Giáo án môn Vật lý lớp 9 - Tiết 25: Từ phổ - Đường sức từ

Giáo án môn Vật lý lớp 9 - Tiết 25: Từ phổ - Đường sức từ

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm.

- Biết cách vẽ các đường sức từ và xác định được chiều của đường sức từ của thanh nam châm.

2. Kỹ năng:

- Tiến hành TN theo hình vẽ.

- Quan sát hiện tượng vật lí và rút ra nhận xét.

3.Thái độ:

- Tập trung, cẩn thận, khéo léo, yêu thích bộ môn.

II/ CHUẨN BỊ:

Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 thanh nam châm thẳng, 1tấm nhựa trong và cứng chứa mạt sắt, 1 nam châm chữ U, một số kim Nam Châm và bút dạ.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 2 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 9 - Tiết 25: Từ phổ - Đường sức từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/11/2007
Ngày dạy: 25/11/2007
Tiết 25 Từ phổ - Đường sức từ.
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm.
- Biết cách vẽ các đường sức từ và xác định được chiều của đường sức từ của thanh nam châm.
2. Kỹ năng:
- Tiến hành TN theo hình vẽ.
- Quan sát hiện tượng vật lí và rút ra nhận xét.
3.Thái độ: 
- Tập trung, cẩn thận, khéo léo, yêu thích bộ môn.
II/ Chuẩn bị:
Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 thanh nam châm thẳng, 1tấm nhựa trong và cứng chứa mạt sắt, 1 nam châm chữ U, một số kim Nam Châm và bút dạ.
III/ các hoạt động dạy học
Trợ giúp của thày
tg
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Tai sao nói dòng điện có tác dụng từ?
- Khả năng tác dụng từ lên kim Nam Châm đặt gần nó chứng tỏ điều gì của Nam Châm hoặc dòng điện?
- Để nhận biết từ trường người ta làm như thế nào?
Hoạt động 2: Tình huống học tập
Làm thế nào để có thể hình dung ra từ trường và nghiên cứu từ tính của nó một cách dễ dàng và thuận lợi?
Hoạt động 3: Thí nghiệm tạo ra từ phổ của thanh nam châm.
Gv hướng dẫn Hs cách làm TN
Gv phát dụng cụ 
Gv yêu cầu các nhóm gõ nhẹ tấm nhựa và quan sát hình ảnh mạt sắt tạo thành, sau đó trả lời C1
Gv yêu cầu trả lời các câu sau:
+ Các đường mạt sắt tạo thành từ đâu đến đâu?
+ Mật độ các mạt sắt có đều nhau không?
Gv giới thiệu độ mạnh yếu của từ trường căn cứ vào hình ảnh quan sát được
Gv thông báo khái niệm từ phổ.
Hoạt động 4: Vẽ và xác định chiều đường sức từ.
Gv yêu cầu các nhóm làm TN theo phần 1.a- SGK
Gv mỗi nhóm trình bầy kết quả
Gv thông báo: Các đường liền nét liền mà các em vừa vẽ gọi là đường sức từ.
Gv hướng dẫn Hs dùng kim NC đặt trên đường sức từ vừ vẽ được.
Gv yêu cầu các nhóm trả lời C2.
Gv yêu cầu Hs đọc tài liệu
* Nêu quy ước về chiều của đường sức từ ?
Gv yêu cầu Hs làm theo yêu cầu phần 1.c
Gv yêu cầu các nhóm trả lời C3.
Hoạt động 5: Rút ra kết luận về các đường sức từ của NC
* Qua hình vẽ và TN em rút ra được những kết luận gì về đường sức từ của Nam Châm
Hoạt động 6: Vận dụng
Gv mời từng Hs trả lời câu C4
Gv mời 2 Hs lên bảng làm câu C5, C6
5/
2/
8/
15/
10/
Hai Hs lên bảng trả lời
HS1 trả lời yêu cầu 1 và 2
HS 2 trả lời câu hỏi 3 
Hs khác nhận xét bổ xung
Hs lắng nghe
Hs suy nghĩ, trả lời
i- từ phổ
1. Thí nghiệm
Hs lắng nghe
Nhóm trưởng nhận dụng cụ
Các nhóm làm TN dùng tấm nhựa phẳng và mạt sắt để tạo ra từ phổ của thanh nam châm, quan sát hình ảnh mạt sắt vừa tạo thành trên tấm nhựa, trả lời câu C1
Hs trả lời các câu hỏi của Gv 
2. Kết luận
Hs lắng nghe và có thể ghi chép
* Từ phổ: Là hình ảnh của các đường mạt sắt xung quanh Nam Châm
ii- đường sức từ
1.Vẽ và xác định chiều đường sức từ.
Các nhóm làm TN dựa vào hình ảnh từ phổ vừa tạo thành, vẽ các đường sức từ của thanh nam châm theo phần 1.a SGK
Các nhóm trình bầy kết quả
Hs lắng nghe có thể ghi chép
Các nhóm dùng các kim nam châm nhỏ đặt nối tiếp nhau trên 1 đường sức từ vừa vẽ được 
Các nhóm trả lời C2
Hs đọc tài liệu
Hs trả lời và có thể ghi chép
Các nhóm vận dụng quy ước về chiều đường sức từ dùng mũi tên đánh dấu chiều các đường sức từ vừa vẽ được.
Các nhóm trả lời C3
2. Kết luận
Hs rút ra kết luận có thể ghi chép
- Các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào từ cực Nam ở ngoài nam châm.
- Các đường sức từ có chiều đi từ cực Nam đi sang cực Bắc ở trong kim Nam Châm khi đặt cân bằng trên đường sức từ.
- Nơi nào có từ trường mạnh thì có đường sức từ dày, nơi nào có từ trường yếu thì có đường sức từ thưa.
iii- Vận dụng 
Hs làm việc cá nhân suy nghĩ để trả lời câu hỏi C4
Hs lên bảng làm câu C5, C6
iv- củng cố- dặn dò (5/)
1. Củng cố:
- Từ phổ là gì? 
- Quy ước chiều đường sức từ như thế nào?
2. Dặn dò:
- VN Học thuộc “ghi nhớ”- Làm các bài tập trong SBT.
- VN Đọc phần "Có thể em chưa biết” và Đọc trước bài 24

Tài liệu đính kèm:

  • docly 9 tiet 25.doc