Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 21 - Tiết 81: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 21 - Tiết 81: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng gọn có tính mẫu mực của bài văn. Nhớ được câu chốt của bài và những câu có hình ảnh so sánh trong bài.

- Giáo dục Học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống quý báu của dân tộc ta ; khơi gợi ở các em ý thức trân trọng giữ gìn và phát huy truyền thống trong công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước lâu dài.

- Rèn kỹ năng phân tích và tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của một bài văn nghị luận mẫu mực.

- Tích hợp được với kiến thức của các bài tập làm văn tìm hiểu về văn nghị luận.

II. PHƯƠNG TIỆN

- Bảng phụ ghi sẵn bố cục của bài văn.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY

A : Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút.

ĐỀ BÀI

1. Thế nào là tục ngữ ?

2. Nêu nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ về gia đình và xã hội? Phân tích một câu tục ngữ mà em thích.

ĐÁP ÁN

Câu 1 : Nêu đúng định nghĩa về tục ngữ được 3 điểm.

Câu 2 : Nêu đầy đủ nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ về gia đình và xã hội được 4 điểm

Phân tích được một câu tục ngữ về nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật khả năng ứng dụng trong cuộc sống được 3 điểm

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1335Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 21 - Tiết 81: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21	 TIÉT 81
Ngày soạn: 08/02/2006
Ngày dạy: 09/02/2006
 TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng gọn có tính mẫu mực của bài văn. Nhớ được câu chốt của bài và những câu có hình ảnh so sánh trong bài.
Giáo dục Học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống quý báu của dân tộc ta ; khơi gợi ở các em ý thức trân trọng giữ gìn và phát huy truyền thống trong công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước lâu dài.
Rèn kỹ năng phân tích và tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của một bài văn nghị luận mẫu mực.
Tích hợp được với kiến thức của các bài tập làm văn tìm hiểu về văn nghị luận.
II. PHƯƠNG TIỆN 
Bảng phụ ghi sẵn bố cục của bài văn.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY
A : Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút.
ĐỀ BÀI 
1. Thế nào là tục ngữ ? 
2. Nêu nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ về gia đình và xã hội? Phân tích một câu tục ngữ mà em thích.
ĐÁP ÁN
Câu 1 : Nêu đúng định nghĩa về tục ngữ được 3 điểm.
Câu 2 : Nêu đầy đủ nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ về gia đình và xã hội được 4 điểm
Phân tích được một câu tục ngữ về nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật khả năng ứng dụng trong cuộc sống được 3 điểm 
B : Giới thiệu bài mới 
 Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh ra đời, tính mẫu mực về văn nghị luận của bài viết.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Giáo viên: Ghi bảng tên bài 
Nhắc nhở Học sinh cách đọc : Đọc rõ ràng, mạch lạc – giọng văn hùng biện hùng hồn - Đọc mẫu một đoạn gọi 2 – 3 Học sinh đọc tiếp.
Học sinh đọc bài.
Giáo viên yêu cầu Học sinh nhắc lại khái niệm văn nghị luận và suy nghĩ xem đây có phải bài văn nghị luận không vì sao?
Học sinh : Nhắc lại khái niệm văn nghị luận – Đây là bài văn nghị luận vì thông qua bài viết tác giả đã nêu ra được quan điểm, tư tưởng của mình sau đó tác giả đã dùng những lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu để làm nổi bật quan điểm và tư tưởng mà mình đã nêu ra.
Giáo viên nêu câu hỏi : Em hãy nêu và nhận xét bố cục của bài văn?
Học sinh trả lời : Bài văn có bố cục 3 phần :
Mở bài : (Từ đầu đến “lũ cướp nước”)Tác giả nêu vấn đề nghị luận : Nhận định chung về tinh thần yêu nước.
Thân bài : (Tiếp đến “lòng nồng nàn yêu nước” ) – Những biểu hiện của lòng yêu nước 
Kết bài (Phần còn lại ) – Nhiệm vụ của chúng ta.
Giáo viên :Treo bảng phụ bố cục của bài viết nhắc lại một lần bố cục của bài.
* Chuyển sang phần phân tích
Giáo viên : Phần đầu của bài viết tác giả đã nêu vấn đề nghị luận như thế nào? Nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả?
