Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 28 - Tiết 141 đến 144

Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 28 - Tiết 141 đến 144

Ngữ văn bài 28

Kết quả cần đạt

- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi snh, nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện “những ngôi sao xa xôi”. Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả

- Viết được bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng ở địa phương có ý kiến xác đáng và rút kinh nghiệm chung về cách viễt loại bài này

- Thông qua giờ trả bài tập làm văn số 7, tự nhận rõ các ưu điểm, nhược điểm trong bài văn của mình, nắm vững hơn cách làm nghị luận văn học

- Nắm được mục đích, nội dung và cách viết biên bản

Ngày soạn Ngày giạy:

Tiết 141-142. Văn bản

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

 - Lê Minh Khuê –

1. Mục tiêu : Giúp học sinh a. Về kiến thức b. Về kĩ năng c. Về thái độ

2. Chuẩn bị của GV&HS.

a. Chuẩn bị của GV . Chuẩn bị của HS

3. Tiến trình bài dạy

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. Mục tiêu bài giạy

Giúp học sinh: Cảm nhận được tâm hồn trong sáng tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện

- Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật (đặc biệt là miêu tả tâm lí ngôn ngữ) và nghệ thuật kể chuyện của tác giả

- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện (cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật)

- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, tự hào, khâm phục những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn và cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta

 

