Giáo án Ngữ văn 9 - Chuẩn KTKN - Tiết 1, 2: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà

Giáo án Ngữ văn 9 - Chuẩn KTKN - Tiết 1, 2: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà

 Tiết 1,2: Văn bản Ngày giảng: 12/08/2010

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

- Lê Anh Trà -

I: Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và bình dị, một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu (kết hợp kể và bình luận, chi tiết chọn lọc).

 - Lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức theo gương Bác.

 - Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp lập luận.

II: Chuẩn bị:

Giáo viên: Tranh ảnh về Bác (Nhà sàn, Tưới cây, Bác với thiếu nhi)

Học sinh: Những mẩu chuyện về Bác.

III: Tiến trình lên lớp.

 1. Ổn định: 9c / (vắng )

 2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị sách vở, soạn bài mới.

 3. Bài mới: Giới thiệu vào bài: “Năm 1900 nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được UNESCO – tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc ghi nhận và suy tôn người là “anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn”, vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.

 

doc 7 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Chuẩn KTKN - Tiết 1, 2: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 1,2: Văn bản Ngày giảng: 12/08/2010 
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
- Lê Anh Trà -
I: Mục tiêu cần đạt: 
Học sinh:
 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và bình dị, một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu (kết hợp kể và bình luận, chi tiết chọn lọc).
 - Lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức theo gương Bác.
 - Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp lập luận.
II: Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh ảnh về Bác (Nhà sàn, Tưới cây, Bác với thiếu nhi)
Học sinh: Những mẩu chuyện về Bác.
III: Tiến trình lên lớp.
 1. Ổn định: 9c / (vắng) 
 2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị sách vở, soạn bài mới.
 3. Bài mới: Giới thiệu vào bài: “Năm 1900 nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được UNESCO – tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc ghi nhận và suy tôn người là “anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn”, vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
PHẦN GHI BẢNG
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
 Gv
 Hs
Gv
 Hs
 Gv
 Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu sơ lược về tác giả, tác phẩm.
 - Gọi học sinh đọc chú thích.
 - Em, hiểu gì về tác giả?
 - Xuất xứ tác phẩm?
 - Em còn biết văn bản nào viết về Bác không?
 + Nêu sơ lược.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích và tìm bố cục.
- Nêu cách đọc (mạch lạc, thể hiện niềm yêu kính và khâm phục Bác).
- Đọc mẫu một đoạn.
+ Đọc theo chỉ định.
(Theo dõi bạn đọc – nhận xét – sửa chữa).
- Yêu cầu học sinh đọc thần chú thích và kiểm tra một số từ khó: Bộ chính trị, hiền triết, thuần đức.
- Từ “phong cách” trong tựa đề văn bản có ý nghĩa như thế nào?.
- Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào? Thuộc loại văn bản gì? Vấn đề đặt ra?.
+ Phát hiện: Phương thức: Chính luận.
 Văn bản: Nhật dụng.
- Văn bản chia làm mấy phần? Nêu ý chính của từng phần?.
+ Suy nghĩ, chia bố cục.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích.
+ Đọc lại phần I.
- Những tinh hoa văn hóa nhân loại đến với Bác trong hoàn cảnh nào?
+ Suy nghĩ trả lời (dựa vào văn bản và kiến thức lịch sử).
- Hồ Chí Minh đã làm cách nào để có dược những tinh hoa ấy?.
+ Thảo luận nhóm theo cặp (5ph).
+ Trình bài kết quả.
- Chìa khóa để mở ra kho tri thức nhân loại là gì?.
- Để khám phá kho tri thức ấy Bác chỉ vùi đầu vào sách vở hay phải hoạt động qua thực tiễn?
