Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 22 - Tiết 85: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 22 - Tiết 85: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

Hiểu được những nét chung sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua sự phận tích, chứng minh của tác giả.

Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn : Lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn diện, văn phong có tính khoa học.

2. Rèn kĩ năng:

Rèn kỹ năng tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của một bài văn nghị luận.

3. Tư tưởng, tình cảm

Giáo dục Học sinh lòng yêu mến tự hào trân trong tiếng mẹ đẻ. Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và có ý thức nói, viết đúng tiếng Việt.

B/ CHUẨN BỊ:

Tích hợp được với kiến thức của các bài tập làm văn tìm hiểu về văn nghị luận.

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định. (1)

2. Kiểm tra bài cũ. (5)

Đọc thuộc lòng đoạn văn trong bài : “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài.

3. Bài mới.

*/ Giới thiệu bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả hoàn cảnh ra đời, tính mẫu mực về văn nghị luận của bài viết.

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1409Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 22 - Tiết 85: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 Tiết: 85 
Ngày soạn: 11/02/2006
Ngày dạy: 14/02/2006
SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Hiểu được những nét chung sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua sự phận tích, chứng minh của tác giả.
Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn : Lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn diện, văn phong có tính khoa học. 
Rèn kĩ năng:
Rèn kỹ năng tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của một bài văn nghị luận.
Tư tưởng, tình cảm
Giáo dục Học sinh lòng yêu mến tự hào trân trong tiếng mẹ đẻ. Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và có ý thức nói, viết đúng tiếng Việt.
B/ CHUẨN BỊ:
Tích hợp được với kiến thức của các bài tập làm văn tìm hiểu về văn nghị luận.
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Đọc thuộc lòng đoạn văn trong bài : “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài.
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả hoàn cảnh ra đời, tính mẫu mực về văn nghị luận của bài viết.
*/ Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Giáo viên: Ghi bảng tên bài 
Nhắc nhở Học sinh cách đọc : Đọc rõ ràng, mạch lạc – giọng chậm rãi vừa phải - Đọc mẫu một đoạn gọi 2 – 3 Học sinh đọc tiếp.
Học sinh đọc bài.
Giáo viên yêu cầu Học sinh suy nghĩ xem đây có phải bài văn nghị luận không vì sao?
Học sinh– Đây là bài văn nghị luận vì thông qua bài viết tác giả đã nêu ra được quan điểm, tư tưởng của mình sau đó tác giả đã dùng những lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu để làm nổi bật quan điểm và tư tưởng mà mình đã nêu ra.
Giáo viên nêu câu hỏi : Em hãy nêu và nhận xét bố cục của bài văn?
Học sinh trả lời : Bài văn có hai ý chính 
Đoạn 1 : (Từ đầu đến “qua các thời kỳ lịch sử”)Tác giả nêu vấn đề nghị luận Tiếng Việt là thứ tiếng hay và đẹp và giải thích sơ bộ nhận định ấy.
Đoạn 2 : (Phần còn lại ) – Làm rõ phẩm chất giàu đẹp của tiếng Việt.
* Chuyển sang phần phân tích
Giáo viên : Phần đầu của bài viết tác giả đã nêu vấn đề nghị luận như thế nào ? Tìm và đọc câu văn có chứa vấn đề nghị luận? Nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả?
Học sinh trả lời : Tác giả đã nêu vấn đề một cách ngắn gọn, xúc tích, đầy đủ trong câu : Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. 
Giáo viên : Sau khi nêu vấn đề tác giả đã giải thích cụ thể về cái đẹp và cái hay của Tiếng Việt như thế nào ?
Học sinh trả lời : Cái đẹp của tiếng Việt là sự hài hoà về âm hưởng, thanh điệu.
Cái hay của tiếng Việt là sự tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng để diễn đạt tư tưởng, tình cảm của con người, thoả mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá xã hội.
Giáo viên : Em hãy nhận xét cách lập luận của tác giả trong đoạn văn này?(Câu hỏi dành cho Học sinh khá - giỏi)
Học sinh trả lời : Cách lập luận của tác giả ngắn gọn rành mạch, đi từ ý khái quát đến ý cụ thể người đọc dễ theo dõi, dễ hiểu.
Giáo viên nêu câu hỏi : Để chứng minh cho nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”. 
Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, rõ ràng. Em hãy cho biết tác giả đã dựa trên những đặc sắc nào trong cấu tạo của tiếng Việt để chứng minh cái đẹp của nó?
Học sinh trả lời: Tác giả đưa ra những chứng cứ: Giàu chất nhạc, uyển chuyển trong câu kéo. 
