Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 15 - Tiết 71 đến 73

Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 15 - Tiết 71 đến 73

Ngữ văn – Bài 15

Kết quả cần đạt

- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện “chiếc lược ngà”. Năm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật trẻ em; nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả

- Củng cố một số nội dung củ phấn tiếng việt đã học ở kì I: các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp

- Thực hiện tốt bài kiểm tra tiếng việt, bài kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 9A

Ngày dạy: Dạy lớp: 9B

Tiết 71-72 văn bản

CHIẾC LƯỢC NGÀ

- Nguyễn Quang Sáng-

1. Mục tiêu: Giúp học sinh

a. Về kiến thức: Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện

b. Về kĩ năng: Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả

c. Về thái độ: Rèn luyện kỹ năng dọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn

2. Chuẩn bị của GV&HS

a. Chuẩn bị của GV:

- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9

- Soạn giáo án

 

doc 12 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 15 - Tiết 71 đến 73", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn – Bài 15
Kết quả cần đạt
- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện “chiếc lược ngà”. Năm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật trẻ em; nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả
- Củng cố một số nội dung củ phấn tiếng việt đã học ở kì I: các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
- Thực hiện tốt bài kiểm tra tiếng việt, bài kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 71-72 văn bản
CHIẾC LƯỢC NGÀ
- Nguyễn Quang Sáng-
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
a. Về kiến thức: Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện
b. Về kĩ năng: Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả
c. Về thái độ: Rèn luyện kỹ năng dọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn
2. Chuẩn bị của GV&HS
a. Chuẩn bị của GV:
- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS:Học bài cũ và chuẩn bị bài mới
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức:9A..9B;.
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi kiểm tra miệng
- Nêu những nét khái quát về nghệ thuật, nội dung của văn bản : Lặng lẽ Sa Pa
Đáp án - biểu điểm
- Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc hoạ thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận
* Giới thiệu (1’) Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt có những tình huống éo le xảy ra. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã sáng tác một câu truyện “chiếc lược ngà” để phản ánh tình huống bất ngờ trong những năm kháng chiến chống Mỹ gian lao ở Miền Nam, qua đó khắc sâu tình cảm cha con sâu nặng của người cán bộ chiến sĩ
b. Dạy nội dung bài mới
I. Đọc và tìm hiểu chung (20’)
1. Giới thiệu tác giả - Tác phẩm
Gọi học sinh đọc chú thích *
? Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Quan Sáng? TB
- Sinh năm 1932 quê ở An Giang. Tác phẩm của ông có nhiều thể loại nổi tiếng với những truyện ngắn và tiểu thuyết: đất lửa, cánh đồng hoang, mùa gió chướng (đã được chuyển thể thành phim truyện), chiếc lược ngà
- Nguyễn Quang sáng sinh năm 1932, quê ở huyện chợ mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiếng chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1954, tập kết ra miền bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình. Ông nổi tiếng với những truyện ngắn và tiểu thuyết: Đất lửa, cánh đồng hoang, mùa gió chướng (đã được chuyển thành phim truyện)
? Hoàn cảnh ra đời của truyện? TB
- Truyện ngắn “chiếc lược ngà” được viết năm 1966 (khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ) và được đưa vào tập truyện cùng tên. Văn bản trong sách giáo khoa là đoạn trích phần giữa của truyện
- Truyện ngắn “chiếc lược ngà” được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trườn Nam Bộ, và được đưa vào tập truyện cùng tên
Trước khi đọc văn bản chúng ta sẽ tóm tắt đoạn lược bỏ ở phần đầu của truyện
- Vào một đêm trời sáng trăng suông, trong một ngôi nhà nhỏ giữa Tháp Mười tại một tram giao liên, “một đồng chí già” kể lại cho những người ở trạm nghe một câu chuyện cảm động về người bạn của mình-chuyện tình cha con của ông Sáu. Từ đầu năm 1946, ông Sáu (đi) thoát li đi kháng chiến. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của ông chưa đầy môt tuổi. Mãi đến khi con gái tám tuổi ông mới có dịp về thăm vợ con
2. Đọc – Tóm tắt
Giáo viên nêu yêu cầu đọc
- Các em chú giọng kể của tác giả (nhân vật anh Ba xưng tôi ở ngôi thứ nhất) trầm tĩnh, cảm động, hơi buồn; những đoạn văn miêu tả tâm trạng của bé Thu, của anh sáu, những câu đối thoại ngắn của các nhân vật cần chọn giọng đọc với giọng điệu phù hợp
? Em hãy tóm tắt cốt truyện của đoạn trích? G
- Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì sẹo trên mặt làm Ba em không còn giống với người tron ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với Ba như vời người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha cong thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn
Giáo viên tóm tắt tiếp đoạn lược bỏ
- Trong một lần đi công tác, dừng lại ở một trạm giao lên, nơi có một cô giao lên nổi tiếng dũng cảm và thông minh, không ngờ cô giao liên ấy chính là bé Thu trước đây. Bác đã trao lại cho bé Thu chiếc lược ngà thiêng liêng của cha cô. Họ chia tay nhau trong sự lưu luyến và trong lòng bác Ba nảy nở một tỉnh cảm mới lạn với người giao liên: tình cha con
? Giải thích nghĩa của từ: thẹo, nói trổng? TB
- Thẹo (từ địa phương Nam Bộ): vết sẹo
- Nói trổng (từ địa phương Nam Bộ): nói trống không với người khác, không dùng từ xưng hô
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có tác dụng gì? Khá
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, đặt vào nhân vật anh Ba-người đồng chí già-người kể câu truyện này
- Tác dụng: tăng độ tin cậy và tính trữ tình của câu truyện
? Tình hống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu? Khá
- Truyện đã thể hiện tình cha con sâu sắc của hai cha con ông Sáu trong hai tình huống trên
+ Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận ra cha. đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản của truyện
- Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình thương và mong nhớ đứa con vào việclàm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quá ấy cho con gái
Nếu tình huông thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với đứa con
II. Phân tích
Học sinh đọc thầm đoạn: Từu đầu đến: “như bị gãynó về”
1. Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần cha về thăm nhà
? Em cho biết nội dung chính của đoạn truyện? TB
- Thái độ và hành động của Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha
a. Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha (19’)
? Tìm những chi tiết kể về bé Thu khi anh Sáu được về thăm nhà gặp con ở bến? Khá
-Nghe gọi, con bé giật mình tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng
- Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má, má”
? Phân tích thái độ và tình cảm của bé Thu trong phút đầu gặp hai người khách lạ. Lý giải nguyên nhân của thái độ ấy? G
- Cách tả của tác giả thật cụ thể và hợp lí. Lí do cũng thật dễ hiểu: con bé quá ngạc nhiên bất ngờ không hiểu chuyện gì đã xảy ra, tiếp sau là sự sợ hãi, sợ bị lừa, sợ bị bắt. Tâm lí sợ hãi của đứa bé được tả bằng tiếng kêu thét gọi mẹ và hành động chạy vụt đi là rất phù hợp với tâm lí và hành động của trẻ con, Thu lại là em gái nên càng nhạy cảm hơn
Ngay ở chi tiết này đã gây cho người đọc sự cảm động, cảm thương cho anh Sáu. Xen lẫn sự tò mò của người đọc
Chú ý đoạn:vì đường xakhông muốn bắt nó về
? Trong ba ngày phép bé Thu đã có những thái độ và hành động với Ba như thế nào, em hãy chỉ rõ đoạn văn? TB
- Nó [] nói trổng:
- Vô ăn cơm!
- Cơm chín rồi!
- Con kêu rồi mà người ra không nghe
- Cơm sôi rồ, chắt nước dùm cái!
- Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái và múc ra từng vá nước, miệng lẩm bẩm
- Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra
- Nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy
- Nó [] có làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bới qua sông
? Em có nhận xét gì về lời nói thái độ của bé Thu với cha mình? Khá
- Gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thươg nên ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy đứa con. Nhưng thật trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của người cha, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh và ông Sáu càng muốn gần con thì đứa con lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách. Tâm lí và thái độ ấy của Thu đã được biểu hiện qua hàng loạt các chi tiết mà người kể chuyện quan sát và thuật lại rất sinh động: hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu,chỉ gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi cha; nhất định không chịu nhờ ông giúp chắt nước nồi cơm to đang sôi, hất cái trứng cá mà ông gắp cho, cuối cùng khi bị ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà ngoại, khi xuống xuồng còn có ý khua dây cột xuồng kêu rổn rảng thật to
? Theo em, sự ương ngạnh của bé Thu có đáng trách không? Vì sao? G
- Sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá nhỏ để có thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt éo le của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường, nên nó không tin ông Sáu là ba nó chỉ vì trên mặt ông có thêm vết sẹo, khác với hình ba mà nó đã được biết. Phản ứng tâm lí của em bé là hoàn toàn tự nhiên, nó còn chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba. Trong cái “cứng đầu” của em có ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha “khác”. người trong tấm hình chụp chung với má em
Học sinh đọc đoạn: Sáng hôm sautừ từ tụôt xuống
? Nhắc lại nội dung chính của đoạn truyện? TB
- Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra người cha
b. Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra cha
? Trong buổi sáng cuối cùng trước phút ông Sáu phải lên đường tác giả miêu tả bé Thu bằng những chi tiết nào? TB
- Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt có phần sầm lại buồn rầunhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa?
? Em nhận xét và lý giải những chi tiết trên? Khá
- Thái độ và tình cảm của bé Thu trong buổi sáng chia tay đưa tiễn anh Sáu và anh Ba thay đổi thật đột ngột, kì lạ đến khó hiểu và rất cảm động. Tác giả đã chuẩn bị cho người đọc dần dần mà rất có dụng ý sự thay đổi ấy đã diễn ra
? Trong giây phút cuối cùng của buổi sáng chia tay Thu đã đột ngột thay đổi thái độ như thế nào? TB
- Nó bỗng kêu thét lên
Baaaba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi ngườitiếng ba như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy x ... heo dây giao liên, vượt qua một quãng nguy hiểm ở Đồng Tháp Mười
- Một yếu tố nghệ thuật nữa ghóp phần tạo nên thành công của truyện ngắn này là việc lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Người kể chuyện trong vai một người bạn thân thiết của ông Sáu, không chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật. Đồng thời qua những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật kể chuyện, các chi tiết, sự việc và nhân vật khác trong truyện bộc lộ rõ hơn ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm sức thuyết phục
- Truyện được trần thuật theo lời của người bạn ông Sáu, người đã chứng kiến những cảng ngộ éo le của cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao nhiêu xúc động ở nhân vật kể chuyện: “tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó”. Lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu những hi sinh mà bạn mình phải chịu đứng khiến cho ông “bống thấy khó thở như có bàn tay nắm lấy trái tim
? Các chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện? Khá
- Chọn nhân vật kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy. Người kể chuyện lại hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe (chú ý những lời nhận xét, bình luận của người kể chuyện: trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bào nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động như lần ấy”, “cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con nhưng nó như gỡ rồi được phần nào tâm trạng của anh”
III. Tổng kết ghi nhớ (4’)
? Em khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn trích? Khá
- Nghệ thuật: truyện thành công nổi bật ở nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý, ở ngòi bút miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật, nhất là nhân vật trẻ em
- Nội dung: truyện “chiếc lược ngà” đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng cảu cha con ông Sáu, trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh qua đó, tác giả khẳng định và ca ngời tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc, nó càng cao đẹp trong những cảnh ngộ khó khăn