- Dựa vào những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác ở nước ngoài để minh họa (nghề bồi bàn, đầu bếp, cào tuyết.v.v...).
- Động lực nào giúp Người có được vốn tri thức ấy? Tìm dẫn chứng cụû thể trong văn bản để minh họa.
+ Đọc dẫn chứng từ văn bản.
- Qua phân tích em nhận xét gì phong cách của Bác?.
+ Khái quát ý cơ bản.
- Bình về mục đích ra nước ngoài của Bác.
- Kết quả Hồ Chí Minh đã có được vốn tri thức nhân loại như thế nào? Định hướng và mức độ?
- Theo em điều kỳ lạ nhất tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì? Câu văn nào trong văn bản thể hiện rõ điều đó? Vai trò của nó trong toàn văn bản?.
+ Phát hiện câu văn cuối phần I (vừa khép lại vừa mở ra vấn đề).
- Nhận xét về cách lập luận của tác giả?
(Chăït chẽ, thuyết phục).
- Qua phần I, em nhận xét gì về sự tiếp thu “tinh hoa văn hóa nhân loại” của Bác?.
+ Khái quát nội dung cơ bản.
- Khẳng định sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại dựa trên nền tảng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc – chuyển ý
TIẾT 2:
- Bằng sự hiểu biết về Bác và lịch sử, hãy cho biết phần văn bản trên nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp cách mạng của Người?.
+ Ở nước ngoài.
- Phần II của văn bản nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp cách mạng của Bác? Hãy đọc và cho biết điều đó?
- Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống? Tác giả đã tập trung vào nấy phương diện?
+ Chỉ ra ba phương diện chính: Nơi ở, trang phục, ăn uống.
- Treo bức tranh về ngôi nhà sàn của Bác ở Hà Nội.
+ Quan sát.
- Qua quan sát bức tranh và các chi tiết trong văn bản, em có nhận xét gì về nơi ở và làm việc của Bác?
+ Dựa vào bức tranh và văn bản để phân tích.
- Trang phục của Bác như thế nào? Chi tiết nào chứng tỏ Bác rất giản dị?. ( bình bức tranh)
- Việc ăn uống của Bác diễn ra như thế nào?
+ Tìm chi tiết.
- Thử hình dung về cuộc sống của các nguyên thủ quốc gia trên thế giới.
Bác có xứng đáng được đãi ngộ như thế không?
+ Nêu và so sánh.
- Qua đó em có nhận xét gì về lối sống của một vị chủ tịch đứng đầu đất nước ta lúc bấy giờ? 
+ Thảo Luận theo cặp – trình bày.
- Để làm nổi bặt lối sống ấy tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào? 
- Ôâng đã so sánh lối sống của Bác với các vị hiền triết xưa. Điểm giốâng và khác giữa họ là gì?
+ Phát hiện nét giống và khác:
 Giống: Giản dị và thanh cao.
 Khác: Các vị hiền triết xưa sống ẩn dật thu mình còn Bác gắn bó, chia sẻ với những khó khăn của nhân dân.
- Bình và đưa thêm dẫn chứng.
- Nhận xét khái quát về lối sống của Bác?
* Hoạt động 4: Liên hệ bài học:
- Trong cuộc sống hiện đại, thử chỉ ra những thuận lợi và khó khăn khi hội nhập văn hóa thế giới?.
+ Liên hệ thực tiễn trong thời kì tiền gia nhập WTO.
- Từ phong cách của Bác em rút ra bài học gì cho bản thân trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập như hiện nay?
+ Tự rút ra bài học cho bản thân.
- Hiện nay lối sống phi văn hóa trong học sinh chúng ta có không? Nêu dẫn chứng?
- Em sẽ làm gì để giúp bạn minh thoát khỏi lối sống đó?
- Chốt lại vấn đề.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết.
- Thử khái quát lại những nét nghệ thuật tiêu biểu của văn bản?
+ (Kết hợp kểvà bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, đan xen thơ... , nghệ thuật đối lập)
- Việc sử dụng nghệ thuật đối lập có tác dụng gì?
- Nêu nội dung chích?.
+ Đọc ghi nhớ (2 – 3 em).
* Hoạt động 6: Hướng dẫn luyện tập.
- Hãy kể lại những mẩu chuyện về lối sông giản dị mà cao đẹp của Bác.
- Kể mẫu và hướng dẫn học sinh kể.
I: Giới thiệu chung.
Tác phẩm.
Trích từ “phong cách Hồ Chí Minh - cái vĩ đại gắn với cái bình dị”.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc - chú thích.
2. Thể loại.
- Văn bản: Nhật dụng.
