Giáo án Ngữ văn 9 – Học kì 1 - Ngô Đình Thuý

Giáo án Ngữ văn 9 – Học kì 1 - Ngô Đình Thuý

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH .

 ( Lê Anh Trà )

A . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Giúp học sinh :

 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại ; dân tộc và nhân loại ,thanh cao và giản dị .

 - Từ lòng kính yêu ,tự hào về Hồ Chí Minh ,học sinh có ý thức tu dưỡng học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại .

B .CHUẨN BI : Đọc tài liệu tham khảo và tài liệu chuyên môn

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động 1:Ổn định tổ chức :

Hoạt động2: Giới thiệu bài :

Hoạt động 3:Nội dung bài học .

 

doc 224 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 854Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 – Học kì 1 - Ngô Đình Thuý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 1,2 . Thứ 5 ngày 13 tháng 8 năm 2009
 Phong cách Hồ Chí Minh .
 ( Lê Anh Trà )
A . Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh :
 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại ; dân tộc và nhân loại ,thanh cao và giản dị .
 - Từ lòng kính yêu ,tự hào về Hồ Chí Minh ,học sinh có ý thức tu dưỡng học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại .
b .chuẩn bi : Đọc tài liệu tham khảo và tài liệu chuyên môn
c. Hoạt động dạy học :
Hoạt động 1:ổn định tổ chức :
Hoạt động2: Giới thiệu bài :
Hoạt động 3:Nội dung bài học .
Hoạt động của gv và hs
Nội dung cần đạt
- Hãy nêu xuất xứ của văn bản ?
Giáo viên hướng dẫn đọc 
Giáo viên đọc mẫu .
Cho học sinh nhận xét .
- Văn bản chia làm mấy phần ? 
- Phương thức biểu đạt của văn bản là gì ?
Theo em : Phong cách là gì ? Phong cách Hồ chí Minh nên hiểu như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh đọc phần 1.
- Tinh hoa văn hoá nhân loại đến với HCM trong hoàn cảnh nào ? Em hãy chứng minh hòan cảnh ấy qua một số hiểu biết của mình .
-Tìm những chi tiết nói về con đường hình thành vốn tri thức văn hoá HCM?
 Giáo viên liên hệ .
Tại sao Bác lại nói được nhiều thứ tiếng trên thế giới như vậy ?
-> Học tập tìm hiểu trở thành nhu cầu của Người .
- Người tiếp thu nền văn hoá nhân loại như thế nào ? Hãy chỉ ra những chi tiết ấy?
Cách tiếp xúc với các nền văn hoá của các nước có gì đặc biệt ?
 ( Thảo luận 3 phút )
- Tác giả đá bình luận như thế nào về điều kì lạ và quan trọng trong vốn văn hoá của Bác ? 
- Em thấy có vẻ đẹp nào trong phong cách văn hoá của Bác? 
=> Bác là người VN ( Gốc cơ bản ) .
 Tiếp thu các nền văn hoá là để học hỏi không biến mình trở thành ngoại quốc ,văn hoá lai căng, mà văn hoá V N được hiện đại lên bởi văn hoá tiên tiến trên thế giới .
- Để làm nổi bật P/ C H C M tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào ?
G V cho H/S đọc phần 2.
 - G/V đọc " Lần đầu tiên ...cổ tích "
Câu văn gợi cho em cảm xúc gì ? 
- Lối sống của Bác được tác giả giới thiệu như thế nào ?
Hãy đọc một bài thơ ,hay kể 1câu chuyện về phong cách sống của Bác mà em biết ?
 ->GV liên hệ : Tức cảnh PácPó , Cảnh rừng VB , Thơ Tố Hữu ..
- Phong cách của Bác có gì giống và khác các hiền triết xưa ? 
- Tác giả sử dụng biện pháp Nghệ thuật nào ?
- Điểm giống và khác giữa văn bản này và văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ –lớp 7 là gì ? ( Thảo luận )
- Tác giả bình luận như thế nào về phong cách HCM ?
- Theo tác giả đây là một quan niệm thẩm mĩ .vì sao ?
Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản ? 
- Theo em phong cách HCM có phải chỉ thể hiện ở phong cách sống không ? Vì sao ?
I / Đọc và tìm hiểu chung .
1.Xuất xứ : Văn bản là một phần bài viết “Phong cách HCM ,cái vĩ đại gắn với cái giản dị ” của Lê Anh Trà .
