Giáo án Ngữ văn 9 (2009 - 2010)

Giáo án Ngữ văn 9 (2009 - 2010)

Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

II/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan

 Học sinh: Đọc bài mới, trả lời câu hỏi SGK

III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:

 

doc 57 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1175Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (2009 - 2010)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17.8.2009
Ngày dạy: 19.8.2009
Tuần 1
Tiết 1-2
Bài 1
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
I/ Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
	Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan
	Học sinh: Đọc bài mới, trả lời câu hỏi SGK
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định lớp.
2.Giới thiệu chương trình, SGK và phương pháp học Ngữ văn 9.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
Hoạt động 1:Giới thiệu tác giả, tác phẩm
GV giới thiệu tác giả và thể loại văn bản.
Hoạt động 2: Đọc – tìm hiểu văn bản.
GV đọc mẫu. Hướng dẫn HS đọc: chậm rãi, rõ ràng, diễn cảm, ngắt ý và nhấn mạnh ở từng luận điểm. Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc lại VB. Lớp và GV nhận xét.
-Qua VB, em thấy vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện ở những khía cạnh nào? Hãy phân đoạn VB theo các luận điểm trên.
+Tìm hiểu luận điểm 1:
Cho HS đọc lại đoạn 1.
-Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy?
Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới trên nền tảng văn hoá dân tộc đã hình thành ở Bác một nhân cách, một lối sống như thế nào? (Một con người gồm: kim, cổ, tây, đông Giàu quốc tế, đậm VN từng nét-BV)
+Tìm hiểu luận điểm 2:
Cho HS đọc lại đoạn 2.
Lối sống bình dị của Bác được thể hiện như thế nào?
Lối sống của Bác cũng rất Việt Nam, rất phương Đông. Lối sống đó được thể hiện như thế nào? (nhắc lại lối sống của Nguyễn Trãi trong “Côn sơn ca” và hai câu thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong VB này để thấy được vẻ đẹp cuộc sống đạm bạc mà thanh cao).
Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
Hoạt động 3:Nhận xét nghệ thuật bài văn
-Để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào?
Cảm nhận của em về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách HCM?
(thảo luận 5 phút, GV chốt lại các ý HS thảo luận). Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK tr.8.
HĐ4: Ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh.
HĐ5: Luyện tập: Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị, cao đẹp của Bác.
I/Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
-Lê Anh Trà
-Văn bản nhật dụng (Xem SGK).
II/Đọc – tìm hiểu văn bản.
Phân đoạn:
-Trong cuộc đời ... hiện đại:
Vốn tri thức uyên thâm của Bác.
-Phần còn lại: Lối sống của Bác.
1.Vốn tri thức văn hoá sâu rộng của Bác:
-Tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới, có hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước:
+Nắm vững phương tiện giao tiếp: ngôn ngữ.
+Qua công việc, qua lao động mà học hỏi (làm nhiều nghề).
+Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc.
-Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài:
+Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
+Tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời phê phán tiêu cực.
+Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu ảnh hưởng quốc tế.
*Một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, thống nhất hài hoà giữa dân tộc và nhân loại.
2.Lối sống của Bác:
-Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: nhà sàn nhỏ bằng gỗ, vài phòng; đồ đạc mộc mạc, đơn sơ ...
-Trang phục giản dị: Bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp đơn sơ ...
-Ăn uống đạm bạc: Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa ...
-Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời. Đây là một cách sống có văn hoá trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị.
*Lối sống của Bác vừa giản dị vừa thanh cao.
3.Nghệ thuật:
-Kết hợp giữa kể và bình luận.
-Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
-Đan xen với thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
cách dùng từ Hán Việt.
-Sử dụng nghệ thuật đối lập.
III/ Tổng kết:
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
IV/ Củng cố: 
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì?
V/ Dặn dò: 
Học Ghi nhớ SGK tr.8.
	Chuẩn bị bài mới: Đọc, trả lời câu hỏi tìm hiểu “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”.
	 Tiết 3: TV: Các phương châm hội thoại.
Ngày soạn: 18.8.2009
Ngày dạy: 22.8.2009
Tuần 1
Tiết 3
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: Nắm được nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất.
	 Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
II/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan
	 Học sinh: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại kiến thức bài “Hội thoại” đã học ở lớp 8.
(Vai xã hội trong hội thoại? Cách đối xử của người có vai xã hội thấp với người có vai xã hội cao và ngược lại).
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu phương châm về lượng.
+GV hướng dẫn HS đọc đối thoại1 tr.8.
-Khi An hỏi “học bơi ở đâu?” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An cần biết không? Vì sao?
(bơi là gì? Nếu nói mà không có nội dung như thế thì có thể coi đây là 1 câu nói bình thường không?
Từ đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp? 
+Cho HS đọc (khuyến khích hình thức kể) truyện cười “Lợn cưới, áo mới” tr.9 SGK.
Vì sao truyện này lại gây cười? 
Lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và trả lời?
Như vậy cần tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?
Hệ thống hoá kiến thức. 
Gọi HS đọc Ghi nhớ tr.9.
HĐ2: Tìm hiểu phương châm về chất.
-GV hướng dẫn HS đọc hoặc kể lại truyện cười “Quả bí khổng lồ” (SGK tr.9).
Truyện cười này phê phán điều gì?
Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
-Nếu không biết chắc một tuần nữa lớp sẽ tổ chức cắm trại thì em có thông báo điều đó với các bạn cùng lớp không? Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn ấy nghỉ học vì ốm không? (không)
Hãy rút ra nhận xét.
-So sánh để làm rõ sự khác nhau giữa yêu cầu được nêu ra ở bước 1 và 2 phần này.
-Hệ thống hoá kiến thức. HS đọc Ghi nhớ tr.10
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3,4,5.
1/Phân tích lỗi trong các câu a,b
2/Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. Cho biết phương châm hội thoại có liên quan.
3/Cho biết phương châm hội thoại không được tuân thủ trong truyện cười “Có nuôi được không”.
4/Giải thích lí do dùng các cách diễn đạt...
5/Giải thích nghĩa các thành ngữ và cho biết phương châm hội thoại có liên quan.
-ăn đơm nói đặt
-ăn ốc nói mò
-ăn không nói có
-cãi chày cãi cối
-khua môi múa mép
-nói dơi nói chuột
-hứa hươu hứa vượn
Cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
I/ Phương châm về lượng:
(không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi)
(các nhân vật nói nhiều hơn rất nhiều những gì cần nói)
*Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
II/ Phương châm về chất.
(tính nói khoác)
*Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng.
đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.
(không nên nói những gì trái với điều ta nghĩ/ nếu chưa có cơ sở để xác định là đúng- nên thêm cụm từ: hình như, dường như, tôi nghĩ là...)
III/ Luyện tập:
1. Từ ngữ trùng lặp, thừa.
2. Nói có sách mách có chứng, nói dối, nói mò, nói nhăng nói cuội, nói trạng.
3.Phương châm về lượng.
4a. Phương châm về chất (chưa kiểm chứng).
4b. Phương châm về lượng (nhắc lại có chủ ý).
5. Giải thích nghĩa các thành ngữ:
- vu khống, đặt điều, bịa ...
- nói không có căn cứ.
- vu khống, bịa đặt.
- cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả.
- nói năng ba hoa, khoác lác
- nói lăng nhăng, linh tinh
- hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa.
*không tuân thủ phương châm về chất - điều tối kị trong giao tiếp - 
HS cần tránh.
IV/ Củng cố:
	Khi giao tiếp, cần tuân thủ yêu cầu gì?
	Phương châm về lượng là gì? Phương châm về chất là gì?
V/ Dặn dò: 	
Học thuộc hai Ghi nhớ SGK tr.9- 10.
	Hoàn chỉnh các bài tập vừa làm.
	Chuẩn bị bài mới: Các phương châm hội thoại (t.t).
Tiết 4: TLV: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Ngày soạn: 18.8.2009
Ngày dạy: 24.8.2009
Tuần 1
Tiết 4
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT 
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
	Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
II/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan
	 Học sinh: Ôn kiến thức cũ; đọc, trả lời câu hỏi và bài tập SGK
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1: Ôn lại kiến thức về kiểu VBTM và các phương pháp thuyết minh.
-VBTM là gì? 
-Nêu các phương pháp thuyết minh đã học ở lớp 8.
HS trả lời, GV bổ sung, hoàn chỉnh.
HĐ2: Đọc và nhận xét kiểu VBTM có sử dụng 1số biện pháp nghệ thuật -HS đọc VB “Hạ Long- Đá và Nước”
-Bài văn thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng? 
VB có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không? 
Đặc điểm ấy có dễ dàng thuyết minh bằng cách đo đếm, liệt kê không?
-Vấn đề Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận được tác giả TM bằng cách nào?
Hãy chỉ ra câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long.
-Tác giả đã sử dụng các biện pháp liên tưởng, tưởng tượng như thế nào để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long?
(chú ý: sau mỗi đổi thay góc độ quan sát là sự miêu tả những biến đổi của đảo đá từ những vật vô tri thành vật sống động, có hồn).
-Tiểu kết và Ghi nhớ.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
1) Đọc VB “Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh”. 
VB có tính chất TM không?
Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào?
Bài TM này có nét gì đặc biệt?
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? 
Chúng có gây hứng thú và làm nổi bật nội dung cần TM không?
2) Đọc đoạn văn “Bà tôi ... hoạt động”.
Nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh.
I/Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản TM
1. Ôn tập văn bản thuyết minh:
VBTM cung cấp tri thức khách quan, phổ thông. Có 6 phương pháp thuyết minh đã học: định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, liệt kê, số liệu, so sánh.
2. Viết VBTM có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
TM về vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long.
VB cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng.
Vấn đề TM trong bài văn này là vấn đề trừu tượng, không dễ dàng TM bằng cách đo đếm, liệt kê.
Liên tưởng, tưởng tượng.
“Chính Nước làm cho Đá ... có tâm hồn”.
Nước tạo nên sự di chuyển và khả năng di chuyển theo mọi cách tạo nên sự th ... trong bước đi “ngại ngùng”, ê chề trong cảm giác “thẹn” trước hoa và “mặt dày” trước gương. 
Càng tội nghiệp hơn khi nàng ý thức được nhân phẩm. Kiều đau khi nghĩ tới “nỗi mình” tình duyên dang dở; uất bởi “nỗi nhà” bị vu oan giá hoạ.
 Bao trùm tâm trạng Kiều là sự đau đớn, tái tê “Thềm hoa ... lệ hoa mấy hàng”
3. Tấm lòng nhân đạo của tác giả:
- Thái độ khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đồng thời tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người (miêu tả MGS với cái nhìn mỉa mai, châm biếm, lên án: “trạc ngoại ...nhẵn nhụi... bảnh bao”).
- Cảm thương sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp (nhà thơ hoá thân vào nhân vật để nói lên nỗi đau đớn, tủi hổ của Thuý Kiều).
III/ Tổng kết:
Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc hoạ tính cách nhân vật, tác giả đã bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên sắc tài và nhân phẩm của người phụ nữ.
IV. Củng cố: 
Nêu giá trị nghệ thuật, nội dung của đoạn trích.
	Nhận xét về tính cách nhân vật MGS trong đoạn trích.
V. Dặn dò: Học thuộc lòng đoạn trích.
	Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
	Chuẩn bị bài mới, học vào tiết 38-39: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
Ngày soạn: 2.10.2009
Ngày dạy: 12.10.2009
Tiết 38-39
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật chính LVT, KNN.
- Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
	 HS: Trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”.
Phân tích chân tướng Mã Giám Sinh trong đoạn trích.
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung & ghi bảng
HĐ1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Cho HS đọc phần chú thích về tác giả, tác phẩm.
Em hãy rút ra những bài học lớn về con người Nguyễn Đình Chiểu.
(HS trả lời, GV chốt lại những ý chính)
Truyện LVT được ra đời trong hoàn cảnh nào? 
Thể loại tác phẩm ?
Tóm tắt cốt truyện.(SGK tr. 113).
So sánh nhân vật LVT và cuộc đời NĐC (thiên tự truyện nhưng có sự khác nhau ở phần kết).
