Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Di truyền và biến dị (tiết 11)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Di truyền và biến dị (tiết 11)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- HS trình bày được mục đích, nhiệm vụ và nghĩa của di truyền học.

- Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.

- Hiểu và ghi nhớ số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.

- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích trên hình .

- Phát triển tư duy phân tích so sách.

 

doc 124 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Di truyền và biến dị (tiết 11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Di truyền và biến dị
Chương I: Các thí nghiệm của menđen
Tuần 1: Tiết 1 : Men đen và di truyền học.
 Ngày soạn : 14/8/2010
A. Mục tiêu bài học:
- HS trình bày được mục đích, nhiệm vụ và nghĩa của di truyền học.
- Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
- Hiểu và ghi nhớ số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.
- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích trên hình .
- Phát triển tư duy phân tích so sách.
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học.
B. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh phóng to hình 1.2
C. Phương pháp chủ yếu:
- Quan sát, giảng giải,.......
D. Hoạt động dạy học.
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới. Mở bài: GV giới thiệu sơ lược nội dung cấu trúc chương trình SGK sinh học 9, nội dung chương I.
 Nêu vấn đề: Vì sao con được sinh ra có nhiều điểm giống hay khác bố mẹ?
Hoạt động1: tìm hiểu Di truyền học.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK và làm bài tập tr 5: Liên hệ bản thân có những điểm nào giống bố và mẹ ?
- GV yêu cầu HS trình bày Gv nhận xét bổ sung.
- GV hỏi: Thế nào là di truyền và biến dị ?
- GV nhận xét bổ sung và yêu cầu HS rút ra kết luận .
- Gv giải thích rõ Ę Di truyền và biến dị là 2 hiện tượng song song gắn liền với sinh sảnę.
+ Trình bày đối tượng , nội dung của di truyền học?.
- Gv giới thiệu ý nghĩa thực tiễn của di truyền học.
- HS tìm hiểu SGK tr5 và nghiên cứu làm bài tập.
- HS trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS suy nghĩ và đứng lên phát biểu.
- HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi.
* Kết luận:
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
- Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế , tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
Hoạt động2: tìm hiểu Men den – người đặt nền móng cho di truyền học.
- GV giới thiệu tiểu sử của Menđen.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2. nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lại.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin 
Nêu phương pháp nghiên cứu của Menđen?
- GV nhận xét bổ sung.	
- Gv giải thích thêm một số vấn đề như: vì sao Men Đen lại chọn đậu Hà lan làm đối tượng nghiên cứu, ví sao công trình của Men Đen công bố từ năm1865 mà mãi đến 1900 mới được công nhận...
- Một HS đọc tiểu sử tr 7 cả lớp theo dõi.
- HS quan sát và phân tích hình 1.2 Nêu được sự tương phản của từng cặp tính trạng.
- HS đọc kĩ thông tin SGK tr6 , phát biểu câu hỏi.
* Kết luận: Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai, Men Đen đã phát hiện ra các quy luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho di truyền học
Hoạt động3: tìm hiểu Một số thuật ngữ và ký hiệu cơ bản của di truyền học.
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu 1 số thuật ngữ.
- GV yêu cầu HS lấy một số ví dụ
- HS tự thu thập thông tin,ghi nhớ kiến thức.
- HS lấy ví dụ cụ thể.
* Kết luận :
a. Thuật ngữ:
- Tính trạng.
- Cặp tính trạng tương phản.
- Nhân tố di truyền.
- Giống ( dòng ) thần chủng.
b. Kí hiệu
- P. Cặp bố mẹ xuất phát.
- X: Kí hiệu phép lai.
- G: Giao tử.
- F: Thế hệ con
3. Kiểm tra, đánh giá..
 1.Trình bày nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen ?
 2.Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai ?
4. Dặn dò.
- Học bài theo nôi dung SGK tr 7.
- Kẻ bảng 2 ( tr 8 ) vào vở bài tập.
- Đọc trước bài 2.
Tuần 1: Tiết 2 : Lai một cặp tính trạng
 Ngày soạn : 16/8/2010
A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức
- HS trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.
- Hiểu và ghi nhớ khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.
- Hiểu và trình bày được nội dung quy luật phân li.
- Giải thích kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng phân tích kênh hình, phân tích số liệu, tư duy lô gíc.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh phóng to hình 2.1- 2.3 SGK tr 8
C. Phương pháp chủ yếu:
- Quan sát, phân tích, .......
D.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi đem lai ?
2.Bài mới.
Hoạt động1: tìm hiểu Thí nghiệm của Men đen
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh hình 2.1 
- GV sử dụng bảng 2 để phân tích các khái niệm : Kiểu hình, tính trạng trội , tính trạng lặn. 
- GV yêu cầu HS tổng hợp lại
- GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 2 SGK tr 8 Thảo luận 
+ Nhận xét kiểu hình ở F1 ?
+ Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong từng trường hợp ?
- GV yêu cầu HS phát biểu, GV nhận xét bổ sung.
- Từ kết quả đã tính toán, GV yêu cầu HS rút ra tỷ lệ kiểu hình ở F2.
- Yêu cầu HS trình bày thí nghiệm của Menđen.
- GVyêu cầu HS tổng hợp kiến thức, phát biểu nội dung của quy luật phân li độc lập
a. Các khái niệm:
- HS quan sát tranh, theo dõi và ghi nhớ cách tiến hành.
- HS ghi nhớ khái niệm.
* Kết luận:
- Kiểu hình: Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.
- Tính trạng trội : Là tính trạng biểu hiện ở F1
- Tính trạng lặn: Là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện.
b. Thí nghiệm.
- HS phân tích bảng số liệu, thảo luận trong nhóm
- Đại diện nhóm rút ra nhận xét, các nhóm khác bổ sung.
*Nhận xét:
- Lai hai giống đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản. F1 đồng tính, F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ 3/1
 VD:
P. Hoa đỏ X Hoa Trắng
F1: Hoa đỏ.
F2 : 3 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng
( Kiểu hình có tỷ lệ 3 trội : 1 lặn )
c. Nôi dung quy luật phân li.
- Đại diện nhóm rút ra nhận xét, các nhóm khác bổ sung.
- HS dựa vào hình 2.2 Trình bày thí nghiệm. Lớp nhận xét bổ sung.
* Kết luận:
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thuần chủng thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1lặn
Hoạt động 2: Menđen giải thích kết quả thí nghiệm.
- GV giải thích quan niệm thời của Menđen về di truyền hoà hợp.
- GV yêu cầu HS làm bài tập mục ( tr 9 )
+ Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2.
+ Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng?
- GV yêu cầu HS phát biểu, GV nhận xét bổ sung.
- GV yêu cầu HS giải thích thí nghiệm theo Menđen.
- HS ghi nhớ kiến thức.
- HS quan sát hình 2.3 thảo luận
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung.
* Kết luận: Theo Menđen.
+ Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền quy định.
+Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền.
+ Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh.
3. Kiểm tra, đánh giá:
- Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng và giải thích kết quả thí nghiệm theo Menđen ?
- Phân biệt tính trạng trội, tính trạng lặnvà cho ví dụ minh họa.
4. Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK tr10
- Làm bài tập 4.
Tuần 2: Tiết 3: Lai một cặp tính trạng.
 Ngày soạn: 18/8/2010
A. Mục tiêu:
- HS hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích.
- Giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định.
- Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.
- Hiểu và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn với di truyền trội hoàn toàn.
- Trình bày tư duy lí luận như phân tích, so sánh....
- Luyện viết sơ đồ lai.
B. Đồ dùng dạy học:
 -Tranh minh họa lai phân tích.
 -Tranh phóng to hình 3 SGK tr 11.
C. Phương pháp chủ yếu :
- Quan sát, so sánh
D. Hoạt động dạy học.
Kiểm tra bài cũ: Phân biệt tính trạng trội và tính trạng lặn , cho ví dụ minh họa ?
Bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu Lai phân tích.
- GV yêu cầu HS nêu tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 trong thí nghiệm của Menđen.
- Từ kết quả trên GV phân tích các khái niệm: Kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.
- GV yêu cầu HS xác định kết quả của 2 phép lai:
P: Aa x aa và
P: AA x aa
- GV yêu cầu 2HS lên viết sơ đồ lai.
