Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 6 - Tiết 22: Từ hán Việt (tiếp)

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 6 - Tiết 22: Từ hán Việt (tiếp)

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Hiểu được các sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt.

2. Rèn kĩ năng:

- Sử dụng từ Hán Việt

3. Tư tưởng, tình cảm

- Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh lạm dụng từ Hán Việt .

B/ CHUẨN BỊ:

Bảng phụ để hoạt động nhóm.

Tích hợp với các văn bản tiếng Hán vừa học.

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định. (1)

2. Kiểm tra bài cũ. (5)

Đơn vị cấu thành từ Hán Việt được gọi là gì? Các yếu tố Hán Việt có đặc điểm gì? Từ ghép Hán Việt có gì giống và khác với từ ghép thuần Viêt.

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1006Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 6 - Tiết 22: Từ hán Việt (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6 Tiết: 22
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
TỪ HÁN VIỆT (tiếp)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Hiểu được các sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt.
Rèn kĩ năng:
- Sử dụng từ Hán Việt
Tư tưởng, tình cảm
Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh lạm dụng từ Hán Việt . 
B/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ để hoạt động nhóm.
Tích hợp với các văn bản tiếng Hán vừa học.
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Đơn vị cấu thành từ Hán Việt được gọi là gì? Các yếu tố Hán Việt có đặc điểm gì? Từ ghép Hán Việt có gì giống và khác với từ ghép thuần Viêt.
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
 Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về từ Hán Việt . Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về loại từ này để xem vì sao mà chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng từ Hán Việt và có điều gì cần lưu ý khi sử dụng các từ Hán Việt này. 
*/ Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài
GV Trong giao tiếp hàng ngày chúng ta thường sử dụng một số cặp từ đồng nghĩa thuần Việt - Hán Việt chúng ta cùng thảo luận nhóm để tìm ra những cặp từ như vậy
CHTL:Nhìn sgk và cho biết tại sao trong trường hợp đó tác giả lại dùng từ Hán Việt mà không sử dụng từ thuần Việt?
HS thảo luận rồi viết ra bảng phụ.
VD các cặp tư ø: phụ nữ - đàn bà
Nhi đồng - trẻ em, phu nhân - vợ, hoa lệ - đẹp đẽ, phi trường - sân bay,từ trần - chết
TL: Dùng như vậy trong trường hợp 1a là để tạo sắc thái biểu cảm, trang trọng tránh sự thô thiển. Còn trường hợp 1b là để tạo sắc thái cổ kính .
àGhi nhớ SGK
GV: có người cho rằng nên sử dụng từ Hán Việt càng nhiều càng tốt vì nó chứa bao nhiêu sắc thái biểu cảm Ý kiến của em như thế nào? Cho VD chứng minh.
TL: Quan niệm như vậy là không đúng vì nếu dùng tràn lan, không đúng mức thì sẽ gây nặng nề, khó hiểu không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. VD sgk dùng từ đề nghị với mẹ là không đúng làm mất đi sự thân mật , dùng từ nhi đồng quá nặng nề thiếu tự nhiên. 
àghi nhớ SGK
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1 
A1- mẹ ; a2 - thân mẫu
B1 - phu nhân; b2 - vợ.
C1 - sắp chết;
 C2 - lâm chung
D1 giáo huấn; 
D2 - dạy bảo.
Bài 3 Từ ngữ tạo sắc thái cổ xưalà:binh, giảng hoà, cầu thân.
I/ SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT
1/ Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm. 
- Trường hợp 1a là để tạo sắc thái biểu cảm, trang trọng tránh sự thô thiển.
- Trường hợp 1b là để tạo sắc thái cổ kính .
àGhi nhớ SGK
2/ Không nên lạm dụng từ Hán Việt.
àghi nhớ SGK
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Học bài, làm bài 2,4 sgk
 Chuẩn bị bài : Đặc điểm của văn biểu cảm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 22.doc