Truyện LVT được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyền thống xưa như thế nào? Đối với loại văn chương tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa gì?
-GV thuyết giảng nội dung chính của tác phẩm.
HĐ2: Tìm hiểu nhân vật LVT.
Đọc đoạn trích.
Lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật LVT khi gặp bọn cướp đường như thế nào? (HS phát hiện, GV chốt lại).
Hãy phân tích những phẩm chất của LVT qua hành động đánh cướp.
Qua cách cư xử với KNN, em cảm nhận phẩm chất của LVT như thế nào?
Nhận xét chung về hình ảnh nhân vật LVT?
HĐ3.Tìm hiểu nhân vật KNN:
Với tư cách là người chịu ơn, KNN trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào? Hãy phân tích điều đó qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng.
HĐ4. Tổng kết về nghệ thuật 
Theo em, nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ? Điều đó cho thấy Truyện LVT gần với loại truyện nào mà em đã học?
Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích?
HĐ5: Luyện tập:
Phân biệt sắc thái riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích.
-Gọi HS đọc bài đọc thêm để hiểu hơn về KNN.
*Khái quát nội dung đoạn trích.
Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK tr. 115
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1) Tác giả: Xem SGK tr. 112.
 a. Nghị lực sống và cống hiến cho đời:
- NĐC bước vào đời đầy hăm hở và khát vọng như LVT. Bất hạnh ập đến thật khắc nghiệt: 26 tuổi đã tàn tật, công danh nghẽn lối, tình duyên trắc trở, quê nhà gặp buổi loạn li, lao đao chạy giặc, giang sơn chia cắt, nhân dân lầm than.
- NĐC không gục ngã trước số phận. Ông ngẩng cao đầu mà sống có ích cho đời đến hơi thở cuối cùng. Ông gánh vác cả ba trọng trách: thầy giáo, thầy thuốc, nhà thơ: làm việc hết mình, nêu gương sáng cho đời.
 b. Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm:
- Giữ vững lập trường kháng chiến, tìm đến căn cứ chống giặc, làm quân sư cho các lãnh tụ nghĩa quân, viết văn thơ khích lệ tinh thần chiến đấu.
- Khi quê nhà sa vào tay giặc, ông nêu cao khí tiết khiến kẻ thù phải kính nể. Ông sống thanh cao, trong sạch đến hơi thở cuối cùng.
 2) Tác phẩm:
- khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX. Truyện thơ Nôm, khoảng 2082 câu lục bát, có tính chất là truyện kể.
- Kết cấu chương hồi; ước lệ, khuôn mẫu; vừa phản ánh chân thực cuộc đời vốn đầy rẫy sự bất công vô lí vừa nói lên khát vọng ngàn đời của nhân dân ta: Ở hiền gặp lành, thiện thắng ác, chính thắng tà.
- Nội dung: Truyền dạy đạo lí làm người
+ Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội.
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn, phò nguy.
+ Thể hiện khát vọng hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong đời.
II/ Đọc- hiểu đoạn trích:
1) Hình ảnh Lục Vân Tiên:
- khắc hoạ qua mô típ quen thuộc ở truyện Nôm truyền thống - nhân vật lí tưởng trong 2 tình huống:
+ Hành động đánh cướp: bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của LVT: một mình, hai tay không trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đủ đầy, thanh thế lẫy lừng.
- so sánh với dũng tướng Triệu Tử Long.
+ Cư xử với KNN: bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, cũng rất từ tâm, nhân hậu: ân cần hỏi han, không muốn được lạy tạ ơn, có đức khiêm nhường; làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.
*LVT là một hình ảnh đẹp, lí tưởng mà NĐC gửi gắm niềm tin và ước vọng.
2) Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga:
- Lời lẽ của một cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức: 
xưng hô khiêm nhường;
 nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước; 
trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết (đáp ứng đủ điều thăm hỏi ân cần của LVT và niềm cảm kích, xúc động của mình).
- KNN là người chịu ơn -ơn trọng - cứu mạng và cả đời trong trắng của nàng; áy náy băn khoăn tìm cách trả ơn; tự nguyện gắn bó đời mình với LVT.
3) Nghệ thuật:
- Nhân vật được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói
gần với truyện cổ tích dân gian.
- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, thiếu trau chuốt nhưng phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện, tự nhiên.
