. Tiết 165 + 166 TôI và chúng ta (Trích cảnh ba ) - Lưu Quang Vũ - A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS : - Hiểu được phần nào tính cách của các nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc sống đ/tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới có tinh thần giám nghĩ giám làm , dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của XH ta. Hiểu thêm về đặc điểm của thể loại kịch, cách tạo tình huống phát triển mâu thuẫn diễn tả hđ và sử dụng NN B. Chuẩn bị: GV: Soạn bài. HS: Soạn bài. C. Lên lớp. 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Xác định mâu thuẫn xung đột cơ bản của vở kịch và đoạn trích học kịch “Bắc sơn 3. Bài mới. HS đọc chú thích trong SGK ? Nêu những nét cơ bản về TG Lưu Quang Vũ? GV phân vai cho HS đọc: Chú ý lời thoại của các nv, GV đọc thử một vài câu thoại của các nv khác nhau. ? Xác định thể loại cụ thể của vở kịch ? Nêu bố cục vị trí của đoạn trích? GV tóm tắt cốt truyện của cảnh ba vở “Tôi và chúng ta’ - Tại một cuộc họp GĐ mới của xí nghiệp là Hoàng Việt cho công bố kế hoạch mở rộng SX và phương án làm ăn mới của XN kế hoạch này lập tức bị một số người trong đó có GĐ Nguyễn Chính phản đối nhưng lại được các công nhân và kỹ sư ủng hộ. ? Cốt truyện có phản ánh xung đột nào trong đ/s hiện thực? ? Từ đó phân loại nv theo xung đột chỉ ra đại diện trong xung đột. Cuộc họp mở tại PGĐ có đầy đủ các thành phần tham dự.Việc này cho thấy GĐ Hoàng Việt là những người có tác phong làm việc ntn? ? Mục đích cuộc họp được công bố là gì? ? Người trực tiếp soạn thảo phương án là kĩ sư ?Lê Sơn. Điều này có ý nghĩa gì? Từ đó ta hiểu gì về p/c làm việc của GĐ Hoàng Việt? ? Đề án mở rộng sản xuất có những đặc điểm nào nổi bật ? ? ý tưởng đổi mới ở đây là gì? nó k/đ điều gì? GĐ Hoàng Việt có phương án ntn trước quan điểm KH sản xuấtvà KH của các cấp trên và có KH hai KH ba ntn? - HS theo dõi VB nêu các chi tiết ? Những p/a đó cho thấy Hoàng Việt là một giám đốc ntn? Trong đổi mới cách làm ăn của XN GĐ Hoàng Việt có những chỉ đạo cụ thể nào? Cái mới của những ý kiến này là gì?; ? Cái mới trong nhận thức của GĐ là gì? QN làm ăn mới của GĐ đã bị chống đối ? Những ai chống đối lại cách làm mới của GĐ Hoàng Việt? ? Cách chống đối chung của những người này là gì? Nhân vật của sự chống đối là gì? GĐ Hoàng Việt đã có thái độ ntn trước những p/a này? Từ đó Hoàng Việt bộc lộ vai trò của một GĐ ntn? NX về NT khắc hoạ NV Hoàng Việt PGĐ Nguyễn Chính đã có những phản ứng nào trước KH đổi mới SX củ GĐ Hoàng Việt? Những p/a đó cho thấy mục đích của PGĐ này là gì? NX NT khắc hoạ NV Nguyễn Chính? Từ đó những đặc điểm nào trong t/c NV Nguyễn Chính được bộc lộ? ? Tổng kết về ND và NT đoạn trích? GV gọi HS đọc ghi nhớ. Phần LT yêu cầu HS tóm tắt sợ phát triển kịch trong đoạn trích I. Giới thiệu chung 1. TG – TP. - TG: (1948 – 1988) quê gốc Quảng Nam: Là nhà thơ nhà viết kịch nổi tiếng của nhân vật VHVN những năm 70-80 của thế kỷ XX TP: Đoạn trích trong cảnh ca của vở kịch (gồm 9 cảnh) 2. Đọc hiểu khái quát a. Đọc phân vai b. Thể loại Kịch nói, chính kịch C. Bố cục Gồm 3 cảnh (trên 9 cảnh không chia hồi lớp, ở đây cảnh tương đương với lớp) II. Tìm hiểu vb: 1. Diễn biến mâu thuẫn xung đột trong đoạn trích. - Mâu thuẫn xung đột giữ cũ (Những người bảo thủ lạc hậu, sự thay đổi) – mới (những người tiên tiến khoa học) + Những người tiên tiến như Hoàng Việt, kỹ sư Lê Sơn + NHững người bảo thủ: PGĐ Nguyễn Chính, trưởng phòng tài vụ, quản đốc Trương. + Đại diện mỗi bên là: PGĐ Nguyễn Chính, GĐ Hoàng Việt 2. Nhân vật Hoàng Việt - Là người không câu nệ (không cần phòng họp riêng, hội trường riêng) khẩn trương và dân chủ Trình bày KN mở rộng SX và phương án làm ăn mới của XN Phương án mới đã được tính toán KH có thể tiến hành được Làm việc có mục đích rõ ràng, khách quan minh bạch + Tăng sức sx của xí nghiệp lên gấp 5 so với cũ - Tăng số lượng công nhan từ 3 – 500 người. - Mở rộng tối đa quy mô sản xuất: khẳng định chúng ta sẽ thực hiện. Là người giám nghĩ giám làm theo cáI mới giám chịu trách nhiệm trong công việc - Tuyển dụng thợ hợp đồng dừng việc xây nhà khách để trả tiền cho thợ hợp đồng. + Tổ chức lại SX + Dựa vào chính XN Chỉ đạo với tháI độ kiên quyết lệnh cho tôi phải thi hành => Thực hiện công bằng trong lao động chú ý đến quyền lợi người lao động lấu lợi ích để kích thích lao động Những người chống đối: PGĐ Nguyễn Chính, trưởng phòng tài vụ, quản đốc phân xưởng. + Dựa vào quyết định , nguyên tắc, luật lệ có sẵn - Không nhận thức được yêu cầu đổi mới trong sản xuất tin vào cơ chế cũ , lo sợ mất quyền lực , quyền lợi cá nhân . - Dùng quyền lực của GĐ để miễn chức bãi chức chủ yếu dùng trí thức quản lý để phê phán lại . - Lập trường đổi mới rõ ràng , có tri thức quyết đoán trong công việc. NT: Tính cách được bộc lộ trong hàng loạt các quan hệ xung đột. 2. NV Nguyễn Chính. Dựa trên KH đã lập từ trước của cấp trên - Dựa trên nguyên tắc - Cảnh báo đe doạ - Chống lại quan điểm đổi mới - Bảo vệ lề thói làm văn cũ + Hạ uy tín của GĐ vì lợi ích quyền lợi của bản thân. NT: Đặt trong xung đột trực diện T/c bộc lộ dẫn từ thấp đến cao, có lời lẽ giọng điệu riêng của nhân vật - Là người thủ đoạn, đó kỵ, ham quyền lực * Ghi nhớ SGK * Luyện tập D. Củng cố dặn dò GV củng cố lại về ND – NT đoạn trích nhắc HS về nhà học bài. - Soạn bài: Tổng kết văn học. * Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: