Giao an ngu van 7 tap 1

Giao an ngu van 7 tap 1

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

1 Kiến thức :-Tình cảm su nặng của cha mẹ gia đình đối với con cái , ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người , nhất là đối với tuổi thiếu niên, nhi đồng .

- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ .

2.Kĩ năng :

- Đọc hiểu văn bản biểu cảm được viết như những dịng nhật kí của một người mẹ .

-Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho người khai trường đầu tiên của con .

- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm .

3 .Tư tưởng:

- Giáo dục tình cảm gia đình, ý thức học tập.

 

doc 172 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giao an ngu van 7 tap 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:1	 Ngày dạy: 15/8/2011
Tiết:1 Lớp:7a-7b-7c
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
 Lí Lan
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS: 
1 Kiến thức :-Tình cảm sâu nặng của cha mẹ gia đình đối với con cái , ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người , nhất là đối với tuổi thiếu niên, nhi đồng .
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ .
2.Kĩ năng :
- Đọc hiểu văn bản biểu cảm được viết như những dịng nhật kí của một người mẹ .
-Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho người khai trường đầu tiên của con .
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm .
3 .Tư tưởng:
- Giáo dục tình cảm gia đình, ý thức học tập.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Giáo án, tranh, bảng phụ.
- HS: bài soạn.
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
*. Ổn định tình hình lớp.(1 phút)
*. Kiểm tra bài cũ. 
* Kiểm tra sách vở của HS.
*. Bài mới:(1 phút)
Giới thiệu bài
 Em đã học nhiều bài hát về trường lớp, hãy hát một bài nói về ngày đầu tiên đi học. HS hát “Ngày đầu tiên đi học”. Tâm trạng của em bé trong ngày đầu đi học là vậy đó. Thế còn em bé và người mẹ trong văn bản này có những suy nghĩ và tình cảm gì trong ngày khai giảng đầu tiên ? Ta cùng tìm hiểu.
Thời Gian
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I:(5 phút)
Tìm hiểu chung
-Giao tiếp hỏi -đáp ,nêu vấn đề 
- Hs tóm tắt - Gv viên cùng lớp nhận xét kết luận.
-Qua văn bản nĩi lên điều gì ? HS nêu - gv chốt 
-Cho biết đây là thể loại văn bản nào ? VB nhật dụng 
Văn bản đề cặp đến vấn đề gì ?
HOẠT ĐỘNG II:(30 phút)
Hướng dẫn HS đọc- hiểu văn bản GV: 
Thực hành đọc - giao tiếp : hỏi - đáp 
Nêu vấn đề - thảo luận nhĩm .
Đọc giọng trầm lắng, tập trung diễn đạt tâm trạng của người mẹ.
Đoạn 1: Từ đầu cho đến “trong ngày đầu năm học” tác giả đã sử dụng cả ba phương thức: tự sự, miêu tả, biểu cảm do vậy cần đọc với giọng nhẹ nhàng.
Đoạn 2: tiếp theo đến “Cái thế giới mà mẹ vừa bước vào” là sự hồi tưởng của người mẹ về những kỷ niệm trong ngày khai trường đầu tiên, do vậy cần đọc với giọng chậm thể hiện tâm trạng bồi hồi xao xuyến của người mẹ.
+ Tâm trạng của người mẹ nẫy sinh trong hoàn cảnh nào ?
- HS trả lời giáo viên kết luận.
- Vậy diễn biến tâm trạng của người mẹ diễn biến như thế nào ta đi vào -> 2.
+ Trước ngày khai trường của con thì tâm trạng của người mẹ như thế nào ? Điều đó thể hiện ở nhừng câu văn nào ?
- HS liệt kê GV ghi bảng, cả lớp nhận xét.
+ Tâm trạng của đứa con trong cái đêm trước ngày khai trường đó như thế nào ?
Gợi ý: Người con: gương mặt thanh thoát tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chụm lại như đang mút kẹo 
