Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 12 Tiết 57" Văn bản: Bếp lửa (Bằng Việt)

Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 12 Tiết 57" Văn bản: Bếp lửa (Bằng Việt)

Ngữ văn: Bài 12 – Tiết 57

 Văn bản: BẾP LỬA

 ( Bằng Việt )

A - Mục tiêu cần đạt :

 1. Kiến thức:

- Học sinh cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình – người cháu – và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh trong bài thơ Bếp lửa .

- Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ

2. Kỹ năng:

- Tiếp tục rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật .

3. Giáo dục:

- Có cảm xúc chân thành, t/c sâu lắng đối với người bà của mình.

- Biết yêu thuơng, kính trọng ông bà, cha mẹ . Từ đó có ý thức động cơ đúng đắn trong học tập và rèn luyện .

 

doc 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 12 Tiết 57" Văn bản: Bếp lửa (Bằng Việt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 03/11/2008
Dạy ngày: 9A, 9B: 05/11/2008
 Ngữ văn: Bài 12 – Tiết 57
 Văn bản: Bếp lửa 
	 ( Bằng Việt ) 
A - Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức:
- Học sinh cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình – người cháu – và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh trong bài thơ Bếp lửa . 
- Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ
2. Kỹ năng:
- Tiếp tục rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật . 
3. Giáo dục:
- Có cảm xúc chân thành, t/c sâu lắng đối với người bà của mình. 
- Biết yêu thuơng, kính trọng ông bà, cha mẹ ... Từ đó có ý thức động cơ đúng đắn trong học tập và rèn luyện .
B - Chuẩn bị của thầy và trò :
1. Thầy : Bảng phụ .
2. Trò : Soạn hệ thống câu hỏi trong phần Đọc – hiểu văn bản .
C - Các bước lên lớp :
1. ổn định tổ chức : (1’) Sĩ số : 9A: 9B:
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
 H : Đọc thuộc lòng bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, phân tích cảnh đoàn thuyền ra khơi ?
Đáp án
+ Mặt trời xuống biển như hòn lửa 
Sóng đã cài then đêm sập cửa -> Bằng trí tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, nhân hoá .Vũ trụ bắt đầu nghỉ ngơi, biển cả kì vĩ, tráng lệ như thần thoại .
+ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi ->Đối lập với hình ảnh trên, h/ả lãng mạn, ẩn dụ->Làm nổi bật tư thế lao động của con người trước biển cả .Câu hát ca ngợi sự lao động bền bỉ, dũng cảm, lạc quan của con ngươì trước biển cả 
3. Tiến trình hoạt động dạy – học :
ND hoạt đông của thầy và trò
T/g
Nội dung chính
Hoạt động 1: Khởi động.
 GV nêu VĐ: ở lớp 7 các em đã được tìm hiểu bài thơ “Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh”. Vậy khi nghe tiếng gà gáy ban trưa anh lính trẻ nhớ tới hình ảnh và kỉ niệm gì ?
- Bà mình khum tay soi trứng và mắng yêu cháu Và cũng như Xuân Quỳnh, khi nhìn tháy hình ảnh bếp lửa, Bằng Việt nhớ đến kỉ niệm nào. Ta cùng
Hoạt động 2: HD đọc - hiểu văn bản.
GV nêu cách đọc: Giọng tình cảm, chậm rãi và lắng đọng, xúc động và bồi hồi.
GV: đọc mẫu toàn bài.
GV: Gọi 3 học sinh đọc, nhận xét, uốn nắn
H: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Bằng Việt ?
- HS dựa vào chú thích để trả lời
- GV nhấn mạnh hơn về tác giả
H: Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào?
- HS trả lời
- GV chốt
H: Đinh ninh là ntn ?
H: ấp iu gợi cho em nhình ảnh ntn 
- HS dựa vào chú thích để trả lời
- GV chốt
H: Theo em, hình ảnh nào đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà thơ ?
- HS trả lời
H: Vậy cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
- HS trả lời 
- GV. H/ả bếp lửa đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà thơ, từ đó gợi về những kỉ niệm ấu thơ sống với bà ngoại tám năm ròng thời kì k/c chống Pháp, làm hiện lên h/ả bà chăm sóc lo toan
H: Từ đó, em thấy bài thơ có bố cục ntn ?
- HS trả lời
- GV chốt
GV: Gọi học sinh đọc diễn cảm khổ thơ đầu.
GV nêu VĐ: Khi TG đang học ở LX, dùng bếp điện, bếp ga
H: Từ h/ả bếp lửa tác giả liên tưởng tới ai ?
- Người nhóm lửa – Bà.
H: Chờn vờn, ấp iu gợi cho em nghĩ tới hình ảnh ntn ?
- HS trả lời
- GV:
+ Chờn vờn: Hình dung làn sương sớm đang bay nhè nhẹ quanh bếp lửa g Gợi cái mờ nhoà của h/ả theo kí ức thời gian.
+ ấp iu: Gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm bếp
H: Tác giả SD từ “nắng mưa” có ý gì ?
- ẩn dụ : Vất vả, lo toan
H: ở 3 câu thơ đầu tác giả SD những BPNT nào ? TD ?
- HS nêu ý kiến
- GV kl
GV: Tác giả thương cho cuộc đời vất vả lo toan của bà
GV chuyển
GV: Gọi h/s đọc 5 câu thơ tiếp.
H: 5 câu thơ này cho ta biết được kỉ niệm nào ?
- HS trả lời
- GV. Kỉ niệm về thời thơ ấu xa xăm (4 tuổi) -> thành ấn tượng ám ảnh cả đời.
H: H/ả nào, chi tiết nào ám ảnh mãi trong tâm trí tác giả cho đến tận bây giờ ?
- HS trả lời
- GV. 
+ H/ả những năm tháng chống Pháp... Đói mòn đói mỏi Khô rạc ngựa gầy. 
+ Khói hun nhèm mắt  còn cay. (h/ả ấn tượng và sâu đậm nhất)
H: Nhận xét về cách viết của tác giả ?
- HS nhận xét
- GV chốt
H: Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
- HS trả lời 
- GV kl
GV: Gọi h/s đọc diễn cảm “Tám xa”
H: Sau h/ả chi tiết mùi khói, còn h/ả chi tiết nào gợi sự liên tưởng của tác giả nữa ?
- HS phát hiện
- GV. Tiếng chim tu hú kêu.
H: Tiếng tu hú vang vọng trong trí nhớ của tác giả, giúp tác giả nhớ lại những gì về bà?
- HĐ nhóm 2 phút
- Trình bày
- GVKL: Tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè, râm ran trong vườn lá, trên cánh đồng cứ khắc khoải kêu mãi, kêu hoài, trong hiện thực đã tha thiết, trong nỗi nhớ lại càng da diết hơn. Dòng hồi tưởng đã đưa nhà thơ trở hẳn về với quá khứ và như đang trò chuyện cùng bà: Bà còn nhớ
H: Em nhận xét gì về lời thơ, ý thơ ?
- HS nêu ý kiến
- GV kl
H: Qua dòng hồi tưởng em thấy tình cảm của nhà thơ đối với bà ntn ?
- HS trả lời
- GV kl
GV nhấn mạnh: Một lần nữa nhà thơ như tách ra khỏi hiện tại, đắm chìm trong suy tưởng để trò chuyện với chim quê hương, trách nó không đến với bà để bà đỡ nhớ cháu, đỡ cô đơn.
GV: Gọi h/s đọc đoạn thơ: “Năm giặc dai dẳng”
H: Em nhận xét gì về lời dẫn của tác giả trọng đoạn này ?Cách dẫn đó có mục đích gì?
- HS phát hiện
- GV kl
GV: Lời dặn trực tiếp của người bà giúp ta hình dung giọng nói, tiếng nói, tình cảm và suy nghĩ của bà. Sáng lên phẩm chất của người bà ., người mẹ VN yêu nước
H: Từ hình ảnh bếp lửa, cuối đoạn xuất hiện điệp ngữ “ngọn lửa” là có dụng ý gì ?
- HS trả lời
- GV chốt
GV: Gọi h/s đọc diễn cảm khổ thơ: Lận đận
