Giáo án môn Vật lý 9 năm 2011 - Tiết 50, 51

Giáo án môn Vật lý 9 năm 2011 - Tiết 50, 51

 A. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Nhận dạng được thấu kính phân kì.

-Vẽ được đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì.

-Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích một vài hiện tượng đã học trong thực tiễn.

2.Kĩ năng:

-Biết tiến hành TN dựa vào các yêu cầu của kiến thức trong SGK. Từ đó rút ra được đặc điểm của thấu kính phân kì.

-Rèn được kĩ năng vẽ hình.

3. Thái độ: Nghiêm túc, cộng tác với bạn để thực hiện được thí nghiệm.

B. CHUẨN BỊ:

Đối với mỗi nhóm HS:

-1 thấu kính phân kì tiêu cự khoảng 12 cm.

-1 giá quang học được gắn hộp kính đặt thấu kính và gắn hộp đèn laser.

-1 nguồn điện 12V - Đèn laser dùng ở mức 9V.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp :

2. Bài cũ : (không)

3. Bài mới :

 

doc 6 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1249Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 năm 2011 - Tiết 50, 51", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25	Ngày soạn 19 / 02 / 2011
Tiết 50	Ngày dạy 22 / 02 / 2011
§44. THẤU KÍNH PHÂN KÌ.
 A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Nhận dạng được thấu kính phân kì. 
-Vẽ được đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì.
-Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích một vài hiện tượng đã học trong thực tiễn.
2.Kĩ năng: 
-Biết tiến hành TN dựa vào các yêu cầu của kiến thức trong SGK. Từ đó rút ra được đặc điểm của thấu kính phân kì.
-Rèn được kĩ năng vẽ hình.
3. Thái độ: Nghiêm túc, cộng tác với bạn để thực hiện được thí nghiệm.
B. CHUẨN BỊ: 
Đối với mỗi nhóm HS:
-1 thấu kính phân kì tiêu cự khoảng 12 cm.
-1 giá quang học được gắn hộp kính đặt thấu kính và gắn hộp đèn laser.
-1 nguồn điện 12V - Đèn laser dùng ở mức 9V.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp :
2. Bài cũ : (không)
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 - Ôn tập những kiến thức có liên quan đến bài mới.
* Yêu cầu một vài HS trả lời:
Nêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. Có những cách nào để nhận biết thấu kính hội tụ?
Từng HS trả lời câu hỏi của GV.
Hoạt động 2 - Tìm hiểu đặc điểm của thấu kính phân kì.
* Yêu cầu HS trả lời C1. Thông báo về thấu kính phân kì.
* Yêu cầu một vài HS nêu nhận xét về hình dạng của thấu kính phân kì như hình 44.1 để trả lời C3.
- Theo dõi hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm.
- Thông báo hình dạng mặt cắt và kí hiệu của thấu kính phân kì.
a. Từng HS thực hiện C1.
b. Từng HS trả lời C2.
c. Các nhóm bố trí thí nghiệm như hình 44.1 SGK.
- Từng HS quan sát thí nghiệm và thảo luận nhóm để trả lời C3.
I/ Đặc điểm củaTKPK:
1. Quan sát và tìm cách nhận biết:
C1:Có thể nhận biết TKHT bằng 1 trong 3 cách sau:
+TKHT có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
+Đưa TK lại gần dòng chữ trên trang sách, nếu nhìn qua TK thấy hình ảnh dòng chữ to hơn khi nhìn trực tiếp thì đó là TKHT.
+Dùng TK hứng AS mặt trời hoặc AS ngọn đèn đặt ở xa lên màng hứng. Nếu chùm sáng đó hội tụ trên màng thì đó là TKHT.
C2: TKPK có độ dày phần rìa lớn hơn phần giữa.
2.Thí nghiệm (SGK)
C3: Chùm tia tới song song cho chùm tia lo ùlà chùm phân kỳ nên ta gọi TK đó là TKPK.
-Tiết diện của TK:
Hoạt động 3 -Tìm hiểu trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của TKPK.
* Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm hình 44.1 SGK.