- Phương thức: Chính luận.
3. Bố cục: Hai phần.
4. Phân tích.
a. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Để có vốn tri thức văn hoá sâu rộng Người đã:
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp (ngôn ngữ).
+ Học hỏi qua công việc, lao động.
 + Ham học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc.
=> Người thông minh, cần cù, yêu lao động.
- Cách tiếp thu tinh hoa văn hoá: 
+ Không thụ động.
+ Chọn cái hay cái đẹp, phê phán loại trừ cái xấu.
+ Dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.
 ->Lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
 => Tiếp thu có chọn lọc 
 b. Nét đẹp trong lối sống.
- Lối sống:
+ Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ.
+ Trang phục giản dị.
+ Ăn uống đạm bạc.
=> Vô cùng giản dị.
- Cách sống: 
 + Có văn hoá.
 + Coi cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
=> Thanh cao, sang trọng.
-> Dẫn chứng, so sánh cụ thể.
* Tự nguyện chọn lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam. 
c. Ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện theo gương Hồ Chí Minh.
- Sống có văn hóa, tự tu dưỡng, rèn kuyện đạo đức.
- Hội nhập, tiếp thu trên cơ sở giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
III. Tổng kết:
 Ghi nhớ (sgk).
IV. Luyện tập.
Kể chuyện về Bác.
4. Củng cố: Hát minh họa bài “Bác Hồ Người là tình yêu bao la”.
5. Hướng dẫn – dặn dò:
 - Học thuộc phần ghi nhớ.
 - Sưu tầm một số mẩu chuyển tranh ảnh về Bác.
 - Soạn phương châm hội thoại (đọc kỹ đoạn hội thoại và câu truyện cười – Sgk trang 8,9 và trả lời câu hỏi ở bên dưới).Mỗi tổ chuẩn bị một bảng nhóm, mộït bút dạ.
Tiết 1,2: Ngày giảng: 12/8/08 
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
- Lê Anh Trà -
I: Mục tiêu cần đạt: 
Học sinh:
 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và bình dị, một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu (kết hợp kể và bình luận, chi tiết chọn lọc).
 - Lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức theo gương Bác.
 - Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp lập luận.
II: Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh ảnh về Bác (Nhà sàn, Tưới cây, Bác với thiếu nhi)
Học sinh: Những mẩu chuyện về Bác.
III: Tiến trình lên lớp.
 1. Ổn định: 9a / (vắng) 
 2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị sách vở, soạn bài mới.
 3. Bài mới: Giới thiệu vào bài: “Năm 1900 nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được UNESCO – tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc ghi nhận và suy tôn người là “anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn”, vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Gv
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
 - Em, hiểu gì về tác giả?
 - Xuất xứ tác phẩm?
 - Em còn biết văn bản nào viết về Bác không?
 + Nêu sơ lược.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chi tiết.
- Hướng dẫn đọc: giọng văn nghị luận, chậm rãi, khúc chiết.
- Kiểm tra việc hiểu một số từ Hán – Việt khó như: phong cách, uyên thâm, siêu phàm, hiền triết, tinh thần
- Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà được viết với mục đích gì? Bằng phương thức nào?
+ Mục đích: Giới thiệu về phong cách văn hoá của Hồ Chí Minh, phương thức thuyết minh.
- Văn bản có lập luận như thế nào? Từ lập luận hãy xác định kết cấu của bài và bố cục?
+ Xác định bố cục:
. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh
. Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
. Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh.
- Hoàn cảnh tiếp thu văn hoá của Hồ Chí Minh được giới thiệu như thế nào?
- Cách tiếp thu văn hoá thế giới của Hồ Chí Minh ra sao?
- Nhận xét cách thuyết minh trong đoạn 1 của tác giả Lê Anh Trà?