+ Để làm rõ tâm trạng của người mẹ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
+ Vậy em thấy tâm trạng của người mẹ ở đây như thế nào ?
+ Tại sao người mẹ lại không ngủ được ? 
( HS thảo luận nhóm )
Câu hỏi gợi : 
- Có phải người mẹ lo cho con hay là nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình hay còn lý do nào khác ?
- Các nhóm trình bày - lớp nhận xét - GV kết luận:
Hướng kết luận:
- Lý do 1: Lo cho con: Lúc còn nhỏ đó chỉ là một cuộc dạo chơi còn giờ đây là bước vào con đường học vấn của mình đó là bước ngoặt của cả cuộc đời.
- Lý do 2: ( Lý do chính ): Nôn nao nhớ về ngày khai trường năm xưa, ký ức tuổi thơ sống dậy. 
+ Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?
- “ Cứ nhắm mắt lại  dài và hẹp”
+ Tại sao cái ngày khai trường đó lại để lại dấu ấn thật sâu đậm đối với người mẹ như vậy ?
- Bởi đó có thể là ngày đầu tiên mẹ được đến trường nhưng cũng có thể là sự cảm nhận về một môi trường hoàn toàn mới lạ đang diễn ra trong ngày khai trường đầu tiên ấy mà từ trước đó mà mẹ chưa từng gặp một lần.
+ Từ cái ấn tượng đó điều mà mẹ mong muốn cho con là gì ? ( Cái ấn tượng  xao xuyến )
- Mẹ mong cho con có những kỷ niệm đẹp về ngày khai trường đầu tiên bơi đó là những kỷ niệm sẽ theo con suốt cuộc đời.
+ Qua sự thao thức triền miên không ngủ được của người mẹ. Em thấy người mẹ ở đây như thế nào ?
- Giáo viên chốt ý và chuyển sang -> 3
- Với tấm lòng của người mẹ thương yêu lo lắng cho con như vậy thì suy nghĩ của người mẹ về ngày mai khi cổng trường mở ra như thế nào -> 3
+ Theo em có phải người mẹ đang nói chuyện trực tiếp với con không ?
+ Người mẹ đang tâm sự vơí ai ?
+ Cách viết này có tác dụng gì ?
=> Bà mẹ không nói chuyện trực tiếp với con hoặc ai cả mà bà mẹ nói chuyện với chính mình, ở đây giọng độc thoại là giọng chủ đạo của bài văn. Nhân vật là nhân vật tâm trạng, nhân vật trữ tình, bà mẹ đang ôn lại những kỷ niệm của chính mình, cách viết này làm cho việc thể hiện nội tâm nhân vật chân thực hơn.
- GV lưu ý HS chú ý đoạn văn “Mẹ nghe nói  sẽ mở ra” 
+ Trong cái dòng suy nghĩ đó mẹ sẽ nói với con điều gì khi dắt con qua cổng trường ?
+ Em hiểu thế nào về câu nói của người mẹ ? 
- “Thế giới kỳ diệu” ở đây là gì ? 
-Đó là mong muốn của người mẹ đối với con, thế giới kỳ diệu đó là thế giới bạn bè, thầy cô, là nơi cung cấp cho cho các em những tri thức khoa học, những tư tưởng đạo lý, điều hay lẽ phải đó chính là điều kỳ diệu.
- Vẫn bằng giọng đối thoại, tác giả đã khéo léo chuyển hướng để nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của các thế hệ mai sau, + Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ ?
- Hs chỉ ra.
- Như vậy đến đây ta hiểu được nhan đề “ Cổng trường mở ra” chủ yếu mang ý nghĩa tượng trưng như vậy.
+ Vậy đến đây ta lại thấy người mẹ ở đây như thế nào ?
- Bà mẹ trong bài là một bà mẹ sâu sắc, tình cảm, tế nhị, hiểu biết và thật hạnh phúc khi có được người mẹ như thế.
+ Em thấy giọng văn ở đây như thế nào ?
+ Văn bản này giúp em được điều gì ?
- HS trả lời – lớp nhận xét – GV kết luận.
HOẠT ĐỘNG III (5 phút)
Hướng dẫn HS luyện tập
+ Giao tiếp -hỏi đáp 
+ Thực hành viết -đọc .
- HS thực hiện theo yêu cầu của bài tập 1
- HS tự do phát biểu – GV nhận xét bổ sung.
- Bài tập 2 HS về nhà làm tiết sau kiểm tra.
Nếu còn thời gian Gv cho Hs đọc phần đọc thêm.
I. Tìm hiểu chung.
1.Tác giả: Theo Lí Lan
2Thể loại : Văn bản nhật dụng đề cặp tới những mối quan hệ giữa gia đình nhà trường và trẻ em .
