Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 21 - Tiết 101 đến 103

Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 21 - Tiết 101 đến 103

Ngữ văn - bài 21

Kết quả cần đạt

- Nắm được mục đích và cách lập luận của nhà nghiên cứu trong bài nghị luận văn chương “chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten

- Nắm được kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

- Nâng cao nhận thứuc và kĩ năng sử dụng một số biện pháp liên kết câu và liên kết đoạn văn

- Củng cố hiểu biết về liên kết câu và liên kết đoạn văn nhận ra và chữa được một số lỗi về liên kết

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 9A

Ngày dạy: Dạy lớp: 9B

Tiết 106-107. Văn bản

CHÓ SÓI VÀ CỪU

TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG TEN

1. Mục tiêu : Giúp học sinh

a. Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-Phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật

b. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm nghị luận văn chuơng

c. Về thái độ: Giáo dục tình cảm tốt đẹp, yêu quí đồng loại

2. Chuẩn bị của GV&HS.

a. Chuẩn bị của GV b. Chuẩn bị của HS

- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9

- Soạn giáo án

b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới

3. Tiến trình bài dạy

* Ổn đinh tổ chức

 

doc 13 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 21 - Tiết 101 đến 103", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn - bài 21
Kết quả cần đạt
- Nắm được mục đích và cách lập luận của nhà nghiên cứu trong bài nghị luận văn chương “chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten
- Nắm được kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
- Nâng cao nhận thứuc và kĩ năng sử dụng một số biện pháp liên kết câu và liên kết đoạn văn
- Củng cố hiểu biết về liên kết câu và liên kết đoạn văn nhận ra và chữa được một số lỗi về liên kết
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 106-107. Văn bản
CHÓ SÓI VÀ CỪU
TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG TEN
1. Mục tiêu : Giúp học sinh 
a. Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-Phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật
b. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm nghị luận văn chuơng
c. Về thái độ: Giáo dục tình cảm tốt đẹp, yêu quí đồng loại
2. Chuẩn bị của GV&HS. 
a. Chuẩn bị của GV b. Chuẩn bị của HS
- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn đinh tổ chức
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi kiểm tra miệng
* Tác giả vũ Khoan đã trình bày những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam trong thời đại mới như thế nào? Em có nhận xét gì về cách trình bày của tác giả khi phân tích luận điểm này
Đáp án-biểu điểm
- Học sinh nêu được những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam trong văn bản
- Nhận xét: tác giả không chia thành 2 ý rõ rệt: điểm mạnh, điểm yếu mà nêu từng điểm mạnh, điểm yếu mà nêu từng điểm mạnh đi liên với nó là điểm yếu. Cách lập luận như vậy là thấu đáo và hợp lí, không tĩnh tại. Trong cái mạnh lại có thể chứa đựng cái yếu. Nếu xem xét từ một yêu cầu nào đó. Cái mạnh và cái yếu luôn được đối chiếu với yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước hôm nay, chư không phải chỉ nhìn trong lịch sử
* Giới thiệu(1’) Ở lớp 8 các em đã được học văn bản: đi bộ ngao du mang tính chất nghị luận xã hội của nhà văn Pháp Ru Xô (1712-1778). Sang kỳ hai lớp 9 chúng ta lại được làm quen với một bài nghị luận văn chương bàn về hình tượng chó sói và cừu non trong thơ ngụ ngôn của nhà thơ Pháp La Phông Ten qua bài: Chó sói và Cừu
b. Dạy nội dung bài mới
I. Đọc và tìm hiểu chung (15’)
1. Giới thiệu về tác giả - Tác phẩm
gọi học sinh đọc chú thích * T41