( Gợi ý: Đoạn văn viết theo lập luận quy nạp – giải thích, luận cứ: chứng minh ở câu 1,2,3,4, giải thích )
- Những phương pháp thuyết minh nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn? ( So sánh, liệt kê, bình luận)
- Qua đoạn văn giới thiệu về phong cách văn hoá Hồ Chí Minh, em thấy nét độc đáo nhất trong phong cách của Bác là gì?
+ Tự bày tỏ.
- Bình: Nét đọc đáo trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là sự kế hợp hài hoà những phẩm chất rất khác nhau, thống nhất trong một con người. Đó là truyền thống và hiệng đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị. Đó là sự kết hợp và thống nhất hài hoà bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Một mặt là tinh hoa con Lạc cháu Hồng đúc nên Người, mặt khác tinh hoa nhân loại cũng góp phần làm nên phong cách Hồ Chí Minh.
+ Đọc đoạn 2.
- Tác giả đã thuyết minh những biểu hiện phong cáhc văn hoá của Bác trên những khía cạnh nào?
- Nhận xét cách thuyết minh của tác giả trên các phương diện?
+ Ngôn ngữ?
+ Phương pháp thuyết minh?
+ Cách lập luận?
- Hiệu quả của phương pháp so sánh?
( Gợi ý: Phương pháp so sánh nêu bật đuợc sự kết hợp giữa cái vĩ đại và bình dị ở nhà cách mạng Hồ Chí Minh, làm sáng tỏ được cách sống bình dị, trong sáng của Bác và thể hiện niềm cảm phục tự hào của tác giả)
-Tác giả bình luận như thế nào về phong cách Hồ Chí Minh?
- Em hiểu thế nào là cách sống không tự thần thánh hoá, khác đời, hơn đời?
- Theo tác giả cách sống bình dị của Bác là một quan điểm thẩm mĩ về cuộc sống. Em hiểu thế nào về nhận xét này?
- Tại sao tác giả có thể khẳng định rằng lối sống của Bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác?
( Gợi ý: Sự bình dị gắn với thanh cao, trong sạch. Tâm hồn không phải chứa đựng những toan tính vụ lợi, thể xác không phải gánh chịu những ham muốn, bệnh tật)
- Cảm nhận của em về phong cách sinh hoạt của Bác Hồ?
+ Phát biểu tự do.	
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết – luyện tập.
- So sánh với văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” ( Ngữ văn 7) có gì mới và khác về phong cách sống của Bác và nghệ thuật lập luận của tác giả?
- Từ văn bản này, em học tập được điều gì để viết văn thuyết minh?
- Đọc bài thơ hoặc kể một câu chuyện về lối sống giản dị của Bác?
I: Giới thiệu chung.
II. Đọc hiểu văn bản.
 1. Đọc - chú thích.
 2. Phương thức biểu đạt:
Thuyết minh.
 3. Bố cục: 3 phần
 4. Phân tích
 a.Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
* Hoàn cảnh tiếp thu:
- Tiếp tục với văn hoá phương Đông, phương Tây.
- Ghé lại các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ
- Sống dài ngày ở Pháp, Anh.
* Cách tiếp thu:
- Nói và viết thạo ngoại ngữ.
- Làm nhiều nghề.
- Tiếp thu cái hay cái đẹp, phê phán cái tiêu cựccủa các nền văn hoá.
- Nhào nặn cái gốc văn hoá dân tộctạo ra một nhân cách rất Việt Nam, hiện đại.
-> Lập luận quy nạp – giải thích, chứng minh, phương pháp thuyết minh so sánh, liệt kê, bình luận.
=> Đảm bảo tính khách quan, khơi gợi cảm xúc tự hào. 
b. Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
 - Nơi làm việc: đơn sơ
 - Trang phục: giản dị
 - Bữa ăn: đạm bạc
 - Tư trang: ít ỏi
-> Hình ảnh so sánh, cách nói giản dị, phương pháp liệt kê, chứng minh, giải thích.
=> Kết hợp giữa cái vĩ đại và bình dị, trong sáng 
( niềm cảm phục tự hào của tác giả)
 c. Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh.
- Nếp sống giản dị, thanh đạm đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác. 
- Không tự đề cao mình.
- Luôn sống cho nhân dân
III. Tổng kết – luyện tập
.
 4. Củng cố: Hát minh họa bài “Bác Hồ Người là tình yêu bao la”.
 5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Sưu tầm một số mẩu chuyển tranh ảnh về Bác.
********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_chuan_ktkn_tiet_1_2_van_ban_phong_cach_ho.doc