Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 12 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 12 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính

TIẾT 45: VĂN BẢN

CẢNH KHUYA - RẰM THÁNG RIÊNG

(Hồ Chí Minh)

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức:

 - Học sinh cảm nhận và phân tích tình yêu thiên nhiên - lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chủ Tịch

- Tâm hồn nghệ sỹ, chiến sỹ biểu hiện trong 2 bài thơ, chỉ ra cái chung, cái riêng của 2 bài thơ .

2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Thành ngữ, với phần Tập làm văn ở bài viết số 3: biểu cảm, đánh giá

.

3. Kĩ năng:

- Đọc, phân tích thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt.

- So sánh, đối chiếu bản dịch và bản phiên âm chữ Hán.

B- CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên : Giáo án + HD +Tài liệu tham khảo

2. Học sinh: Đọc + Soạn bài.

 

doc 16 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 12 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12	Ngày soạn: 15/11/2006
Tiết 45: văn bản
Cảnh khuya - rằm tháng riêng
(Hồ Chí Minh)
A- Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
	- Học sinh cảm nhận và phân tích tình yêu thiên nhiên - lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chủ Tịch 
- Tâm hồn nghệ sỹ, chiến sỹ biểu hiện trong 2 bài thơ, chỉ ra cái chung, cái riêng của 2 bài thơ .
2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Thành ngữ, với phần Tập làm văn ở bài viết số 3: biểu cảm, đánh giá
.
3. Kĩ năng:
- Đọc, phân tích thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt.
- So sánh, đối chiếu bản dịch và bản phiên âm chữ Hán.
B- Chuẩn bị: 
1. Giáo viên : Giáo án + HD +Tài liệu tham khảo
2. Học sinh: Đọc + Soạn bài.
C. Tiến trình lên lớp: 
	1. ổn định:
	Kiểm diện: 7D
	2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Đọc khổ đầu bài thơ : “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” ? Ước mơ cao cả của Đỗ Phủ trong bài thơ là gì ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung về hai bài thơ.
GV: Yêu cầu HS đọc chú thích (ô)- sách giáo khoa.
I - Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu thể thơ.
GV: Yêu cầu HS đọc 2 bài thơ.
 ? Hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu được làm theo thể thơ nào ?
 ? Vận dụng hiểu biết về thể thơ này hãy chỉ ra đặc điểm về số tiếng trong mỗi câu thơ, số câu trong bài, cách gieo vần, ngắt nhị cảu 2 bài thơ ?
 - HS tự trả lời.
II - Đọc và tìm hiểu thể thơ 
 - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
III- Tìm hiểu chi tiết
GV: Yêu cầu HS đọc bài thơ.
 ? Hãy chia bố cục của bài thơ ?
- Bố cục: 2 phần.
1 - Bài: Cảnh khuya
Câu 1 tả điều gì ? Có gì đặc sắc trong nghệ thuật ?
a. Hai câu thơ đầu
Không gian ? Đọc một số câu thơ nói về tiếng suối, hãy so sánh ?
- Tiếng suối- tiếng - so sánh độc đáo : Âm thanh thiên nhiên - gần gũi,có sức sống, trẻ trung, ấm áp - tĩnh lặng
Vẻ đẹp của cảnh ở câu thơ thứ 2
