Giáo án Ngữ văn 9 - Chuẩn KTKN - Tuần 1, 2, 3

Giáo án Ngữ văn 9 - Chuẩn KTKN - Tuần 1, 2, 3

TUẦN 1 Ngày soạn:

TIẾT 1,2 Ngày dạy:

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 ( Lê Anh Trà

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

Thấy được tầm vóc lớn laotrong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

B. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức: - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của một bài văn nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kĩ năng:

- Nắm nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vặn dụng biện pháp nghệ thuật trong viêc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa lối sống.

 .Thái độ: Lòng kính yêu và tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện noi gương Bác.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 Phân tích, đàm thoại, giảng bình, đọc sáng tạo.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1/ Ổn định lớp:

2/ Kiểm tra: Kiểm tra vở soạn bài ở nhà của hs.

3/ Bài mới: HCM không chỉ là người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Bởi vậy, Phong cách sống và làm việc của Bác không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc mà còn là của một nhà văn hoá lớn, một con người của nền văn hoá tương lai. Phong cách đó thể hiện như thế nào, Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

 

doc 23 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 703Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Chuẩn KTKN - Tuần 1, 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 	Ngày soạn: 
TIẾT 1,2 	 	Ngày dạy: 
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 ( Lê Anh Trà
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
Thấy được tầm vóc lớn laotrong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức: - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của một bài văn nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng:
- Nắm nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vặn dụng biện pháp nghệ thuật trong viêc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa lối sống.
 .Thái độ: Lòng kính yêu và tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện noi gương Bác.
C. PHƯƠNG PHÁP: 
 Phân tích, đàm thoại, giảng bình, đọc sáng tạo.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1/ Ổn định lớp:	
2/ Kiểm tra: Kiểm tra vở soạn bài ở nhà của hs.
3/ Bài mới: HCM không chỉ là người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Bởi vậy, Phong cách sống và làm việc của Bác không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc mà còn là của một nhà văn hoá lớn, một con người của nền văn hoá tương lai. Phong cách đó thể hiện như thế nào, Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY- TRÒ
NỘI DUNG BÀI DẠY
HĐ1: Giới thiệu chung.
 G: Thông qua phần chú thích dấu * hãy cho biết một vài nét về tác phẩm?
G: Bản sắc văn hóa dân tộc nghĩa là gì? 
H: Bản sắc văn hóa dân tộc là kết tinh những giá trị tinh thần mang tính truyền thống của dân tộc. Trong thời kì hội nhập hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc trở nên có ý nghĩa.
HĐ2: Đọc và tìm hiểu chú thích, thể loại, bố cục.
G: Hướng dẫn hs đọc giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc chiết.
G: Đọc phần 1.2. 
H: Đọc tiếp đến hết bài.
G: Gọi một vài hs giải thích từ khó trong SGK, và giải thích thêm: Bất giác: một cách ngẫu nhiên, không định trước; Đạm bạc: sơ sài, giản dị không cầu kì, bày vẽ.
Giải thích thêm.Phong cách, uyên thâm, siêu phàm, hiền triết, tinh thần.
G: Theo em, VB trên được viết nhằm mục đích gì? Từ đó hãy xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của VB?
H: Giới thiệu về phong cách văn hóa HCM. Thể loại là VB nhật dụng, PTBĐ chính là thuyết minh.
G: văn bản có lập luận như thế nào? Từ lập luận hãy xác định kết cấu của bài.
H:- Giới thiệu hoàn cảnh tiếp thu văn hóa đế nhận định.
