Giáo án Ngữ văn 8 hoàn chỉnh

Giáo án Ngữ văn 8 hoàn chỉnh

Tuần: 1 Ngày soạn:

Tiết: 1 Ngày dạy:

Bài 1: Văn bản: TÔI ĐI HỌC

 (Thanh Tịnh)

I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

II. Phương tiện dạy học:

Sách giáo khoa, tranh ảnh.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở soạn của học sinh.

2. Bài mới:

Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong tâm trí. Đặc biệt càng đáng nhớ hơn là kỉ niệm, là ấn tượng của ngày đầu tiên đến lớp. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhà văn Thanh Tịnh trở về ngày đầu tiên của tuổi học trò để gặp lại “Những kỉ niệm mơn man” với tác phẩm “Tôi đi học”.

 

doc 273 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 hoàn chỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Ngày soạn: 
Tiết: 1 Ngày dạy: 
Bài 1: Văn bản: TÔI ĐI HỌC
 (Thanh Tịnh)
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
II. Phương tiện dạy học:
Sách giáo khoa, tranh ảnh.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở soạn của học sinh.
2. Bài mới:
Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong tâm trí. Đặc biệt càng đáng nhớ hơn là kỉ niệm, là ấn tượng của ngày đầu tiên đến lớp. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhà văn Thanh Tịnh trở về ngày đầu tiên của tuổi học trò để gặp lại “Những kỉ niệm mơn man” với tác phẩm “Tôi đi học”.
 TIẾT 1
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
.-Gọi HS đọc phần chú thích SGK trang 8
-Gọi HS nhắc lại vài nét về tác giả, tác phẩm.
? Em hãy cho biết những nét chính về tiểu sử của tác giảvà nét đặc trưng trong bút pháp của tác giả?
Hs: Trả lời.
HS; Khác nhận xét.
Gv: Nhận xét,bổ sung
Cũng như Thạch Lam truyện ngắn của Thanh Tịnh ít kịch tính mà nhẹ nhàng chất thơ.
? Em hãy xác định thể loại của văn bản và nêu xuất xứ của văn bản? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? (Tự sự)
? Chuyện kể theo ngôi thứ mấy? Đ ặc điểm của cách kể này?
à Ngôi 1, là vị trí cho phép người kể trực tiếp kể những gì mình biết, mình thấy, mình chịu trách nhiệm à lời kể thân mật gần gũi mang màu sắc cảm xúc cá nhân, làm nổi bật tâm trạng.
GV hướng dẫn HS đọc giọng đều, nhỏ nhẹ theo hồi tưởng của nhân vật, nhấn mạnh những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật, đọc đúng ngữ thoại của từng nhân vật.
? Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nêu nội dung từng phần? Các ý được sắp xếp theo trình tự gì? (Thời gian)
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
? Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học vào thời điểm nào? (Vào những ngày cuối thu)
Đoạn văn mở đầu với những hình ảnh thiên nhiên trong trẻo những đám mây bàng bạc, những cánh hoa tươi, bầu trời quang đãng .
? Tâm trạng tôi trên con đường cùng mẹ đến trường được miêu tả qua những chi tiết từ ngữ nào? 
?Chi tiết nào cho thấy những thay đổi trong lòng cậu bé? Vì sao lại có sự thay đổi đó?
Hs: Trả lời.
Hs: Khác nhận xét,bổ sung
Gv: Nhận xét,chốt ý
Tuy đã ra vẻ chững chạc như vậy nhưng đôi lúc cậu bé còn ngây ngô rất buồn cười, hãy tìm những chi tiết thể hiện những nét đáng yêu ấy?
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Tác giả:
- Thanh Tịnh (1911-1988) quê ở ngoại thành Huế.
2. Tác phẩm:
- Thể loại truyện ngắn.
Trích trong tập “Quê mẹ” 1941
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: “Từ đầu ngọn núi” Tâm trạng cảm giác của nhân vật tôi trên con đường cùng mẹ đến trường.
+ Phần 2: “Tiếp được nghỉ cả ngày nữa”
Tâm trạng cảm giác của nhân vật tôi khi đến trường.
+ Phần 3: đoạn còn lại
Nhân vật tôi đón nhận giờ học đầu tiên.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Tâm trạng cảm giác nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học:
a. Trên con đường cùng mẹ đến trường:
- Con đường này tôi đã đi lại lắm lần tự nhiên thấy lạ.
-Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi cảm thấy mình trang trọng đứng đắn.
Þ Tâm trạng hồi hộp cảm giác mới mẻ, sự hồn nhiên đáng yêu.
TIẾT 2
? Hãy tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng ngỡ ngàng cảm giác mới lạ của nhân vật tôi khi đến trường?
? Cái nhìn của cậu về ngôi trường trước và sau khi đi học có gì khác? Vì sao lại có sự khác đó?
Hs trả lời.
Hs: Khác nhận xét.
Gv: Nhận xét,bổ sung
? Hình ảnh cậu học trò lần đầu tiên đi học được so sánh với cái gì? Em có nhận xét gì về nghệ thuật so sánh đó.
(Hình ảnh cậu học trò được ví như những chú chim non phải rời tổ để bay vào khoảng trời rộng)
GV: Bình giảng
? Tâm trạng tôi lúc nghe thầy gọi và khi phải rời bàn tay mẹ để vào lớp được miêu tả ra sao?
? Bước vào lớp cái nhìn của nhân vật tôi đối với bạn bè mọi vật xung quanh thể hiện tình cảm ntn?
*Thảo luận: Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của người lớn( ông đốc, thầy giáo, phụ huynh) đối với các em bé lần đầu tiên đi học?
? Qua tấm lòng của các bậc phụ huynh thầy cô giáo đối với học sinh ngoài ra đó cũng là trách nhiệm của ai đối với ai?
Hs: Đại diện nhóm trình bày.
Hs: nhóm khác nhận xét,bổ sung
Gv: Chốt ý,bình giảng.
? Khi miêu tả tâm trạng của nhân vật tôi tác giả sử dụng hình ảnh so sánh nào? Em có nhận xét gì về những hình ảnh so sánh đó?
-Tìm và phân tích các hình ảnh (so sánh trong văn bản) 
.nhưmấy cành hoa
.như một làn mây
.như một con chim
àSo sánh giàu hình ảnh, gợi cảm, man mác chất thơ, chất trữ tình.
? Nhận xét nghệ thuật đặ sắc của truyện? 
? Theo em tính chất trữ tình và chất thơ được thể hiện qua những yếu tố nào.
GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Hs: Đọc ghi nhớ 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
b. Khi đến trường:
- Sân trường Mĩ Lí dày đặc người
- Người nào áo quần cũng sạch sẽ tươm tất.
- Trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm Þ Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
- Nghe gọi đến tên giật mình và lúng túng dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc theo.
Þ Cảm giác ngở ngàng, lo sợ khi sắp bước sang một môi trường khác và phải xa mẹ, xa nhà.
c. Khi đón nhận giờ học đầu tiên:
- Tôi nhìn bàn ghế nhận là vật của riêng mình.
- Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi lòng tôi vẫn không thấy xa lạ.
Þ Cảm giác gần gũi với lớp học, bạn bè, tự tin, bước vào giờ học.
d. Tấm lòng của người lớn dành cho các em:
- Mẹ tôi âu yếm
- Ôâng đốc nhìn chúng tôi bằng cặp mắt hiền từ và cảm động
- Thầy trẻ tuổi tươi cười đón chúng tôi ở cửa lớp.
Þ Tấm lòng thương yêu, tinh thần trách nhiệm của gia đình và nhà trường đối với thế hệ tương lai.
2) Nghệ thuật đặc sắc của truyện:
- Bố cục thep dòng hồi tưởng, trình tự thời gian của buổi tựu trường.