- Yêu cầu HS trả lời C4.
Gợi ý: Dự đoán tia đi thẳng. Tìm hiểu kiểm tra dự đoán.
- Yêu cầu HS trả lời C4. cả lớp thảo luận.
- GV chính xác hóa các câu trả lời của HS.
- Trục chính của thấu kính có đặc điểm gì?
- GV nhắc lại khái niệm trục chính.
* Yêu cầu HS đọc phần thông báo. Quang tâm của một thấu kính có đặc điểm gì?
* Yêu cầu HS làm lại thí nghiệm hình 44.1.
- Theo dõi hướng dẫn các nhóm HS yếu tiến hành thí nghiệm. Có thể gợi ý cho các em.
- Yêu cầu đại diện nhóm trả lời C5.
- HS làm C6.
- Tiêu điểm của thấu kính phân kì được xác định như thế nào? Nó có đặc điểm gì khác với tiêu điểm của thấu kính hội tụ?
- GV chính xác hóa các câu trả lời của HS.
* Tiêu cự của thấu kính là gì?
a. Tìm hiểu khái niệm trục chính.
- Các nhóm thực hiện lại thí nghiệm.
- Từng HS quan sát thảo luận nhóm để trả lời C4.
- Từng HS đọc phần thông báo về trục chính trong SGK và trả lời câu hỏi của GV.
b. Tìm hiểu khái niệm quang tâm.
Từng HS đọc phần thông báo về khái niệm quang tâm trong SGK và trả lời câu hỏi của GV.
c. Tìm hiểu khái niệm tiêu điểm.
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm hình 44.1 SGK.
- HS đưa ra ý kiến của mình để thảo luận chung.
- Trả lời C5.
- Từng HS làm C6 vào vở.
- Trả lời câu hỏi của GV.
d. Tìm hiểu khái niệm tiêu cự.
HS tự đọc phần thông báo khái niệm tiêu cự và trả lời câu hỏi của GV.
II/ Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của TKPK:
1.Trục chính: ()
C4:Trong các tia tới vuông góc với mặt của TK, có một tia cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng. Ta chọn làm trục chính () của TK.
2. Quang tâm: O
-Trục chính cắt TK tại O: O là quang tâm của TK.
-Mọi tia sáng đi qua quang tâm đều truyền thẳng không đôûi hướng
3.Tiêu điểm: F, F’
C5:Nếu kéo dài chùm tia ló ở TK PK thì chuíng sẽ găp nhau tại một điểm trên trục chính, cùng phía với chùm tia tới.
C6:
-Điểm F được gọi là tiêu điểm của TKPK.
-Mỗi TKPK có hai tiêu điểm F và F’ nằm về hai phía TK, cách đều quang tâm O.
4. Tiêu cự: f 
Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm OF=OF’=f gọi là tiêu cự của thấu kính
Hoạt động 4 - Củng cố và vận dụng.
* Yêu cầu HS trả lời C7, C8, C9.
- Theo dõi và kiểm tra HS thực hiện C7.
- Thảo luận với cả lớp để trả lời C8.
- Đề nghị một vài HS phát biểu, trả lời C9.
Từng HS trả lời C7, C8, C9.
III/ Vân dụng:
C7:
C8:Kính cận là TKPK.có thể nhận biết bằng 1 trong 2 cách:
+Phần rìa của TK này dày hơn phần giữa.
+Đặt TK này gần dòng chữ, nhìn qua kính thấy ảnh dòng chữ nhỏ hơn so với nhìn trực tiếp dòng chữ đó.
C9:
TKPK có những đặc điểm khác với TKHT.
+Phần rìa TKPK dày hơn phần giữa.
+Chùm sáng tới song song với trục chính của TKPK, cho chùm tia ló phân kỳ.
+Khi để TKPK vào gần dòng chữ trên trang sách, nhìn qua TK ta thấy hình ảnh dòng chữ bé đí so với khi nhìn trực tiếp.
Hoạt động 5 - Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm BT 44 - 45.1-3 SBT.
- Đọc trước bài §45. Aûnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì. Tìm hiểu cách dựng ảnh của TKPK.
Tuần 26	Ngày soạn 19 / 02 / 2011
Tiết 51	Ngày dạy 24 / 02 / 2011
§45. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KÌ.
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
-Nêu được ảnh của một vật sáng tạo bởi TKPK.
-Mô tả được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi TKPK.
-Phân biệt được ảnh ảo do được tạo bởi TKPK và TKHT.
-Dùng 2 tia sáng đặc biệt dựng được ảnh của một vật tạo bởi TKPK.