2. Đọc, từ khó : ( Xem S G K ) 
Học sinh đọc văn bản .
Cho học sinh nhận xét .
3. Bố cục :
Văn bản chia làm 3 phần .
P1/ Từ đầu -> rất hiện đại : Quá trình hình thành Phong cách HCM .
P2/ Tiếp đến tắm ao : Nét đẹp trong cách sống và làm việc .
P3/ còn lại : ý nghĩa của phong cách HCM .
4. Phương thức biểu đạt : 
- Phương thức thuyết minh : ( trình 
bày làm rõ vấn đề ) .
- Học sinh thảo luận .
=> Là phẩm chất ,lối sống ,đức tính ,nét văn hoá .
II / Tìm hiểu chi tiết :
1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh . 
- Hoàn cảnh :
+ Cuộc đời truân chuyên , gian khổ , khó khăn .
+ Tiếp xúc văn hoá nhiều vùng , nhiều nước : á,Phi, Mĩ ,Anh ,đặc biệt nhiều ngày ở Pháp.
=>Quá trình tìm đường cứu nước và hoạt động cách mạng .
- Con đường hình thành : 
 +Đi nhiều tiếp xúc nhiều.
 + Biết nhiều ngoại ngữ , làm nhiều nghề .
 + Học tập miệt mài sâu sắc đến uyên thâm. 
- Cách tiếp thu :
+ Chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài .
+ Học cái hay , cái đẹp , phê phán cái tiêu cực hạn chế .
Học sinh thảo luận ( Có nhu cầu cao về văn hoá .Có năng lực về văn hoá , Có quan điểm riêng về văn hoá . Bác có một tri thức sâu rộng ,vốn văn hoá hết sức uyên thâm .
Vốn văn hóa của Bác ảnh hưởng sâu sắc vốn văn hoá thế giới .
= > Tiếp thu chủ động .
- Kì lạ , quan trọng :
+ảnh hưởng quốc tế nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc .
+ Sống bình dị , rất VN, rất Phương Đông, rất mới , rấthiện đại.
- Thảo luận 
=> Tinh hoa văn hoá kết hợp hài hoà trong phong cách HCM .
- Phương pháp thuyết minh : So sánh ,liệt kê ,kết hợp bình luận. 
=> Đảm bảo tính khách quan ,khơi gợi ở người đọc cảm xúc tự hào ,tin tưởng kính phục .
2. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt 
Học sinh thảo luận ( Tự hào khâm phục trước lối sống của Bác) .
- Phong cách sống :
+ ở : Nhà sàn nhỏ ,đồ đạc giản dị thô sơ.
+ Mặc : Trang phục giản dị 
( bộ quần áo bà ba nâu ,chiếc áo trấn thủ , đi đôi dép lốp .)
+ ăn : Đạm bạc ( Cá kho ,rau luộc ,dưa ghém ,cà muối ,cháo hoa .) 
- Giống danh nho xưa :Sống thanh cao đó là quan niệm thẩm mĩ .
- Khác : Xưa sống khổ hạnh để lánh mình , quên đi sự đời ; với Bác là đồng cam cộng khổ để di dưỡng tinh thần , lối sống hiện đại. 
- Phương pháp liệt kê : Vừa liệt kê ,vừa bình luận , so sánh đối chiéu , nhận xét .
=> Giúp người đọc thấy được sự giản dị ,trong sáng -> Cảm phục thương mến về sự vĩ đại của Người .
3. ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh.
- Giản dị thanh đạm : đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn , thể xác . 
- Quan niệm thẩm mĩ : cái đẹp .( không phô trương hình thức , làm việc hiệu quả ,cống hiến cho nhân dân, tâm hồn thanh cao )
III . Tổng kết : 
+ Nội dung :
+ Nghệ thuật :
= > Ghi nhớ : SGK 
Học sinh đọc ghi nhớ
IV. Luyện tập.
- Không chỉ có thế ,phong cách còn thể hiện ở nhiều mặt khác như : đạo đức , cách almf việc
 Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà :
 - Tìm hiểu thêm về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 - Tìm hiểu bài : phương châm hội thoại . 
 Tiết 3: Thứ 6 ngày 14 tháng 8 năm 2009
Các phương châm hội thoại .
A/ Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
 - Củng cố kiến thức đã học về hội thoại ở lớp 8. 