-Kết hợp hài hoà giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm.
-Giàu chất thơ, chất trữ tình.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ : (SGK. Tr. 10)
IV. Luyện tập:
1. Phát biểu cảm ngĩ của em dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Tôi đi học”.
2.Viết một đoạn văn ngắn: em có cảm xúc gì về ngày đầu tiên đi học.
3. Củng cố:
? Chỉ ra sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố kể, miêu tả và bộc lộ cảm xúc.
4. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ SGK.
- Xem trước bài “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tuần: 1 Ngày soạn: 
Tiết: 3 Ngày dạy: 
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Hiểu rõ cấp dộ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Thông qua bài học,rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Ổn định lớp:
Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
Giới thiệu bài mới:
 Ở lớp 7, các em đã tìm hiểu về mối quan hệ nghĩa của từ: quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa. Hôm nay, chúng ta sẽ đi vào một mối quan hệ khác về nghĩa của từ: mối quan hệ bao hàm qua bài “Cấp độ khái quát về nghĩa của từ”.
Các hoạt động của GV và HS
 Nội dung
Hoạt động 1: Nhắc lại mối quan hệ đồng nghĩa và trái nghĩa của từ ngữ.
? Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Cho ví dụ?
( Từ đồng nghĩa: những từ có nghĩa tương ứng tự nhau. Có hai lọai từ đồng nghĩa: từ đồng nghĩa hoàn toàn, Vd: má- mẹ, từ đồng nghĩa không hoàn toàn, Vd: ăn- xơi.)
? Thế nào là từ trái nghĩa? Cho Vd.
( Những từ trái nghĩa: có ý nghĩa trái ngược nhau; Vd: Sống- chết)
Hoạt động 2: Cho học sinh quan sát sơ đồ trên bảng và gợi ý dẫn dắt dần học sinh trả lời câu hỏi.
? Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? Vì sao?
( Rộng hơn, vì nói đến “động vật” là bao gồm cả “Thú”, “Chim”, “Cá”)
? Nghĩa của từ “Thú” rộng hay hơn hẹp hơn nghĩa của các từ “Voi, hươu”? Vì sao?
( Rộng hơn, vì nói đến “Thú” là bao gồm cả “Voi, hươu”)
?Nghĩa của từ 	“Chim”rộng hơn hay hẹp
 hơn nghĩa của các từ “Tu hú, sáo”? Vì sao?
(Rộng hơn, vì nói đến “Chim” là bao gồm cả “Tu hú, sáo”.
? Nghĩa của từ “Cá” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ “Cá rô, cá thu”? Vì sao?
(Rộng hơn, vì nói đến “Cá” 	là bao gồm cả “Cá rô, cá thu”.
?Như vậy, nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào?
( “Thú, chim, cá” rộng hơn nghĩa của những tư ø “voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu” đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ “động vật”.)
-GV vẽ sơ đồ lên bảng.
Hoạt động 3: Gợi dẫn để học sinh tổng kết 3 điều trong phần ghi nhớ.
? Khi nào thì một từ ngữ được coi là nghĩa rộng hay nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác?
? Có phải bao giờ một từ ngữ chỉ có nghĩa rộng ( hoặc nghĩa hẹp) hay không?
HS : Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn hs luyện tập.
HS: Lên bảng.
I/ Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.
Động vật
Cá
Thú
Chimm
Voi, hươu tu hú,sáo Cá rô, cá thu
Mối quan hệ về nghĩa giữa những từ trên được biểu thị bẳng sơ đồ sau:
Tu hú,
sáo
Voi,
hươu
Cá rô,
Cá thu
 Thú
 động
 vật 
chim cá
II /Bài học
Ghi nhớ SùGK trang 10 
 III Luyện tập:
Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ sau:
Quần đùi,
Quần dài 
Aùo dài,
Aùo sơ mi
quần
Y phục