Nêu những hiểu biết của mình về tác giả Hi Pô-lit Ten và văn bản “chó sói và cừu” trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten? TB
- Hi-Pô-lit Ten (1820-1893) là triết gia, nhà sử học và nhà nghiên cứu văn học, viện sĩ viện Hàn lâm Pháp. Ông là tác giả công trình nghiên cứu văn học nổi tiếng La Phông – Ten và thơ ngụ ngôn của ông, xuất bản đầu năm 1853, sau đó được tái bản rất nhiều lần. Công trình gồm ba phần, mỗi phần lại chia thành nhiều chương
- Văn bản “chó sói và cừu” trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten (nhan đề do người biên soạn đặt) trích tù chương II, phần thứ hai của công trình đó
2. Đọc văn bản
Giáo viên nêu yêu cầu đọc
Chú ý phân biệt ba giọng đọc
Trích thơ ngụ ngôn La Phông-Ten (bản dịch thơ song thất lục bát, đọc đúng nhịp 2 câu thất, 2 câu lục bát, lời doạ dẫm của chó sói và tiếng van xin tội nghiệp thê thảm của Cừu non)
- Lời dẫn đoạn văn nghiên cứu của Buy-Phông giọng rõ ràng, khúc triết mạch lạc
- Lời luận chứng của tác giả H.Ten đọc rõ ràng
Giáo viên cùng học sinh đọc toàn văn bản một lần
Giáo viên nhận xét cách đọc
Giải thích nghĩa của: bạo chúa, hoang dã? TB
- Bạo chúa: Chúa tể tàn bạo
- Hoang dã:ở đây ý muốn nói dữ tợn như loài thú rừng
Bài văn thuộc kiểu văn bản nào? TB
- Nghị luận xã hội là nghị luận về một vấn đề xã hội nào đấy, còn nghị luận văn chương là nghị luận liêu quan đến một tác phẩm văn chương, ở đây là bài thơ ngụ ngôn của La Phông Ten. Như vậy bài văn thuộc kiểu nghị luận văn chương
II. Phân tích
1. Bố cục văn bản và cách lập luận (19’)
Xác định bố cục của bài nghị luận văn chương và đặt tiêu đề cho từng phần? Khá
- Các em dễ lầm tưởng phận nghị luận chỉ bắt đầu sau trích đoạn “chó sói và cừu” của La Phông Ten, do đó sẽ chia văn bản này thành 3 đoạn với các tiêu đề: Bài thơ ngụ ngôn, hình tượng con cừu, hình tượng chó sói. Thực ra, toàn văn bản là nghị luận, trích đoạn “chó sói và cừu non” không nằm ngoài mạch nghị luận; vì vậy bài nghị luận văn chương này gôm hai đoạn:
Đoạn 1 từ đầu đếnL “tốt bụng như thế”: Hình tượng cừu trong thơ La Phông Ten
Đoạn 2 còn lại: Hình tượng chó sói trong thơ La Phông Ten
Hãy đối chiếu các thành trong bố cục để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại trong văn bản? G
- Trong cả hai đoạn, nhằm làm nổi bật các hình tượng con cừu và con chó sói dưới ngòi bút nghệ thuật của nhà thơ ngụ ngôn, tác giả đều lập luận bằng cách dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-Phông để so sánh
- Trong cả hai đoạn tác giả đều triển khai mạch nghị luận theo trật tự ba bước: dưới ngòi bút của La Phông Ten, dưới ngòi bút củ Buy Phông. dưới ngòi bút của Buy Phông Ten cụ thể
a. Hình ảnh con cừu:
- Dưới ngòi bút của La Phông Ten: dẫn nguyên văn thơ
- Dưới ngòi bút của Buy-Phông: dẫn nguyên một đoạn nghiên cứu khoa học
- Dưới ngòi bút của La Phông Ten: lới nhận xét của tác giả
b. Hình ảnh chó sói
- Trong thơ La Phông Ten: lời nhận xét cuả tác giả
- Trong công trình nghiên cứu của Buy-phông dẫn nguyên văn
- Dưới ngòi bút của La Phông TenL lời nhận xét của tác giả. Tuy nhiên khi bàn về con cừu tác giả thay bước thứ nhất bằng trích đoạn thơ ngụ ngôn của La Phông Ten, nói khác đi, tác giả “nhờ” La Phông Ten tham gia vào mạch nghị luận của ông (đoạn đầu văn bản). Vì vậy bài nghị luận trở nên sinh động hơn
Hết tiết 1
Chuyển ý:
Buy- Phông là nhà vạn vật học người Pháp, viện sĩ viện Hàn Lâm Pháp, tác giả công trình vạn vật học nổi tiếng gồm 35 tập xuất bản từ 1749 đến 1789. Những đoạn H.Ten trích của Buy Phông là từ công trình này
2. hai con vật dưới ngòi bút của nhà khoa học
Quan sát vào văn bản những phần mà nhà khoa học Buy Phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói. Những nhận xét này được căn cứ vào đâu và có đúng không? Tìm những điều đó trong văn bản? G