doc 17 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 28 - Tiết 141 đến 144", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn bài 28
Kết quả cần đạt
- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi snh, nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện “những ngôi sao xa xôi”. Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả
- Viết được bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng ở địa phương có ý kiến xác đáng và rút kinh nghiệm chung về cách viễt loại bài này
- Thông qua giờ trả bài tập làm văn số 7, tự nhận rõ các ưu điểm, nhược điểm trong bài văn của mình, nắm vững hơn cách làm nghị luận văn học
- Nắm được mục đích, nội dung và cách viết biên bản
Ngày soạn Ngày giạy:
Tiết 141-142. Văn bản
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
 - Lê Minh Khuê –
1. Mục tiêu : Giúp học sinh a. Về kiến thức b. Về kĩ năng c. Về thái độ
2. Chuẩn bị của GV&HS. 
a. Chuẩn bị của GV . Chuẩn bị của HS 
3. Tiến trình bài dạy
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu bài giạy
Giúp học sinh: Cảm nhận được tâm hồn trong sáng tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện
- Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật (đặc biệt là miêu tả tâm lí ngôn ngữ) và nghệ thuật kể chuyện của tác giả
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện (cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật)
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, tự hào, khâm phục những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn và cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta
II. Chuẩn bị
Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- Soạn giáo án
Học sinh: học bài cũ và chuẩn bị bài mới
B. PHẦN THỂ HIỆN KHI LÊN LỚP
* Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số:
I. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Kiểm tra việc soạn bài của học sinh
II. Dạy bài mới
(1’) tiếp cận với chiến tranh, miêu tả chiến tranh có nhiều cách, có nhiều người làm điều đó. Tuy nhiên, chiến tranh đã và sẽ qua đi, cái gì từ những trang văn sẽ còn lại? câu hỏi ấy phải nhở đến thời gian, người trọng tài công minh nhất chưa một lần bỏ sót tài năng của con người. Vậy “những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê liệu có thể là trong số ứng cử viên được bầu chọn không? Mời các em cùng tìm hiểu văn bản này
I. Đọc và tìm hiểu chung (23’)
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Gọi học sinh đọc phần chú thích có dấu sao trong SGK (tr120).
Tóm tắt vài nét chính về tác giả Lê Minh Khuê? TB
- Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở Tĩnh Gia – Thanh Hoá. Gia nhập thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ, bắt đầu viết văn vào đầu những năm 1970, là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lý tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là tâm lý nhân vật phụ nữ.
Giáo viên: Lê Minh Khuê thuộc thế hệ những nhà văn bắt đầu sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. Những tác phẩm đầu tay của cây bút nữ này ra mắt vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, đều viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn, đã gây được chú ý của bạn đọc. Từ sau 1975, sáng tác của Lê Minh Khuê bám sát những biến chuyển của đời sống, đề cập nhiều vấn đề bức xúc của xã hội và con người với tinh thần đổi mới mạnh mẽ.
Nêu hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”? TB
- Truyện “Những ngôi sao xa xôi” ở trong những tác phẩm đầu tay cuả tác giả, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
Giáo viên: Văn bản chúng ta được học có lược bỏ một số đoạn (kể về những kỷ niệm, những hồi ức của Phương Định về thời thơ ấu ở Hà Nội, và một vài chi tiết trong cuộc sống và chiến đấu trên cao điểm Trường Sơn: Lúc phá bom, gặp gỡ và trò truyện với những người lính lái xe ). Đây là một truyện ngắn được viết ngay trong thời kỳ chiến tranh, nên không tránh khỏi những hạn chế trong cách phản ánh hiện thực và con người. Nhưng tác phẩm này chỉ chủ yếu thể hiện chủ nghĩa anh hùng, vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng và những phẩm chất cao cả của con người Việt Nam trong cuộc chiến tranh yêu nước được nhìn nhận theo khuynh hướng sử thi.
2. Đọc văn bản.
- Đọc văn bản cần chú ý thể hiện được giọng điệu ngôn ngữ của truyện mà chủ yếu là lời của nhân vật cô thanh niên xung phong Phương Định - Một cô gái Hà Nội vào tuyến đường Trường Sơn. Câu kể xen lẫn câu tả, thường là câu ngắn, gần với khẩu ngữ, khi đọc cần thể hiện được đặc điểm này của lời văn.
- Đọc đoạn từ đầu đến “Điện thoại trong hang” (tr114).
- Đọc đoạn “Bây giờ là buổi trưanhững lời tôi tự bịa ra nữa” (tr119).
Giải thích ý nghĩa của từ: Cao điểm, trọng điểm, cao xạ? TB
- Cao Điểm: Chỗ cao hơn mặt đất như gò, đồi núi hoặc trên nóc công trình kiến trúc cao.
- Trọng điểm: Điểm, nơi được xác định là có vai trò quan trọng so với những điểm, nơi khác
- Cao xạ (pháo cao xạ): Loại pháo dùng để bắn các mục tiêu trên không.
Hãy kể tóm tắt nội dung truyện? G
- Giáo viên cho học sinh tóm tắt, cho học sinh khác nhận xét, giáo viên định hướng cho các em.
