Giáo án môn Vật lý 9 năm 2010 - Tiết 12, 13, 14

Giáo án môn Vật lý 9 năm 2010 - Tiết 12, 13, 14

A.Mục tiêu:

-Nêu Được ý nghĩa của số oat ghi trên dụng cụ điện.

-Vận dụng công thức P=UI để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại.

- Qua bài học giáo dục cho hs ý thức được việc tiết kiệm điện năng trong đời sống sinh hoạt.

B.Chuẩn bị:

* Nhóm HS

-1 Bóng đèn 12V-3W -1 Biến trở 20 -2A

-1 Bóng đèn 12V-6W -1 Ampe kế có GHĐ: 1,2A; ĐCNN: 0,01A

-1 Bóng đèn 12V-10W -1 Vôn kế có GHĐ: 12V và ĐCNN: 0,1V

-1 Nguồn điện 6V hoặc 12V -Dây dẫn, khoá

* Cả lớp

-1 bóng đèn 220V- 75W; 220V-75W

C.Tiến trình lên lớp.

1.Ổn định lớp.

2.Kiểm tra bài cũ. (Không)

3.Bài mới.

 

doc 6 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1007Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 năm 2010 - Tiết 12, 13, 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6	Ngày soạn / / 2010
Tiết 12	Ngày dạy / / 2010
§12. CÔNG SUẤT ĐIỆN
A.Mục tiêu:
-Nêu Được ý nghĩa của số oat ghi trên dụng cụ điện.
-Vận dụng công thức P=UI để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại.
- Qua bài học giáo dục cho hs ý thức được việc tiết kiệm điện năng trong đời sống sinh hoạt.
B.Chuẩn bị:
* Nhóm HS
-1 Bóng đèn 12V-3W	-1 Biến trở 20 -2A
-1 Bóng đèn 12V-6W	-1 Ampe kế có GHĐ: 1,2A; ĐCNN: 0,01A
-1 Bóng đèn 12V-10W	-1 Vôn kế có GHĐ: 12V và ĐCNN: 0,1V
-1 Nguồn điện 6V hoặc 12V	-Dây dẫn, khoá
* Cả lớp
-1 bóng đèn 220V- 75W; 220V-75W
C.Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ. (Không)
3.Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Tìm hiểu công suất định mức của các dụng cụ điện.
-Cho HS quan sát các bóng đèn hoặc các dụng cụ điện có ghi các số V và số W
-GV tiến hành TN như SGK, yêu cầu HS trả lời câu C1, C2
-Y/c HS không nhìn sách, hãy cho biết ý nghĩa của các con số đó
-Y/c trả lời C3
GDBVMT: Vậy trong thực tế chúng ta phải chọn lựa và sử dụng các dụng cụ điện như thế nào là hợp lý nhất?
Nếu dùng U < Uđm à không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. nhưng có thể làm giảm tuổi thọ của dụng cụ.
Nếu dùng U > Uđm à Dụng cụ sẽ hoạt động với công suât lớn hơn làm giảm tuổi thọ của dụng cụ và gây cháy nổ rất nguy hiểm.
Ta nên sử dụng ổn áp để bảo vệ các thiết bị điện.
I. Công suất định mức của các dụng cụ điện
-Quan sát và đọc các số chỉ 
-Quan sát TN, nhận xét mức độ hoạt động mạnh yếu của các bóng đèn, trả lời C1
-Nhớ lại kiến thức trả lời C2
-Thực hiện theo y/c của GV -Trả ời C3:
Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của các dụng cụ điện đó. Nghĩa là công suất điện của dụng cụ điện đó khi nó hoạt động bình thường.
Để dụng cụ hoạt động đúng với CSĐM thì ta phải dùng đúng UĐM
HĐ2: Tìm công thức tính công xuất.
-Y/c HS:
? Nêu mục tiêu của TN
? Nêu các bước tiến hành TN
? Nêu cách tính công suất điện của đoạn mạch
-Câu C5 hướng dẫn HS vận dung ĐL Oâm để chứng minh.
à Giáo viên chốt lại cho hs ghi vào vở.
II. Công thức tính công suất.
- Hs hoạt động cá nhân nêu mục tiêu của TN
-Tìm hiểu các bước tiến hành TN
-Trả lời câu C4; C5
P = UI = I2R = 
-Trong đó: 
P: Công suất (W)
U: Hiệu điện thế (V)
I: Cường độ dòng điện (A)
- Công suất của đoạn mạch được tính bằng tích của hiệu điện thế giũa ha đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
HĐ3: Vận dụng-Củng cố.
-HS hoạt động cá nhân, thực hiện C6, C7, C8
III. Vận dụng.
-HS hoạt động cá nhân, thực hiện C6, C7, C8
C6
+ I= 0,314 A và R= 645
+Có thể dùng cầu chì loại 0,5A cho bóng đèn này, vì nó đảm bảo cho đèn hoạt động bình thường và sẽ nóng chảy, tữ động ngắt khi đã đoãn mạch
C7
P=4,8W; R=30
C8
P=1000W=1kW
-HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV
***Củng cố :
GV: Trên bóng đèn có ghi: 220V- 25W, con số này có ý nghĩa gì?
GV: Bằng cách nào có thể xác định công suất của một đoạn mạch khi có dòng điện chạy qua
HĐ4: Hướng dẫn-Dặn dò.
- Về nhà làm BT12.1-12.7
- HD bài 12.6: khi điện trở cả hai trường hợp là như nhau, nếu HĐT giảm 2 lần thì P như thế nào? 
- Nghiên cứu trước bài 13 “ĐIỆN NĂNG- CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN”
- Tìm hiểu xem dòng điện có mang năng lượng không?-Các dụng cụ điện: bàn ủi, quạt máy, bóng đèn  năng lượng được chuyển hoá từ dạng nào sang dạng nào.
D.Rút kinh nghiệm.
Tuần 7	 Ngày soạn / / 2010
Tiết 13	 Ngày dạy / / 2010
§13. ĐIỆN NĂNG – CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN (1)
A.Mục tiêu:
Nêu được ví dụ chứng tỏ dòng điện có năng lượng.
Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng trong hoạt động của các dụng cụ điện.
B.Chuẩn bị:
Bảng 1 ( trang 37 SGK ).
C.Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi:
1) Số oat ghi trên mỗi dụng cụ điện cho ta biết điều gì?
2) Nêu công thức tính công suất tiêu thụ của một dụng cụ điện. (Gọi tên và ghi đơn vị ).
Trả lời:
1) Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện là công suất định mức của dụng cụ, dụng cụ sẽ hoạt động đúng với CSĐM khi được sử dụng với HĐT định mức.
2) P = UI = I2R = 
-Trong đó: 
P: Công suất (W); U: Hiệu điện thế (V); I: Cường độ dòng điện (A)
3.Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Tìm hiểu năng lượng của dòng điện.
-Yêu cầu H S quan sát hình 13.1 và thảo luận để trả lời C1. (G V nhận xét đúng, sai )
- GV: Dòng điện có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng trong hoạt động của các dụng cụ, điều này cho ta nhận xét gì.
- GV thông báo: Năng lượng của dòng điện được gọi là điện năng.
- Vậy điện năng được chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào? 
I. Điện năng
1. Dòng điện có mang năng lượng
-Các nhóm thảo luận để trả lời C1 rồi viết vào bảng con.
+ Dòng điện thực hiện công cơ học trong hoạt đồng của các dụng cụ và thiết bị điện: Máy khoan, máy bơm nươc.
+ Dòng điện cung cấp nhiệt trong hoạt đồng của các dụng cụ và thiết bị điện: Mỏ hàn, nồi cơm điện, bàn là.
- H Sø nhận xét câu trả lời của nhóm khác.
- H S nêu được dòng điện có mang năng lượng.
HĐ 2: Tìm hiểu sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác.
- GV: đưa bảng 1, yêu cầu hs hoành thành:
Dụng cụ điện
NL đc biến đổi thành dạng
Có ích
Vô ích
Bóng đèn dây tóc
Đèn led
Nồi cơm điện, BL
Quạt điện, mbnước
-Yêu cầu 1 nhóm HS dán câu trả lời C2 trên bảng vẽ lớn để các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét kết quả.
- GV cho H S ôn tập khái niệm hiệu suất đã học ở lớp 8 và vận dụng cho trường hợp này.
- GV: Qua các câu C1, C2, C3 cho ta các
kết luận gì.
- GV: Tỉ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng: 
GV: Hiệu suất không vượt quá 1(hoặc 100%).