- GV hỏi: Làm thế nào để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội ?
- Yêu cầu HS điền từ thích hợp vào chỗ trống?
- GV chốt lại đáp án
1- trội 2- kiểu gen
3- lặn 4- đồng hợp trội
5- dị hợp
- Rút ra nội dung , mục đích của phép lai phân tích?
a. Một số khái niệm
- 1 HS nêu kết quả hợp tử ở F2 .
- Ghi nhớ các khái niệm.
- Các nhóm thảo luận, viết sơ đồ lai.
- Đại diện nhóm lên viết sơ đồ lai Nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.
- Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau.
- Thể dị hợp : Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau.
b. Lai phân tích.
* Kết luận:
- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
+ Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp tử trội.
+ Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1 : 1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.
Hoạt động 2: ý nghĩa của tương quan trội – lặn.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK tr11- 12
- Thảo luận:
+ Xác định tính trạng trội và tính trạng lặn nhằm mục đích gì trong chọn giống?
+ Để xác định tính trạng trội và tính trạng lặn cần phải tiến hành như thế nào?
+ Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa gì trong sản xuất ?
+ Muốn xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào ?
- Gv yêu cầu HS phát biểu GV nhận xét bổ sung.
- HS tự thu nhận thông tin và sử lý thông tin.
- Thảo luận nhóm, thống nhất đáp án.
- Phương pháp phân tích các thế hệ lai
- Phép lai phân tính
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
* Kết luận:
- Trong tự nhiên mối tương quan trội – lặn là phổ biến.
- Tính trạng trội thường là tính trạng tốt
 Cần xác định tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen tạo giống có ý nghĩa kinh tế.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Trội không hoàn toàn.
- GV yêu cầu HS quan sát HS quan sát hình 3, nghiên cứu thông tin SGK tr12
+Nêu sự khác nhau về kiểu hình ở F1, F2 giữa trội không hoàn với thí nghiệm của Menđen ?
- GV yêu cầu HS phát biểu Gv nhận xét bổ sung.
- GV yêu cầu HS làm bài tập điền từ.
- GV yêu cầu HS tổng hợp kiến thức.
- HS tự thu nhận thông, kết hợp quan sát hình, thảo luận thống nhất câu trả lời.
- Đại diện HS phát biểu nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS điền được các cụm từ vào bài tập.
* Kết luận:
- Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của F1 biểu hiện của tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 2 :1.
3. Kiểm tra, đánh giá:
- Sử dụng câu 4 SGK tr13
4. Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK tr13
- Làm bài tập 4.
Tuần 2: Tiết 4: Lai hai cặp tính trạng
 Ngày soạn : 20/8/2010
A. Mục tiêu:
- HS mô tả được thí nghiệm Lai hai cặp tính trạng của Menđen.
- Biết phân tích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen.
- Giải thích được khái niệm biến dị tổ hợp.
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, rèn luyện phân tích kết quả thí nghiệm.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh phóng to hình 4 tr 14
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 4.
C. Phương pháp chủ yếu :
- Quan sát, phân tích ,h ...  xã hội hiện tại vừa bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau
Câu 7 : Vì sao cần bảo vệ các hệ sinh thái? Nêu các biện pháp bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái?
Cần phải bảo vệ hệ sinh thái vì: Hiện nay trên trái đất nhiều vùng bị suy thoái, cần phải bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng góp phần giữ cân bằng sinh thái, nhằm tránh ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên. Mỗi quốc gia và tất cả mọi người dân đều phải có trách nhiệm bảo vệ hệ sinh thái góp phần bảo vệ môi trường sống trên trái đất
Câu 8 : Vì sao cần có luật bảo vệ môi trường ? Nêu một số nội dung cơ bản trong luật bảo vệ môi trường của Việt Nam?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự trả lời các câu hỏi ôn tập
- Cho 1 học sinh trả lời từng câu hỏi, các học sinh khác theo dõi, nhận xét , bổ sung
Cần có luật bảo vệ môi trường vì : Luật bảo vệ môi trường được ban hành nhằm điều chỉnh hành vi của cả xã hội để ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.