- Phong cách văn hóa thể hiện trong sinh hoạt, khẳng định ý nghĩa.
G: Từ lập luận trên, em hãy chỉ ra bố cục của VB này theo nội dung?
H: Ba phần:
HĐ3: Hướng dẫn phân tích.
Bước1: Tìm hiểu mục 1. 
G: Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với HCM trong hoàn cảnh nào?
H: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả, bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước hồi đầu thế kỉ; đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá phương Tây, hiểu sâu rộng về văn hoá Châu Á, châu Âu, Châu Phi, châu Mĩ.
G: Cách tiếp xúc văn hóa của Hồ Chí Minh được giới thiệu như thế nào?
H: Thảo luận nhóm 5 phút, sau đó trình bày.
&: không chịu ảnh hưởng một cách thụ động; tiếp thu mọi cái hay, cái đẹp đồng thời phê phán những hạn chế tiêu cực; trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được.
 G: Em hiểu như thế nào về sự nhào nặn của 2 nguồn gốc văn hoá quốc tế và dân tộc ở Bác?
H: Đó là sự đan xen , kết hợp, bổ sung, sáng tạo hài hoà 2 nguồn văn hoá gốc nhân loại và dân tộc trong tri thức văn hoá HCM
G: Để làm rõ những đặc điểm đó, tác giả đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
 H: Liệt kê, so sánh, bình luận.
G: Em hiểu gì về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá HCM? . 
G: Trong hoàn cảnh hội nhập của đất nước, là người Việt Nam ta phải học tập ở Bác điều gì?
H: Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. ( HẾT TIẾT 1)
 Bước 2: Tìm hiểu mục 2.
G: Thông qua đoạn 2 em hãy cho biết tác giả đã thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác trên những phương diện nào? Mỗi khía cạnh có những biểu hiện cụ thể nào?
H: Tự bộc lộ.
&: Đây không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó, đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ : cái đẹp giản dị, tự nhiên;
 GV liên hệ tới lối sống của các nhà hiền triết như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.
G: Em còn biết những thông tin nào về Bác để thuyết minh thêm cho cách sống giản dị, trong sáng của Bác? 
H: Tự bộc lộ.
G: Tác giả bình luận như thế nào về phong cách Hồ Chí Minh?
H: nếp sống giản dị và đạm bạc của bác đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn, thể xác. Không tự đặt mình ra ngoài nhân loại, không lập dị làm cho mình khác người, khác đời.
HĐ4: Tổng kết.
G: Để làm rõ những vẻ đẹp và phẩm chất cao quí của Phong cách HCM , người viết đã dùng phương thức biểu đạt nào, biện pháp tu từ nào?
H: Thảo luận bàn và trình bày.
G :Vb trên đã giúp cho em có hiểu biết nào về Bác Hồ của chúng ta, và đặt ra vấn đề gì trong thời kì hội nhập ngày nay?
H: Tự bộc lộ sau đó giáo viên chốt ý..
HĐ 5: Luyện tập.
G : Từ VB trên em học tập được điều gì để viết văn bản thuyết minh?
G : Đọc một bài thơ hoặc bài hát thuyết minh thêm cho bài học?
H: Tự bộc lộ: Tức Cảnh Pác Bó
&: cần phải hoà nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần phải giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc.
I/ Giới thiệu chung:
- Văn bản trích trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam của tác giả Lê Anh Trà.
II/ Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc và tìm hiểu từ khó.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Thể loại:
VB nhật dụng, phương thức thuyết minh.
b. Bố cục: 3 phần
- quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh.
- phong cách cách văn hóa được thể hiện cụ thể qua cách sống và làm việc.
- Ý nghĩa của phong cách văn hóa Hồ Chí Minh.
3. Phân tích
a. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
-Đi nhiều nơi tiếp xúc nhiều nền văn hoá
- Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.
- Làm nhiều nghề.
- Tìm hiểu, học hỏi, chịu ảnh hưởng của tất cảc các nền văn hóa, tiếp thu cací đẹp, cái hay, phê phán cái tiêu cực. 
-Kết hợp hài hoà giữa văn hoá dân tộc và quốc tế giữa vĩ đại và bình dị.
-> So sánh, liệt kê, kết hợp bình luận.