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng
- Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được...
2. Diễn biến tâm trạng của người mẹ
 không tập trung được việc gì cả.
...mẹ lên giường và trằn trọc.
...không lo nhưng vẫn không ngủ được.
 cứ nhắm mắt lại  dài và hẹp.
... ấn tượng về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm.
... nhớ sự nôn nao, hồi hộp, nỗi chơi vơi hốt hoảng.
-> Nghệ thuật tương phản.
-> Mẹ thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên.
=> Tấm lòng thương yêu và tình cảm đẹp đẽ sâu nặng đối với con.
3. Suy nghĩ của mẹ khi “Cổng trường mở ra”:
“Đi đi con  bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” 
- “ Ai cũng hiểu  dặm sau này “
->Vai trò to lớn cùa nhà trường đối với cuộc sống con người.
=> Sâu sắc, tình cảm, tế nhị, hiểu biết
4. Tổng kết
a. Nghệ thuật : - lựa chọn tự bạch như những dịng nhật kí của người mẹ nĩi với con .
b. Ý nghĩa văn bản :-Thể hiện tấm lịng tình cảm của người mẹ đối với con ,đồng thời nêu lên vai trị to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người .
III. Luyện tập- và hướng dẫn tự học 
* Củng cố, hướng dẫn về nhà	(4 phút)	
+ Bài cũ:
- Viết đoạn văn kể về những kỉ niệm trong ngày khai trường đầu tiên.
- Nắm chắc suy nghĩ, tâm trạng của người mẹ và vấn đề mà văn bản muốn nói đến.
-Sưu tầm và đọc một số văn bản về ngày khai trường .
+ Bài mới: Chuẩn bị cho bài: “Mẹ tôi”.
+ Đọc văn bản. Trả lời các câu hỏi.
+ Tìm hiểu vễ thái độ và tâm trạng của bố.
 ***************************************************************
Tiết 2	 Ngày dạy:1 /8/2011-lớp:7a
 18/8/2011-lớp:7b-7c 
 	MẸ TÔI
 ( Trích những tấm lịng cao cả - Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
Giúp HS:
-1.Kiến thức : - Sơ lược về tác giả Ét -mơn -đơ đơ A -mi - xi .
-Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị ,cĩ lí và cĩ tình khi con mắc lỗi .
- Nghệ thuật biểu cảm một hình thức một bức thư .
2. Kĩ năng :
- Đọc -hiểu một văn bản viết dưới một hình thức một bức thư .
- Phân tích một số liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư )và người mẹ nhắc đến trong bức thư .
3.Tư tưởng :
 -Hiểu biết và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của mẹ đối với con cái.
- Giáo dục tình cảm gia đình.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Giáo án, tranh, bảng phụ.
- HS: Soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
* Ổn định tình hình lớp
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu hỏi: Văn bản “Cổng trường mở ra” để lại trong em suy nghĩ gì ?
Trả lời: Tấm lòng yêu thương con, tình cảm đẹp sâu nặng đối với con; Vai trò to lớn cùa nhà trường đối với cuộc sống con người.
* Bài mới(1 phút)
Giới thiệu bài mới: 
 Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao và thiêng liêng. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Thường thì có những lúc ta mắc lỗi lầm thì ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “Mẹ tôi” sẽ cho ta một bài học như thế.
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I(3 phút) 
Hướng dẫn tìm hiểu chung
+Giao tiếp hỏi -đáp 
+Nêu vấn đề - trình bày
Nêu vài nét về tác giả tác phẩm ? hs nêu -gv chốt 
HOẠT ĐỘNG II (28 phút)
Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản
+ Giao tiếp hỏi -đáp 
+ Nêu vấn đề- trình bày .
+ Thảo luận nhĩm - trình bày 