Gọi học sinh đọc ghi nhớ và nhắc các em học thuộc
IV. Luyện tập (8’)
Giáo viên cho các em thảo luận theo nhóm sau 3 phút đại diện nhóm đứng tại chỗ trình bày
Thái độ và hành động của bé Thu đối với ba rất trái ngược nhau trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi, nhưng vẫn nhất quán trong tính cách của nhân vật. Em hãy giải thích điều đó
- Sự trái ngược trong thái độ và hành động của bé Thu lại thể hiện sự nhất quán, rõ ràng trong tình cảm và tính cách của nhân vật. Lúc trước vì chưa nhận ra và không thừa nhận ông Sái là cha nên bé Thu xa lánh, lạnh lùng, không gọi “ba” thậm chí khước từ mọi sự chăm sóc của ông. Đến khi nhận ra và tin ông Sáu là cha thì bé Thu biểu lộ tình cảm với cha một cách hết sức mạnh mẽ, nồng nhiệt, vì đã đến lúc phải chia tay với cha và còn cả sự hối hận vì những ngày trước đó đã đối xử không đúng với cha
Qua biểu hiện tâm lý và hành động của bé Thu tác giả đã làm nồi rõ một số nét tính cách của nhân vật. Tình cảm đở em thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi. Ở Thu còn có nét cá tính cứng cỏi đến mức tưởng như ương nghạnh nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ
c. Củng cố - Luyện tập (1) 
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Các em về nhà tóm tắt và phân tích đoạn trích
- Làm bài tập 2 sgk T 203
- Hướng dẫn ôn tập để chuẩn bị ôn tập tiếng việt
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 73. tiếng việt
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
1. Mục tiêu : 
a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm vững một số nội dung phần tiếng việt đã học ở kỳ I
b. Về kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương châm hội thoại
c. Về thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu mến sự trong sáng của tiếng việt
2. Chuẩn bị của GV&HS
a. Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án - SGV
b. Chuẩn bị của HS: ôn lý thuyết – làm bài tập.
* Ổn định tổ chức: 9A:
a. Kiểm tra bài cũ (2’)
- Giáo viên kiểm tra vở chuẩn bị bài ở nhà của 4 em học sinh
* Giới thiệu(1’) Ngoài những nội dung đã ôn ở các bài trước, hôm nay T trò ta ôn lại những kiến thức và kỹ năng mới được học ở học kỳ I: phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
b. Dạy nội dung bài mới
I. Hệ thống các kiến thức cơ bản (25’)
1. các phương châm hội thoại
? Các em đã được học các phương châm hội thoại nào? Nêu khái niệm của từng phương châm hội thoại? Khá
- Phương châm về lượng: khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nôi dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa
Ví dụ: Anh đã ăn cơm chưa
- Tôi đã ăn rồi
- Phương châm về chất: khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
 Ví dụ:
- con bò to gần bằng con trâu
- phương châm quan hệ: khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề
Ví dụ:
Anh đi đâu đấy?
Tôi đi bơi
- Phương châm cách thức: khi giao tiếp, cần chú ý nói gắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ
Ví dụ: con có ăn quả táo mẹ để trên bàn không?
Hai cách hiểu
+ Con có thích ăn quả táo mà mẹ đã để trên bàn không
+ Con có ăn vụng quả táo mà mẹ đã để trên bàn không
Cần phải chọn môt trong hai cách để diễn đạt
- Phương châm lịch sự: khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác
Ví dụ: Anh làm ơn cho tôi hỏi đường ra ga Hàng Cỏ đi lối nào ạ?
- Bác đi đến ngã tư trước mặt, sau đó rẽ tay phải và đi thẳng là tới ạ
? Hãy kể một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ? G
- Trong giờ vật lí, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ:
- em cho thầy biết sóng là gì?
Học sinh:
- thưa thầy “sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh!
2. xưng hô trong hội thoại
? Ôn lại các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng việt và cách dùng chúng? Khá
- Người nói cần căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp
Ví dụ:
Đối với người trên: bác –cháu, anh-em, cô-trò
Đối với bạn bè: bạn-tớ, gọi tên bạn-minh
Trong hội nghị, trong lớp: bạn-tôi, các bạn-chúng tôi
? Trong tiếng việt xưng hô thường tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tốn”. Em hiểu phương châm dó như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ? G
- Phương châm “xưng khiêm, hô tốn” có nghĩa là: khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiềm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính. Cần lưu ý đây không chỉ là phương châm xưng hô riêng tiếng việt mà còn là phương châm xưng hô trong nhiều ngôn ngữ phương Đông nhất là trong tiếng Hán, tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên
Riêng đối với tiếng việt thì trong các từ ngữ xưng hô thời trước, phương châm này đuợc thể hiện rõ hơn so với hiện nay
Những từ ngữ xưng hô thể hiện rõ phương châm trên như:
Những từ ngữ xưng hô thời trước: Bệ hà (từ dùng để họi vua), khi nói với vua, tỏ ý tôn kính, bần tăng (nhà sư nghèo-từu nhà sư thời trước dùng để tự xưng một cách khiêm tốn). bần sĩ (kẻ sĩ nghèo-từ kẻ sĩ thời trước dùng để tự xưng mình một cách khiêm tốn)
Những từ ngữ xưng hô hiện nay: quý ông, quý bà, quý anh, quý cô(từ dùng để gọi người đối thoại, tỏ ý lịch sự, tôn kính) trong nhiều trường hợp, mặc dù người nói bằng tuổi hoặc thầm chí lớn hơn người nghe, nhưng người nói vẫn xưng là “em” và gọi người nghe là “anh” hoặc “bác” (gọi thay con). Đó là biểu hiẹn của phương châm xưng thì khiêm, hô thì tốn. Cách chị Dậu xưng hô với cai lệ lúc chị van nài hắn ta tha cho chồng mình cũng vậy
Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận vấn đề
? Vì sao trong tiếng việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô
Các em cần vận dụng kiến thức đã học trong bài “xưng hô trong hội thoại” để giải quyết vấn đề này. Trong tiếng việt, để xưng hô, có thể dùng không chỉ các đại từ xưng hô, mà còn có thể dùng các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng.Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tích chất của tình huống giao tiếp (thân mật hay xã giao) và mối quan hệ giữa người nói với người nghe: ( thân hay sơ, kính hay trọng). Hầu như không có từ ngữ xưng hô trung hoà. Vì thế, nếu không chú ý để lựa chọn được từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nó sẽ không đạt được kết quả giao tiếp như mong muốn thậm chí trong nhiều trường hợp, giao tiếp không tiến triển được nữa
? Phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp? Khá
- Có hai các dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người một nhân vật
+ Dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép (“.”)
Ví dụ: Nhà thơ Ấn Độ Ta-go nói rằng : “giáo dục một người đàn ông được một người đàn ông, giáo dục được một người đàn bà được một gia đìnhm giáo dục một người thầy được cả một xã hội”
- Dấn gián tiếp là thuật lại lới nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt tỏng dấu ngoặc kép
Ví dụ: khi bàn về giáo dục, nhà thơ Ta-go cho rằng giáo dục một người đàn ông ta được một người đàn ông, giáo dục một người đàn bà ta được một gia đinh, còn nếu giáo dục một người thầy ta sẽ được cả một xã hội
II. Luyện tập (15’)
Gọi học sinh đọc đoạn trích
Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm, sau 3 phút đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời
Hãy chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp. Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại
- Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quan thanh sanh đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào
- Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nnên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra bắc không quá mười ngày quân Thanh đã bị dẹp tan
- Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý
Trong lời đối thoại
Trong lời dẫn gián tiếp
Từ xưng hô
Từ chỉ địa điểm
Từ chỉ thời gian
Tôi (ngôi thứ nhất)
Chúa công (ngôi thứ 2)
Đây
Bây Giờ
Nhà vua (ngôi thứ ba)
Vua Quang Trung (ngôi thứ ba)
(tình lược)
Bấy giờ
c. Củng cố (1)
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Các em về nhà học bài, làm tiếp bài tập 1
- Hướng dẫn chuẩn bị cho hai tiết kiểm tra tiếng việt và văn học Việt Nam hiện đại
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 74
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. Mục tiêu : a. Về kiến thức: b. Về kĩ năng: c. Về thái độ:
2. Chuẩn bị của GV&HS
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 75: 
KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
1. Mục tiêu : a. Về kiến thức: b. Về kĩ năng: c. Về thái độ:
2. Chuẩn bị của GV&HS

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_bai_15_tiet_71_den_73.doc