Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 6 - Tiết 24: Đề văn biểu cảm và cách làm văn biểu cảm

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 6 - Tiết 24: Đề văn biểu cảm và cách làm văn biểu cảm

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Nắm được kiểu đề văn biểu cảm.

- Nắm được các bước làm bài văn biểu cảm.

2. Rèn kĩ năng:

Rèn kĩ năng viết đoạn văn biểu cảm

3. Tư tưởng, tình cảm

B/ CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ

- Tích hợp với các bài các bước tạo lập văn bản, bố cục, mạch lạc.

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định. (1)

2. Kiểm tra bài cũ. (5)

Nêu các đặc điểm của bài văn biểu cảm.

3. Bài mới.

*/ Giới thiệu bài:

Chúng ta đã hiểu thế nào làvăn biểu cảm, văn biểu cảm có những đặc điểm gì. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1030Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 6 - Tiết 24: Đề văn biểu cảm và cách làm văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6 Tiết: 24
Ngày soạn: 12/10/2005
Ngày dạy:14/10/2005
ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM VĂN BIỂU CẢM
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Nắm được kiểu đề văn biểu cảm.
Nắm được các bước làm bài văn biểu cảm.
Rèn kĩ năng:
Rèn kĩ năng viết đoạn văn biểu cảm
Tư tưởng, tình cảm
B/ CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ 
- Tích hợp với các bài các bước tạo lập văn bản, bố cục, mạch lạc....
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Nêu các đặc điểm của bài văn biểu cảm.
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
Chúng ta đã hiểu thế nào làvăn biểu cảm, văn biểu cảm có những đặc điểm gì. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm. 
*/ Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu đề văn biểu cảm.
Học sinh đọc các đề văn trong SGK 
Hỏi: Đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong đề văn là gì?
TL: Ở đề a : Đối tượng biểu cảm là dòng sông quê hương.
Tình cảm cần biểu hiện là : Những tình cảm, cảm xúc của mình đối với dòng sông quê hương.
Đề b: - Đối tượng là đêm trăng thu
- Tình cảm cần biểu hiện là: Tình cảm, cảm xúc của mình về đêm trăng thu.
Đề c : Đối tượng biểu cảm là : Nụ cười của mẹ.
 Tình cảm cần biểu hiện là: Những cảm xúc, tình cảm của em về nụ cười của mẹ.
Đề d: Đối tượng biểu cảm là : thời thơ ấu.
Tình cảm cần biểu hiện là: Những niềm vui, nỗi buồn khi mình còn nhỏ.
Đề e : Đối tượng biểu cảm là: loài cây mà em yêu.
Tình cảm cần biểu hiện là: Tình cảm yêu quý của em với loài cây mà em đã chọn.
GV: Như vậy đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra được đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài văn.
Hoạt động 2:
GV Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm và Ghi đề bài lên bảng.
Hỏi: Hãy nhắc lại các bước tạo lập văn bản mà em đã học?
TL: 
Gợi dẫn : Đó là các bước tạo lập văn bản nói chung còn với văn bản biểu cảm về cơ bản các bước cũng giống như vậy ta sẽ lần lượt tìm hiểu các bước xem như thế nào. Hỏi: Hãy nêu lại đối tượng biểu cảm của đề văn ?
Em thử hình dung xem nụ cười của mẹ thường xuất hiện khi nào và mỗi lần nhìn thấy nụ cười của mẹ trong những lúc ấy thì tình cảm và cảm xúc của em như thế nào? Có phải mẹ em lúc nào cũng nở nụ cười không ? Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ là em lại thấy như thế nào? Làm sao để luôn thấy nụ cười của mẹ?
 Đối tượng biểu cảm của đề văn là nụ cười của mẹ.
Nụ cười vui mừng của mẹ thường xuất hiện vào những lúc em tỏ ra hiếu thảo, ngoan ngoãn, học giỏi - khiến em vui mừng và sung sướng biết bao.
Nụ cười khích lệ động viên mỗi khi em gặp bài khó hay những lúc thấy em tiến bộ - làm cho em cảm thấy như có một nguồn động viên vô tận cho em thêm sức lực và ý chí quyết tâm để vượt qua những khó khăn, thử thách .
 Nụ cười thật hiền hậu, dịu dàng những lúc kể chuyện cho em nghe hay khi chăm sóc em, nấu ăn cho cả nhà - mẹ thật gần gũi và thân thương biết mấy.
 Mẹ thương em nên không muốn em phải lo lắng vì mẹ cho nên những lần mẹ ốm trên khuôn mặt xanh xao vẫn nở nụ cười cho em yên tâm - những lúc ấy em thương mẹ biết nhường nào.
- Có những lúc mẹ không cười ấy là khi em chưa ngoan , lười học, mải chơi..những lúc như vậy mẹ buồn ...
 - Em nghĩ rằng mình phải học giỏi, chăm ngoan...dể nụ cười luôn nở trên khuôn mặt mẹ.
Hỏi: Sau khi đã tìm ý xong em sẽ làm gì?
TL: Lập dàn bài.
a/ MB : Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ.( thích, ấm lòng...)
b/ TB : nêu các biểu hiện, sắc thái nụ cười của mẹ 
Cười vui, sung sướng.
Cười khuyến khích, an ủi.
Cười hiền hậu, dịu dàng.
 Gượng cười.
Khi vắng nụ cười của mẹ.
c/ KB : Những suy nghĩ và cảm xúc thể hiện lòng thương yêu và kính trọng mẹ.
GV cho HS viết một đoạn ngắn .
Đọc đoạn văn vừa viết . Gọi HS khác nhận xét và rút ra cách viết 
àGhi nhớ sgk
LUYỆN TẬP
Học sinh thảo luận nhóm
I/ ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM.
I Đề văn biểu cảm 
- Đối tượng biểu cảm.
- Tình cảm cần biểu hiện.
2/ Cách làm bài văn biểu cảm.
Đề bài : Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
Bước 1 : Tìm hiểu đề và tìm ý 
Bước 2 : lập dàn bài
Bứơc 3: viết bài
Bước 4: sửa bài.
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Nêu các bước làm bài văn biểu cảm.
Học bài, chọn 1 trong các đề phần 1 về nhà lập dàn ý.
 chuẩn bị bài : Sau phút chia ly.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 24.doc