- Cần đọc với giọng chậm rãi thể hiện sự hối hận của En-ri-cô, các đoạn sau cần bám sát giọng người bố: khi thủ thỉ tâm tình ( nói về tình yêu của người mẹ đối với con ) khi tức giận ( biểu lộ thái độ giận dữ trước cách nói năng của con đối với mẹ )
- G ... g quá trình tiết dạy )
*. Bài mới
 Hoạt động I : - GV yêu cầu HS đọc lại đề bài và xác định yêu cầu đề:
 - Lồi cây em yêu ( trừ cây phượng và cây sấu )
 Hoạt động II : GV cùng hs hình thành đáp án như tiết 31,32
 - Yêu cầu HS đưa ra dàn bài sau khi đã suy nghĩ thêm ở nhà gv ghi lên bảng
Hoạt động III : - GV nêu lên nhận xét về bài làm của HS
 *Ưu điểm :- Hầu như các em đã nắm được thể loại văn biểu cảm
 -Viết bố cục rõ ràng, lời văn cĩ cảm xúc
 -Nhiều em làm bài đạt khá ,giỏi
 + Cụ thể: 7a: Khánh, Ngân, Diễm, Liên
 7b: Võ Quỳnh, Trần Toàn, Thi
 *Khuyết điểm:- Nhiều em làm bài cịn chưa đọc kĩ đề -chưa xác định đúng quan hệ từ
 -Bài làm cịn lủng củng, viết tắt nhiều, lỗi chính tả nhiều.
 -Bố cục chưa rõ ràng
 -Cịn thiên kể và miêu tả nhiều 
 7a: Hân, , Anh, D uyên.. 7b: Phụng, Thu, Vỹ, Hải..
 Hoạt động IV : *Sửa lỗi :- Đề biểu cảm với lồi cây em yêu trừ cây phượng và cây sấu
 Trong đĩ em Ngàn , Thảo viết lại
 -Lỗi chính tả :Hằng 7a , Trường Cần phân biệt: chĩu-trĩu, lếp- nếp, ......
 -Em Tòng 7a : viết hoa tùy tiện
 -Em Thức, Canh, Sang chuẩn bị giấy chưa nghiêm túc
 -Em Thu 7b chú ý khi liên hệ với tương lai cần phải phù hợp với lồi cây
Hoạt động V: GV cho hs đạt điểm khá giỏi đọc bài của mình cho cả lớp nghe
Hoạt động VI: GV cho hs tráo bài cho nhau để sửa lỗi cho nhau
* Củng cố, hướng dẫn về nhà:
+ Bài cũ: Tự hoàn chỉnh lại bài viết theo đánh giá và sửa chữa của GV.
+ Bài mới: Chuẩn bị cho bài: Thành ngữ.
- Đọc; Trả lời các câu hỏi sgk
- Tự rút ra khái niệm thành ngữ và cách sử dụng.	
**************************************************************************tTuần 12 Ngày dạy 
Tiết 48 
THÀNH NGỮ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
. Hiểu thế nào là thành ngữ.
- Nhận biết thành ngữ trong văn bản; hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ trong văn bản.
- Cĩ ý thức trau dồi vốn thành ngữ.
1. Kiến thức
- Khái niệm thành ngữ.
- Nghĩa của thành ngữ.
- Chức năng của thành ngữ trong câu.
- Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.
2. Kĩ năng
- Nhận biết thành ngữ.
- Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thơng dụng.
3.Thái độ: có ý thức trao dồi vốn từ 
B. CHUẨN BỊ 
-GV: Giáo án, bảng phụ.
-HS: bài soạn.
C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY- HỌC:
Đàm thoại- diễn giải, ra quyết định, vận dụng, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
*. Ổn định tình hình lớp:( 1phút )
* Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) 
Câu hỏi: Thế nào là từ đồng âm ? Cho ví dụ. Tác dụng của việc sử dụng từ đồng âm ?
Trả lời: Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.(3 diểm)
 Cho ví dụ( đúng) 3 điểm
 người nghe, người đọc. Vậy thành ngữ là gì ? Cách sử dụng nó. Tiết học này ta cùng tìm hiểu.
 + Tiến trình giờ dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I ( 17 phút)
Hướng dẫn HS tìm hiểu thành ngữ
- GV treo bảng phụ ghi vd (1)
+ Nghĩa:Lên thác xuống ghềnh ?
-> Gian nan, vất vả, khổ cực.
+ Có thể thay thế, thêm, thay đổi vị trí một vài chữ trong cụm từ này được không ? Vì sao ?
-> Không. Vì như thế nghĩa của cụm từ sẽ thay đổi.
+ Từ đó em có kết luận gì về cấu tạo và ý nghĩa của cụm Lên thác xuống ghềnh ?
-> Cấu tạo cố định, ý nghĩa hoàn chỉnh.
+ Những cụm từ như vậy gọi là thành ngữ. Thế nào là thành ngữ ?