Aùo
2) Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với các từ ngữ ở mỗi nhóm sau:
Từ ngữ nghĩa rộng là chất đốt.
Từ ngữ nghĩa rộng la ønghệ thuật.
Từ ngữ nghĩa rộng là thức ăn.
Từ ngữ nghĩa rộng là nhìn.
Từ ngữ nghĩa rộng là đánh.
 3)Giáo vienâ gợi ý.
 a. Xe cộ: Xe máy,ô tô,xe đạp,xe ba gác....
 b. Kim loại: nhôm,đồng,sắt,chì..
Bài tập ... Xác định kiểu câu.
-Câu 1 là câu trần thuật ghép , có một vế là dạng câu phủ định .
-Câu 2 là dạng câu trần thuật đơn .
-Câu 3 là dạng câu trần thuật ghép , có vế sau có một vị ngữ phủ định ( không nỡ giận).
Bài tập2 : Dựa theo câu 2 trong bài tập 1, hãy đặt một câu nghi vấn .
VD: Cái bản tính tốt của người ta có thê rbị nổi lo lắng ,buồn đau ,ích kỉ che lấp không ?
Những nổi lo lắng ,buồn đau ,ích kỉ có che lấp mất cái bản tính tốt của người ta không ?
Bài tập 3;Đặt câu cảm thán có chứa các từ vui, buồn ,hay ,đẹp ...
VD: -Chao ôi buồn !
-Buồn thật!
-Buồn quá !
Buồn ơi là buồn !
-Oâi ,bông hồng đẹp quá !
-Quyển truyện hay quá!
Bài tập 4:đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi.
a.
-Câu trần thuật : 1,3,6.
-Câu cầu khiến : 4.
-Câu nghi vấn :2,5,7.
b.Câu 7 là câu nghi vấn dùng để hỏi , vì đó là một nổi băn khoăn cần giải đáp : ăn hết tiền đến lúc chết lấy gì mà ma chay ?
c.Các câu nghi vấn 2,5 không dùng để hỏi :
-Câu 2 dùng để bày tỏ sự ngạc nhiên khi nghe lão hạc nói về cái chết của mình.
-Câu 5 dùng để giải thích lời đề nghị ở câu 4, theo quan điểm của người nói và cũng là cái lẽ thông thường thì không có lí do gì mà lại nhịn đói để dành tiền.
II.Hành động nói :
1.Lí thuyết .
2.Bài tập :
Bài tập 1:
: Hành động kể.
:Hành động bộc lộ cảm xúc .
Hành động nhận định.
Hành động đề nghị .
Giải thích thêm câu 4.
Hành động phủ định bác bỏ .
Hành động hỏi .
Bài tập 2: Xếp các câu nêu ở bài tập 1 vào bảng tổng kết theo mẫu.
III.Lựa chọn trật tự từ trong câu.
Bài tập 1:Các trạng thái và hoạt động của sứ giả được sắp xếp theo trình tự xuát hiện và thực hiện: đầu tiên là trạng thía kinh ngạc , sau đó là mừng rỡ , cuối cùng là hoạt động về tâu vua .
Bài tập 2:Việc sắp xếp các từ in đậm ở đầu câu có tác dụng :
a.Nối kết câu.
b.Nhấn mạnh đề tài của câu nói .
Bài tập 3:Câu a có tính nhạc hơn vì từ man mác được đưa lên trước cụm từ khúc nhạc đồng quê có tác dụng nhấn mạnh sự man mác của khúc nhạc đồng quê và như khúc nhạc đó đã vang lên rồi .
3/Củng cố :
Hỏi :Nhận xét về mối liên hệ giữa kiểu câu và hành động nói ?
Hỏi :Việc lưa chọn trật tự từ có tác dụng gì ?
4/Dặn dò :
Chuẩn bị kiểm tra một tiết.
-------------------------*-----------------------
Ngày dạy :30/04/2005
Tiết 127
VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
I/Mục tiêu :
Giúp HS nắm được đặc điểm của văn bản tường trình và cách là loại văn bản này .
II/Đồ dùng dạy học :
III/Hoạt động dạy học :
1/Kiểm tra bài cũ :
Hỏi :Nhắc lại các văn bản hành chính đã học .
( đơn từ ; Báo cáo ; đề nghị )
2/Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của văn bản tường trình .
-HS đọc văn bản SGK.
-HS trả lời câu hỏi .
Hỏi : Trong các văn bản trên ai là người viết tường trình và viết cho ai ?
Văn bản 1:HS Phạm Việt Dũng / Cô Nguyễn Thị Hương -GV Ngữ văn lớp 8A.
Văn bản 2: Vũ Ngọc Kí -HS lớp 8B/ Thầy hiệu trưởng .
Hỏi : Nội dung và thể thức có gì đáng chú ý ?