Tóm tắt: nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có hai cô gái rất trẻ là Định và Nho, còn tổ trưởng là chị Thao lớn tuổi hơn một chút. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đặc biệt, họ phải bình tĩnh đối mặt với thần chết trong mỗi lần lần phá bom-mà công việc này diễn ra hằng ngày, thậm chí mấy lần trong một ngày họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống của ba cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có nhiều niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là họ rất gắn bó yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Phương Định, nhân vật kể chuyện và cũng là nhân vật chính, là một cô gái giàu cảm xúc, hay mơ mộng hồn nhiên và luôn nhớ về những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ, với gia đình và thành phố thân yêu của mình. Ở phần cuối, truyện tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật, mà chủ yếu là của Phương Định, trong một lần phá bom. Nho bị thương và sự lo lắng chăm sóc của hai người đồng đội
H: Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? TB
- Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất vầ người kể chuyện cũng chính là nhân vật chính (nhân vật Phương Định)
H: Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện? Khá
- Sự lựa chọn ngôi kể như vậy phải hợp với nội dung tác phẩm và tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật. Truyện viết về chiến tranh cố nhiên có những chi tiết, sự việc về bom đạn, chiến đấu, hi sinh, nhưng chủ yếu vẫn hướng vào thế giới nội tâm làm hiện lên vè đẹp tâm hồn của con người trong chiến tranh. Tạo được hiệu quả đó một phần quan trọng là nhờ ở cách lựa chọn nhân vật kể chuyện
Chuyển: Vậy truyện diến biến thế nào? Ta cùng tìm hiểu
II. Phân tích (50’)
Giáo viên: Truyện “những ngôi sao xa xôi” kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm, mỗi người đều có những nét riêng, xong ở họ cũng có những nét chung đã gắn bó họ thành một khối thống nhất. Vậy nhận xét chung ấy là gì?
1. Những nét chung của ba cô gái thanh niên xung phong trong tổ trinh sát phá bom trên cao điểm (18’)
- Đọc thầm lướt đoạn truyện từ đầu đến “trực máy điện thoại trong hang”
H: Đoạn truyện kể lại điều gì về ba cô gái thanh niên xung phong? TB
- Kể lại hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong
H: Tìm chi tiết diễn tả lại hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái ấy? TB
- Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểmĐường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh
- việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nều cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đườngcông việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh
- Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngàyviệc nào cũng có cai thú của nó. Có ở đâu phải như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ĩ xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu.thở phào, chạy về hang
Em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong?
- Họ ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, tức là ở nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt. Không những thế công việc của họ là càng đặc biệt nguy hiểm. Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm. đánh phá của máy bày địch. Sau mỗi trận bom, họ phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuộc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là một công việc phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức. Nhưng với ba cô gái thì công việc ấy đã trở thành công việc thường ngày. “có ở đâu như thế này khôngthở phào chạy về hang”
- Các em chú ý tiếp đoạn từ “Bây giờ là buổi trưa.”
H: Trong đoạn truyện còn cho ta biết ba cô gái thanh niên xung phong có những nét chung gắn bó họ thành một khối thống nhất. Em hãy chỉ ra những nét chung đó? Khá
- Họ là những cô gái còn rất trẻ, các tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau, nhưng đều có những phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở chiến trường. tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, lòng dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó. Ở họ còn có những nét chung của các cô gái trẻ, bộc lộ một cuộc sống nội tâm phong phú, đáng yêu: dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng dễ vui mà cũng dễ trầm tư. Họ thích làm đẹp cho cuộc sống của mình, ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường: Nhu thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát
Qua phân tích em thấy ba cô gái thanh niên xung phong có nét gì chung đã gắn bó họ thành một khối thống nhất? TB
* Họ sống và chiến đấu trong một hoàn cảnh đặc biệt nguy hiểm luôn căng thẳng thần kinh, đỏi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh. Họ là những cô gái còn rất trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó và có mọt cuộc sống nội tâm phong phú, đáng yêu
Hết tiết 141
Chuyển: Dù sống trong một tập thể nhỏ rất gắn bó với nhau nhưng ở mỗi người vẫn có những nét riêng làm nên cá tính của từng nhân vật khiến cho bức tranh ba cô gái thanh niên xung phong thêm sinh động, cụ thể, khó quên. Ta sẽ tìm hiểu điều ấy trong tiết học hôm nay (1’)
2. Nét cá tính riêng của mỗi cô gái thanh niên xung phong  ...  đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại, gợi nhớ những kỉ niệm của tuổi niên thiếu hồn nhiên, vô tư và không khí thanh bình trước chiến tranh
III. Tổng kết ghi nhớ (5’)