 - Nắm được các kiến thức về phương châm hội thoại học ở lớp 9.
 - Tích hợp với văn qua văn bản " Phong cách Hồ Chí Minh ".
 - Tích hợp với tập làm văn : " Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh"
 -Rèn luyện biết vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp xã hội .
b. chuẩn bị : Soạn bài và tham khảo tài liêu: SGV, Thiết kế Ngữ văn 9
C. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động1: ổn định tổ chức .
Hoạt động2: Bài cũ .
Hoạt động 3: Giới thiệu bài mới .
Hoạt động4: Nội dung 
Hoạt động của gv và hs
Nội dung cần đạt
Gv treo bảng phụ cho H /S đọc đoan đối thoại và trả lời câu hỏi SGK và thảo luận 3 phút 
- Khi An hỏi “ học bơi ở đâu” , Ba trả lời là “ ở dưới nước ” thì câu trả lời đó có đáp ứng yêu cầu mà An muốn biwts không ?Vì sao?
=> Đây là câu trả lời vừa thừa nội dung ( bơi dưới nước là hiển nhiên ) vừa thiếu nội dung ( địa điểm cụ thể )
G/V cho học sinh đọc .
- Vì sao truyện lại gây cười ? Em hãy chỉ ra ? 
- Theo em họ phải trả lời như thế nào ?
- Từ hai ví dụ trên em hiểu thế nào là phương châm về lượng lượng ?
G V cho học sinh đọc ví dụ .
- Truyện phê phán điều gì ?
-Trong giao tiếp cần tránh điều gì ?
G V liên hệ thực tế bài làm tập làm văn ,bài kiểm tra của học sinh .
G v chuyển tiếp .
Cho học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi .
Bài 1. – GV gọi HS đọc 
 - HS thảo luận trả lời .
Bài 2 . HS trình bày nhanh
Bài 3 . HS thảo luận .
- Gv bổ sung : Chính điều thừa ấy đã gây cười vì không nuôi được thì làm gì có tôi và bố .
Bài 4. HS thảo luận nhóm , sau đó trình bày 
Bài 5 . Chia nhóm Hs thảo luận , trình bày
 ăn đơm nói đặt là :
 ăn ốc nói mò là :
 ăn không nói có là : 
 Cãi chày cãi cối là :
 Khua môi múa mép là :
 Nói dối như cuội là :
 Hứa hươu hứa vượn là
I. Phương châm về lượng :
1. Xét ví dụ : SGK .
a. Đoạn đối thoại .
- Câu trả lời của Ba không đáp ứng điều mà An muốn biết , vì :
+ Không đúng và đủ nội dung ý nghĩa (Điều mà An muốn biết là địa điểm cụ thể như sông ,hồ ; hơn thế câu hỏi cũng đã bao hàm “ ở dưới nước ”)
b. Truyện cười : Lợn cưới áo mới . 
- Cười vì cách trả lời của hai người (nói nhiều hơn những gì cần nói ) , trả lời thừa :
+ Con lợn cưới .
+ Từ khi tôi mặc cái áo mới này 
Học sinh trả lời .
-> Trong giao tiếp phải trả lời : không thừa không thiếu (Vừa đủ ) 
2. Ghi nhớ1 : SGK .
Học sinh đọc ghi nhớ .
II/ Phương châm về chất :
1. Xét ví dụ :
- Phê phán tính khoác lác -> Không đúng sự thật .
-> Cần tránh khoác lác nói bừa nói ẩu phải tin vào điều mình nói ,biết chính xác thì mới nói .
H/S thảo luận .
H /S trả lời .
2. Ghi nhớ 2: SGK
H/S đọc 
III / Luyện tập :
1/Bài 1: 
a/ Trâu là một loài gia súc .
Thừa cụm từ : Nuôi trong nhà vì từ “Gia súc” đã bao hàm vật nuôi trong nhà .
b/ én là loài chim có hai cánh 
Thừa : có hai cánh .Vì : Tất cả loài chim đều có hai cánh 
2/ bài 2: 
A: Nói có căn cứ ,chắc chắn là nói có sách mách có chứng 
b: Nói sai sự thật một cách có ý ,nhằm che dấu điều gì đó là nói dối .
c: ..... là nói mò .
d: ......... là nói nhăng nói cuội .
e :......... nói trạng .
Bài 3 :
H/ S phân tích .
-> Vi phạm phương châm về lượng ( Thừa).
