Giáo án môn Vật lý lớp 9 - Tiết 28: Ứng dụng của nam châm

Giáo án môn Vật lý lớp 9 - Tiết 28: Ứng dụng của nam châm

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Nêu được nguyên tắc hoạt động cảu loa điện, tác dụng của nam trong rơle điện từ, chuông báo động.

- Kể tên được một số ứng dụng của nam châm trong trong đời sống và kỹ thuật.

2. Kỹ năng:

- Tiến hành lắp ráp TN theo sơ đồ.

- Quá sát tranh vẽ và tư duy trừu tượng.

3. Thái độ:

- Giáo dục tinh thần học tập hăng say, yêu thích bộ môn

- Gắn kiến thức vào cuộc sống, mối liên hệ giữa vật lí và kỹ thuật.

II/ CHUẨN BỊ:

Chuẩn bị cho cả lớp: 1 ống dây điện khoảng 100 vòng, 1 giá TN, 1 biến trở, 1 công tắc, 1 nguồn điện, 1 ampe kế, 5 đoạn dây nối và 1 nam châm chữ U có từ trường mạnh.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 9 - Tiết 28: Ứng dụng của nam châm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/11//2007
Ngày dạy: 09/12/2007
Tiết 28: ứng dụng của nam châm
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nêu được nguyên tắc hoạt động cảu loa điện, tác dụng của nam trong rơle điện từ, chuông báo động.
- Kể tên được một số ứng dụng của nam châm trong trong đời sống và kỹ thuật.
2. Kỹ năng:
- Tiến hành lắp ráp TN theo sơ đồ.
- Quá sát tranh vẽ và tư duy trừu tượng.
3. Thái độ:
- Giáo dục tinh thần học tập hăng say, yêu thích bộ môn
- Gắn kiến thức vào cuộc sống, mối liên hệ giữa vật lí và kỹ thuật.
II/ Chuẩn bị:
Chuẩn bị cho cả lớp: 1 ống dây điện khoảng 100 vòng, 1 giá TN, 1 biến trở, 1 công tắc, 1 nguồn điện, 1 ampe kế, 5 đoạn dây nối và 1 nam châm chữ U có từ trường mạnh.
III/ các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra 15/
A. Đề bài
Bài 1: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống 
a) Nhờ có.. mà các Nam Châm tương tác được với nhau.
b) Bất kìnào cũng có hai cực từ : cực từ Bắc và cực từ Nam .
c) Sở dĩ xung quanh TráI Đất có từ trường là do trong lòng TráI Đất có những..khổng lồ.
d) Người ta quy ước rằng bên ngoài một Nam Châm thì chiều của đường ..là chiều đi ra từ cực bắc và đi vào cực nam.
Bài 2: Khoanh tròn vào đáp án đúng
* quy tắc nắm bàn tay phảI dùng để :
A. Xác định chiều của đường sức từ của Nam Châm thẳng.
B. Xác định cực của Nam Châm thẳng
C. xác định chiều của đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.
D. Xác định chiều của đường sức từ của dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.
Bài 3: Xác định chiều của đường sức từ trong các trường hợp sau:
B. Đáp án
Câu 1: điền mỗi chỗ đúng được 1 điểm 
a) Từ trường b) Nam Châm c) dòng điện d) Sức từ
Bài 2: Khoanh tròn vào đáp án đúng được 2 điểm
Đáp án đúng: C
Bài 3: Xác định đúng chiều đường sức từ trong mỗi trường hợp được 2 điểm
2. Bài mới:
Trợ giúp của GV
tg
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tình huống học tập
Nam châm được chế tạo không mấy khó khăn và ít tốn kém nhưng lại có vai trò quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống cũng như trong kỹ thuật. Vậy nam châm có những ứng dụng nào trong thực tế? 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động và cấu tạo của loa điện.