- Buy Phông viết về loài cừu (con cừu nói chung) và loài chó sói (con chó sói nói chung) bằng ngòi bút chính xác của nhà khoa học, nêu những đặc tính cơ bản của chúng
Ví dụ: Con cừu vì sợ hãi mà hay tụ tập thành bầy. Chỉ một tiếng động nhỏ bất thường đủ làm cho chúng nháo nhào co cụm lại với nhaukhông biết trốn nỗi nguy hiểmkhông cảm thấy tình huống bất tiện, chúng ở đâu là cứ đứng y nguyên tại đấy, đứng lì ra
- Chó sói thì ghét mọi sự kết bè kết bạnkhi thấy nhiều con chó sói tụ hộilà một bầy chó sói chinh chiến, ồn ào ầm ĩ, với những tiếng la hú khủng khiếpđể tấn công. Khi cuộc chinh chiến đã xonglặng lẽ và cô đơnbộ mặt lấm lét dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc bản tính hư hỏng làm ta khó chịu, nó thật đáng ghét, lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng
Tại sao ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và nỗi bất hạnh của loài sói? Khá
- Nhà khoa học không nhắc đến “tình cảm mẫu tử thân thương” của cừu vì không phải chỉ ở loài cừu mới có. Ông cũng không nhắc đến “nỗi bất hạnh” của chó sói, vì đây không phải là nét cở bản của nó ở mọi nơi mọi lúc
Chuyển ý:
Các em đã tìm hiểu xong hai con vật dưới ngòi bút của nhà khoa học. Vậy hình tượng cừu, sói trong thơ ngụ ngôn được thể hiện như thế nào trong văn bản
Học sinh đọc thầm lướt từ đầu đến “như thế”
3. Hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn
Tác giả trích bài thơ của La Phông Ten có tác dụng gì? TB
- Đoạn thơ là cuộc đối thoại giữa hai nhân vật cừu non và chó sói. Giọng chú cừu non tội nghiệp, dịu dàng. Còn chó sói hung dữ kiếm cớ để có lý do giết chết cừu non
- Xuất phát từ đoạn thơ, bài bình luận về hai con vật qua con mắt của nhà khoa học Buy Phông, qua sự nhìn nhận của tác giả có những điểm khác nhau
Tìm những luận cứ nói về con cừu trong thơ ngụ ngôn? TB
- Con vật thân thương và tốt bụng nữa
- Thật cảm động thấy con cừu mẹ chạy tới khi nghe tiếng kêu lên của con nóđứng yên trên nền đât lạnh và bùn lầy, vẻ nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng phái trước, cho đến khi con đã bú xong
Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Khá
- Biện pháp nghệ thuật nhân hóa cừu có lời nói, có tình cách, có lí lẽ khi trao đổi với sói
Theo em tác giả nhận xét như thế nào về con cừu trong thơ La Phông Ten? G
- Con cừu ở đây là một con cừu cụ thể nhà thơ lựa chọn một chú cừu non (cũng gọi là chiên con) bé bỏng và đặt chú cừu non ấy vào một hoàn cảnh đặc biệt, đối mặt với chó sói bên dòng suối
Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài “chó sói và cừu non” La Phông Ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì? G
Khi khắc hoạ tính cách của chú cừu ấy biểu hiện qua thái độ, ngôn từnhà thơ không tuỳ tiện mà căn cứ vào một trong số những đặc điểm vốn có của loài cừu là tính chất hiện lành, nhút nhát, chẳng bao giờ làm hại ai mà cũng chẳng có có thể làm hại ai: Trong mấy dòng của Buy Phông viết về loài cừu cũng thoát lên đặc tính ấy: chỉ một tiếng động nhỏ làm cho chúng nháo nhào co cụm lại với nhaukhông biết trốn tránh nỗi nguy hiểm
- Với ngòi bút phóng khoáng, vận dụng đặc trưng của thể loại thơ ngụ ngôn, La Phông Ten còn nhân cách hoá cừu: nó cũng suy nghĩ , nói năng và hành đồng như người
Qua phân tích em cho biết hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn hiện lên như thế nào? Khá
Loại cừu hiền lành, nhút nhát, chẳng bao giờ làm hại ai mà cũng chẳng có thể làm hại ai
4. Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn
Luận cứ nào trong văn bản nói về chó sói trong thơ ngụ ngôn? TB
- Chó sóimột tên trộm cướp, nhưng khốn khổ và bất hạnhlà một ngã vô lại luôn luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn
- Con chó sói là một bạo chúa khát máuđộc ác mà cũng khổ sởthường bị mắc mưu
La Phông Ten tả chó sói có điểm gì giống và khác so với Buy-Phông? G
