A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1: Kiến thức: Kiểm tra kiến thức tiếng Việt đã học, đặc biệt là kiến thức lớp 8.:
2: Rèn luyện kĩ năng: kĩ năng thực hành tiếng Việt.
4: Khả năng tích hợp: Tích hợp với các kiến thức về văn và tập làm văn đã học.
B/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên chuẩn bị đề bài kiểm tra.
C/ ĐỀ RA:
1. Cho đoạn văn sau:
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn giuia ra cửa. Sức lổe khổe của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
( Trích Tức Nước Vỡ Bờ- Ngô Tất Tố)
a/ Thống kê các trường từ vựng về người?
b/ Các từ cùng tiểu trường tư vựng về hoạt động của người?
2. Viết một đoạn ( 7 câu) có dùng trợ từ, thán từ, tình thái từ, và các loại dấu câu đã học.
3. Sưu tầm một số câu thơ và ca dao có dùng biện pháp nói quá, nói giảm, nói tránh.
4. Phân tích các câu ghép sau:
a/ Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi.
b/ Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được.
c/ Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
( Trích Lão Hạc- Nam Cao)
d/ Nếu trái đất bé bằng quả cam thì tôi sẽ bỏ vào túi áo.
Ngày soạn: 08/12/2004 Tuần 15 - Bài 15 Ngày dạy: 13/12/2004 TIẾT57: Kiểm tra 45 phút tiếngViệt. A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 1: Kiến thức: Kiểm tra kiến thức tiếng Việt đã học, đặc biệt là kiến thức lớp 8.: 2: Rèn luyện kĩ năng: kĩ năng thực hành tiếng Việt. 4: Khả năng tích hợp: Tích hợp với các kiến thức về văn và tập làm văn đã học. B/ CHUẨN BỊ: Giáo viên chuẩn bị đề bài kiểm tra. C/ ĐỀ RA: 1. Cho đoạn văn sau: Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn giuia ra cửa. Sức lổe khổe của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. ( Trích Tức Nước Vỡ Bờ- Ngô Tất Tố) a/ Thống kê các trường từ vựng về người? b/ Các từ cùng tiểu trường tư vựng về hoạt động của người? 2. Viết một đoạn ( 7 câu) có dùng trợ từ, thán từ, tình thái từ, và các loại dấu câu đã học. 3. Sưu tầm một số câu thơ và ca dao có dùng biện pháp nói quá, nói giảm, nói tránh. 4. Phân tích các câu ghép sau: a/ Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. b/ Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được. c/ Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. ( Trích Lão Hạc- Nam Cao) d/ Nếu trái đất bé bằng quả cam thì tôi sẽ bỏ vào túi áo. D. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM. Câu 1: ( 2 điểm) - Trường từ vựng về người: cổ, miệng. - Trường từ vựng về hoạt động của người: túm, ấn, giúi, chạy, xô, đẩy, ngã, thét. Câu 2: ( 3 điểm) Buổi chiều trên biển thật đẹp, ngay cả Bình vốn lầm lì cũng phải xuýt xoa: Oâi, thật tuyệt!” . Mặt trời đỏ sậm nhoè dần, mặt biển dường như rộng mãi ra và càng trở nên huền bí. Chao ôi, tiếng sóng biển ì ầm hoà trong tiếng gió nghe cứ mơ hồ văng vẳng. Bình hoit tôi: “ Này, hình như cậu cũng yêu biển lắm phải không?, tôi khẽ gật đầu: “ Ai mà dửng dưng vớu biển được kia chứ?” Trợ từ: ngay cả, này. Thán từ: ôi, chao ôi. Tình thái từ: chứ Dấu câu: Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm than, dấu ngoặc kép. Câu 3: ( 2 điểm) - Gánh cực mà đổ lên non ( Nói quá) Còng lưng mà chạy cực còn theo sau - Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than ( Nói quá) - Gió đưa cây cải về trời ( NGNT- Chỉ cái chết ) Rau răm ở lại chịu lời đắng cay - Chàng ơi giận thiếp làm chi Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng ( NGNT- thân phận phụ thuộc, yếu đuối) (Ca dao) Câu 4: ( 2 điểm) Câu ghép có quan hệ tương phản. Câu ghép có quan hệ nguyên nhân kết quả. Câu ghép có quan hệ bổ sung. Câu ghép chỉ điều kiện giả thiết. * Yêu cầu trình bày rõ ràng, sạch sẽ, khoa học cộng thêm 1 điểm.
Tài liệu đính kèm: