Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 2 - Tiết 8: Mạch lạc trong văn bản

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 2 - Tiết 8: Mạch lạc trong văn bản

A/ KẾT QUẢ CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

 - Hiểu rõ khái niệm mạch lạc trong văn bản.

 - Tích hợp với văn bản : “ Cuộc chia tay của những con búp bê”

2. Rèn kĩ năng:

- Biết tạo lập những văn bản có tính mạch lạc.

 - Biết xây dựng bố cục khi viết văn.

3. Chuẩn bị:

- Thế nào là của văn bản? Nêu các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lý? Bố cục của văn bản thường chia làm mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần có giống nhau không? Cho ví dụ.

B/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định. (1)

2. Kiểm tra bài cũ. (5)

- Thế nào là của văn bản? Nêu các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lý? Bố cục của văn bản thường chia làm mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần có giống nhau không? Cho ví dụ.

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1376Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 2 - Tiết 8: Mạch lạc trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 Tiết: 8
Ngày soạn: 11/9/2005
Ngày dạy: 14/9/2005
MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN 
A/ KẾT QUẢ CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
 - Hiểu rõ khái niệm mạch lạc trong văn bản.
 - Tích hợp với văn bản : “ Cuộc chia tay của những con búp bê”
Rèn kĩ năng:
- Biết tạo lập những văn bản có tính mạch lạc.
 	- Biết xây dựng bố cục khi viết văn. 
Chuẩn bị:
- Thế nào là của văn bản? Nêu các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lý? Bố cục của văn bản thường chia làm mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần có giống nhau không? Cho ví dụ.
B/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
- Thế nào là của văn bản? Nêu các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lý? Bố cục của văn bản thường chia làm mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần có giống nhau không? Cho ví dụ.
Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:
Cho hs tìm hiểu nghĩa của từ mạch lạc trong đông y.
Hoạt động 2:
Hỏi: Trong văn thơ thì mạch lạc nghĩa là gì? Nó còn có tên gọi nào khác không?
TL: Mạch lạc là một mạng lưới về ý nghĩa nối liền các phần, các đoạn, các ý tứ của văn bản làm cho các phần của văn bản thống nhất lại. Trong văn thơ nó còn được gọi là mạch văn,mạch thơ.
Hỏi: Có người cho rằng : Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lý. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Lấy một ví dụ trong số những văn bản em đãhọc để chứng minh?
TL: Đây là một ý kiến đúng. Vì tính mạch lạc của văn bản làm cho chủ đề liền mạch không những tạo cho người đọc, người nghe hiểu được văn bản mà còn gợi được hứng thú cho họ.
VD truyện Thánh Gióng.
 - Gióng ra đời.
Gặp sứ giả.
Sự lớn lên kì lạ của Gióng.
Gióng đi đánh giặc. 
Gióng thắng giặc và bay về trời.
Hỏi: Theo em văn bản : “Cuộc chia tay của những con búp bê ”có tính mạch lạc không? Vì sao? 
TL: VB này có tính mạh lạc vì các phần, các đoạn trong bài đều nhằm bộc lộ một chủ đề chung đó là cuộc chia tay đau đớn của hai anh em do sự thiếu trách nhiệm của bố mẹ.
Hoạt động 3:
Hỏi: Các đoạn trong truyện được nối với nhau theo mối liên hệ nào? Tác dụng của mối liên hệ này? 
TL: Các đoạn trong truyện được nối với nhau theo mối liên hệ thời gian, không gian, liên hệ tâm lí, liên hệ ý nghĩa. Những mối liên hệ này rất tự nhiên và hợp lí vì thế nó tạo được sự mạch lạc cho truyện. 
à ghi nhớ: SGK
I/ Mạch lạc trong văn bản và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản.
1/ Mạch lạc trong văn bản
Mạch lạc là sự tiếp nối các câu, các y ùtheo một trình tự hợp lí trên một ý chủ đạo, thống nhất.
Vì vậy văn bản cần phải mạch lạc.
2/ Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc.
- Các phần, các đoạn, các câu trong VB đều nói về một đề tài biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
- Các phần, các đoạn, các câu trong Văn bản được tiếp nối nhau theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc.
 à Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 4: LUYỆN TẬP.
Bài tập 1a : Trình bày miệng.
1b : Đoạn văn của Tô Hoài 
ý chủ đạo xuyên suốt đoạn văn là : sắc vàng trù phú, ấm áp của làng quê vào mùa đông, giữa ngày mùa.
 Ý này được dẫn dắt hợp lí : Câu đầu giới thiệu khái quát về sắc vàng trong thời gian ngày mùa và trong không gian làng quê. Tiếp đó, miêu tả những biểu hiện phong phú của sắc vàng với những từ ngữ giàu hình ảnh. Cuối cùng là cảm xúc về sắc vàng đó.
Như vậy dòng chảy của sắc vàng ngày mùa xuyên suốt liền mạch đã làm cho đoạn văn có tính mạch lạc, gợi nhiều hứng thú cho người đọc.
Bài tập 2.
 Chủ đề chính của truyện là cuộc chia tay đầy đau xót của hai anh em do sự thiếu trách nhiệm của bố mẹ . Do vậy nếu tường thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay của cha mẹ có thể làm cho phân tán chủ đề.
Củng cố 
Tại sao một văn bản lại cần có tính mạch lạc. Em sẽ làm gì để tạo lập một VB cóù tính mạch lạc.
Dặn dò
Học bài, làm tiếp bài tập 1.
Soạn bài : “Ca dao, dân ca - Những câu hát về tình cảm gia đình.”

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 8.doc