Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 27: Tình thái từ

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 27: Tình thái từ

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1: Kiến thức: Hiểu được thế nào là tình thái từ.

2: Rèn luyện kĩ năng: Biết sử dụng tình thái từ phù hợp trong giao tiếp.

4: Khả năng tích hợp: Đánh nhau với cối xay gió, viết đoạn văn tự sự.

B/ CHUẨN BỊ: Gv và hs soạn bài kĩ ở nhà; gv chuẩn bị bảng phụ.

 C/ LÊN LỚP:

 1/ Ổn định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của hs.

 2/ Kiểm tra bài cũ: - Gọi hai hs đứng tại chỗ tụ hỏi bài cũ cho nhau , gv nhận xét và cho điểm phù hợp.

 3/ Bài mới: Lớp hư từ tiếp theo là những tình thái từ. Đó là bài học hôm nay.

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 3739Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 27: Tình thái từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:15/ 10/ 2004 
Ngày dạy: 19/ 10/ 2004
TIẾT 27: TÌNH THÁI TỪ.
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1: Kiến thức: Hiểu được thế nào là tình thái từ.
2: Rèn luyện kĩ năng: Biết sử dụng tình thái từ phù hợp trong giao tiếp.
4: Khả năng tích hợp: Đánh nhau với cối xay gió, viết đoạn văn tự sự.
B/ CHUẨN BỊ: Gv và hs soạn bài kĩ ở nhà; gv chuẩn bị bảng phụ.
 C/ LÊN LỚP:
 1/ Ổn định: Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị bài ở nhà của hs.
 2/ Kiểm tra bài cũ: - Gọi hai hs đứng tại chỗ tụ hỏi bài cũ cho nhau , gv nhận xét và cho điểm phù hợp.
 3/ Bài mới: Lớp hư từ tiếp theo là những tình thái từ. Đó là bài học hôm nay. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
I/ 
1. Yêu cầu hs đọc ví dụ sgk.
2. Nếu bỏ các từ in đậm ở ví dụ a, b, c thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi?
3.Như vậy các từ in đậm có chức năng gì?
4. Từ “ ạ” tronh ví dụ d biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói? 
5. Những từ in đậm chúng ta vừa xét là những tình thái từ.Theo em, tình thái từ là gì?
6. Theo em dự đoán thì có mấy loại tình thái từ? Nêu cụ thể từng loại? 
7. Ngoài các tình thái từ ở ví dụ, em có thể lấy tiếp một số từ khác ứng với mỗi loại và nêu ví trí của nó trong câu?
8. Xác định tình thái từ trong các câu sau:
- Anh đi đi!
- Sao mà lắm nhỉ nhé thế cơ chứ?
- Chị đã nói thế ư ?
II/ 
1. Trong giao tiếp, các trường hợp phát ngôn sau đây thường bị phê phán. Hãy gải thích vì sao và chữa lại cho thích hợp:
- Em chào thầy.
- Con đã học bài rồi.
- Chào ông cháu về.
- Mẹ ơi, con đi chơi một lát.
2. Theo em, khi sử dụng tình thái từ, chúng ta phải sử dụng như thế nào? Nó phụ thuộc vào những yếu tố nào?
3. Đọc ví dụ ở sgk và trả lời câu hỏi.
4. Cho hs đọc ghi nhớ sgk. 
I/ 
1. Đọc ví dụ.
2. Thông tin sự kiện không thay đổi nhưng quan hệ giao tiếp bị thay đổi: không còn là câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán nữa.
3. Phương tiện tạo lập câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
4. Từ “ ạ’ biểu thị sắc thái kính trọng, lễ phép.
5. Tự bộc lộ hoặc dựa vào ghi nhớ sgk.
6. Có bốn loại:
- Tình thái từ nghi vấn.
- Tình thái từ cầu khiến.
 - Tình thái từ cảm thán.
- Tình thái từ bộc lộ cảm xúc.
7. Hs tự tìm.
8. Các tình thái từ sau: Đi, cơ chứ, ư 
II/ 
1. các câu trên bị phản đối vì câu biểu thi thái độ cộc lốc, bất kính đối với người trên.
- Thêm các tình thái từ “ ạ” vào cuối ở mỗi câu.
2. Khi sử dụng tình thái từ , ta phải sử dụng cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Nó phụ thuộc vào các yếu tố: Tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm. 
3. a/ Từ “ ạ” : hỏi, kính trọng
 b/ Nhé: cầu khiến, thân mật.
 c/ Ạ: cầu khiến, kímh trọng.
4. Đọc ghi nhớ sgk. 
I/ Chức năng của tình thái từ.
* Ví dụ sgk.
- Thêm vào để tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
- Thêm vào câu để biểu thị sắc thái tình cảm.
* Ghi nhớ sgk.
II/ Sử dụng tình thái từ. 
- Tuỳ hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.
* Ghi nhớ sgk. 
III/ Luyện tập
	Bài 1: Hs lên bảng làm. ( Gv chuẩn bị bảng phụ).
	* Các câu có tình thái từ: b , c, e, i
	Bài 2: Giải thích ý nghĩa của tình thái từ. ( 1 hs lên bảng làm).
	a/ chứ: Nghi vấn e/ Nhé: Thân mật.
 g/ Vậy: Miễn cưỡng.
	 b/ Chứ: Nhấn mạnh h/ Cơ mà: Thuyết phục.
	c/ Ư: Phân vân. 
	d/ Nhỉ: Thân mật
	Bài3: Hs tưÏ lên bảng làm.
	Bài4: Làm phiếu học tập theo nhóm.
	VD: - Thưa thầy, em xin phép thầy ra ngoài được không ạ.
Bạn học bài rồi chứ? 
Bố sắp phải đi làm phải không ạ? 
Dặn dò: - Học bài cũ và làm nốt các bài tập còn lại.
 - chuẩn bị bài học sau: Tổ1, 2, 3 làm câu a, b, c ; Tổ4 làm hai bảng phụ bài tập 1,2.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET27.doc