- Nội dung cơ bản : Trong luật bảo vệ môi trường Việt Nam:
+ Các tổ chức cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra khai thác sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
+ Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam 
+ Các tổ chức cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp
+ Các tổ chức cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường
3.Kiểm tra đánh giá:
- GV nhận xét , đánh giá kết quả của các nhóm
4. Dặn dò :
- Ôn tập tốt phần sinh vật và môi trường để tiết sau thi học kỳ 
Tiết 67: kiểm tra học kì II
Ngày soạn : 20/04/2011
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS ở chương I, chương II, chương IIIvà chương IV ( Phần 2), từ đó GV làm cơ sở để đánh giá xếp loại học kì II và cả năm .
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá, so sánh , tái hiện lại kiến thức đã học và vận dụng vào giải thích các hiện tượng trong thực tế.
3.Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học, ý thức nghiêm túc trong thi cử .
B. Thiết lập ma trận hai chiều:
Nhậnthức 
nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương I
1
 4.0
1
4.0
Chương II
1
3.0
1
3.0
Chương III và IV
1
3.0
1
3.0
 Cộng
1
4.0
1
3.0
1
3.0
1
4.0
2
6.0
c. Đề bài:
Câu 1 : ( 2 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
1. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể:
A. Mật độ
B. Cấu trúc tuổi
C. Độ đa dạng
D.Tỷ lệ đực, cái
2. Cây đậu và cỏ cùng tồn tại trên một mảnh vườn có quan hệ theo kiểu nào?
A. Cạnh tranh.
B. Đối địch.
C. Hội sinh.
D. Hợp tác.
3. Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến hệ quả nào sau đây?
A. Đảm bảo cân bằng sinh thái.
B. Làm cho quần xã không phát triển được.
C. Làm mất cân bằng sinh thái.
D. Cả B và C.
4. Lưới thức ăn là gì?
A. Lưới thức ăn gồm một số chuỗi thức ăn.
B. Lưới thức ăn gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
C. Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn có chung mắt xích.
D. Lưới thức ăn gồm ít nhất là 2 chuỗi thức ăn. 
Câu 2 : ( 3 điểm) Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng? Nêu các biện pháp bảo vệ?
Câu 3 : ( 3 điểm) Giả sử có các quần thể sinh vật sau: cỏ , thỏ , dê , chim ăn sâu, sâu hại thực vật , mèo rừng, vi sinh vật , hổ.
a. Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên?
b. Nếu các loại sinh vật trên là 1 quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật nêu trên?
D. Đáp án:
Câu 1 : ( 2 điểm) HS chọn đúng 1 đáp án cho 1,0 điểm
1 – C ; 2- A ; 3- A ; 4- C
Câu 2 : ( 3 điểm)
- Rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, giữ cân bằng sinh thái của trái đất, điều hoà khí hậu , chống xói mòn, khô hạn đất, lũ lụt
- Diện tích rừng ngày càng giảm sút , vì vậy chúng ta phải bảo vệ rừng.
- Các biện pháp bảo vệ rừng:
+ Xây dựng kế hoạch khai thác rừng hợp lí.
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
+ Trồng rừng , phòng cháy rừng.
+ Vận động đồng bào ít người định canh , định cư.
+ Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng.
Câu 3 : ( 3 điểm)
Các chuỗi thức ăn ( 1, 5 điểm)
- Cỏ → Thỏ → VSV
- Cỏ → Thỏ → Hổ → VSV
- Cỏ → Dê → VSV
- Cỏ → Dê → Hổ →VSV
- Cỏ → Thỏ → Mèo rừng → VSV
- Cỏ → Sâu → VSV
- Cỏ → Sâu → Chim → VSV
b. Lưới thức ăn ( 1,5 điểm)
 Thỏ 	Mèo
 Cỏ	 Dê 	Hổ	 Vi sinh vật
	 Sâu 	Chim ăn sâu
Tiết 68: tổng kết chương trình toàn cấp
 Ngày soạn : 28/04/2011
A.Mục tiêu:
- HS phải: Hệ thống hoá được kiến thức sinh học về các nhóm sinh vật, đặc điểm các nhóm động vật và thực vật.