Giáo viên hỏi Chất nhạc của TV được xác nhận trên các chứng cớ nào trong đời sống và trong khoa học ?
Học sinh trả lời : Aán tượng của người nước ngoài khi nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân đều nhận xét: Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc.
Cấu tạo đặc biệt của tiếng Việt với hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phúgiàu thanh điệugiàu hình tượng ngữ âm..
Giáo viên hỏi trong bài tác giả chưa đưa ra các dẫn chứng cụ thể về sự giàu chất nhạc của tiếng Việt Em hãy tìm và đưa ra một số ví dụ về văn, thơ hay ca dao mà em cho là giàu chất nhạc nhất?
Học sinh tìm và đọc.
Giáo viên hỏi tính uyển chuyển của TV được xác nhận trên các chứng cớ nào trong đời sống ?
Học sinh trả lời : tác giả đã đưa ra lời nhận xét của các giáo sĩ nước ngoài : TV.rất ngon lành trong các câu tục ngữ
Giáo viên yêu cầu nhân xét cách nghị luận của tác giả
Học sinh nhận xét : Việc kết hợp giữa chứng cớ khoa học và đời sống làm cho lí lẽ trở nên sâu sắc nhưng còn thiếu các dẫn chứng cụ thể trong văn học à có phần khô cứng và khó hiểu đối với người đọc thông thường. 
Giáo viên yêu cầu theo dõi tiếp đoạn văn cho biết tác giả quan niệm như thế nào về một thứ tiếng hay? Tác giả đã đưa ra những chứng cớ nào để xác định cái hay đó của Tiếng Việt
Học sinh trả lời :Tác giả quan niệm một thứ tiếng hay phải thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người 
Tác giả đưa ra những chứng cớ:
- TV dồi dào về cấu tạo từ ngữ..về hình thức diễn đạt.
- Từ vựng tăng.
- Ngữ pháp uyển chuyển , chính xác hơn.
- Không ngừng đặt ra những từ mới, cách nói mớithoả mãn những yêu cầu đời sống văn hoá ngày một phức tạp vế mọi mặt
Giáo viên yêu cầu Học sinh lấy thêm một số dẫn chứng cụ thể.
Học sinh tự lấy thêm một số dẫn chứng trong thơ ca
Giáo viên cho Học sinh so sánh cách lập luận ở đoạn này với đoạn trên
Học sinh so sánh – nhận xét cách lập luận giống nhau
Giáo viên hỏi : Giữa cái hay và cái đẹp trong tiếng Việt diễn ra như thế nào?
Học sinh trả lời : giữa cái hay và cái đẹp trong tiếng Việt có quan hệ gắn bó cái đẹp của Tiếng việt đi liền với cái hay, ngược lại cái hay cũng tạo ra vẻ đẹp của TV
Giáo viên hỏi : Em hiểu thêm gì về TV qua bài học ? 
Ở vb này nghệ thuật nghị luận của tác giả có gì đặc biệt?
Qua VB em thấy tác giả là người như thế nào ? Em nghĩ mình sẽ làm gì cho sự giàu đẹp của TV
Học sinh trả lờiBiết thêm TV hay và đẹp trên nhiều phương diện, có phẩm chất bền vững có khả năng sáng tao
Nghệ thuật nghị luận của tác gia đặc biệt ở chỗ kết hợp giải thích, chứng minh và bình luận.
Tác giả là nhà khoa học yêu tiếng nói của dân tộc, am hiểu và trân trong giá trị của TV. Có tinh thần dân tộc,
Học sinh đọc ghi nhớ.
Giáo viên nhắc nhở phần bài tập làm ở nhà
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc và giải thích từ khó.
2. Tìm hiểu chung về bài viết
* Đây là bài văn nghị luận
* Bố cục : 2 đoạn:
Đoạn 1 : (Từ đầu đến “qua các thời kỳ lịch sử”)Tác giả nêu vấn đề nghị luận Tiếng Việt là thứ tiếng hay và đẹp và giải thích sơ bộ nhận định ấy.
Đoạn 2 : (Phần còn lại ) – Làm rõ phẩm chất giàu đẹp của tiếng Việt.
II. PHÂN TÍCH
1. Nhận định chung về phẩm chất của Tiếng Việt.
Tác giả đã nêu vấn đề một cách ngắn gọn: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. 
-Sau đó giải thích cụ thể về cái hay và cái đẹp của Tiếng Việt
à Cách lập luận của tác giả ngắn gọn rành mạch, đi từ ý khái quát đến ý cụ thể người đọc dễ theo dõi, dễ hiểu.
2. Những biểu hiện giàu đẹp của Tiếng Việt.
a. Tiếng Việt đẹp
-Giàu chất nhạc
+ Aán tượng của người nước ngoài khi nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân
+ Cấu tạo đặc biệt của tiếng Việt với hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phúgiàu thanh điệugiàu hình tượng ngữ âm..
Uuyển chuyển trong câu kéo. 
à Việc kết hợp giữa chứng cớ khoa học và đời sống làm cho lí lẽ trở nên sâu sắc chứng minh đượccụ thể vẻ đẹp của Tiếng Việt. 
b. Tiếng Việt hay
Tác giả quan niệm một thứ tiếng hay phải thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người 
Tác giả đưa ra những chứng cớ:
- TV dồi dào về cấu tạo từ ngữ..về hình thức diễn đạt.
- Từ vựng tăng.
- Ngữ pháp uyển chuyển , chính xác hơn.
- Không ngừng đặt ra những từ mới, cách nói mớithoả mãn những yêu cầu đời sống văn hoá ngày một phức tạp vế mọi mặt
** Giữa cái hay và cái đẹp trong tiếng Việt có quan hệ gắn bó cái đẹp của Tiếng việt đi liền với cái hay, ngược lại cái hay cũng tạo ra vẻ đẹp của TV
GHI NHỚ ( SGK)
III. LUYỆN TẬP
Bài 1 – 2 (Về nhà)
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Đọc diễn cảm đoạn văn em thích.
Học bài. Làm bài tập .Chuẩn bị bài sau : Thêm trạng ngữ cho câu

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 85.doc