Bài 4:
a. Người nói có ý tôn trọng phương châm về chất , vì người nói tin rằng điều mình nói là xác thực , có bằng chứng nên phải dùng từ ngữ chêm xen.
b.Tôn trọng phương châm về lượng nghĩa là không nhắc lại điều đã trình bày . 
Bài 5:
- Đặt điều dựng chuyện vu khống 
- nói không có căn cứ .
-Vu khống dựng chuyện không có căn cứ .
- cố cãi mà không có căn cứ vào điều gì cả .
-Ba hoa khoác lác,phô trương 
Nói linh tinh không có xác thực 
Hứa cho qua chuyện mà không thực hiện được .
= > Không tuân thủ phương châm về chất .
Hoạt động 4: Củng cố : 
 ? /Thế nào là phương châm về lượng ,chất ?
 ? / Cần nói như thế nào để bảo đảm tính lịch sự văn minh 
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà .
Về nhà làm lại các bài tập.
 Thứ 6 ngày 14 tháng 8 năm 2009
Tiết 4
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong 
văn bản thuyết minh .
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
 - Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động hấp dẫn .
 - Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh .
b. chuẩn bị : Soạn bài và tham khảo tài liêu: SGV, Thiết kế Ngữ văn 9
c. Hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: ổn định tổ chức .
Hoạt động 2: Giới thiệu bài :
Hoạt động 3: Nội dung bài mới .
Hoạt động của gv và hs
Nội dung cần đạt
- Thế nào là văn bản thuyết minh ?Văn bản thuyết minh có những đặc điểm nào ?
- Kể ra một số phương pháp được sử dụng trong văn bản thuyết minh .
Giáo viên cho học sinh đọc bài 
- Đối tượng thuyết minh của văn bản là gì ?
Văn bản cung cấp những tri thức nào về đối tượng ?
- Vấn đề " Sự kì lạ của Hạ Long là vô địch " được tác giả thuyết minh bằng phương pháp nào ? ( H/S thảo luận) 
Tác giả hiểu sự kì lạ này là gì ? Hãy chỉ ra câu văn nêu khái quát sự kì lạ c ... i 
A . Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh :
 -Rung cảm trước những tâm hồn trẻ thơ trong trắng ,sống thiếu tình thương .Tình bạn trong sáng ấm áp của những đứa trẻ sống thiếu tình thương .
 - Tấm lòng yêu thương bề chặt những con người đồng khổ của nhà văn M Go r Ki .
- Hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Gor – Ki trong đoạn trích , cách kể chuyện đan xen chuyện đời thường và chuyện cổ tích ,yếu tố tự sự kết hợp hài hoà với miêu tả là nét nghệ thuật nổi bật của chuyện này .
- Rèn luyện kĩ năng phân tích cảm thụ chi tiết đoạn trích .
B . Chuẩn bị . Soạn bài , đọc tài liệu tham khảo , Văn học nước ngoài quyển 2 .
c. Hoạt động dạy học :
 * ổn định tổ chức :
 * Bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị câu hỏi của học sinh 
 * Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Đọc và tìm hiểu chung văn bản 
Cho học sinh xem ảnh của nhà văn .
Trình bày hiểu biết của em về tác giả ?
=>Tác giả của nhiều truyện ngắn ,truyện vừa bút kí ,kịch nói ,tiểu luận phê bình văn học đặc sắc : Người mẹ ,những truyện cổ tích nước ý , bộ ba tiểu thuyết tự luận . Tác phẩm : “Thời thơ ấu”( 1913-1914) gồm 13 chương , là tập 1 tiểu thuyết tự thuật bộ ba : Kiếm sống :1916; Những trường đại học của tôi : 1923.Nhân vật chính của tác phẩm là A li ô sa- tên thuở nhỏ của M. Gorki , kể lại quãng đời thơ ấu của mình từ năm 3,4 tuổi cho đến 17 tuổi.
Thời thơ ấu gồm 13 chương ,kể lại quãng đời của A li ô sa từ khi bố mất ,cùng mẹ đến ở nhà ông bà ngoại .mẹ đi lấy chồng ròi ốm và qua đời .Ông ngoại đuổi A li ô sa vào đời kiếm sống .
Đoạn trích thuộc chương IX sau đoạn Aliô sa cứu được thằng con ông đại tá rơi xuống giếng . 
Hoạt động 2 . Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chi tiết 
- Xem phần chú thích , hãy cho biết vì sao những đứa trẻ con ông đại tá lại chơi thân với A-li-o sa ? 