-> GV: Thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng một số ít thành ngữ vẫn có thể biến đổi nhất định như: chấu chấu đá xe-> chấu chấu đấu voi; Sống để bụng chết mang theo-> Sống để dạ chết mang theo hay Sống để bụng chết chôn theo
+ Hãy tìm một số thành ngữ ?
GV treo bảng phụ ghi 2 nhóm:
Nhóm 1: Tham sống sợ chết(1), bùn lầy nước đọng(2), năm châu bốn bể(3), mẹ goá con côi(4) mưa to gió lớn(5).
Nhóm 2: Nhắm mắt xuôi tay(6), đè đầu cưỡi cổ(7), lên voi xuống chó(8), lòng lang dạ thú(9), đi guốc trong bụng(10).
+ Ý nghĩa các thành ngữ trên ?
->Nhóm 1: Hèn nhát(1); lầy lội, ẩm thấp, bẩn thỉu(2); rộng lớn(3) ; sự đơn chiếc(4); thời tiết mưa bão(5) .
-> Nhóm 2: Chết(6); chỉ sức mạnh ức hiếp kẻ khác yếu hơn(7); thời vận thay đổi, lúc hiển vinh lúc thất thế(8); độc ác, tàn bạo(9); hiểu rõ ý định, tâm can người khác(10).
+ Cách hiểu nghĩ a hai nhóm này có gì khác nhau ?
Nhóm 1 hiểu trực tiếp từ những yếu tố cấu tạo nên thành ngữ (nghĩa đen).
Nhóm 2 không thể hiểu trực tiếp mà từ nghĩa bề mặt mới hiểu nghĩa hàm ẩn qua phép chuyển nghĩa.
+ Hãy phân tích cách hiểu nghĩa một thành ngữ ở nhóm 2 ?
-> Voi: con vật tượng trưng cho sự to lớn, quyền uy; Chó: con vật tầm thường; lên><xuống: sa sút. Từ đó ta hiểu được thành ngữ này nghĩa là thời vận thay đổi, lúc hiển vinh lúc thất thế.
+ Như vậy phép chuyển nghĩa đó là gì ?
-> Ẩn dụ
+ Từ tìm hiểu các nhóm thành ngữ trên, hãy cho biết nghĩa của thành ngữ được hiểu theo những cách nào ?
- HS trả lời GV chốt ý, gọi HS đọc ghi nhớ. 
+ Em hãy tìm tìm thêm một số thành ngữ trong các văn bản đã học ? 
HOẠT ĐỘNG II ( 10phút)
Tìm hiểu cách sử dụng thành ngữ
- GV treo bảng phụ ghi ví dụ ở mục II và câu: Nem công chả phượng là những thứ không được Vua Hùng chọn.
+ Xác định vai trò ngữ pháp của 2 thành ngữ trong câu ?
- Nem  :chủ ngữ ; Bảy nổi : vị ngữ.; Tắt lửa tối đèn: phụ ngữ cho danh từ “khi”
+ Thành ngữ giữ vai trò gì trong câu ?
+ Giải nghĩa thành ngữ trên ?
+ Tìm thành ngữ đồng nghĩa với các thành ngữ này ?
- Bảy nổi ba chìm = long đong phiêu bạt
- Tắt lửa tối đèn = khó khăn hoạn nạn
+ Thay bảy nổi ba chìm bằng: long đong, phiêu bạt; thay tắt lửa tối đèn bằng lúc khó khăn hoạn nạn. Câu văn lúc này có gì thay đổi ?
-> Mất đi tính hình tượng, biểu cảm và dài dòng.
+ Như vậy sử dụng thành ngữ có tác dụng gì ?
- HS trả lời GV chốt ý, cho HS đọc ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG III ( 8 phút)
Hướng dẫn HS luyện tập
- Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1. 
- Tổ chức cho lớp thảo luận nhóm.
- Các nhóm nhận xet chéo của nhau, GV kết luận.
- GV hướng dẫn HS thực hiện tại chỗ một văn bản, còn lại tự thực hiện theo yêu cầu của bài tập.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 3, GV cho HS làm một ví dụ, còn lại về nhà làm.
- Bài tập 4 nếu còn thời gian cho HS thực hiện tại lớp, không còn thời gian thì cho về nhà sưu tầm.
I. Thế nào là thành ngữ
* Ví dụ :Sgk /143
Lên thác xuống ghềnh
-> Không thể thay thế, thêm, bớt
-> Cụm từ cố định
* Ghi nhớ ( sgk / 144 )
II. Sử dụng thành ngữ:
* Ví dụ :sgk/ 144
* Ghi nhớ ( sgk / 144 )
III. Luyện tập
Bài 1: Xác định thành ngữ và giải thích.
a. Sơn hào hải vị: -> Những món ăn ngon, lạ và sang trọng.
- Nem công chả phượng: -> Những món ăn ngon, quý và hiếm.
b. Khoẻ như voi: -> Rất khoẻ
- Tứ cố vô thân: -> Chẳng có ai thân thuộc, cô độc.
c. Da mồi tóc sương: -> Chỉ người lớn tuổi, đã già.
Bài 2. ( sgk )
Bài 3: Điền thêm để tạo thành thành ngữ.