- Con chó sói này là một con chó sói đói meo, gầy giơ xương đi kiếm mồi, bắt gặp chú cừu non đang uống nước phía dưới dòng suối chỗ hắn đang đứng. Hắn muốn ăn thịt cừu non nhưng che giấu tâm địa của mình, kiếm cớ bắt tội để gọi là “trừng phạt chú cừu tội nghiệp
- Con chó sói cũng được nhân cách hoá như chú cừu non dưới ngòi bút phong khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn
- Khi xây dựng hình tượng chó sói, la Phông Ten cũng không tuỳ tiện mà dựa trên một trong những đặc tính vốn có của loài chó sói là săn mồi, ăn tươi nuốt sống những con vật yếu đuối hơn nó
Giáo viên nói thêm
Trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten, nhiều bài có “nhân vật” chó sói; chó sói và chó nhà, chó sói và cò, chó sói trở thành gẵ chăn cừu. Nhận định của H.Ten về hình tượng chó sói là đúng vì ông bao quát tất cả những bài ấy, chứ không phải chỉ bài “chó sói và cừu non”
Riêng ở bài n ...  đúng thực tế, có ý nghĩa giáo dục cao
Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là như thế nào? TB
2. Bài học
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lình vực tư tưởng, đạo đức, lối sốngcủa con người
Nêu yêu cầu về nội dung, về hình thức kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí? Khá
- Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng đạo lí, bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích, để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tu tưởng nào đó, nhằm khẳng định tu tưởng của người viết
- Về hình thức, bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lưòi văn chính xác, sinh động
Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống như thế nào? G
- Sự khác biệt giữa bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sôngs và bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là: một đằng từ sự việc, hiện tượng đời sống mà nêu ra những vấn đề tư tưởng; còn một đằng dùng giải thích, chứng minh, làm sáng tỏ các tư tưởng, đạo lí quan trọng đối với đời sống con người
Gọi học sinh đọc ghi nhớ
Giáo viên nhắc các em học thuộc ghi nhớ
II. Luyện tập (15’)
Văn bản: thời gian là vàng
Gọi học sinh đọc văn bản
Văn bản “thời gian là vàng” thuộc loại nghị luận nào? TB
- Văn bản “thời gian là vàng” thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
Văn bản nghị luận về vấn đề gì? Khá
- Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian
Chỉ ra luận điểm chính? Khá
- Các luận điểm chính của từng đoạn là:
Thời gian là sự sống
Thời gian là thắng lợi
Thời gian là tiền
Thời gian là tri thức
Sau mỗi luận điểm là một dẫn chứng
Chứng minh thuyết phục cho giá trị của thời gian
Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì? G
- Phép lập luận chủ yếu trong bài là phân tích và chứng minh
Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào? G
- Các luận điểm được triển khai theo lối phân tích những biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng sau mỗi luận điểm là dẫn chứng chứng minh cho luận điểm
- Cách lập luận ấy có sức thuyết phục và giản dị, dễ hiểu
c. Củng cố (1)
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nàh (2’)
- Các em về nhà học thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị bài: liên kết câu và liết kết đoạn văn
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 109. Tập làm văn
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
1. Mục tiêu : Giúp học sinh 
a. Về kiến thức: Giúp học sinh nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng phép liên kết đã học từ bậc tiểu học
b. Về kĩ năng: Nhận biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn
c. Về thái độ: Nhận biết một số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản
2. Chuẩn bị của GV&HS.
 a. Chuẩn bị của GV 
- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: Học bài và chuẩn bị bài mới
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi kiểm tra miệng
Trình bày yêu cầu về nội dung,về hình thưc của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
Đáp án - biểu điểm
(6đ) – Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích chứng minh, so sánh, đối chiều, phân tíchđể chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết
- Về hình thức, bài viết phái có bố cục ba phần, có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lời văn chính xác, sinh động
b. Dạy nội dung bài mới
(1’) bài học hôm trước cac em đã tìm hiểu những vấn đề cơ bản nhất của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. Hôm nay chúng ta sẽ được học bài: liên kết câu và liên kết đoạn văn
I. Khái niệm liên kết (22’)
1. Ví dụ
Gọi học sinh đọc đoạn văn
Đoạn văn bàn về vấn đề gì? TB
- Đoạn văn bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại
Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản? Khá
- Cách phản ánh thực tại (không qua những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân người nghệ sĩ, là bộ phận làm nên tiếng “nói của văn nghệ”. Nghĩa là giữa chủ đề của đoạn văn và chủ đề của văn bản có quan hệ: bộ phận toàn thể
Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn là gì? G
- Câu 1: Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại
- Câu 2: Khi phản ánh thực tại, nghệ sĩ muốn nói lên một điều mới mẻ
- Câu 3: Cái mới mẻ ấy là lời gủi của một nghệ sĩ
Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? Khá
- Nội dung của các câu đều hướng vào chủ đề của đoạn văn là “cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ”
Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn? G
- Trình tự sắp xếp các câu hợp lí
+ Tác phẩm nghệ thuật làm gì? (phản ánh thực tại)
+ Phản ánh thực tại như thế nào? (tái hiện và sáng tạo)
+ Tái hiện và sáng tạo thực tại đề làm gì? (để nhắn gửi một điều gì đó)
Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu được thể hiện bằng những biện pháp nào? G
- Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu được thể hiện:
- Lập từ vựng: tác phẩm-tác phẩm
- Dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng: tác phẩm - nghệ sĩ
- phép thế: thay thế từ nghệ sĩ bằng “anh”
- Phép nối: dùng quan hệ từ “nhưng”
- Phép thế: dùng cụm từ “cái đã có rồi” thay thế cho cụm từ đồng nghĩa; “những vật liệu mượn ở thực tại”
Qua phân tích, em cho biết thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn? TB
2. Bài học
- Liên kết câu là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết
Em hãy trình bày liên kết về nội dung về hình thức của các câu tong đoạn văn? G
- Về nội dung
+ Các đoạn văn phải phục vụ chủ để chính của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề)
+ Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô gich)
- Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau
+ Lặp lại ở câu đúng sau các từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ)
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng)
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế)
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối)
Gọi học sinh đọc ghi nhớ
II. Luyện tập (15’)
Học sinh đọc đoạn văn
Chủ đề của đoạn văn là gì? TB
- Chủ đề chung của đoạn văn là khẳng định năng lực trí tuệ của con người Việt Nam va quan trọng hơn –là những hạn chế cần khắc phục. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra
Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy như thế nào? G
- Nội dung các câu đều tập trung vào chủ đề đó. Tức là tập trung vào việc phân tích những điểm mạnh cần phát huy và những “lỗ hổng” cần nhanh chóng khắc phục
Nêu một trường hợp cụ thể để thấy trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn là hợp lý? Khá
Trình tự sắp xếp hợp lí của các ý trong các câu:
- Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam
- Những điểm hạn chế
- Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới
Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào? G
- “bản chấy trời phú ấy” nối câu 2 với câu 1 (phép đồng nghĩa)
- “Nhưng” nối câu 3 với câu 2 (phép nối)
- “Ấy là” nối câu 4 với câu 3 (phép nối)
- “lỗ hổng” ở câu 4 và câu 5 (phép lặp từ ngữ)
- “thông minh” ở câu 5 và câu 1 (phép lặp từ ngữ)
c. Củng cố
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Các em về nhà học thuộc ghi nhớ
- chuẩn bị bải: liên kết câu và liên kết đoạn văn (luyện tập)
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 110. Tiếng việt
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN (luyện tập)
1. Mục tiêu : Giúp học sinh a. Về kiến thức 
- Ôn tập và củng cố các kiến thức đã học về liên kết câu và liên kết đoạn văn
b. Về kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích liên kết văn bản và sử dụng các phép liên kết khi viết văn bản.
c. Về thái độ: Thêm yêu môn ngữ văn
2. Chuẩn bị của GV&HS.
 a. Chuẩn bị của GV 
- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức
a. Kiểm tra bài cũ: (2’)
Câu hỏi kiểm tra miệng
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
* Giới thiệu (1’) Các em đã biết muốn cho một đoạn văn hay văn bản hoàn chỉnh phải có sự liên kết về nội dung, hình thức. Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn để củng cố lý thuyết đã học
b. Dạy nội dung bài mới
1. Bài tập 1: (10’)
gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau? Khá
a. Phép liên kết câu và liên kết đoạn văn
- Trường học-trường học (lặp, liên kết câu)
- “như thế” thay thế cho câu ở cuối đoạn trước (thế, liên kết đoạn văn)
b. Phép liên kết câu và đoạn văn
- Văn nghệ-văn nghệ (lặp, liên kết câu)
- sự sống-sự sống; văn nghệ-văn nghệ (lặp, liên kết đoạn văn)
c. Phép liên kết câu
- Thời gian-thời gian-thời gian; con người-con người-con người (lặp)
d. Phép liên kết câu
- Yếu đuối-manh; hiền lành-ác (trái nghĩa)
2. Bài tập 2 (10’)
Gọi học sinh đọc yêu cầu
Tìm trong hai câu dưới đây những cặp từ ngữ trái nghĩa phân biệt đặc điểm của thời gian vật lý với đặc điểm của thời gian tâm lý, giúp cho hai câu ấy liên kết chặt chẽ với nhau? G
- Các cặp từ ngữ trái nghĩa theo yêu cầu của đề:
- (thời gian) vật lí- (thời gian) tâm lí
- Vô hình-hữu hình
- Giá lạnh-nóng bỏng
- Thẳng tắp-hình tròn
- Đều đặn-lúc nhanh lúc chậm
3. Bài tập 3 (10’)
Giáo viên cho các em thảo luận theo nhóm bài tập 3 sau 5 phút đại diện nhóm đứng tại chỗ trình bày
Đáp án đúng
a. Lỗi về liên kết nội dung: các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn văn
Chữa:
Thêm một số từ ngữ hoặc câu để thiết lập liên kết chủ đề giữa các câu
Ví dụ: “cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội hai của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối”.
b. Lỗi về liên kết nội dung: trật tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lí
Chữa:
Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu 2 để làm rõ mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện
Ví dụ: “Suốt hai năm anh ốm nặng, chị làm quần quật”
4. Bài tập 4 (10’)
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
Chỉ ra và nêu cách sửa chữa các lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích? Khá
- Lỗi về liên kết hình thức:
a. Lỗi: dùng từ ở câu 2 và câu 3 không thống nhất
Cách sửa:
Thay đại từ “nó” bằng đại từ “chúng”
b. Lỗi: Từ “văn phòng” và từ “hội trường” không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này
Cách sửa:
Thay từ hội trường ở câu 2 băng từ văn phòng
c. Củng cố (1) 
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Các em về nhà xem lại các bài tập
- Chuẩn bị bài: Con cò

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_bai_21_tiet_101_den_103.doc