- Nắm được sự tiến hoá của giới động vật , sự phát sinh phát triển của thực vật.
B. đồ dùng dạy – học:
- Gv: bảng phụ .
- HS : Giấy khổ to , bút dạ.
C. Phương pháp chủ yếu:
- Vấn đáp, hoạt động nhóm.... 
D.hoạt động dạy – học :
1.Kiểm tra bài cũ: 
2.Bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu đa dạng sinh học
- GV chia lớp thành 5 nhóm.Giao việc cho từng nhóm.
- Yêu cầu: Hoàn thành nội dung công việc trong 10 phút
- GV chữa bài bằng cách treo đáp án của các nhóm lên bảng.
- Sau mỗi nội dung GV đưa ra đánh giá và chốt lại đáp án đúng.
- Các nhóm tiến hành nội dung đã phân công.
- Thống nhất ý kiến , ghi vào giấy khổ to.
- Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến của mình.
- Các nhóm khác theo dõi , nhận xét.
*Kết luận: Nội dung các bảng kiến thức như SGV
Hoạt động2: Tìm hiểu sự tiến hoá của thực vật và động vật
- GV yêu cầu:
+ Hoàn thành bài tập mục q ở SGK tr 192, 193 .
- Gọi đại diện từng nhóm lên viết bảng
- GV thông báo đáp án đúng.
+ Đáp án: 1- d : 2- b : 3- a : 4- e : 5- c : 6- i : 7- g : 8- h. 
+ Lấy ví dụ ĐV và TV đại diện cho các ngành động vật và thực vật?
- Các nhóm tiếp tục thảo luận để hoàn thành 2 bài tập SGK.
- Đại diện 2 nhóm lên viết kết quả lên bảng , để lớp theo dõi , nhận xét.
- Các nhóm so sánh với kết quả GV đưa ra → tự sửa chữa.
- HS nêu ví dụ : 
Thực vật : tảo xoắn, tảo vòng , cây thông, cây cải, cây bưởi
Động vật: trùng roi, trùng biến hình , sán dây, thuỷ tức , sứa , giun đũa, giun đất , trai sông , châu chấu, sâu bọ , cá , ếch , thằn lằn, chim , thú.
3.Kiểm tra đánh giá:
- GV nhận xét , đánh giá kết quả của các nhóm
4. Dặn dò : 
- HS làm các bảng 65.1 – 65.5 SGK.
Tiết 69: tổng kết chương trình toàn cấp ( Tiếp)
 Ngày soạn : 05/05/2011
A.Mục tiêu:
- HS phải: Hệ thống hoá được kiến thức về sinh học cá thể và sinh học tế bào.
- Biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
B. đồ dùng dạy – học:
- Gv: bảng phụ .
- HS : Giấy khổ to , bút dạ.
C. Phương pháp chủ yếu:
- Vấn đáp, hoạt động nhóm.... 
D.hoạt động dạy – học :
1.Kiểm tra bài cũ: 
2.Bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu sinh học cá thể
- GV yêu cầu:
+ Hoàn thành bảng 65.1 và 65.2 SGK tr194.
+ Cho biết chức năng của các hệ cơ quan ở thực vật và người?
- GV theo dõi các nhóm hoạt động , giúp đỡ nhóm yếu.
- GV nhận xét , đánh giá, treo bảng kiến thức chuẩn.
- GV hỏi thêm:
+ Em hãy lấy ví dụ chứng minh sự hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể sinh vật liên quan mật thiết với nhau ?
- Các nhóm thảo luận → thống nhất ý kiến , ghi vào giấy khổ to.
- Đại diện một nhóm lên trình bày ý kiến của mình.
- Các nhóm khác theo dõi , nhận xét.
*Kết luận: Nội dung các bảng kiến thức như SGV
- HS có thể nêu ví dụ:
+ ở thực vật: Lá làm nhiệm vụ quang hợp để tổng hợp các hợp chất hữu cơ nuôi cơ thể. Nhưng lá chỉ quang hợp được khi rễ hút được nước và muối khoáng và nhờ hệ mạch trong thân vận chuyển lên lá
	Hoạt động 2: Tìm hiểu sinh học tế bào
- GV yêu cầu:
+ Hoàn thành bảng 65.3, 65.4 và 65.5 SGK tr194.