- Điều đó cho thấy gì về tình bạn của lũ trẻ ?
- Đọc phần đầu văn bản , em nhận thấy có gì đặc biệt trong cách chơi của bọn trẻ , hãy chỉ ra chi tiết đó ?
Hành động trèo cây tìm bạn và cả bọn trèo lên xe trượt tuyết cũ ngắm nghía nhau , cho thấy tình cảm nào giữa bọn trẻ?
- Khi gặp bạn , lời đầu tiên A-li ô sa hỏi lũ trẻ là gì ? Tại sao lại khó tin và tức thay?
- Sự quan tâm đến bạn còn được thể hiện bằng hành động nào của A- li ô sa ?
- Hình ảnh con đại tá dược thể hiện qua sự nhìn nhận của ai ? Được thể hiện qua chi tiết nào ? 
- Em hãy tìm những chi tiết , những biểu hiện của bọn trẻ khi nghe truyện cổ tích ? Em có nhận xét gì về hình ảnh ấy ?
=> Trong câu chuyện cố tích có chuyện đời thường về bà , cuộc sống buồn tẻ , lồng với cuộc sống trong truyện .
- Em có nhận xét gì về cách kể của nhà văn ? 
- Em có nhận xét gì về tình cảm giữa A-li ô sa và những đứa trẻ qua phần trên ? 
- Hình ảnh đại tá xuất hiện vào thời điểm nào ? Em có nhận xét , liên tưởng nào về loại nhân vật này trong truyện cổ tích ?
- Nhân vật đại tá đã có những hành động nào ?
Em có suy nghĩ gì về những hành động đó ?
- Khi người cha xuất hiện và quát bọn trẻ có phản ứng gì không ? 
Em hiểu gì về bọn trẻ qua cách nhìn ấy của A-liô sa ?
- Hành động của cha lũ trẻ khiến A-li ô sa có cảm xúc gì ? 
- Theo em lí do nào khiến bọn trẻ bị cấm đoán ?
- Mặc dù bị cấm nhưng bọn trẻ vẫn tiếp tục chơi với nhau . Cách bọn trẻ tiếp tục chơi như thế nào ? Thể hiện qua chi tiết nào ? 
- Em có nhận xét và suy nghĩ gì về cách chơi của bọn trẻ ?
-=> Cuộc chơi không đáng bí mật mà lại bí mật , không đáng trốn mà phải trốn .
- Trong cuộc chơi của bọn trẻ có những câu chuyện . Trong câu chuyện của chúng có gì đặc biệt Thái độ khi nghe và kể chuyện của chúng ra sao ? 
- Em có nhận xét gì về cuộc sống của bọn trẻ qua câu chuyện mà chúng kể ?
- Trước thái độ và tình cảm của thằng lớn , A-li ô sa cảm thấy gì về ý nghĩa ấy ?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích ? 
=> Đoạn trích là một tâm sự về cuộc sống thiếu tình thương đơn độc của bọn trẻ và tình cảm yêu quý , gắn bó , thuỷ chung . A-li ô sa là người hiểu biết , chân thành nhân ái .
Hoạt động 3 . Tổng kết 
- Nét đặc sắc trong nghệ thuật đoạn trích này là gì ?
- Nội dung chính của văn bản ?
=> GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK .
Hoạt động 4 . Luyện tập .
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu sức mạnh của tình bạn .
- Nhu cầu sống của trẻ em thiếu tình thương .
- GV cho HS liên hệ tới cuộc sống thiếu tình thương ngoài đời và qua một số văn bản đã học ( Gió lạnh đầu mùa , Trong lòng mẹ , Bố của Xi- mông )
I/ Đọc và tìm hiểu chung :
1. Tác giả tác phẩm : 
a. Tác giả :
- Tên thật là A- Lếch- xây- Mác Xi – Mô - Vích- Pê- Scốp ( 1868- 1936)
Bút danh : Go- Ro – Ki ( Cay đắng ).
- Sinh trưởng trong một gia đình lao động nghèo , trải qua tuổi thơ cay đắng tủi nhục . Thời niên thiếu tự kiếm sống tự học 
- Là đại văn hào Nga ,người mở đầu cho văn học cách mạng Nga thế kỉ XX .
b. Tác phẩm .
- Thời thơ ấu : gồm 13 chương , là cuốn đầu tiên của bộ ba tiểu thuyết tự thuật .