à Bác là người biết thừa kế và phát triển các giá trị văn hoá, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, vĩ đại và bình dị.
b. Nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
- Nơi ở và làm việc.
-Trang phục. 
- Bữa ăn.
- Tư trang.
-Lối sống khác với hiền triết xưa.
-> Liệt kê, so sánh.
à Lối sống giản dị, đạm bạc nhưng vô cùng thanh cao, sang trọng.
c. Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh.
3. Tổng kết.
- Vận dụng phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, nghị luận.
- Vận dụng hình thức so sánh, liệt kê, đối lập.
- Đặt ra vấn đề của thời kì hội nhập.
4. Luyện tập
So sánh với văn bản “Đức tính giải dị của Bác Hồ” (lớp 7)có gì mới, khác?
- Phong cách sống của Bác.
- Lập luận: chứng minh, giải thích, dùng phương pháp so sánh.
III. Hướng dẫn về nhà: 
- Tìm đọc một số mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
- Tìm hiểu nghĩa một số từ Hán Việt có trong văn bản.
- Học bài cũ mục a,b.
 - Soạn bài : Các phương châm hội thoại. Mục I, II
E. Rút kinh nghiệm:
****************************************
TUẦN 1	 Ngày soạn:
TIẾT 3	CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI	 Ngày dạy: 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại: phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1/ Kiến thức: Nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
2/ Kĩ năng: - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
 - Vận dụng những phương châm này trong giao tiếp xã hội.
C. PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại, quy nạp, thuyết trình.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1/ Ổn định lớp: 
2/ Kiểm tra: Em có thể nhắc lại cho các bạn hiểu một lần nữa: hội thoại là gì?Ví dụ?
3/ Bài mới: Khi giao tiếp, người nói phải tuân thủ những qui định. Những qui định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại.Phương châm hội thoại thuộc môn học chuyên nghiên cứu phần nội dung của ngôn từ trong mối quan hệ với ngữ cảnh, với tình huống giao tiếp. Những có những phương châm hội thoại nào thì chúng ta lại phải học bài hôm nay mới có thể hiểu phần nào được.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
GHI BẢNG
 HĐ1: Tìm hiểu phương châm về lượng. 
Gọi HS đọc ví dụ a sgk.
G: An hỏi Ba về chuyện gì?Ba trả lời như thế nào?
G : Câu trả lời của Ba có làm cho An thỏa mãn không? Vì sao?
H : Không vì hỏi một đằng trả lời một nẻo
 ->câu trả lời không phù hợp với yêu cầu của câu hỏi. 
G: Như vậy, có thể coi câu trả lời của Ba thừa điều gì trong giao tiếp?
H: Thừa nội dung nói điều mặc nhiên mà ai cũng biết. Không đúng với yêu cầu giao tiếp.
 Gọi HS đọc ví dụ b và trả lời: 
G: Người mất lợn, hỏi người có áo mới về vấn đề gì? Người có áo mới trả lời như thế nào? Câu trả lời đã đáp ứng yêu cầu của người mất lợn chưa?
 H :Đáp ứng, nhưng thừa từ ngữ : cưới, từ lúc tôi mặc cái áo mới này.
G: Lẽ ra lời hội thoại trên phải như thế nào?
G : Từ 2 ví dụ trên em có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp?
H : Khi giao tiếp cần nói đúng, đủ, không thừa, không thiếu.
 HĐ2: Tìm hiểu phương châm về chất.
G : Đọc truyện cười. Trả lời quá bí to bằng cái nhà, nồi đồng to bằng cái đình có đúng không? Nếu nói cho đúng quả bí to, cái nồi to thì nói như thế nào? 
Câu trả lời đã có bằng chứng xác thực chưa? 
H: Tự bộc lộ.
G: Như vậy trong giao tiếp cần tránh điều gì? 
Truyện cười nhằm phê phán điều gì? 
H : Phê phán thói xấu khoác lác , nói những điều mà chính mình cũng không tin là có sự thật.
G : Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn ấy nghỉ học vì ốm không?
H : Hs thảo luận 
G : Từ 2 ví dụ cô vừa nếu thì em rút ra rằng trong giao tiếp cần tránh điều gì?
H :Dựa vào ghi nhớ để trả lời.
G :Khái quát và gọi 1 hs đọc ghi nhớ sgk.
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập.
G : Gv lần lượt hướng dẫn hs làm bài tập 
Bài 1: Thảo luận bàn sau đó gọi 1 số bàn trả lời.