Học sinh trả lời : Tác giả đã nêu vấn đề một cách ngắn gọn, xúc tích, đầy đủ sử dụng những hình ảnh sống động ( hình ảnh làn sóng) và những động từ, tính từ mạnh được đặt liên tiếp có tác dụng gợi tả được sức mạnh của lòng yêu nước.
Giáo viên nêu câu hỏi : Để chứng minh cho nhận định “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước đó là truyền thống quý báu của dân ta”Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự nào ?
Học sinh trả lời: Tác giả đưa ra những chứng cứ biểu hiện tinh thần yêu nước trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược để bảo vệ nền độc lập dân tộc trong lịch sử và hiện tại. Các dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự thời gian từ xưa cho đến nay.
Giáo viên hỏi đoạn văn nói về lòng yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại sau câu chuyển đoạn có tính chất khẳng định tác giả đã đưa dẫn chứng bằng cách nào ? Cuối cùng tác giả đi tới kết luận gì ?
Học sinh trả lời : Tác giả đã sử dụng cách liệt kê dẫn chứng theo mô hình liên kết : Từ.. đến . Theo quan hệ hợp lý. Các dẫn chứng đưa ra vừa cụ thể vừa toàn diện để cuối cùng tác giả dẫn tới kết luận : Những cử chỉ đó tuy khác nhau nơi việc làm yêu nước
Giáo viên hỏi trong phần kết bài tác giả đãsử dụng hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy?
Học sinh trả lời : Tác giả so sánh lòng yêu nước như các thứ của quý. Phép so sánh ấy có tác dụng gợi hình ảnh giúp người nghe, người đọc hình dung rõ ràng hai trạng thái của lòng yêu nước : Tiềm tàng kín đáo và biểu lộ rõ ràng đầy đủ. Rồi từ phép so sánh ấy tác giả đi tới một yêu cầu thực tế chỉ cho mọi người thấy bổn phận của mình.
Giáo viên hỏi : Theo em nghệ thuật nghị luận ở bài này có gì đặc sắc? Với nghệ thuật đặc sắc ấy tác giả đã tập trung làm sáng tỏ vấn đề gì ?
Học sinh trả lời : Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc sáng sủalí lẽ thống nhất với dẫn chứng, dẫn chứng phong phú .Giọng văn tha thiết, sôi nổiTất cả nhằm làm sáng tỏ chân lý “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước .”
Giáo viên yêu cầu hs đọc ghi nhớ sgk 
Học sinh đọc ghi nhớ 
Giáo viên yêu cầu Học sinh làm bài tập 1 – 2 sgk ở nhà
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc và giải thích từ khó.
2. Tìm hiểu chung về bài viết
* Đây là bài văn nghị luận
* Bố cục : 3 phần
Mở bài : (Từ đầu đến “lũ cướp nước”)Tác giả nêu vấn đề nghị luận : Nhận định chung về tinh thần yêu nước.
Thân bài : (Tiếp đến “lòng nồng nàn yêu nước” ) – Những biểu hiện của lòng yêu nước 
Kết bài (Phần còn lại ) – Nhiệm vụ của chúng ta.
II. PHÂN TÍCH
1. Nhận định chung về tinh thần yêu nước.
Tác giả đã nêu vấn đề một cách ngắn gọn, xúc tích, đầy đủ sử dụng những hình ảnh sống động ( hình ảnh làn sóng) và những động từ, tính từ mạnh được đặt liên tiếp có tác dụng gợi tả được sức mạnh của lòng yêu nước.
2. Những biểu hiện của lòng yêu nước.
a. Lòng yêu nước trong quá khứ
Tác giả sử dụng các dẫn chứng tiêu biểu được liệt kê theo trình tự thời gian lịch sử các dẫn chứng chọn lọc tiêu biểu phong phú để chứng minh một cách thuyết phục cho lòng yêu nước trong lịch sử của dân tộc.
b. Trong hiện tại 
Lòng yêu nước được tác giả chứng minh bằng một loạt các dẫn chứng được liệt kê theo mô hình liên kết : Từ.. đến . Các dẫn chứng đưa ra vừa cụ thể vừa toàn diện theo quan hệ hợp lý phong phú (QH lứa tuổi, địa bàn cư trú, nghề nghiệp, giai cấp). Cách sử dụng dẫn chứng cùng với lập luận chặt chẽ đã chứng minh mợt cách thuyết phục lòng yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống 3. Nhiệm vụ của chúng ta
Qua việc sử dụng hình ảnh so sánh cụ thể giúp người nghe, người đọc hình dung rõ ràng hai trạng thái của lòng yêu nước : Tiềm tàng kín đáo và biểu lộ rõ ràng đầy đủ. Rồi từ phép so sánh ấy tác giả đi tới một yêu cầu thực tế chỉ cho mọi người thấy bổn phận của mình là làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
GHI NHỚ ( SGK)
	IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
	 Đọc diễn cảm đoạn văn em thích.
	Học bài. Làm bài tập .Chuẩn bị bài sau : Câu đặc biệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 81.doc