GV: Hình ảnh trong câu thơ này có vẻ đẹp của một bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Có dáng hình vươn cao toả rộng của vòm cây cổ thụ, ở trên cao lấp laóng ánh trăng, có bóng lá, bóng cây, bóng trăng in vào khóm hoa, in lên mặt đất thành những hình như bông hoa thêu dệt. Bức tranh chỉ có hai màu sáng tối, đen trắng mà tạo nên vẻ lung linh, chập chờn, lại ấm áp, hoà hợp quấn quýt bởi âm hưởng của hai từ “lồng” ở một câu thơ.
- Trăng lồng bóng lồng đ điệp từ đ vẻ đẹp hình ảnh: nhiều tầng bậc tối, sáng, đậm nhạt... cao rộng đ huyền ảo
Nhận xét về cảnh trong 2 câu thơ
ị Chọn lọc - chấm phá - Khắc hoạ một bức tranh thiên nhiên đẹp, hình ảnh âm thanh sinh động
Đọc 
b. Hai câu cuối
 ? Vai trò của 2 câu thơ ? Nó nêu ý gì ?
- Cảnh như vẽ - Người chưa ngủ vì say đắm vẻ đẹp thiên nhiên
 ? Câu kể có gì đặc biệt
- Chưa ngủ - Lo lắng việc nước
 ? Nét cổ điển và hiện đại
GV: Câu thơ thứ 3 đã thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn HCM. Đó là sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rừng VB. Nhưng câu thứ tư bất ngờ mở ra vẻ đẹp và chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ: thao thức chưa ngủ còn chính là vì lo nhgĩ đến vận mệnh của đất nước. Hay chính là vì thức tới canh khuya lo việc nước mà Ngừơi đã bắt gặp cảnh trăng rừng tuyệt đẹp. Điệp ngữ chưa “ngủ” đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 là một bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng mmột con người: niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác, thể hiện sự hoà hợp, thống nhất giũa nhà thơ và người chiến sĩ trong vị lãnh tụ.
ị tâm hồn nhạy cảm, say đắm vẻ đẹp thiên nhiên- trữu nặng lo lắng cho nhân dân, đất nước
Đọc bài thơ
 ? Bố cục bài thơ ?
2 - Rằm tháng riêng
a. Hai câu thơ đầu
 ? Cảnh trong 2 câu thơ đầu có gì đặc sắc ?
- Rằm - trăng tròn 
GV: Câu thơ đầu mở ra khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo, nổi bật trên bầu trời ấy là vầng trăng tròn đầy, toả sáng xuống khắp trời đất. Câu thứ 2 vẽ ra một không gian xa, rộng bát ngát như không có giới hạn, với con sông, mạt nước tiếp liền với bầu trời. 
- Nước - sông - trời xuân 
đ Miêu tả toàn cảnh, nắm bắt cái thần
 ? Nhận xét về không gian trong 2 câu thơ?
đ Không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống ị vẻ đẹp Việt Nam - tự nhiên - lai láng
b. Hai câu cuối
 ? Trong 2 câu sau cảnh tiếp tục được miêu tả như thế nào ?
 ? Giọng thơ của 2 câu thơ?
? Nhận xét về cảnh trong 2 câu thơ ?
- Nơi sâu thẳm mịt mù-bàn việc quân
- trăng đầy thuyền.
 đ vừa cổ điển, vừa hiện đại, khoẻ khắn, trẻ trung.
 đkhông khí huyền ảo, trăng đầy thuyền- ánh sáng tràn trề viên mãn. 
ị Vẻ đẹp giàu chất thơ 
 ? Phong thái của nhà thơ ?
GV: Phong thái ấy toát ra từ những rung cảm tinh tế và dồi dào trước thiên nhiên, đất nước; ở h/a con thuyền sau lúc bàn bạc việc quân trở về, lướt đi phơi phới, chở đầy ánh trăng giữa không gian của cảnh trời, nước bao la dường như cũng ngập tràn ánh trăng.
đ ung dung, chủ động, tự tin, lạc quan.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết
 ? Nêu nghệ thuật đặc sắc của hai bài thơ ?
 ? Nội dung chính của 2 bài thơ ?
