Giáo án Ngữ văn 9 - Chương trình địa phương - Văn bản: Nghệ an trong lòng tổ quốc Việt Nam

Giáo án Ngữ văn 9 - Chương trình địa phương - Văn bản: Nghệ an trong lòng tổ quốc Việt Nam

TIẾT 63. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG.

VĂN BẢN. NGHỆ AN TRONG LÒNG TỔ QUỐC VIỆT NAM

A. Mục tiêu cần đạt.

- Giúp học sinh hiểu thêm về mảnh đất và con người Nghệ An;

- Bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước, tự hào với vùng quê Xứ Nghệ; tiếp thêm cho các em tinh thần hiếu học, thành đạt cống hiến, khám phá tiềm năng quê hương xứ sở mình;

- Luyện cách thuyết minh về làng xóm, quê hương qua cách viết của tác giả.

B. Các bước tiến hành.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 3344Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Chương trình địa phương - Văn bản: Nghệ an trong lòng tổ quốc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 63. Chương trình địa phương.
Văn bản. Nghệ An trong lòng Tổ Quốc Việt Nam
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh hiểu thêm về mảnh đất và con người Nghệ An; 
- Bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước, tự hào với vùng quê Xứ Nghệ; tiếp thêm cho các em tinh thần hiếu học, thành đạt cống hiến, khám phá tiềm năng quê hương xứ sở mình;
- Luyện cách thuyết minh về làng xóm, quê hương qua cách viết của tác giả.
B. Các bước tiến hành.
GV chiếu lên màn hình những hình ảnh về 
Nghệ An.
? Những bức ảnh này gợi cho em vùng quê nào?
(GV giới thiệu về mảnh đất Nghệ An -> vào bài)
- Gv hướng dẫn đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc.
? Hoàn cảnh ra đời của văn bản?
? Em hãy xác định kiểu văn bản?
 ? Vậy em hãy xác định đối tượng thuyết minh và nội dung được t/m? Đối tượng tiếp nhận? Phương thức biểu đạt?
? Em hãy tìm bố cục của văn bản?
Gọi HS đọc phần 1 văn bản
? Em hãy phát hiện những tri thức về vị trí địa lý và lịch sử hình thành?
? Nhận xét về PP thuyết minh?
Sử dụng các PP t/m đó đưa lại tác dụng gì?
? Cảm nhận của em về tình cảm của người viết trong phần VB này?
( Khác với các văn bản Địa lý, Lịch sử)
* Cho HS quan sát phần VB từ “nói tới Nghệ An” đến “nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu” trong SGK.
? Cách trình bày nội dung phần này có điều gì đặc biệt?
? Mảnh đất Nghệ An có những truyền thống nào? 
- Trong các đoạn văn này người viết đã sử dụng PP thuyết minh nào?
- Hiệu quả của những phương pháp đó? 
* Cho học sinh theo dõi phần văn bản từ “Đứng chân ở miền Bắc Trung Bộ” đến “thời kỳ CNH,HĐH”.
- Em hãy phát hiện những tiềm năng du lịch của Nghệ An?
? Nhờ đâu mà Nghệ An giàu tiềm năng du lịch như vậy? 
? Trong phần văn bản này người viết đã sử dụng PP t/m nào? 
? Em đọc được điều gì mà người viết gửi tới cho mọi người?
- Theo em vì sao Nghệ An giàu tiềm năng như thế, con người Nghệ An thông minh, cần cù như thế mà Nghệ An vẫn chưa trở thành tỉnh khá trong cả nước?
- Đoạn kết văn bản khẳng định thời khắc lịch sử nào? 
- Em có cảm nhận gì về âm hưởng giọng điệu của đoạn văn cuối?
- Âm hưởng giọng điệu đó gợi cho em cảm nhận gì? 
- Văn bản là lời diễn văn tại buổi lễ nhưng đã đẻ lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc, theo em văn bản có tính thuyết phục như thế nào?
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu chung VB.
-Xuất xứ văn bản: 
Bài diễn văn khai mạc năm du lịch Nghệ An 2005 và kỷ niệm 975 năm danh xng Nghệ An.
- Kiểu VB: Thuyết minh
+ Đối tượng t/m: Mảnh đất Nghệ An
+ Nội dung t/m: Đặc điểm của mảnh đất Nghệ An: Vị trí địa lý, lịch sử hình thành, truyền thống văn hóa, con người và những tiềm năng...
+ Đối tượng tiếp nhận: Đông đảo mọi tầng lớp nhân dân và cả du khách.