( Thể thức giống nhau : đều là văn bản hành chính , có đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hành chính .
Khác : về nội dung tường trình .
Hỏi :Người viết tường trình phải có thái độ như thế nào đối với sự việc được trình bày ?
( trung thực ,khách quan ).
Hỏi :Hãy nêu một số trường hợp làm văn bản tường trình trong học tập và sinh hoạt ở trường em ?
( TT về việc bị mất tiền , TT về việc nhà bếp bị mất thức ăn...)
Hoạt động 2: Cách làm văn bản tường trình .
Hỏi :Trong các tình huống sau , tình huống nào cần phải viêt văn bản tường trình ? Vì sao ? Ai viết ?Viết cho ai ?
-HS đọc tình huống và trả lời câu hỏi ?
Hỏi : Qua 2 văn bản đã tìm hiểu ở mục 1 , cho biết dàn mục của văn bản tường trình ?
Hỏi : Nội dung tường trình gồm những gì ?
Hỏi : Thể thức kết thúc văn bản tường trình ?
-HS đọc ghi nhớ và phần lưu ý .
I.Đặc điểm của văn bản tường trình .
1.Người viết : HS.
Người nhận : cô giáo dạy văn và thầy hiệu trưởng .
2.Thể thức : văn bản hành chính .
Nội dung : khác nhau.
3.Người viết phải trung thực, khách quan .
4.Mất đồ dùng cá nhân , tập thể .
Đi học muộn.
Đánh nhau với bạn.
II.Cách làm văn bản tường trình .
1,Tình huống :b, d.
Cách làm ( SGK)
a.Mở đầu :
b.Nội dung :
c.Kết thúc :
*Ghi nhớ ( SGK )
3.Lưu ý : ( SGK )
3/Củng cố :
Hỏi :Khi nào cần viết văn bản tường trình ? Đặc điểm văn bản tường trình ? Cách viết ?Những điểm cần lưu ý ?
4/ Dặn dò :Học bài và chuẩn bị bài mới .
-------------------------*----------------------
Ngày dạy : 26/04 /2005
Tiết :128
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
I/Mục tiêu :
Giúp HS : Luyện tập về cách làm văn bản tường trình .
II/Đồ dùng dạy học : Mẫu văn bản tường trình .
III/ Hoạt động dạy học :
1/Kiểm tra bài cũ : HS nhắc lại khái niệm và cách làm văn bản tường trình .
2/Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Oân tập lí thuyết .
Hỏi : Mục đích viết văn bản tường trình là gì ? 
Hỏi : Văn bản tường trình và văn bản bào có gì giống và khác nhau ?
Hỏi : Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình ?Những mục nào không thể thiếu trong kiểu văn bản này ? Phần nôi dung tường trình cần như thế nào ?
- HS trả lời .GV tóm tắt lên bảng .
Hoạt động 2: HS thực hành viết văn bản tường trình .
-HS đọc bài tập tình huống ( SGK)
a.Cần viết bản tự kiểm điểm .
b.Viết báo cáo .
c.Báo cáo tổng kết và phương hướng .
-HS lựa chọn tình huống rong cuộc sống .
-HS chon tình huống , viết và trình bày trước lớp .
Cả lớp nhận xét .
-GV và HS hoàn chỉnh một văn bản .
I.Lí thuyết :
1.Mục đích :
2.So sánh văn bản tường trình và báo cáo:
3.Bố cục văn bản tiền giả định tường trình 
II.Luyện tập :
1.Cả ba tình huống trên đều sử dụng sai hình thức văn bản .
2.HS tự làm .
3.HS viết và trình bày trước lớp.
3/Củng cố : HS nhắc lại nội dung bài học .
4/Dặn dò :Học thuộc lí thuyết .Viết văn bản tường trình ( tự chọn ).
----------------------*---------------------
TUẦN 33 - TIẾT 129
( Từ tiết 129 đến 132)
Ngày dạy : 04/ 2006
Tiết : 129
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I/ Mục tiêu :
Qua bài Kiểm tra văn , củng cố lại các kiến thức về các văn bản đã học.
II/Hoạt động dạy học :
1/Kiểm tra bài cũ :
Hỏi : Mục đich củaVBTT? Dàn mục ?
2/Bài mới :
Hoạt động 1: HS nhắc lại nội dung kiểm tra.
Gợi ý: Phần văn học Viêït Nam.
Hoạt động 2: Chữa bài.
GV đọc phàn câu hỏi trắc nghiệm, HS trả lời.
