Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 30 - Tiết 117, 118: Quan âm thị kính

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 30 - Tiết 117, 118: Quan âm thị kính

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo truyền thống.

Tóm tắt được nội dung của vở chèo Quan Am Thị Kính, nội dung, ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật (Mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ, hành động nhân vật,.) của trích đoạn nỗi oan hại chồng.

2. Rèn kĩ năng:

3. Tư tưởng, tình cảm

B/ CHUẨN BỊ:

Băng chèo Quan Am Thị Kính.

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định. (1)

2. Kiểm tra bài cũ. (5)

Nêu cảm nhận của em sau khi học xong tác phẩm : “Ca Huế trên sông Hương”

3. Bài mới.

*/ Giới thiệu bài:

 Giới thiệu khái quát về chèo , vở chèo Quan Am Thị Kính , trích đoạn Nỗi oan hại chồng.

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 30 - Tiết 117, 118: Quan âm thị kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30 Tiết: 117+118
Ngày soạn: 16/04/2006
Ngày dạy: 18/04/2006
QUAN ÂM THỊ KÍNH
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo truyền thống.
Tóm tắt được nội dung của vở chèo Quan Aâm Thị Kính, nội dung, ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật (Mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ, hành động nhân vật,...) của trích đoạn nỗi oan hại chồng.
Rèn kĩ năng:
Tư tưởng, tình cảm
B/ CHUẨN BỊ:
Băng chèo Quan Aâm Thị Kính.
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Nêu cảm nhận của em sau khi học xong tác phẩm : “Ca Huế trên sông Hương”
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
 Giới thiệu khái quát về chèo , vở chèo Quan Aâm Thị Kính , trích đoạn Nỗi oan hại chồng.
*/ Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
GV : Ghi bảng tên bài
GV : Yêu cầu HS tóm tắt nội dung vở chèo Quan Aâm Thị Kính
Học sinh tóm tắt nội dung (1em).
GV cho HS nghe băng trích đoạn nỗi oan hại chồng hoặc cho HS đọc phân vai.
Hướng dẫn HS tìm hiểu sơ lược khái niệm chèo.
Chú ý nhấn mạnh các điểm :
- Chèo là loại kịch hát múa dân gian, kể chuyện diễn tích bằng hình thức sân khấu. Sân khấu chèo có tính tổng hợp . Đây là kịch hát, múa.
- Chèo là loại sân khấu kể chuyện để khuyến giáo đạo đức. Giới thiệu những mẫu đạo đức để mọi người noi theo, châm biếm đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội.
-Có một số loại nhân vật truyện thống với những tính cách riêng.
- Sân khấu chèo có tính cách điệu và ước lệ cao thể hiện rõ trong nghệ thuật hoá trang, nghệ thuật hát và múa.
* Chuyển sang phần phân tích
GV hỏi : Trước khi mắc oan tình cảm của Thị Kính đối với Thiện Sĩ như thế nào ? Chi tiết nào nói lên điều đó ?
Học sinh trả lời Thị Kính yêu thương chồng bằng một tình cảm đằm thắm, trong sáng chân thật.Tình cảm ấy được thể hiện rất rõ trong các chi tiết :
- Ngôì quạt cho chồng ngủ.
- Xén râu cho chồng vì thương chồng muốn làm đẹp cho chồng
GV hỏi : Việc cắt râu chồng bị Sùng Bà ghép vào tội nào ? Tìm các chi tiết chứng tỏ điều đó ? 
Học sinh trả lời: Bị sùng bà khép vào tội giết chồng
Chi tiết : Cái con mặt sứa gan lim này mày định giết con bà à?
GV hỏi : Sau đó sùng bà đã luận Thị Kính vào những tội gì ? Tìm những lời buộc tội cụ thể của Sùng bà ?
Học sinh trả lời : Sùng bà mắng nhiếc, đay nghiến , xỉ vả:
- Cho rằng Thị Kính là loại đàn bà hư đốn, tâm địa xấu xa (Tuống bay mèo mà gà đồng lẳng lơ; mày có trót say hoa đắm nguyệt,trên dâu dưới bộc hẹn hò....).
Cho rằng : Thị kính là con nhà thấp hèn không xứng với con nhà mình.(Trứng rồng lại nở ra rồng, liu điu ....dòng liu điu, mày là con nhà cua ốc..)
Nhất quyết đuổi Thị Kính đi (Đồng nát thì về cầu nôm, con gái nỏ mồm thì về ở với cha, Gọi Mãng tộc phó về cho rảnh.)
GV giảng thêm về sự phân biệt đối xử của sùng bà cho thấy sự phân biệt trong quan hệ giai cấp, mâu thuẫn giai cấp bám rễ váo hôn nhân phong kiến thật sâu sắc.
GV hỏi :Cùng với lời nói sùng bà còn có những cử chỉ nào đối với Thị Kính?
 HS : Hành động của Sùng Bà rất tàn nhẫn và thô bạo: Dúi đầu Thị kính xuống, bắt Thị Kính ngửa mặt lên, không cho phân bua, dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống....
Hỏi : Khi bị khép vào tội giết chồng Thị Kính đã có những lời nói, cử chỉ như thế nào ? nhận xét tính chất của những lời nói, cử chỉ ấy?
Học sinh trả lời : Lời nói : Van xin thống thiết nhiều lần.
Cử chỉ :vật vã khóc, ngữa mặt rũ rượi, chạy theo đẩ van xin..
Đây là những lời nói và cử chỉ của một người có bản tính hiền lành, yếu đuối nhẫn nhục...
GV hỏi : Những lời nói và cử chỉ của TK được nhà chồng đáp lại nhhư thế nào ? Qua đó em hiểu thêm gì về thân phận của TK?
Học sinh trả lời Nhà chồng vô tình : Chồng bỏ mặc vợ, mẹ chồng càng đay nghiến... bố chồng thì a dua theo để luận tội...--> TK rất đơn độc, lẻ loi giữa những người không có một chút tình cảm nào đối với cô.
GV nêu câu hỏi : Em nhận thấy TK là kiểu nhân vật nào và có tính cách như thế nào ?
Học sinh trả lời: Là kiểu nhân vật nữ chính bản chất đức hạnh nết na, trong oan ức vẫn hiền lành, chân thực nhẫn nhục giữ phép tắc gia đình
GV hỏi cảm xúc của em về hai nhân vật này ?
Học sinh tự bộc lộ 
GV cho Hs thảo luận : câu 7 sgk 
Học sinh thảo luận - trả lời : Sùng bà và sùng ông dựng lên vở kịch tàn ác nhằm làm cho cha con mãng ông phải nhục nhã ê chề...
Đây là chỗ xung đột kịch tập trung cao nhất TK như bị đẩy vào chỗ cực điểm của nỗi đau : Nỗi đau oan ức, nỗi đau vợ chồng tan vỡ và giờ lại là nỗi đau trước cảnh cha già bị cha chồng khinh bỉ, hành hạ...
GV giảng về sự xung đột này còn là xung đột giữa kẻ có quyền lực có địa vị với những kẻ có địa vị thấp hơn trong xh phong kiến .
Nhấn mạnh sự bố trí thời gian các tình tiết kịch có tác dụng bộc lộ và nhấn mạnh nội dung của các hành động...
- Hỏi : Tìm những cử chỉ miêu tả hình ảnh của TK trước khi ra khỏi nhà Thiện sĩ? Những cử chỉ ấy bộc lộ nỗi đau nào của TK ?
-HS trả lời : Nêu các cử chỉ – Cử chỉ và hành động của TK gợi nỗi đau nuối tiếc xót xa cho hạnh phúc lứa đôi bỗng chốc bị tan vỡ, nỗi bơ vơ lạc lõng của người phụ nữ trước cái vô định của cuộc đời đang đứng trước một cuộc lựa chọn giằng xé : Đi đâu, về đâu ?
Cuối cùng TK quyết định như thế nào ? Em có nhận xét gì về quyết định ấy? 
HS trả lời: Quyết định ấy cho thấy TK không cam chịu oan sai, muốn sống đời để tỏ rõsự đoan chính
Mặt tiêu cực TK cho là mình khổ vì số kiếp, không có nghị lực đứng lên đấu tranh chống lại những oan trái bất công mà cam chịu hoàn cảnh bằng sự nhẫn nhục chịu đựng.
Qua trích đoạn em hiểu gì về chèo cổ, em hiểu gì về số phận người phụ nữ trong XH cũ?
HS trả lời 
GV tóm lại về nội dung, nghệ thuật của tác giả và cho HS đọc ghi nhớ sgk.
HS đọc ghi nhớ sgk ( 2 – 3 em).