 G: cho học sinh nhận xét và chốt ý ghi lên bảng
Bài 2: Thi xem ai nói nhanh nói đúng, gv có thể cho điểm luôn.
Bài 3: Gọi cá nhân hs và có thể tặng điểm tại chỗ.
Truyện liên quan đến những phương châm hội thoại nào?
Bài 4: Thảo luận nhóm và trình bày, nhận xét.
Bài 5:- Vu khống, bịa đặt
- Nói không có băng chứng căn cứ - Vu cáo, bịa đặt
- Cố tranh cãi nhưng không có bằng chứng xác thực.
- Ba hoa, khoác lác, phô trương
- Nói lăng nhăng, nhảm nhí
- Hứa rồi không thực hiện được
® Không tuân thủ phương châm về chất
I. Tìm hiểu chung:
1. Phương châm về lượng.
 a.Ví dụ: sgk
 - Ví dụ a: Câu trả lời chưa đúng nội ... hiện tuyên bố về quyền trẻ em?
- Nước ta có đủ phương tiện, kiến thức Trẻ em nước ta được chăm sóc và tôn trọng; chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng đều, hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng
G: Trong phần nhiệm vụ có 2 nội dung đó là nhiệm vụ cụ thể và giải pháp thực hiện nhiệm vụ em hãy chỉ rõ hai phần đó?
- Nhiệm vụ: mục 10 đến 15, giải pháp là mục 16,17.
G: Hãy tóm tắt các nội dung chính của phần nêu nhiệm vụ cụ thể?
- Hs tự nêu gv chốt ý ghi lên bảng.
G: Theo em nội dung nào là quan trọng nhất? Vì sao? - Mục 16,17
G: Phần biện pháp cụ thể có những điểm gì cần chú ý?
-Các nước đảm bảo sự đều đặn tăng trưởng kinh tế..; các nước cần có nỗ lực liên tục và phối hợp đồng đều trong hành động vì trẻ em.
G: Theo đó, trẻ em Việt nam đã được hưởng những quyền lợi gì từ những nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta? ( thảo luận nhóm)
-Quyền được học tập chữa bệnh và vui chơi
HĐ3. Tổng kết.
G: Qua bản tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này?- Dựa vào phần ghi nhớ để nêu.
HĐ4. Luyện tập.
G: Để xứng đáng với sự quan tâm chăm sóc của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội, em tự nhận thấy mình phải làm gì? 
I.Giới thiệu chung:
Văn bản được trích từ bản Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp ngày 30/09/1990 tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu Oóc.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1.Đọc và chú thích từ:
2.Tìm hiểu văn bản.
2.1Kiểu loại văn bản: Nhật dụng - Nghị luận chính trị –xã hội
2.2. Bố cục: 4 phần.
2.3. Phân tích:
a.Mở đầu:
- Mục đích, nhiệm vụ của hội nghị cấp cao.
- Đặc điểm tâm sinh lí và quyền sống của trẻ em.
b. Sự thách thức: Thực trạng của trẻ em trên thế giới.
- Trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, chủ nghĩa khủng bố, phân biệt chùng tộc, bóc lột, lãng quyên. . . . .
- Nạn nhân của đói nghèo, vô gia cư, mù chữ. . . ..
- Chết vì suy dinh dưỡng và bệnh tật.
-> Lập luận tổng – phân - hợp, kết hợp lí lẽ, dẫn chứng, liệt kê.
=> Rơi vào hiểm hoạ cực khổ về nhiều mặt. Đó là sự thách thức của chính phủ và các tổ chức quốc tế.
c. Những cơ hội:
- Đã có công ước về quyền về trẻ em.
-Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực.
- Phong trào giải trừ quân bị tạo điều kiện một số tài nguyên chuyển sang phục vụ mục tiêu phúc lợi xã hội.
-> Giải thích, kết hợp chứng minh.
=> Những cơ hội khả quan, đảm bảo cho công ước được thực hiện.
d. Những nhiệm vụ:
- Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của trẻ em.
- Quan tâm nhiều hơn đến trẻ bị tàn tật và có hoàn cảnh sống đặc biệt.
-Bình đẳng giữa em trai và em gái.
-Phát triển giáo dục cho trẻ em.
-Đảm bảo cho các bà mẹ an toàn khi mang thaivà sinh đẻ.Với trẻ sống tha hương, cần tạo cho chúng biết nguồn gốc, lai lịch của mình, xây dựng môi trường sống an toàn
-> Luận cứ xác đáng, liệt kê đa dạng
=> Nhiệm vụ cụ thể, toàn diện, cấp thiết.
3. Tổng kết: Ghi nhớ: sgk/ 35
4. Luyện tập: 
III. Hướng dẫn tự học: 
-Yêu cầu nắm được ghi nhớ. Văn bản có ý nghĩa gì trong cuộc sống ngày nay?
- Lí giải tính chất nhật dụng của văn bản.
- Chuẩn bị: + Các phương châm hội thoại.(tt)
+ Đọc truyện cười”Chào hỏi” và trả lời câu hỏi bên dưới 
E. Rút kinh nghiệm:
 Ngày dạy:	
TUẦN 3 	Ngày soạn:	
TIẾT 13	CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TT)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Hiểu được mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Đánh giá được hiệu quả diễn đạt ở những trường hợp tuân thủ (hoặc không tuân thủ) các phương châm hội thoại trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. 
B. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức: Mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
2. Kĩ năng: - Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.
- Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại. 
C. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thuyết trình, quy nạp.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 (1) Nêu cách hiểu biết của em về ba phương châm hội thoại đã học:phương châm cách thức và phương châm quan hệ, phương châm lịch sự .(6đ) (dựa theo khái niệm)
 (2) Xác định phương châm hội thoại cho các thành ngữ sau: đánh trống lảng , nói băm nói bổ, nửa úp nửa mở, ông nói gà bà nói vịt .(4đ) (quan hệ , lịch sự, cách thức, quan hệ )
 3. Bài mới: Giữa tình huống giao tiếp và những phương châm hội thoại mà chúng ta vừa học có mối quan hệ như thế nào? Tình huống giao tiếp có chi phối phương châm hội thoại ra sao tiết học này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG THẦY- TRÒ
NỘI DUNG BÀI DẠY
HĐ1. Tìm hiểu mối quan hệ giữa PCHT và tình huống giao tiếp.
Gọi hs đọc truyện cười “Chào hỏi”
G: Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng PC lịch sự không? Tại sao?
-Trong tình huống này không tuân thủ phương châm lịch sự vì người được hỏi đang tập trung làm việc mà phải leo từ trên cây xuống chứng tỏ chàng ngốc quấy rối gây phiền hà cho người khác.
G: Từ đó em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
-Hs dựa vào ghi nhớ để nêu. Gọi hs đọc ghi nhớ.
HĐ2. Tìm hiểu các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
Gọi hs đọc lại các ví dụ ở các bài đã học.
G: Nhắc lại các phương châm hội thoại đã học, trong các bài học ấy, những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ?
- Ngoại trừ 2 tình huống trong phương châm lịch sự còn các tình huống khác đều tuân thủ phương châm hội thoại.
 Gv gọi hs đọc đoạn đối thoại và nêu câu hỏi ở sgk cho hs trả lời
-Không tuân thủ phương châm về lượng vì người nói không biết đích xác vấn đề mình đang nói nên trả lời một cách chung chung.
Gv nêu câu hỏi thứ 3 ở sgk.
-Bác sĩ có thể không tuân thủ phương châm hội về chất vì đã nói điều mà mình không tin là đúng, nhưng vì đó là việc làm nhân đạo và cần thiết để bệnh nhân có thể lạc quan hơn, có nghị lực hơn để sống khoảng thời gian còn lại của cuộc đời, như vậy không phải sự nói dối nào cũng đáng chê trách, lên án.Có thể nêu một tình huống tương tự đó là một chiến sĩ không may sa vào tay giặc thì không thể vì tuân thủ phương châm hội về chất mà khai hết tất cả những bí mật.
Nêu câu hỏi 4 ở sgk.
-Nếu xét về nghĩa tường minh thì vi phạm phương châm hội về lượng, nhưng xét theo nghĩa hàm ẩn thì câu này ta nên hiểu là : Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mục đích cuối cùng, câu này răn dạy ta không nên chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ quan trọng khác và thiêng liêng hơn trong cuộc sống.
G: Vậy qua việc tìm hiểu các ví dụ trên em hãy cho biết những trường hợp nào có thể vi phạm phương châm hội thoại?
-Hs dựa vào phần ghi nhớ để nêu. Gv gọi hs đọc ghi nhớ ở SGK.
HĐ3. Hướng dẫn luyện tập.
 - GV gọi hs đọc bài tập 1 ở sgk và nêu yêu cầu của bài tập.
Cho hs thảo luận nhóm nhỏ sau đó trình bày kết quả thảo luận nhóm trước lớp cho hs cả lớp nhận xét và bổ sung ý kiến gv chốt ý ghi lên bảng.
 -Gv gọi hs đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2.
G: Thái độ của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp? Việc không tuân thủ đó, có lí do chính đáng không?
Nếu là em, em sẽ nói thế nào?