+ Phương thức biểu đạt: Thuyết minh k/h nghị luận
- Bố cục: 4 phần
Phần 1. Từ đầu -> Danh nhân thế giới: Nghệ An vị trí địa lý và lịch sử hình thành;
Phần 2. tiếp -> hiện đại hoá: Nghệ An mảnh đất giàu truyền thống dân tộc; Giàu tiềm năng du lịch;
Phần 3. Còn lại: Thời khắc lịch sử, lời chào mời ân tình, tha thiết. 
II. Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật văn bản
1. Nghệ An vị trí địa lý và lịch sử hình thành.
* Vị trí địa lý: 
- Trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ
- Địa hình: Lắm núi, nhiều sông, 
 Hình thành 3 vùng: miền núi, đồng bằng và ven biển;
- Có diện tích lớn nhất trong cả nước.
* Lịch sử hình thành:
- Dấu ấn nền văn hoá Vi Sơn, Đông Sơn.
- Năm Thiên Thành thứ 3 (1030) đổi tên Nghệ An 
- PP trình bày, nêu dẫn chứng, k/h yếu tố nghị luận.
-> Làm rõ quá trình hình thành của Nghệ An, kiến thức được trình bày chính xác, khoa học, tin cậy.
- Người viết không đơn thuần chỉ cung cấp tri thức khoa học mà bộc lộ sự tự đánh gia, tình cảm của mình . Tự hào với mảnh đất quê hương.
2. Nghệ An mảnh đất giàu truyền thống dân tộc. Giàu tiềm năng du lịch
- Trình bày bằng các luận điểm (4 luận điểm); 
- Truyền thống: Mảnh đất non xanh nước biếc.
+ Bước chân của nhiều vị Vua: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Thái Tổ, Quang Trung – Nguyễn Huệ, Gia Long, Bảo Đại...
+ Đa dạng văn hóa với 6 tộc người: kho tàng truyện cổ, các làn điệu dân ca, hò vè, hát dặm.
+ Ghi dấu nhiều cuộc khởi nghĩa trong lịch sử đấu tranh dành độc lập dân tộc: Mai Thúc Loan, Lê Lợi, Quang Trung Nguyễn Huệ.
+ Con người Nghệ An: lối sống hồn nhiên, cởi mở, chân thực, dễ hòa nhập, cản thông, chia sẻ, trọng đạo lý, hiếu học...nhiều bậc kỳ tài như: Trạng nguyên Hồ Tông Thốc, Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan, Trạng nguyên Bạch Liêu, nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu...và nhiều chiến sĩ cánh mạng trung kiên
-> Sử dụng phối hợp nhiều PP t/m: Phân tích, liệt kê, nêu dẫn chứng.
=> khẳng định: Mảnh đất “địa linh nhân kiệt”.
=> niềm yêu mến tự hào, sự đánh giá sâu sắc tinh tế về xứ Nghệ.
- Tiềm năng du lịch.
+ Du lịch văn hóa, lịch sử: Cổng thành Vinh, Phượng Hoàng Trung Đô, các lễ hội đền Cờn, Cuông, Quả Sơn, Bạch Mã, ông Hoàng Mười...
+ Du lịch biển: Cửa Lò, Đảo Ngư, Diễn Thành, Bãi Lữ...
+ Du lịch sinh thái: Pù Mát, rừng Săng Lẻ...
- Sự ưu ái của thiên nhiên; Di tích lịch sử; Di sản văn hóa.
-> Kết hợp thuyết minh và nghị luận, sử dụng nhiều yếu tố miêu tả.
=>Nghệ An điểm đến hấp dẫn;
Tiềm năng du lịch là điều kiện để Nghệ An trở thành tỉnh khá nhất cả nước.
- HS tự bộc lộ.
(do chưa khai thác hết tiềm năng...-> nhiệm vụ của chúng ta là hãy quảng bá, hãy chung sức, chung lòng, chung bàn tay, khối óc xây dựng quê hương Nghệ An phát triển nhanh và bền vững)
3. Thời khắc lịch sử, lời mời gọi ân tình, tha thiết.
- Thời khắc lịch sử: Lễ công bố năm du lịch Nghệ An 2005 và Kỷ niệm 975 năm danh xưng Nghệ An.
- Xứ Nghệ ân tình.......-> lời văn ngọt ngào, âm hưởng tha thiết, lắng đọng sâu xa
=> Thôi thúc vẫy gọi bước chân du khách về một miềm quê ân tình, nồng hậu, son sắt.-> lời mời đậm chất Nghệ.
III. Tổng kết 
- Nghệ thuật: Sử dụng linh hoạt các PP t/m, lập luận chặt chẽ, lô gisc.
+ Tình cảm thái độ của người viết chân thành, hiểu biết sâu sắc về xứ Nghệ, lời văn chan chứa cảm xúc.
- Nội dung: Vẻ đẹp, tiềm năng của mảnh đất, con người xứ Nghệ.
IV. Luyện tập.
Em hãy viết đoạn văn ngắn thuyết minh về vẻ đẹp của mảnh đất và con người quê em./.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong trinh dia phuongNghe An trong long To QuocViet Nam.doc