GV hướng dẫn HS thảo luận để làm bài tập 1 sgk
Học sinh thảo luận rồi trình bày :
Chủ đề : Nỗi oan hại chồng thể hiện những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập thông qua xung đột gia đình , hôn nhân trong xã hội phong kiến.
- Thành ngữ oan Thị Kính 
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc và giải thích từ khó.
2. thể loại: Chèo 
3. Giá trị của vở chèo Quan Âm Thị Kính
- Là vở chèo tiêu biểu, mẫu mực cho nghệ thuật chèo cổ ở nước ta.
- Là vở chèo mang tích phật, đề cao phẩm chất thuỷ chung, nhẫn nhịn. Phê phán sự tàn nhẫn, độc ác phân biệt đối xử trong hôn nhân thời phong kiến.
II. PHÂN TÍCH
Trước khi mắc oan
Thị Kính là một người vợ yêu thương chồng bằng một tình cảm đằm thắm dịu dàng , trong sáng chân thật.Tình cảm ấy được thể hiện rất rõ trong các chi tiết :
- Ngồi quạt cho chồng ngủ.
- Băn khoăn lo lắng khi thấy râu mọc ngược dưới cằm chồng.
- Xén râu cho chồng vì thương chồng muốn làm đẹp cho chồng
2. Trong khi bị oan 
* Bị sùng bà khép vào tội giết chồng, bị đối xử tàn nhẫn.
 +Về lời nói :Sùng bà mắng nhiếc, đay nghiến , xỉ vả:
- Cho rằng Thị Kính là loại đàn bà hư đốn, tâm địa xấu xa (Tuống bay mèo mà gà đồng lẳng lơ; mày có trót say hoa đắm nguyệt,trên dâu dưới bộc hẹn hò....).
Cho rằng : Thị kính là con nhà thấp hèn không xứng với con nhà mình.(Trứng rồng lại nở ra rồng, liu điu ....dòng liu điu, mày là con nhà cua ốc..)
Nhất quyết đuổi Thị Kính đi (Đồng nát thì về cầu nôm, con gái nỏ mồm thì về ở với cha, Gọi Mãng tộc phó về cho rảnh.)
 + Về hành động : tàn nhẫn và thô bạo: Dúi đầu Thị kính xuống, bắt Thị Kính ngửa mặt lên, không cho phân bua, dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống....
à Sùng bà là nhân vật mụ ác bản chất độc địa, tàn nhẫn, bất nhân, hợm của, khoe dòng giống.
* Hành động của thị kính
Lời nói : Van xin thống thiết nhiều lần.
Cử chỉ :vật vã khóc, ngữa mặt rũ rượi, chạy theo đẩ van xin..
Đây là những lời nói và cử chỉ của một người có bản tính hiền lành, yếu đuối nhẫn nhục...
 Thị Kính là kiểu nhân vật nữ chính bản chất đức hạnh nết na, trong oan ức vẫn hiền lành, chân thực nhẫn nhục giữ phép tắc gia đình
* Hành động lừa lọc của vợ chồng sùng bà với mãng ông là chỗ xung đột kịch tập trung cao nhất TK như bị đẩy vào chỗ cực điểm của nỗi đau : Nỗi đau oan ức, nỗi đau vợ chồng tan vỡ và giờ lại là nỗi đau trước cảnh cha già bị cha chồng khinh bỉ, hành hạ...Sự việc này cũng nhấn mạnh được cực độ tính cách bất nhân, bất nghĩa của sùng bà.
3. Sau khi bị oan 
Trứơc khi ra khỏi nhà Thiện Sĩ - Cử chỉ và hành động của TK gợi nỗi đau nuối tiếc xót xa cho hạnh phúc lứa đôi bỗng chốc bị tan vỡ, nỗi bơ vơ lạc lõng của người phụ nữ trước cái vô định của cuộc đời đang đứng trước một cuộc lựa chọn giằng xé : Đi đâu, về đâu ?
Cuối cùng TK quyết định giả làm trai để đi tuà : Quyết định ấy cho thấy TK không cam chịu oan sai, muốn sống đời để tỏ rõsự đoan chính
Mặt tiêu cực TK cho là mình khổ vì số kiếp, không có nghị lực đứng lên đấu tranh chống lại những oan trái bất công mà cam chịu hoàn cảnh bằng sự nhẫn nhục chịu đựng.
GHI NHỚ ( SGK)
III. LUYỆN TẬP
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Đọc diễn cảm đoạn trích . tóm tắt lại đoạn trích.
Học bài. Làm bài tập .Chuẩn bị bài sau : Dấu chấm lửng và dấu chấm lửng

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 117+118.doc