Đoạn trích thuộc chương IX .
2/ Đọc :
Cho học sinh đọc và kể 
3. Bố cục 
- P1. ( Từ đầu đến “ cúi xuống ” ) : tình bạn tuổi thơ trong trắng .
- P2 ( tiếp đến “ nhà tao ”): Tình bạn bị cấm đoán .
- P3( còn lại ) : Tình bạn vẫn được duy trì .
II/ Đọc và tìm hiểu chi tiết .
1. Tình bạn tuổi thơ trong trắng .
- Chơi thân nhau :
+ thiếu tình thương của mẹ 
+ Là láng giềng , từng giúp nhau ( cứu nhau )
=> gắn bó chia sẻ tình cảm .
- Đến với nhau : 
+ sau một tuần 
+ Đứa trên cây, đứa dưới sân , cùng chui vào xe trượt tuyết .
=> Luôn hướng về nhau , hiểu nhau , quan tâm nhau .
- A-li ô sa :
+ các cậu có bị đòn không
+ nghĩ khó mà tin , thấy tức 
=> quan tâm , thông cảm , muốn bênh vực .
+ Trèo lên cây bắt chim , kể chuyện cổ tích ( bà , mẹ , ông tiên.và chuyện đời thường ) 
=> yêu quý ,an ủi , hi vọng , khát khao .
- Ba đứa trẻ : mồ côi mẹ , cô độc , bị đánh đòn , như chú gà con 
=> thiếu tình thương , yếu ớt , bất hạnh , đáng thương cần được che chở đùm bọc .
- Kể đan xen hợp lí , quan sát nhận xét tinh tế .
=> Gắn bó yêu quý , đồng cảm – Tình cảm trong sáng .
2. Tình bạn bị cấm đoán .
- Xuất hiện như những nhân vật thần tiên cứu người khổ hạnh .
- Hành động :
+ Quát hỏi 
+ Cấm , nắm chặt vai ,đẩy 
=> Lạnh lùng , thô lỗ , tàn nhẫn ,độc đoán – Thái độ của kẻ có quyền .
- Bọn trẻ : Lặng lẽ đi vào nhà hệt như những chú ngỗng ngoan ngoãn .
- A-li ô sa : phát khóc => sợ bị đánh và cảm thấy cô độc .
- Do đẳng cấp xã hội đã ăn sâu vào tiềm thức của người lớn mà khiến bọn trẻ bị cấm đoán .
3.Tình bạn vẫn tiếp diễn .
- Tiếp tục chơi :
+ Khoét lỗ hổng ở hàng rào 
+ Nói chuyện khe khẽ 
+ Đứng canh phòng 
=>bí mật , có tổ chức - Đáng thương .
- Kể :
+Cuộc sống buồn tẻ 
+ Về bố , mẹ , bà và chuyện cổ tích 
- Thái độ : Buồn bã thở dài , chăm chú .
= > âm thầm , cô độc , thiếu tình thương và niềm vui - Đồng cảm chia sẻ nâng đỡ .
- A-li ô sa : Tin yêu và muốn làm chúng vui thích .
=> Nhân ái – một tình bạn xuất phát từ nhu cầu sẻ chia .
- Nghệ thuật : Tự sự kết hợp với biểu cảm .
=> A- li ô sa : hiểu biết , chân thành ,nhân ái 
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật .
- Kể chuyện giàu hình ảnh , đan xen giữa chuyện cổ tích với chuyện đời thường .
2. Nội dung .
- Tình bạn thân thiết giữa A-li ô sa và những đứa trẻ sống thiếu tình thương .
IV . Luyện tập .
Sức mạnh gắn bó thuỷ chung bù đắp sẻ chia yêu thương .
Nhu cầu : có bạn , vui chơi cùng bạn bè , sống trong tình thương .
Hoạt động4: Hướng dẫn về nhà .
Chuẩn bị chương trình học kì 2.
Soạn bài : Bàn về đọc sách .
Rút kinh nghiệm 
..
 Thứ 5 ngày 17 tháng 12năm 2008.
Tiết 90 Trả bài kiểm tra học kì 
 ( Chữa bài khảo sát chất lượng học kì 1 )
A. Mục tiêu cần đạt .
- Giúp HS nắm được yêu cầu của đề và có kĩ năng nhận biết và làm bài .
- Đánh giá đúng năng lực của HS qua từng bài làm .
