Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 58: Tổng kết chương III: Quang học

Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 58: Tổng kết chương III: Quang học

Bài 58: TỔNG KẾT CHƯƠNG III: QUANG HỌC

I. Mục tiêu:

1. Trả lời được những câu hỏi trong phần Tự kiểm tra

2. Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã chiếm lĩnh được để giải thích và giải các bài tập trong phần Vận dụng

II. Chuẩn bị:

- Bảng phụ ghi các câu hỏi. Phiếu học tập.

III. Hoạt động của gv và hs:

1. On định lớp.

2. Kiểm tra bài củ

3. Các bước lên lớp

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 58: Tổng kết chương III: Quang học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 58: TỔNG KẾT CHƯƠNG III: QUANG HỌC
I. Mục tiêu:
1. Trả lời được những câu hỏi trong phần Tự kiểm tra
2. Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã chiếm lĩnh được để giải thích và giải các bài tập trong phần Vận dụng
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi các câu hỏi. Phiếu học tập.
III. Hoạt động của gv và hs:
Oån định lớp.
Kiểm tra bài củ
Các bước lên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
NỘI DUNG
Hoạt động 1. Trả lời các câu hỏi tự kiểm tra.
+ Từng HS trình bày câu trả lời đã chuẩn bị đối với mỗi câu của phần tự kiểm tra theo yêu cầu của GV.
+ Phát biểu, trao đổi, thảo luận với cả lớp để có câu trả lời cần đạt được đối với mỗi câu của phần tự kiểm tra.
- HS thực hiện các câu 1, 4, 6, 12, 14, 15, 16.
+ Kiểm tra việc chuẩn bị trả lời phần tự kiểm tra để phát hiện những kiến thức và kĩ năng học sinh chưa nắm vững.
+ Gọi một vài học sinh trả lời trước lớp câu trả lời đã chuẩn bị sẵn ở phần tự kiểm tra.
+ HS trao đổi, thảo luận và GV thống nhất câu trả lời.
* Yêu cầu HS thực hiện các câu 1, 4, 6, 12, 14, 15, 16.
I. Tự kiểm tra.
C1. a) Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa nước và không khí. Đó là hiện tượng khúc xạ.
b) Góc tới bằng 600. Góc khúc xạ nhỏ hơn 600.
C4. Dùng hai tia đặc biệt phát ra từ điểm B: Tia qua quang tâm và tia song song với trục chính của thấu kính.
C6. Nếu ảnh của tất cả các vật đặt trước thấu kính đều là ảnh ảo thì thấu kính đó là thấu kính phân kì.
C12. Ví dụ về nguồn phát ánh sáng trắng: Mặt trời, ngọn đèn điện, đèn ống
Ví dụ về cách tạo ra ánh sáng đó: Dùng đèn LED đỏ, chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ, dùng bút laze phát ra ánh sáng đỏ, chiếu ánh sáng trắng lên mặt ghi của đĩa CD
C14. Muốn trộn hai ánh sáng màu với nhau, ta cho hai chùm sáng đó chiếu vào cùng một chỗ trên một màn ảnh trắng, hoặc cho hai chùm sáng đó đi theo cùng một phương vào mắt. Khi trộn hai ánh sáng màu khác nhau thì ta được một ánh sáng có màu khác với màu của hai ánh sáng ban đầu.
C15. Chiếu ánh sáng đỏ vào một tờ giấy trắng ta sẽ thấy tờ giấy có màu đỏ. Nếu thay tờ giấy trắng bằng tờ giấy xanh ta sẽ thấy tờ giấy gần như có màu đen.
C16. Trong việc sản xuất muối, người ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng mặt trời. Nước trong nước biển sẽ bị nóng lên và bốc hơi.
Hoạt động 2. Làm một số bài vận dụng.
HS: Làm các câu vận dụng theo chỉ định của GV.
HS: Trình bày kết quả theo yêu cầu của GV.
GV: Chỉ định một số câu vận dụng cho HS làm.
GV: Hướng dẫn HS trả lời.
GV: Chỉ định HS trình bày đáp án của mình và HS khác phát biểu, đánh giá câu trả lời đó.
GV: phát biểu nhận xét và hợp thức hóa kết luận cuối cùng.
GV: Yêu cầu HS thực hiện các câu: 17, 18, 20, 22, 23, 25/SGKø
II. vận dụng.
17. B.
18. B.
22. a) Xem hình 58.1
b) A’B’ là ảnh ảo.
c) Vì điểm A trùng với điểm F, nên BO và AI là hai đường chéo của hình chữ nhật BAOI. Điểm B’ là giao điểm của hai đường chéo. A’B’ là đường trung bình của tam giác ABO.
Ta có OA’ = = 10cm.
23. a) Xem hình 58.2.
b) AB = 40cm ; OA = 120cm;
 OF = 8cm
 (1)
Vì AB = OI nên:
 (2).
Từ (1) và (2) ta suy ra:
Hay
Thay số, ta được:
Hay 
Aûnh cao 2,86cm
25. a) Nhìn một ngọn đèn dây tóc qua một kính lọc màu đỏ, ta thấy ánh sáng màu đỏ.
b) Nhìn ngọn đèn đó qua kính lọc màu lam, ta thấy ánh sáng màu lam.
c) Chập hai kính lọc màu đỏ và màu lam lại với nhau rồi nhìn ngọn đèn dây tóc nóng sáng, ta thấy ánh sáng màu đỏ sẫm. Đó không phải là trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng lam, mà là thu được phần còn lại của chùm sáng trắng sau khi đã cản lại tất cả những ánh sáng mà mỗi kính lọc đỏ hoặc lam có thể cản được.
* DẶN DÒ:
Làm bài tập 24, 26/SGK
Chuẩn bị kiểm tra một tiết.
* RÚT KINH NGHIỆM QUA TIẾT DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docB57.doc