2. Sự chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng khác.
- Các nhóm thảo luận trả lời C2,3 (bảng 1)
các dạng năng lượng biến đổi từ điện năng. 
- Các nhóm khác nhận xét.
- H S: điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, trong đó có phần năng lượng có ích và phần năng lượng vô ích.
HĐ 3: Vận dụng - Củng cố
- Điều nào chứng tỏ dòng điện có mang năng lượng? 
- Cho V D. Năng lượng của dòng điện có tên gọi là gì?
D.Rút kinh nghiệm.
Tuần 7	Ngày soạn / / 2010
Tiết 14	Ngày dạy / / 2010
§13. ĐIỆN NĂNG – CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN (2)
A.Mục tiêu:
1/ Kiến thức: 
-Nêu được dụng cụ đo điện năng tiêu thụ là công tơ điện và mỗi số đếm của công tơ là 1 KWh.
-Vận dụng công thức A=P.t=U.I.t để tính một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại.
2/ Kỹ Năng: Phân tích, tổng hợp kiến thức. Vận dụng lý thuyết vào thực tế 
3/ Thái độ: Ham học hỏi, yêu thích môn học. Biết tiết kiệm điện năng
B.Chuẩn bị:
Đối với cả lớp: 1 công tơ điện.
Bảng 2 ( trang 39 SGK ).
C.Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ. (không)
3.Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ 1: Tìm hiểu công của dòng điện, công thức tính và dụng cụ đo công của dòng điện.
-GV thông báo về công của dòng điện.
- Đề nghị một vài hs mối liên hệ giữa công và công suất và thực hiện C4.
- Đề nghị một hs trình bày trước lớp cách suy luận về công thức tính công của dòng điện .và thực hiện C5. (GV hướng dẫn chung)
-GV: Công thức tính A=P.t áp dụng cho mọi cơ cấu sinh công; A=U.I.t tính công của dòng điện.
-Gọi HS nêu đơn vị của từng đại lượng trong công thức.
-GV giới thiệu đơn vị đo công của dòng điện kW.h, hướng dẫn HS cách đổi từ kW.h ra J.
1kW.h=1000W.3600s=3600000J=3,6.106J
-Trong thực tế để đo công của dòng điện ta dùng dụng cụ đo nào?
- GV cho hs tìm hiểu về công tơ điện thật.
-Hãy tìm hiểu xem một số đếm của công tơ ứng với lượng điện năng sử dụng là bao nhiêu?
II. Điện năng
-Thu thập thông tin của GV 
-Trả lời C4 : 
-Thực hiện C5: chứng minh công thức : A=U.I.t
P P. t mà P= U.I => A=U.I.t
-Chú ý
-Thực hiện theo yêu cầu GV
-Số đếm của công tơ tương ứng với lượng tăng thêm của số chỉ của công tơ.
-Một số đếm ( số chỉ của công tơ tăng thêm 1 đơn vị) tương ứng với lượng điện năng đã sử dụng là 1 kW.h.
HĐ 2: Vận dụng - Củng cố và dặn dò:
-Yêu cầu 1 HS đọc đề bài C7à Tóm tắt đề bài.
- GV gợi ý cho HS:
+ Giải thích ý nghĩa con số ghi trên bóng đèn.
+ Tìm mối quan hệ giữa đại lượng đã biết và đại lượng cần tìm? (thể hiện qua công thức nào)
+ Một số đếm công tơ tương ứng với lượng điện năng là bao nhiêu? Vậy nên tính lượng điện năng tiêu thu ra đơn vị gì?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày bài giải C7.
- Theo dõi , nhắc nhở H S những sai sót và gợi ý cho những H S yếu, kém. Sau đó đề nghị một vài HS nêu kết quả. GV nhận xét .
- Tìm cách khác để giải bài tập này.
- HS tóm tắt đề bài.
Đ(220-75W)
T=4h
A=?; N=?
Vì đèn sử dụng ở HĐT 220 bằng HĐT ĐM nên đèn đạt được CSĐM P=75W=0,075kW
A=P.t=0,075.4=0,3kW.h
A=0,3kW.h à N=0,3số
Nêu khái niệm và công thức tính công của dòng điện.( Gọi tên và đơn vị)
Dặn dò: Làm BT 13.1 đến 13.6 (trang 20)
3. Hướng dẫn: ta có A=P.t
 Nếu A(kW.h)=P(kW).t(h)
 Nếu A(J)=P(W).t(s)
D.Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • doc9L 12-13-14.doc