IV- Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên.
2. Nội dung
- Tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.
- Thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. 
4. Củng cố:	
- Đọc 2 bài thơ.
- So sánh nét chung và riêng trong 2 bài ?
5. Hướng dẫn: 
	- Học thuộc lòng bản dịch thơ.
	- PT hình ảnh người vật trữ tình trong 2 bài.
D. Rút kinh nghiệm.
	Ngày soạn: 16/11/2006
Tiết 46: Tiếng việt.
Kiểm tra Tiếng Việt
A- Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức
	- Học sinh hệ thống hoá, khái quát kiến thức Tiếng Việt, phát hiện và chỉ ra tác dụng của một số yếu tố đã học.
	2. Tích hợp với phần Văn học ở 2 văn bản Cảnh khuya và Nguyên tiêu; với phần Tập làm văn ở bài viết số 3.
	3. Kỹ năng: 
	- Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, viết văn bản
B- Chuẩn bị: 
1. Giáo viên : Đề + đáp án 
2. Học sinh: Ôn tập.
C. Tiến hành lên lớp:
	1. ổn định tổ chức:
	Kiểm diện: 7D
	2. Kiểm tra bài cũ:
	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	3. Bài mới:
A- Đề bài:
	I- Cho đoạn văn : “Đồ chơi của chúng tôi.cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngụa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thuỷ chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em bỗng tru tréo lên giận dữ:”
	(Trích: “Cuộc chia tay của những con búp bê”)
	1. Thống kê các đại từ, quan hệ từ, phó từ trong đoạn 
	2. Xác định câu trần thuật đơn trong đoạn
	II- Xác định các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm trong các ví dụ - giải nghĩa.
	a. Một cây..................non
	 Ba cây ............núi cao.
	b. Dù ai....................xuôi
	.........mồng 10 tháng 3.
	c. Cải lão hoàn đồng
	Hoà nhi bất đồng
	Hơn tượng đồng phơi những lối mòn
B- Đáp án - cho điểm
	Câu I- (4đ)
	a. Đại từ: Chúng tôi, tôi, đó, nó, em.
b. Quan hệ từ: Của cho, và, vì, nhưng, thì.
c. Phó từ: Cũng, chẳng, cứ, vào, lại, sao, lên.
2. Câu trần thuật đơn: 1 và 2
Câu II: 5 điểm
1. Từ đồng nghĩa: non - núi
2. Từ trái nghĩa: Ngược - xuôi.
3. Đồng âm: 
- Đồng a: Trẻ em 
- Đồng b: hoà tan
- Đồng c: Kim loại.
đ 3 điểm - giải nghĩa (2đ)
4. Củng cố:
GV: Thu bài, nhận xét, đánh giá giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Làm lại bài kiểm tra.
- Xem trước bài Thành ngữ
D- Rút kinh nghiệm
	Ngày soạn: 17/11/2006
Tiết 47: Tập làm văn.
Trả bài tập làm văn số 2
A- Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức
- Ôn tập, củng cố về từ loại, câu, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm
- Củng cố kiến thức về văn biểu cảm.
2. Tích hợp với phần văn ở 2 văn bản Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng ; với phần Tiếng Việt ở bài thành ngữ.
3. Kỹ năng
- Luyện kỹ năng phát hiện lỗi, sửa lỗi
B- Chuẩn bị:
1. Giáo viên: chấm bài + trả bài
2. Học sinh: Làm lại đề + dàn ý
C- Tiến trình lên lớp
1.ổn định tổ chức:
Kiểm diện: 7D
2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu mục đích, yêu cầu của bài kiểm tra.
I- Mục đích, yêu cầu của bài kiểm tra 
Học sinh đọc lại đề bài
Nêu yêu cầu, phương pháp 