Cháu chào ông ạ. Chúng cháu hôm nay đến đây có chuyện muốn bàn với ông. Mong ông hợp tác.
-Hs trả lời gv chốt ý ghi lên bảng.
I. Tìm hiểu chung.
1. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
a. Ví dụ: sgk.
Chuyện “Chào hỏi”
-> Vi phạm phương châm lịch sự.
=> Vì không nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp.
b. Ghi nhớ: sgk/36.
2. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
a.Ví dụ: sgk.
(1) câu trả lời của Ba đã vi phạm phương châm về chất
 -> vì không nắm chính xác điều cần trả lời.
(2) Bác sĩ vi phạm phương châm về chất.
-> Đó là điều cần thiết, nhằm giúp người bệnh có nghị lực sống.
(3) - Nếu xét nghĩa hiển ngôn thì câu nói vi phạm phương châm về lượng.
- Nếu xét về hàm ý thì câu nói không vi phạm phương châm nào cả. 
b.Ghi nhớ: sgk/37.
II. Luyện tập:
1.Phát hiện lời nói vi phạm phương châm hội thoại và phân tích.
 - Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm cách thức.
-Vì đối với cậu bé 5 tuổi thì “tuyển tậpNam Cao” không thể nhận biết được, nhưng đối với người khác thì đây là câu nói có thông tin rất rõ ràng.
2. Giải thích lí do vi phạm phương châm hội thoại.
- Các nhân vật này đã vi phạm phương châm lịch sự.
- Việc không tuân thủ đó là không thích hợp với tình huống giao tiếp vì khách đến nhà phải chào hỏi chủ nhà rồi mới nói chuyện, các vị khách này thật là hồ đồ.
II. Hướng dẫn tự học: 
 - Có mấy phương châm hội thoại? Những nguyên nhân dẫn đến vi phạm phương châm hội thoại?
- Những trường hợp nào không tuân thủ phương châm hội thoại mà vẫn được chấp nhận?
- Xây dựng hai đoạn hội thoại. 
 - Chuẩn bị: Viết bài làm văn số 1- văn thuyết minh.
 + Nghiên cứu các đề bài về thực vật, loài vật
E. Rút kinh nghiệm:
 Ngày dạy:	
TUẦN 3 	Ngày soạn: 	 TIẾT 14,15	 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ I
 VĂN THUYẾT MINH	
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
Vận dụng những kĩ năng đã học trong viết văn thuyết minh vào bài viết của mình như: vận dụng các biện pháp nghệ thật, vận dụng yếu tố miêu tả trong việc viết văn bản thuyết minh. 
B. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức: Viết được bài văn thuyết minh trong đó có sử dung các biệt pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả một cách hợp lí có hiệu quả.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thu thập tài liệu, hệ thống, chọn lọc tài liệu, để viết thành một văn bản thuyết minh có bố cục rõ ràng.
3.Thái độ: Xây dựng ý thức làm bài một cách tích cực tự giác.
C. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thuyết trình, quy nạp.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị giấy làm bài của học sinh. 
3. Bài mới: Gv chép đề lên bảng.
	Học sinh chọn 1 trong hai đề sau:
Đề 1: Câyở quê em.
Đề 2: Một loài vât nuôi ở quê em.
Đáp án - Biểu điểm.
Đề 1:
Mở bài: Giới thiệu chung về cây em định thuyết minh
Thân bài: Thuyết minh cụ thể về loại cây.
-Thuyết minh về đặc điểm của cây (chú ý vận dụng biên pháp nghệ thuật miêu tả)
+ Về hình dáng, kích thước
+ Điều kiện sống
- Thuyết minh về chủng loại cây
- Thuyết minh về lợi ích của cây. (Chú ý vận dụng biện pháp nghệ thuật)
(Công dụng của từng bộ phận)
Kết bài:
Loài cây trong tình cảm, đời sống của con người .
Đề 2:
Mở bài: Giới thiệu chung về con vật nuôi.
Thân bài: Hs chú ý phải vận dụng được các biện pháp nghệ thuật khi đưa vào bài làm.
- Nêu nguồn gốc, xuất xứ.
- Thuyết minh về chủng loại.
- Thuyết minh đặc điểm của con vật.
- Tác dụng của con vật nuôi đó đối với đời sông của người dân quê em.
 	+ Về mặt kinh tế.
 	+ Về mặt tinh thần.
C. Kết bài:	Con vật đó trong tình cảm của người nông dân.
4. Hướng dẫn về nhà: 	 - Đọc trước bài “tóm tắt văn bản tự sự”
	 - Đọc lại văn bản “Chiếc lá cuối cùng” “Lão Hạc” ở lớp 8.
	 - Xem lại các bước tóm tắt văn bản tự sự ở lớp 8, sgk/68 HKI.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_chuan_ktkn_tuan_1_2_3.doc