+ Ngôn ngữ thơ đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết.
- lời Vân Tiên đầy phẫn nộ;
lời tên tướng cướp hống hách, kiêu căng; 
Nguyệt Nga lời lẽ mềm mỏng, xúc động, chân thành.
III/ Tổng kết:
1. Truyện Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm xuất sắc của NĐC, được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân.
2. Đoạn trích LVT cứu KNN thể hiện:
- khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả
- phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật:
+ LVT: tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài.
+ KNN hiền hậu, ân tình, nết na
IV. Củng cố:
	Nêu giá trị Truyện Lục Vân Tiên.
	Nội dung đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
V. Dặn dò:
	Nắm vững những kiến thức về tác giả, tác phẩm.
Học thuộc lòng đoạn trích.	Phân tích giá trị đoạn trích.
	Chuẩn bị bài mới: LVT gặp nạn.
	Tiết 40: TLV: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
Ngày soạn: 3.10.2009
Ngày dạy : 17.10.2009
Tiết 40
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS có những hiểu biết về miêu tả nội tâm và sự phù hợp giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
Rèn luyện kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tựsự
II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
	 HS: Trả lời câu hỏi & bài tập SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Trong VBTS, cần kết hợp miêu tả những gì?
	Tác dụng của việc dùng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự?
Kiểm tra chéo việc chuẩn bị bài mới của HS - nhận xét, rút kinh nghiệm.
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung & ghi bảng
HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm.
Cho HS đọc lại đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
Tìm những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài và những câu miêu tả tâm trạng bên trong của Thuý Kiều ở đoạn trích đó.
Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu là miêu tả bên ngoài và đoạn sau là miêu tả nội tâm?
-Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật?
Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?
Liên hệ với một số đoạn văn miêu tả khác đã học, em hãy rút ra nhận xét thế nào là miêu tả bên ngoài và thế nào là miêu tả nội tâm.
GV tổng kết dựa vào Ghi nhớ tr.117
HĐ2. Luyện tập.
+Cho HS đọc bài tập 1. 
Yêu cầu của bài tập là gì?
Tìm những câu thơ miêu tả chân dung bên ngoài của MGS và những câu thơ miêu tả nội tâm nàng Kiều.
*Chuyển thành văn xuôi đoạn “MGS mua Kiều”.
(Bài tập 2 SGK đã giảm tải ở phần Văn)
+Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.
I/ Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:
- Tả cảnh: “Trước lầu ... dặm kia”
 hoặc “Buồn trông cửa bể ... ghế ngồi”
- Tả tâm trạng:
“Bên trời góc bể ... vừa người ôm”.
+ khung cảnh thiên nhiên trước lầu NB
+ nghĩ thầm về thân phận, cha mẹ ...
- Miêu tả ngoại hình cho ta thấy được tâm trạng bên trong và ngược lại, miêu tả tâm trạng người đọc hiểu được hình thức bên ngoài.
- Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm tự sự. Miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ “chân dung tinh thần”. Miêu tả nội tâm có vai trò và tác dụng rất to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật
1) Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
2) Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục ... của nhân vật.
II/ Luyện tập.
1) Thực hiện yêu cầu 1,2.
+ Gọi đại diện 1, 2 tổ đọc đoạn văn tự sự đã làm ở nhà và chỉ ra mình đã kết hợp tự sự với miêu tả nội tâm nhân vật như thế nào.
(Người kể có thể ở ngôi thứ nhất, có thể ở ngôi thứ ba)
+ Các tổ khác nhận xét, góp ý kiến.
2) (Không học đoạn trích này)
3) Kể lại việc gì, diễn ra như thế nào (lưu ý miêu tả tâm trạng sau khi gây ra việc không hay đó)
(Tham khảo “Một vụ cãi lộn” trong sách Tư liệu Ngữ Văn 9).
*GV nhận xét, tổng kết tiết học.
IV. Củng cố:
	Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là gì?
	Có những cách nào để miêu tả nội tâm nhân vật?
V. Dặn dò:
	Học thuộc Ghi nhớ SGK tr. 117.
 Hoàn chỉnh hai bài Luyện tập.
Chuẩn bị bài mới: Trả bài viết số 2.
Tiết 41: VH: Lục Vân Tiên gặp nạn.
Tiết 42: VH: Chương trình địa phương phần Văn
(thực hiện đầy đủ phần chuẩn bị ở nhà trong hướng dẫn SGK)

Tài liệu đính kèm:

  • doctap1.doc