- Lời ăn tiếng nói.
- Một nắng hai sương.
- Ngày lành tháng tốt.
- No cơm ấm áo.
- Bách chiến bách thắng.
- Sinh cơ lập nghiệp.
Bài 4:Một số thành ngữ khác:
Khôn nhà dại chợ:trong nhà thì khôn ngoan, ra ngoài xã hội thì ngớ ngẩn.
Đánh kẻ chạy đi, ai đánh người chạy lại: không nên ghét bỏ người biết hối cải; Cùng hội cùng thuyền người cùng hoàn cảnh. 
*. Củng cố, hướng dẫn về nhà: ( 4 phút)
- Bài cũ: - Hoàn tất các bài tập vào vở.
 - Học định nghĩa thành ngữ , cách sử dụng thành ngữ. 
- Bài mới: Chuẩn bị cho bài cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học .
Tự ôn lại các kiến thức đã học về phần văn biểu cảm, Văn bản và các bài Tiếng Việt để giờ sau viết bài tập làm văn số 3.
 ***************************************************************************
 Ngày dạy:
Tuần 13
 Tiết 49
CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I . Mục đích yêu cầu :
. Biết cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
- Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chương trình.
1. Kiến thức
- Yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Cách làm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng
- Cảm thụ tác phẩm văn học đã học.
- Viết được những đoạn văn, bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Làm được bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
3. Thái độ: Biết cách trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, suy ngẫm của mình về một tác phẩm văn học.
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
Đàm thoại , diễn giảng
SGK + SGV + giáo án 
III . Nội dung và phương pháp lên lớp 
1. Ổn định lớp : 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ : 5 phút.
 2.1 Thành ngữ cĩ cấu tạo như thế nào?
2.2 Nghĩa của thành ngữ được hiểu như thế nào?
2.3 Thành ngữ đảm nhận chức vụ gì trong câu?
 3. Giới thiệu bài mới
T.gian
Hoạt động của thầy và trị
Nội dung lưu bảng
20 phút
15 phút
Gv gọi HS đọc diễn cảm bài văn của tác giả Nguyên Hồng và tìm hiểu phương pháp phát biểu cảm xúc.
Bài văn viết về bài ca dao nào?
“ Đêm qua ra đứng bờ ao.
Trơng cá cá lặn trơng sao sao mờ
Buồn trơng con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai
Đêm qua tưởng dãy Ngân Hà
Chuơi sao tinh Đẩu đã ba năm trịn
Đá mịm nhưng dạ chẳng mịm
Tào Khê nước chảy vẫn cịn trơ trơ”
GV hướng dẫn HS tìm hiểu
_ Hai câi đầu : liên tưởng ( người đàn ơng trong cảnh minh họa là người quen ) đặt mình vào cảnh ð bày tỏ cảm xúc.
_ Hai câu tiếp theo : cảm nghĩ về con sơng Ngân Hà à chia cắt nhớ thương.
_ Hai câu cuối : cảm nghĩ về sơng Tào Khê.
Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học như thế nào?
Bài văn gồm mấy phần?
Phát biểu cảm nghĩ về các câu thơ bài tập 1/148?
I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học ( bài văn , bài thơ ) là trình bày những cảm xúc,tưởng tượng,liên tưởng ,suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đĩ.
Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng cĩ ba phần :
Mở bài : giới thiệu tác phẩm và hồn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
Thân bài : những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
Kết bài : ấn tượng chung về tác phẩm
II. Luyện tập.
1/ 148 Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ “ Rằm tháng giêng” và “ cảnh khuya”
Em cĩ cảm nghĩ gì về một trong hai bài thơ đĩ.
Hãy kể và miêu tả những gì đã làm cho em cĩ những cảm nghĩ trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 7 tap 1.doc