- Ôn tập, CC kiểm tra lớp 6 (phó từ câu TT đơn), lớp 7 (đại từ, quan hệ từ, trái, đồng nghĩa)
- Xác định chính xác các HTN trong đoạn văn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn nhận xét, sửa lỗi.
II- Nhận xét, sửa lỗi
Giáo viên nhận xét chung về ưu, nhược điểm của bài viết, sửa một số lỗi
1. Bài văn
- Xác định đúng thể loại, yêu cầu
- Chép đúng ca dao, biết chọn câu em cho là đúng, hay nhất và phân tích được cái hay.
Đọc một số bài tốt
- Xác định bài 2 còn mơ hồ: ý nào đúng nhất mới gạch - không phải khoanh tất cả.
2. Bài tiếng việt
Giáo viên đọc một số bài - chỉ ra lỗi - hướng sửa chữa khắc phục.
- Xác định đúng các quan hệ từ, từ đồng âm và đồng nghĩa
- Xác định còn thiếu: phó từ
- Tìm đúng câu trần thuật đơn
- Giải nghĩa còn lộn xộn
	3. Củng cố: 
	GV: Nhận xét, đánh giá giờ trả bài.
	4. Hướng dẫn về nhà:
	- Làm lại bài viết.
	- Chuẩn bị ôn tập cho bài viết số 3
 D. Rút kinh nghiệm:
	Ngày soạn: 16/11/2006
Tiết 48:Tiếng việt.
thành ngữ
A- Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức
- Hiểu đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ
- Mở rộng vốn thành ngữ của học sinh
2. Tích hợp với phần Văn ở 2 văn bản Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng; phần Tập làm văn ở tiết trả bài.
3. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng giải thích nghĩa thành ngữ - sử dụng có hiệu quả
B- Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK+TL
2. Học sinh: đọc + soạn
C- Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức:
Kiểm diện: 7D
2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu thế nào là thành ngữ.
Đọc ví dụ SGK
I- Thế nào là thành ngữ?
 ? Có thể thay đổi trật tự ?
 ? Thay từ khác ?
 ? Giải nghĩa ?
- Lên thác xuống ghềnh đ cụm từ cố định không thể thay đổi tuỳ tiện.
đ chỉ sự vất vả, long đong của con người.
 ? Thế nào là: nhanh như chớp ?
- Nhanh như chớp đ hành động đó rất mau lẹ, chính xác.
 ? Nghĩa của thành ngữ được suy ra từ đâu ?
 - (đen, bóng)
 ? Đọc ghi nhớ
¯ Ghi nhớ (sgk)
Hoạt động 2: Hướng dẫn sử dụng thành ngữ.
 ? Đọc ví dụ ?
II- Sử dụng thành ngữ
 ? Xác định chức vụ ngữ pháp của 2 thành ngữ ?
 ? Vì sao tác giả lại sử dụng các thành ngữ trên ?
 ê Làm bài tập nhanh:
 ? Nhận xét các nhóm từ “tráo trở, phản bội, phản trắc và nhóm thành ngữ: ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván” ? 
đ thay cho thành ngữ - giải nghĩa.
 ? Đọc ghi nhớ ?
- Bảy nổi ba chìm: Làm vị ngữ
- Tắt lửa tối đèn: Phụ ngữ
đ nâng cao hiệu quả diễn đạt cô đọng, hàm súc, gợi liên tưởng
¯ Ghi nhớ (sgk)
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
III- Luyện tập
Bài tập 1
 ? Tìm các thành ngữ - giải nghĩa ?
- Sơn hào hải vị đ sản phẩm, món ăn
- Nem công chả phượng đ quý hiếm
- Khoẻ như voi đ rất khoẻ
- Tứ cố vô thân đ không ai thân thích
Học sinh tự kể
Bài tập 2
Đặt câu với mỗi thành ngữ trên ?
- Con rồng cháu tiên
- Thày bói xem voi
- ếch ngồi đáy giếng
4. Củng cố: 
- Đọc ghi nhớ
- Làm các bài tập 3 (sgk)
5. Hướng dẫn về nhà: 	
- Giải nghĩa một số thành ngữ mà em sưu tập.
- Làm bài tập 4 (sgk).
- Xem trước bài Điệp ngữ
D. Rút kinh nghiệm.