H: Khái quát nghệ thuật và nội dung của truyện? Khá
- Nghệ thuật: Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đăc biệtlà thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
- Nội dung: truyện đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
* Ghi nhớ SGK Trang 122
IV. Luyện tập (5’)
H: Đọc truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
Học sinh tự do phát biểu trên cơ sở nêu được một số ý
+ Tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ rất anh hùng và rất đẹp. Đó là những con người có lí tưởng đúng đắn, có tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất chấp mọi nguy hiểm, hi sinh, đồng thời lại là những con người có cuộc sống nội tâm phong phú, cao đẹp, luôn lạc quan, yêu đời và tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, vào tương lai của dân tộc trong bất kì tình huống khó khăn nào
III. Hướng dẫn học và làm bài (2’)
Học bài, tập phân tích lại các tác phẩm
- Chuẩn bị bài, chương trình địa phương (phần tập làm văn)
Ngày soạn: Ngày giảng
Tiết 143
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần tập làm văn)
(Tiếp theo)
1. Mục tiêu : Giúp học sinh a. Về kiến thức b. Về kĩ năng c. Về thái độ
2. Chuẩn bị của GV&HS. 
a. Chuẩn bị của GV . Chuẩn bị của HS 
3. Tiến trình bài dạy
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu bài dạy: giúp học sinh:
- Tập suy nghĩ về về một hiện tượng thực tế ở địa phương. Viết một bài văn, trao đổi bài, sửa lỗi bài viết của bạn và phát biểu ý kiến theo bài viết của cá nhân minh
- Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiệng tượng đời sống
- Bồi dưỡng nhận thức đúng về các sự việc hiện tượng thực tế ở địa phương
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: tham khảo một số tài liệu về các vấn để ở địa phương. Soạn giáo án
Học sinh: thực hiện bài viết theo sự hướng dẫn của giáo viên ở bài 19
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
* Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số
I. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
II. Dạy bài mới
(1’) Ở tiết 101 các em đã được cô nhắc nhở chuẩn bị bài viết về những vấn đề tệ nạn xã hội đang diễn ra ở địa phương chúng ta, các em đã lựa chọn sự việc hiện tượng nào trong vấn đề đó để viết, và bài viết của các em đã làm được gì, còn gì hạn chế? Tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau chỉ ra điểm yếu
I. Học sinh trao đổi bài cho nhau và sửa lỗi (12’)
Các em trao đổi bài cho nhau đọc và sửa lỗi trong bài của bạn, thời gian 10 phút
- Sau thới gian thảo luạn, giáo viên cho các em trình bày bài viết của mình
II. Trình bày bài viết (25’)
Yêu cầu: về nội dung: bài viết phản ánh về một tệ nạn xã hội ở địa phương như tệ nạn ma tuý, hay tệ nạn hút thuốc lá, hoặc tệ nạn phi phạm luật giao thông, phải rõ ràng, cụ thể, lập luận phải có sức thuyết phục; thuyết minh phải có số liệu tin cậy, chính xác
- Bài viết phải cho thấy rõ tác hại của tệ nạn để từ đó xác định cho mình một lối sống đẹp, lạnh mạnh phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội
+ Bài viết không được nêu tên người, tên cơ quan, đợn vị có thật, cụ thể
- Về hình thức: bài viết phải đảm bảo bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài
Giáo viên: nhận xét về ý thức chuẩn bị bài, sửa lỗi và cách trình bày ý kiến nhận xét đánh giá của từng em, chỉ ra các được, các chưa được để các em phát huy, sửa chữa
- Cho điểm những em nào có bài làm tốt
III. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài (2’)
Về xem lại bài viết, tếip tục sửa lỗi cho hoàn thiện
- Lập dàn ý cho bài viết số 7, tiết sau trả bài
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 144
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
1. Mục tiêu : Giúp học sinh a. Về kiến thức b. Về kĩ năng c. Về thái độ
2. Chuẩn bị của GV&HS. 
a. Chuẩn bị của GV . Chuẩn bị của HS 
3. Tiến trình bài dạy
1. Mục tiêu : Giúp học sinh a. Về kiến thức b. Về kĩ năng c. Về thái độ
2. Chuẩn bị của GV&HS. 
a. Chuẩn bị của GV . Chuẩn bị của HS 
3. Tiến trình bài dạy
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh
- Nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hính thức trình bày trong bài viết của mình
- Khắc phục các nhược điểm ở bài tập làm văn số 7, thành thục hơn kĩ năng làm bài nghị luận văn học
- Bồi dưỡng ý thức tự giác, cầu tiến cho học học sinh qua việc sửa lỗi bài viết
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Nghiên cứu kĩ đáp án, chấm chữa bài của học sinh chính sác, chu đáo, soạn giáo án
Học sinh: ôn lí thuyết văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, lập dàn bài
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
* Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
I. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kết hợp với trả bài cho học sinh
II. Dạy bài mới
(1’) Trong đời sống hàng ngày nhiều khi chúng ta cần phải khi chép lại những sự việc đang diễn ra, ví dụ như lớp ta họp lớp để bình xét các bạn thanh niên tiêu biểu giới thiệu cho Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, hay phải ghi chép lại sự việc lớp bị mất một bộ bàn ghếtrong những trường hợp đó chúng ta phải dùng một loại văn bản hành chính. Vậy văn bản đó là gì? Có đặc điểm ra sao?
I. Đặc điểm của biên bản (15’)
1. Ví dụ: SGK T123, 124, 125
Gọi học sinh đọc hai văn bản trong SGK