2. Kĩ năng: 
-Sử dụng thiết bị TN để nghiên cứu ảnh của vật tạo bởi TKPK.
-Kĩ năng dựng ảnh của TKPK.
3. Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác.
B. CHUẨN BỊ: Đối với mỗi nhóm HS:
-1 thấu kính phân kì tiêu cự khoảng 12cm.
-1 giá quang học. -1 cây nến cao khoảng 5cm.
-1 màn hứng ảnh. -1 bật lửa.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp :
2. Bài cũ : 
1. Kiểm tra: 
- HS1: Hãy nêu tính chất các đặc điểm tia sáng qua TKPK mà em đã học. (5đ)
Biểu diễn trên hình vẽ các tia sáng đó. (5đ)
- HS2: Chữa bài tập 44-45.3 (10đ)
2. Đặt vấn đề: Yêu cầu HS đặt một vật sau TKPK, nhìn qua TKPK, nhận xét ảnh quan sát được.
- HS: Tr121/SGK
- Bài 44-45.3.
a. Thấu kính đã cho là TKPK.
b. Bằng cách vẽ:
-Xác định ảnh S/: Kéo dài tia ló số 2, cắt đường kéo dài của tia ló 1 tại đâu thì dó là S/.
Xác định điểm S: Vì tia ló 1 kéo dài đi qua tiêu điểm F nên tia tới của nó phải là tia đi song song với trục chính của thấu kính. Tia này cắt tia đi qua quang tâm ở đâu thì đó là điểm sáng S.
S
S’
F
F’
I
O
3. Bài mới :
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*H. đ.1: Tìm hiểu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi TKPK.
-Yêu cầu bố trí Tn như hình vẽ.
-Gọi 1, 2 HS lên bảng trình bày TN và trả lời C1.
-Gọi 1, 2 HS trả lời C2.
-Ảnh thật hay ảnh ảo?
Tính chất 1: (Hoạt động nhóm).
C1: Đặt màn hứng ở gần, ở xa đèn không hứng được ảnh.
C2: -Nhìn qua thấu kính thấy ảnh nhỏ hơn vật, cùng chiều với vật.
-Ảnh ảo.
*H. đ.2: Cách dựng ảnh.
-Yêu cầu 2 HS trả lời C3 -Yêu cầu HS phải tóm tắt được đề bài.
-Gọi HS lên trình bày cách vẽ hình 
-Dịch AB ra xa hoặc lại gần thì hướng tia BI có thay đổi không? àhướng của tia ló IK như thế nào?
-Ảnh B’ là giao điểm của tia nào? à 
B’ nằm trong khoảng nào?
C3: (Hoạt động cá nhân).
Dựng hai tia tới đặc biệt- Giao điểm của 2 tia ló tương ứng là ảnh của điểm sáng.
C4: f=12cm. OA=24cm
a.Dựng ảnh.
b.Chứng minh d/ < f.
A
B
F
A’
B’
O
I
F’
a. HS trình bày cách dựng.
b.Tia tới BI có hướng không đổi àhướng tia ló IK không đổi.
-Giao điểm BO và FK luôn nằm trong khoảng FO
*H. đ.3: So sánh độ lớn của ảnh tạo bởi tkpk và tkht.
-Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm: 
+1 HS vẽ ảnh của TKHT.
+1 HS vẽ ảnh của TKPK.
-HS lên bảng vẽ theo tỉ lệ thống nhất để dễ so sánh.
-Yêu cầu các nhóm nhận xét kết quả của nhóm mình.
F = 12cm. 
d = 8cm.
A’
B’
F
O
F’
I
F
A
B
A’
B’
O
I
Nhận xét: Ảnh ảo của TKHT bao giờ cũng lớn hơn vật.
Ảnh ảo của TKPK bao giờ cũng < vật
*H. đ.4: Vận dụng - củng cố .
-Gọi HS trả lời câu hỏi C6.
-Nêu cách phân biệt nhanh chóng.
Vật đặt càng xa TKPK à d/ thay đổi như thế nào?
Vẽ nhanh trường hợp trên của C5→d=20cm.
 -d/ > f ?
-GV chuẩn lại kiến thức à Yêu cầu HS ghi lại phần ghi nhớ. 
IV.VẬN DỤNG:
C6: Ảnh ảo của TKHT và TKPK:
-Giống nhau: Cùng chiều với vật.
-Khác nhau: Ảnh ảo của TKHT lớn hơn vật, ảnh ảo của TKPK nhỏ hơn vật và nằm trong khoảng tiêu cự.
-CaAùch phân biệt nhanh chóng:
+Sờ tay thấy giữa dầy hơn rìa TKHT; thấy rìa dầy hơn giữa TKPK.
+Đưa vật gần thấu kính àảnh cùng chiều nhỏ hơn vật TKPK, ảnh cùng chiều lớn hơn vậtàTKHT.
Củng cố: 
Vật đặt càng xa thấu kính àd/ càng lớn.
d/max =f.
Tiếp thu
*H. đ.5: Hướng dẫn về nhà.
- HS học phần ghi nhớ.
- Làm bài tập C7 SGK. 
- Làm bài tập BT 44 - 45.2-4-5 SBT.
- Chuẩn bị bài thực hành: Bản báo cáo thực hành.
-Trả lời câu hỏi: a, b, c, d làm trước ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docL9 50-51m.doc