+ Cho biết mối quan hệ giữa quá trình quang hợp và hô hấp ở tế bào thực vật?
- Gv chữa bài như ở hoạt động 1.
- GV đánh giá kết quả và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV lưu ý: Nhắc nhở HS khắc sâu kiến thức về các hoạt động sống của tế bào đặc điểm quá trình nguyên phân,giảm phân
- HS tiếp tục thảo luận , thống nhất ý kiến ghi vào vở bài tập
- Đại diện một nhóm lên trình bày ý kiến của mình.
- Các nhóm khác theo dõi , nhận xét.
*Kết luận: Nội dung các bảng kiến thức như SGV
3.Kiểm tra đánh giá:
- GV nhận xét , đánh giá kết quả của các nhóm
4. Dặn dò : 
- HS làm các bảng SGK tr196- 197.
 Tiết 70: tổng kết chương trình toàn cấp ( Tiếp)
 Ngày soạn : 10/05/2011
A.Mục tiêu:
- HS phải: Hệ thống hoá được kiến thức về sinh học cơ bản toàn cấp THCS.
- Biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
B. đồ dùng dạy – học:
- Gv: bảng phụ .
- HS : Giấy khổ to , bút dạ.
C. Phương pháp chủ yếu:
- Vấn đáp, hoạt động nhóm.... 
D.hoạt động dạy – học :
1.Kiểm tra bài cũ: 
2.Bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu di truyền và biến dị.
- GV chia lớp làm 4 nhóm , thảo luận 4 nội dung.
- GV cho HS chữa bài và thảo luận toàn lớp.
- GV nhận xét nội dung thảo luận của các nhóm, bổ sung kiến thức còn thiếu.
- GV nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức ở bảng 66.1 và 66.3
+ GV yêu cầu HS phân biệt được đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST, nhận biết được dạng đột biến?
- Các nhóm tiến hành nội dung đã phân công.
- Thống nhất ý kiến , ghi vào giấy khổ to.
- Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến của mình.
- Các nhóm khác theo dõi , nhận xét.
- HS theo dõi và tự sửa chữa ( nếu cần)
*Kết luận: Nội dung các bảng kiến thức như SGV
- HS lấy ví dụ:
+ Đột biến ở cà độc dược.
+ Đột biến ở củ cải: thể hiện ở kích thước cơ quan dinh dưỡng to
	Hoạt động 2: Tìm hiểu sinh vật và môi trường.
- GV yêu cầu:
+ Hãy giải thích sơ đồ hình 66 SGK tr 197.
- GV chữa bài bằng cách cho HS thuyết minh sơ đồ. 
- GV tổng kết những ý kiến của HS và đưa nhận xét đánh giá nội dung đã hoàn chỉnh và những nội dung chưa hoàn chỉnh để bổ sung.
- GV tiếp tục yêu cầu HS hoàn thành bảng 66.5.
- GV lưu ý HS lấy được ví dụ để nhận biết quần thể , quần xã.
- HS nghiên cứu sơ đồ hình 66. Thảo luận nhóm → thống nhất ý kiến giải thích mối quan hệ theo mũi tên.
- HS đưa ra ví dụ minh hoạ.
Yêu cầu nêu được:
+ Giữa môi trường và các cấp độ tổ chức cơ thể thường xuyên có sự tác động qua lại.
+ Các cá thể cùng loài tạo nên đặc trưng về tuổi, mật độ , có mối quan hệ sinh sản → quần thể .
+ Nhiều quần thể khác loài có mối quan hệ dinh dưỡng.
- Các nhóm theo dõi , bổ sung.
- Các nhóm hoàn thành bảng 66.5 và trình bày , HS khác nhận xét.
- HS nêu ví dụ:
+ Quần thể: Đồi cọ Phú Thọ, rừng thông Đà Lạt
+ Quần xã: ao cá, rừng rậm
*Kết luận: Nội dung các bảng kiến thức như SGV
3.Kiểm tra đánh giá:
- GV nhận xét , đánh giá kết quả của các nhóm
4. Dặn dò : 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Sinh 9 ca nam.doc