* Một trong những ứng dụng của nam châm là Loa điện mà các em đã rất quen thuộc. Loa điện có cấu tạo và hoạt động như thế nào ?
Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua TN:
Gv yêu cầu các nhóm mắc mạch điện theo hướng dẫn :
+ Mắc ống dây vào một cực của nam châm chữ U.
+ Không tiếp xúc trực tiếp với nam châm.
+ Khi đóng khóa K
+ Khi đóng khóa K và di chuyển biến trở phải nhanh, rứt khoát.
Gv yêu cầu Hs quan sát kỹ hiện tượng xảy ra với ống dây trong hai trường hợp.
Gv yêu cầu Hs rút ra kết luận theo nội dung sau:
- Khi có dòng điện chạy qua qua
- Khi có dòng điện chạy qua qua thay đổi
Gv yêu cầu Hs đọc phần 2
* Cấu tạo Loa điện gồm mấy bộ phận chính, tên các bộ phận, chúng có chức năng gì ?
* Quá trình biến đổi dao động điện thành dao động âm trong Loa điện diễn ra như thế nào ?
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của Rơle điện từ.
* Chúng ta tiếp tục tìm hiểu mọt ứng dụng khác của nam châm, đó là Rơle điện từ
Gv yêu cầu Hs quan sát H.26.3
Gv giới thiệu tác dụng của rơle điện từ: Tự đóng ngắt, bảo vệ điều khiển mạch điện 
* Cấu tạo của rơle điện từ gồm những bộ phận chính nào?
* Tác dụng của mỗi bộ phận ?
Gv mời Hs trả lời câu C1
Hoạt động 4: Tìm hiểu hoạt động của chuông báo động.
Gv yêu cầu Hs quan sát tranh vẽ 
Gv giới thiệu Rơle - Chuông báo động
Gv mời Hs trả lời câu C2
* Em rút ra kết luận gì về nguyên tắc hoạt động của Rơle điện từ? 
Hoạt động 5: Vận dụng
Gv yêu cầu Hs trả lời câu C3
Gv mời Hs khá trả lời câu C4
2/
10/
10/
5/
Hs lắng nghe
Hs suy nghĩ trả lời
i- loa điện
1.Nguyên tắc hoạt động của loa điện.
a) Thí nghiệm
Hs có thể dự đoán trả lời
Hs lắng nghe
Các nhóm tiến hành TN theo hướng dẫn.
Hs quan sát hiện tượng xảy ra đối với ống dây trong hai trường hợp khi cho dòng điện chạy qua ống dây và khi cường độ dòng điện này thay đổi.
b) Kết luận
Hs trao đổi, thảo luận về kết quả thu được để rút ra kết luận và phát biểu kết luận.
2. Cấu tạo của loa điện
HS đọc tài liệu phần 2
Hs trả lời và có thể ghi chép
Hs trả lời
Âm biến đổi thành dòng điện. Âm dao động dòng điện cũng dao động từ trường dao động ống dây dao độngmàng loa dao độngphát ra âm.
ii- Rơle điện từ
1.Cấu tạo và hoạt động của Rơle điện từ.
Hs làm việc các nhân, tìm hiểu mạch điện H.26.3 để phát hiện ra tác dụng đóng ngắt mạch điện 2 của nam châm điện.
Hs trả lời các câu hỏi
Hs trả lời C1 
2. Ví dụ về ứng dụng của Rơle điện từ, Chuông báo động
Hs quan sát
Hs lắng nghe
Hs trả lời câu C2
Hs: Mạch 1 hở Nam Châm điện không hút thanh sắtmạch 2 kínchuông hoạt động
iii- Vận dụng
Hs trả lời câu C3
Hs khá trả lời câu C4 
iv- củng cố – dặn dò (3/)
 1. Củng cố:
- Lấy thêm những VD về ứng dụng của nam châm trong đời và kĩ thuật?
- Đọc mục "Có thể em chưa biết"
2. Dặn dò:
- Học thuộc “ghi nhớ”- Làm các bài tập trong SGK.
- Đọc trước bài 27.

Tài liệu đính kèm:

  • docly 9 tiet 28.doc