H: Theo em hai văn bản trên được viết để làm gì? TB
- Để ghi chép các sự việc đang diễn ra, đã xảy ra
H: Mỗi văn bản trên ghi lại những sự việc gì? TB
- Văn bản 1: ghi lại nội dung, tiến trình của bối cảnh sinh hoạt Đội của chi đội 9D trường THCS Kết Đoàn
Văn bản 2: Ghi lại sự việc trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho người vi phạm sau khi đã xử lí của cơ quan công an
Giáo viên: Hai văn bản trên được gọi là biên bản
H: Quan sát lại hai biên bản, cho biết biên bản cần phải đạt được những yêu cầu gì về nôij dung và hình thức ? Khá
- Về nội dung: Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể, ghi chép trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan
- Về hình thức: Lời văn ngắn ngọn, chính sác, thủ tục chặt chẽ
Giáo viên: văn bản 1 là biên bản hội nghị, văn bản hai là biên bản sự vụ
H: Em hãy kể tên một số biên bản thường gặp trong thực tế?
- Cho học sinh thảo luận nhóm trong 5 phút, cử đại diện trả lời
Giáo viên,: tuỳ vào nội dung, đối tượng phản ánh, biên bản thường được phân thành biên bản hội nhị và biên bản sự vụ
Biên bản sự vụ gồm: Biên bản bàn giao tiếp nhận công tác
+ Biên bản ghi nhận giao dịch, bổ sung hoặc thanh lí hợp đồng
+ Biên bản xác nhận chủ thể không thực hiện một nghĩa vụ pháp lí bắt buộc
H: Qua tìm hiểu ví dụ hãy nêu đặc điểm của các biên bản? TB
2. Bài học:
* Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang sẩy ra hoặc vừa mới xẩy ra. Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản
* Tuỳ theo nội dụng của từng sự việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau, biên bản hội nghị, biên bản sự vụ
Giáo viên: Biên bản là loại văn bản ghi chép lãi những sự việc đã xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp. Biên bản không có hiệu lực pháp lí để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế làm cơ sở cho các nhận định, kết luận và các quyết định sử lí. Vì vậy, biên bản phải miêu tả các sự việc, hiện tượng kịp thời, tại chỗ với đầy đủ mọi chi tiết, mọi tình tiết khách quan
II. Cách viết biên bản (15’)
H: Quan sát hai văn bản ở mục I. Cho biết phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì?
- Phần mở đầu gồm những mục: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự lập biên bản và chức trách của họ
H: Tên biên bản đuợc viết như thế nào? TB
- Tên của biên bản thường viết bằng chữ hoa, trình bày cân giữa trang giấy, nêu rõ nội dung chính của biên bản. Biên bản sinh hoạt Đội. Biên bản trả lại
H: Hai văn bản trên có điểm gì giống và khác nhau về cách ghi? TB
- Giống nhau: về cách trình bày và một số mục cơ bản
- Khác nhau: về nội dung cụ thể
H: Phần nội dung biên bản gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong biên bản? Tính chính sác của, cụ thể của biên bản ở giá trị như thế nào? Khá
- Phần nội dung gồm các mục: ghi lại diến biến và kết quả của sự việc
- Cách ghi: rõ ràng, cụ thể, chính sác, ngắn ngọn, theo thứ tự sự việc xảy ra
- Tính chính xác, cụ thể của biên bản có giá trị như là những chứng cứ minh chứng những người hoặc cơ quan hữu quan căn cứ vào đó mà thực hiện, xử lí
H: Phần kết thúc biên bản có những mục nào? Mục kí tên dưới biên bản nói lên điều gì? G
- Gồm các mục: thời gian, kết thúc
+ Họ tên, chữ kí của chủ toạ, thư kí hoặc các bên tham gia lập biên bản
+ Những văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có)
- Chứ kí để xác nhận những điêu ghi trong trong biên bản là đúng, thể hiện trách nhiệm, tư cách pháp nhân của người có trách nhiệm
H: Theo em, mục nào không thể thiếu trong một biên bản? Khá
- Quốc hiệu, tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ, hành chính), tên biên bản, thời gian, địa điểm, những người tham dự, diến biến và kết quả sự việc, họ tên và chữ kí của những người có trách nhiệm (chủ toạ, thư kí, hoặc đại diện cho các bên)
* Bài học:
H: Từ việc tìm hiểu em hãy rút ra cách viết một biên bản? TB
- Biên bản gồm có các mục sau
- Phần mở đầu: (phần thủ tục): quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ, hành chính), tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ
- Phần nội dung: Diễn biến và kết quả của sự việc
- Phần kết thúc: thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có)
- Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK (T 126)
III. Luyện tập (12’)
1.Bài tập 1 (T 126)
H: Hãy lựa chọn những tình huống cần viết biên bản trong các trường hợp sau: a, b, c, d, e?
- Giáo viên cho học sinh thảo luận theo bàn sau đó cho học sinh lần lượt trình bày, cho học sinh nhận xét
- Kết luận: các trường hợp a, c, d
2. Bài tập 2 (T126)
H: Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phấn kết thúc của biên bản cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh?
Phần mở đầu:
Truờng THCS Lê Quí Đôn
Đội TNTP Hồ Chí Minh
BIÊN BẢN HỌP GIỚI THIỆU ĐỘI VIÊN ƯU TÚ
CHO ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Phần mở đầu:
Thời gian: .giờ ngày.tháng.năm
Địa điểm: Trường THCS Lê Quí Đôn
Thành phần tham dự: ban đội viên chi đội 9
Đại biểu:
Chủ toạ:
Thư kí:
Phần nội dung: Nội dung cuộc họp
Diến biến cuộc họp
Phần kết thúc:
Cuộc họp kết thúc và hồigiờ cùng ngày
Chủ toạ Thư kí
(Kí Tến) (kí tên)
IV. Hướng dẫn học bài và làm bài (2’)
Học bài, làm tiếp bài tập 2 (T 126)
- Chuẩn bị bài: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_bai_28_tiet_141_den_144.doc