- Rèn luyện kĩ năng tự kiểm tra đánh giá .
B . Chuẩn bị . Đề thi và đáp án thi của Phòng GD và ĐT .
C. Các hoạt động dạy học .
 * Tổ chức .
 * Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị dàn ý ở nhà của HS 
Hoạt động 1. Tìm hiểu đề và yêu cầu đề thi .
 GV cho HS đọc đề và tìm hiểu những yêu cầu của đề 
 Đề ra :
Câu1 ( 3 điểm )
 Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi 
 Mặt trời của mẹ ,em nằm trên lưng . 
Hai câu thơ trên trích từ văn bản nào ?
Tên tác giả của văn bản ?
Thể thơ của văn bản ?
Phương thức biểu đạt chính của văn bản ?
Từ “ Mặt trời ,, trong câu thơ thứ hai được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?
Câu thơ thứ hai đã sử dụng phép tu từ đặc sắc nào ?
Câu 2 ( 2 điểm )
Hãy viết thành đoạn văn ngắn trình bày cảm nghĩ của em về hai câu thơ trên .
Câu 3 ( 5 điểm )
“ Trong cái lặng im của Sa Pa () Sa Pa mà chỉ nghe tên , người ta chỉ nghỉ đến chuyện nghỉ ngơi , có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước .”
 ( Lặng lẽ Sa Pa , Nguyễn Thành Long )
 Hãy làm sáng tỏ chủ đề của truyện nêu ở trên . 
Hoạt động 2 .HS trình bày dàn ý bài làm .( Hình thành đáp án )
GV cho một số HS trình bày dàn ý làm bài đã chuẩn bị ở nhà .
GV nhận xét và bổ sung , sau đó nêu đáp án 
Câu 
 Kĩ năng 
 Kiến thức 
Điểm 
1
1. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ .
2. Nguyễn Khoa Điềm 
3. Thơ tự do ( 8 chữ )
4.Biểu cảm .
5. Nghĩa chuyển .
6 .ẩn dụ 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
- Biết viết thành đoạn văn phát biểu cảm nghĩ .
- Không mắc lối về dùng từ đặt câu , chính tả , diễn đạt .
- Giới thiệu tác giả , tác phẩm , hai câu thơ và cảm xúc chung về tình mẫu tử .
- Cảm nhận được :
+ Tình mẹ yêu con tha thiết ,cảm động : Con là mặt trời của mẹ . Con là nguồn hạnh phúc ấm nóng , gần gũi , thiêng liêng của đời mẹ .Con thắp sáng , sưởi ấm và không thể thiếu được đối với cuộc đời mẹ ( Giống như mặt trời đối với cây bắp ).
+ Liên hệ , liên tưởng hoặc suy ngẫm về tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp trong cuộc sống .
+ Thể thơ tám chữ , lời thơ bình dị , giọng điệu thiết tah , sử dụng phép tu từ so sánh , điệp ngữ ẩn dụ
0,5
0,5
0,5
0,5
3
- Làm đúng kiểu bài chứng minh .
- Bố cục rõ ràng đâyd đủ ba phần , không mắc lỗi dùng từ , đặt câu , chính tả , diễn đạt 
- Giới thiệu tác giả tác phẩm , vấn đề cần chứng minh :Vẻ đẹp của những con người làm việc lo nghĩ cho đất nước .
- Phân tích dẫn chứng từ các nhân vật : anh thanh niên khí tượng , ông kĩ sư vườn rau Sa Pa , anh cán bộ nghiên cứu sét 
+ Anh thanh niên :
 Hoàn cảnh sống 
 Những suy nghĩ , lời nói , việc làm lặng lẽ , cao đẹp mang lại lợi ích chung cho đất nước .
+ Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa : những việc làm , những đóng góp có ích cho nhân dân 
+ Anh cán bộ nghiên cứu sét : những việc làm , sự hi sinh thầm lặng, những đóng góp lớn lao .
-Khái quát tổng hợp :
+ Họ là những con người sống và lao động thầm lặng trên mảnh đất Sa Pa đóng góp quênmình cho đất nước.
+ Vẻ đẹp những con người ấy có sức lan toả và góp phần làm nên chủ đề truyện .
0,5
0,5
2,0
0,5
0,5
0,5
0,5
Hoạt động 3. Hướng dẫn về nhà .
Chuẩn bị sách học kì 2.
Soạn bài mới . 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 ki 1 tot nhat(1).doc