Tuần 13	Ngày soạn: 21/11/2006
Tiết 49:văn học + tiếng việt.
 Trả bài kiểm tra văn, bài kiểm tra tiếng việt.
A- Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức
- Ôn tập, củng cố về từ loại, câu, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm
- Củng cố kiến thức về văn biểu cảm.
2. Tích hợp với phần văn ở 2 văn bản Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng ; với phần Tiếng Việt ở bài thành ngữ.
3. Kỹ năng
- Luyện kỹ năng phát hiện lỗi, sửa lỗi
B- Chuẩn bị:
1. Giáo viên: chấm bài + trả bài
2. Học sinh: Làm lại đề + dàn ý
C- Tiến trình lên lớp
1.ổn định tổ chức:
Kiểm diện: 7D
2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu mục đích, yêu cầu của bài kiểm tra.
I- Mục đích, yêu cầu của bài kiểm tra 
Học sinh đọc lại đề bài
Nêu yêu cầu, phương pháp 
- Ôn tập, CC kiểm tra lớp 6 (phó từ câu TT đơn), lớp 7 (đại từ, quan hệ từ, trái, đồng nghĩa)
- Xác định chính xác các HTN trong đoạn văn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn nhận xét, sửa lỗi.
II- Nhận xét, sửa lỗi
Giáo viên nhận xét chung về ưu, nhược điểm của bài viết, sửa một số lỗi
1. Bài kiểm tra văn
- Xác định đúng thể loại, yêu cầu
- Chép đúng ca dao, biết chọn câu em cho là đúng, hay nhất và phân tích được cái hay.
Đọc một số bài tốt
- Xác định bài 2 còn mơ hồ: ý nào đúng nhất mới gạch - không phải khoanh tất cả.
2. Bài kiểm tra tiếng việt
Giáo viên đọc một số bài - chỉ ra lỗi - hướng sửa chữa khắc phục.
- Xác định đúng các quan hệ từ, từ đồng âm và đồng nghĩa
- Xác định còn thiếu: phó từ
- Tìm đúng câu trần thuật đơn
- Giải nghĩa còn lộn xộn
Hoạt động 3: Hướng dẫn tham khảo một số bài làm tốt.
 	- GV: Chọn 1 số bái làm tốt đưa cho HS tham khảo theo nhóm.
	- HS: Tham khảo bài của bạn, từ đó có được kinh nghiệm làm bài sau tốt hơn.
	3. Củng cố: 
	GV: Nhận xét, đánh giá giờ trả bài.
	4. Hướng dẫn về nhà:
	- Làm lại bài viết.
	- Chuẩn bị ôn tập cho bài viết số 3
 D. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 22/11/2006
Tiết 50:tập làm văn.
Cách làm bài văn biểu cảm Về tác phẩm văn học
A- Mục đích yêu cầu
	1. Kiến thức
- Học sinh nắm được các bước làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Biết trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
2. Tích hợp với phần Văn, phần Tiếng Việt ở tiết trả bài
3. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng phân tích văn bản mẫu, lập dàn ý cho đề bài
B- Chuẩn bị
1. Giáo viên: giáo án + bài mẫu
2. Học sinh: đọc + phân tích bài mẫu
C- Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức:
	Kiểm diện: 7D
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
 GV: Yêu cầu HS đọc bài văn
I- Tìm hiểu cách làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
 ? Văn bản trên viết về điều gì ?
 ? Bài văn viết về bài ca dao nào ? Hãy đọc liền mach bài ca dao đó ?
 ? Để bày tỏ cảm nghĩ của mình tác giả đã làm gì ?
- Cảm nghĩ về bài ca dao
- Tưởng tượng, suy ngẫm: một bóng người đội khăn... hình dung một mạng tơ nhện rung rung trước gió.
 ? Tìm các phần mở, thân, kết của bài văn ?
- Liên tưởng: con sông Ngân