-Phàn tự luận, HS nêu yêu cầu, dàn ý đại cương.
Gợi ý: 
Câu 1:
Phân tích những biểu hiện của lòng yêu nước, căm thùi giặc, phân tích nghệ thuật biểu hiện.
Câu 2: Liên hệ thực tế để nêu suy nghĩ.
Hoạt động 3: Nhận xét.
Ưu điểm:
Phần tracé nghiệm làm tốt, nhiều em đạt điểm tối đa. 
Riêng phần tự luận: Chép lại nguyên văn bài học trên lớp. Không viết thành bài luận.
Dùng từ sai nghĩa: quân giặc của Trần Quốc Tuấn, Trung Quốc Tuấn ...
Diễn đạt yếu, nhiều câu không có nghĩa.
Câu 2 chưa nêu được suy nghĩ của bản thân mà chủ yếu nêu quan điểm của Nguyễn Thiếp.
Hoạt động 4: Gv trả bài.
Tuyên dương lớp 8b với nhiều bài làm tốt. Byích, Hlưnh, Hen ...
Dặn dò: Kiểm tra Tiếng Việt.
--------------------*------------------
Ngày sọan: 01/ 05/ 2006
Ngày dạy : 06/ 05/ 2006
Tiết : 130
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I/ Mục tiêu :
Qua bài Kiểm tra, củng cố lại các kiến thức về các kiẻu câu và hành động nói.
Rèn kĩ năng diễn đạt, tổng hợp kiến thức cho học sinh.
II/Hoạt động dạy học :
1/Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra sỉ số lớp.
2/Bài mới :
ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm: ( 5 đ’)
Đánh dấu x vào câu trả lời đúng ( mỗi câu đúng được 0,5 đ’).
1. Câu nào không phải là câu cầu khiến?
a. Cậu giúp tớ một tay có được không?
b. Cậu đến giúp tớ hả?
c. Cậu giúp tớ nhé!
d. Cậu giúp tớ với!
2.Câu nào dưới đây là câu cảm thán?
a. Ôi, đẹp quá!
b.Ta thích thú khi được ngồi vào bàn ăn!
c. Cô đơn thay là cảnh thân tù?
d.Cả ba đều đúng.
3.Câu phủ định gồm mấy loại?
a. Hai	b. Ba
c. Bốn	d.Năm
4.Người nói trong câu sau thực hiện hành động nói gì : “ Tuần sau lớp ta kiểm tra chất lượng học kỳ II” ?
a. Hành động điều khiển.
b. Hành động hứa hẹn.
c. Hành động trình bày.
d. Hành động bộc lộ cảm xúc.
 * Nối những câu nghi vấn ở cột A với chức năng ở cột B: ( 1,5 đ’)
A . Câu nghi vấn.
B.Chức năng
Đáp án
1. Câu đang làm bài tập ngữ văn đấy à?
Yêu cầu, đề nghị ...
2. Sao tôi lại khổ thế này hả trời?
Bộc lộ cảm xúc
3.Em có thể hứa với cô và các bạn rằng sẽ cố gắng hơn ở tuần sau không?
Dùng để hỏi
* Hòan thành các khái niệm sau bằng cách điền từ thích hợp vào ô trống:( 1, 5đ’)
a. Câu cầu khiến là câu có chứa từ .................... (......................................), 
dùng để ..............................., khi viết thường kết thúc bằng dấu ................
b. Câu nghi vấn là câu có chứa từ ................... (........................................), 
dùng để ..............................., khi viết thường kết thúc bằng dấu ................
c. Câu cảm thán là câu có chứa từ ..................... (.....................................), 
dùng để ..............................., khi viết thường kết thúc bằng dấu ................
d. Câu trần thuật là câu có chứa từ................ (...........................................), 
dùng để ..............................., khi viết thường kết thúc bằng dấu ................
e. Câu phủ định là câu có chứa từ ................... (........................................), 
dùng để ............................................ 
II. Tự luận: Viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong đó sử dụng ít nhất ba kiểu câu đã học?
---------------------*--------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_hoan_chinh.doc