H: Tìm BPNT tác giả SD ?
- HS trả lời
- GV chốt
H: Điệp từ “nhóm” trong từng câu thơ có những ý nghĩa giống và khác nhau ntn ? 
 - Giống: cùng gắn với hành động nhóm bếp, nhóm lửa.
- Khác ý nghĩa cụ thể: Khi thì nhóm bếp lửa ấp ui, nồng đượm để sưởi ấm cho bà cháu qua cái lạnh buốt của sương sớm, nhóm bếp lửa luộc khoai, luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng. Đến câu tiếp thì lòng bà còm mở rộng hơn cùng nồi xôi mới mùa gặt là tình làng nghĩa xóm, đoàn kết gắn bó Câu cuối mang ý nghĩa trìu tượng: nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ.
H: Cảm xúc của tác giả bộc lộ qua câu thơ này ntn ?
- HS phát hiện
- GV kl
H: Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh điều gì trong khổ thơ này ?
2’
8’
4’
21’
I/ Đọc, thảo luận chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích:
a. Tác giả: Nguyễn Bằng Việt, SN 1941. Quê Thạch Thất, Hà Tây.
- Làm thơ từ những năm 60, thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong k/c chống Mĩ.
b. Tác phẩm: Sáng tác 1963, khi nhà thơ đang học ở nước ngoài.
c. Từ khó:
II/ Bố cục: (3 phần)
- 3 dòng đầu: H/ả bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
- 4 khổ tiếp: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và h/ả bà gắn với h/ả bếp lửa.
- Khổ 5,6: Suy ngẫm về bà.
III/ Tìm hiểu văn bản:
1. Bếp lửa khơi nguồn cảm xúc:
+ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
 Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
 mưa.
- Điệp ngữ, từ láy, ẩn dụ
- Từ h/ả bếp lửa tác giả liên tưởng đến người nhóm lửa – nỗi nhớ, tình thương với bà của đứa cháu đang ở xa.
2. Hồi tưởng những kỉ niệm sống cùng bà:
+ Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
 còn cay.
- BC, tả, kể, vận dụng thành ngữ.
- H/ả bếp lửa, ngọn khói, mùi khói cùng h/ả người bà hiện lên trong nỗi nhớ thương ngậm ngùi của người thanh niên đang xa quê hương.
+ Tám năm ròng đồng xa.
-> Bà kể chuyện, bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc.
- Câu thơ tự nhiên, cảm động, chân thành
- Vẫn từ h/ả bếp lửa TG nhớ về bà, về những cử chỉ, việc làm tận tụy, đầy tình yêu thương, đùm bọc che chở của bà giành cho cháu khi bố mẹ đi công tác. 
+ Năm giặc dai dẳng”
- Dẫn lời trực tiếp của bà dặn cháu.
- Hình ảnh bà càng rõ nét, cụ thể với những phẩm chất cao quí.
+ Một ngọn lửa
+ Một ngọn lửa
- Điệp ngữ (bếp lửa cụ thể, ngọn lửa trìu tượng)
- Đó là ngọn lửa ấm áp của tình yêu thương con cháu, ngọn lửa của niềm tin dai dẳng và bền chặt vào tương lai cuộc k/c.
+ Lận đận bếp lửa”
- Từ láy, điệp từ “nhóm”
- Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa !
- Khẳng định, ngợi ca
- Bếp lửa thật cao quí, kì diệu và thiêng liêng vì nó luôn gắn liền với bà - người giữ lửa, nhóm lửa, truyền lửa người tạo lên tuổi ấu thơ của cháu. Bếp lửa trở thành một mảnh tâm hồn, một phần không thể thiếu được trong đ/s tinh thần cháu.
4. Củng cố: (2’)
- GV chốt kiến thức cơ bản.
 H: Cảm nhận của em về tình bà cháu được thể hiện ntn ? 
5. Hướng dẫn hoc sinh học bài (2’)
- Học thuộc lòng bài thơ Bếp lửa, nắm vững kiến thức học ở tiết 1 
- Soạn: Khúc hát ru (Hướng dẫn học thêm) 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_bai_12_tiet_57_van_ban_bep_lua_bang_viet.doc