đ Nỗi nhớ da diết, khắc khoải
- Cảm nghĩ về 2 câu cuối: nhớ con sông Tào Khê
 ? Các yêu cầu làm bài văn biểu cảm ?
GV: yeu cầu HS đọc ghi nhớ SGK
- Đọc kỹ tác phẩm - hình thành cảm xúc từ những chi tiết, hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc.
- Từ cảm xúc ấy, có thể phát huy trí tưởng tượng, hồi tưởng đ suy nghĩ
¯ Ghi hnớ: (sgk)
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
II- Luyện tập
 Bài tập 1
Học sinh suy nghĩ - làm - đọc
 Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya”
Bổ sung - nhận xét
Lập dàn ý cho bài nói
HS: thảo luận nhóm, cử đại diện lên trình bày.
GV: Nhận xét, đánh giá.
+ Cảm xúc của người viết có cơ sở:
- Sự so sánh mới mẻ, hấp dẫn
- Hình ảnh quấn quýt, sinh động
- Hài hoà người - cảnh
- Tâm hồn thi nhân
 Bài tập 2
 Cảm nghĩ về bài “Hồi hương ngẫu thư”
4. Củng cố:
 - Đọc ghi nhớ
 - Một số yêu cầu và phương pháp phát biểu cạm nghĩ về tác phẩm văn học
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học thuộc bài
 - Làm tiếp bài tập 2
 - Ôn tập để chuẩn bị cho bài viết số 3.
D. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 24/11/2006
Tiết 51-52:tập làm văn.
Viết bài Tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
A- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
- Học sinh viết được bài văn biểu cảm thể hiện tình cảm chân thực của mình đối với một người mà em có ấn tượng sâu sắc.
- Kiểm tra kiến thức của HS về văn biểu cảm.
2. Tích hợp với phần Văn, Tiếng Việt ở tiết trả bài.
3. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng liên tưởng, suy ngẫm, viết văn.
B- Chuẩn bị
1. Giáo viên: Đề + đáp án
2. Học sinh: Ôn tập theo hướng dẫn
C- Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức:
Kiểm diện: 7D
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Nội dung kiểm tra:
A- Đề bài
Cảm nghĩ về người thân của em
B- Yêu cầu.
1. Đây là đề bài linh hoạt: các em có thể tuỳ ý chọn bài cứ đối tượng nào của gia đình hay một người để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất (bạn, thày, cô giáo) bày tỏ cảm xúc - chú ý tới cảm xúc (chân thực).
2. Phân biệt:
+ Kiểm bài kể + tả đ biểu cảm - chú ý không nhầm lẫn với các kiểu bài.
- Miêu tả: dựng một chân dung chi tiết, cụ thể về đối tượng
- Kể chuyện: chân dung hiện lên dần dần qua sự việc và câu chuyện
+ Văn biểu cảm:
- Thông qua việc miêu tả + kể đ cảm xúc với đối tượng 
Chú ý: kể + tả chỉ chọn lọc chi tiết tiêu biểu
3. Khi viết văn cần tuân thủ:
a. Tìm hiểu đề
b. Tìm ý
c. Lập dàn ý
d. Viết bài
e. Kiểm tra 
C. Biểu chấm:
	- Đủ nội dung, câu văn hay, diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch đẹp. (9-10đ)
	- Đủ nội dung, câu văn hay, diễn đạt tốt. (7-8đ)
	- Đủ nội dung, diễn đạt lủng củng. (5-6đ)
	- Nội dung sơ sài, thiếu ý, trình bày bẩn. (3-4đ)
	- Lạc đề, thiếu nhiều ý, chữ viết xấu, trình bày bẩn. (1-2đ)
	4. Củng cố:
	GV: Thu bài, nhận xét giờ viết bài.
	5. Hướng dẫn về nhà:
	- Làm lại bài viết. 
	- Chuẩn bị tốt cho bài : Luyện nói.
D. rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_12_nguyen_hong_nhung_truong_thcs_kim.doc