Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 3 - Tiết 14, 15: Bài viết số 1 ( thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả)

Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 3 - Tiết 14, 15: Bài viết số 1 ( thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả)

Bài 3. Tiết 14, 15. BÀI VIẾT SỐ 1.

 ( Thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả)

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: HS nắm chắc được phần lý thuyết về văn thuyết minh có sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.

 - HS viết được bài thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.

2. Kĩ năng: - Xác định được đúng yêu cầu của đề bài viết và đưa được một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả vào bài viết.

3. Thái độ: - GDHS ý thức trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày có bố cục.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA.

 -Tự luận.

 - Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút.

III.Thiết lập ma trận.

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 3 - Tiết 14, 15: Bài viết số 1 ( thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/09/2011
Ngày kiểm tra: 7/09/2011.
Bài 3. Tiết 14, 15.	 BÀI VIẾT SỐ 1.
	( Thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: HS nắm chắc được phần lý thuyết về văn thuyết minh có sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
 - HS viết được bài thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
2. Kĩ năng: - Xác định được đúng yêu cầu của đề bài viết và đưa được một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả vào bài viết.
3. Thái độ: - GDHS ý thức trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày có bố cục.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA.
 -Tự luận.
 - Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút.
III.Thiết lập ma trận. 
 Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
 Cộng
Cấp độ thấp
 Cấp độ cao
Tập làm văn
Thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả
Trình bày được mục đích của vbtm. 
Hiểu đượctác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong vbtm.
Viết bài văn thuyết minh về 1 loài cây( cây Keo)
Số câu: 3
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
 Số câu: 1
 Số điểm:1
 Tỉ lệ: 10%
 Số câu: 1
 Số điểm:2
 Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
 Số điểm:7
 Tỉ lệ: 70%
Số câu: 3
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
IV. ĐỀ KIỂM TRA (t: 90 phút)
 Câu1.Hãy cho biết mục đích của văn bản thuyết minh. (1 đ)
 Câu 2.Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh? (2 đ)
 Câu 3. Vận dụng hãy thuyết minh về cây Keo(Có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả) (7đ)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM ĐÁP ÁN.
Câu 1: Văn bản thuyết minh thông dụng nhằm cung cấp tri thức, đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự việc, hiện tượng một cách khách quan. (1đ)
Câu 2:
- Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.(1đ)
-Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật gây ấn tượng. (1đ)
Câu 3:
A. Mở bài: Giới thiệu khái quát về cây keo.(1đ)
B. Thân bài: (4 đ)
- Keo là loại thân gỗ, vỏ xù xì như lớp áo giáp bảo vệ cây trước nắng mưa và những trận gió. Lá màu xanh, mọc theo từng chùm. Qủa keo có mầu nâu đen, mới nhìn trông như những quả mánh chín khô. (0,5đ)
- Keo là loại cây rất giỏi chịu nắng và khô, vì vậy loại cây này thường được trồng ở trên những quả đồi cao, hoặc trên các sân trường.(0,5 đ)
- Keo được trồng thành bãi, thành rừng, keo lớn rất nhanh, khoảng từ 7- 10 năm sau là đã được thu hoạch. Là loại cây thân gỗ nên keo có giá trị kinh tế rất cao trong công nghiệp. Thân keo dùng vào ngành công nghiệp chế biến, hoặc dùng trong xây dựng. Với những tán lá và những cành keo còn là nguồn chất đốt tuyệt vời: đem về thổi bữa cơm, nấu nước vào cuộc sống sinh hoạt của người miền quê.(2 đ)
- Keo còn có giá trị về mặt tinh thần vô cùng quan trọng, bạn có thể thấy những hàng keo xanh mát, duyên dáng thơ mộng làm tôn thêm vẻ đẹp thân thiện của nhiều mái trường, keo là người bạn tốt của con người và đặc biệt là của các bạn lứa tuổi học sinh. (1 đ)
C. Kết bài: Dù cuộc sống có phát triển như thế nào, dù cuộc sống con người có thể phát triển tới đâu chăng nữa thì cây keo vẫn luôn có một vị trí không thể thay đổi trong cuộc sống. ( 1đ)
* Hình thức: Đúng thể loại, trình bày sạch đẹp, đủ bố cục, văn nghĩa mạch lạc. (1 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_bai_3_tiet_14_15_bai_viet_so_1_thuyet_minh.doc