Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì I - GV: Tạ Xuân Ngọc - Trường THCS Trường Lâm

Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì I - GV: Tạ Xuân Ngọc - Trường THCS Trường Lâm

Tuần 1 – Bài 1

Tiết 1 - 2

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 - LÊ ANH TRÀ -

A. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:- Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới, giữa giản dị và thanh cao.

2. Kỹ năng:- Rèn luyện kỹ năng các phương thức biểu đạt: Thuyết minh, Bình luận, liệt kê, so sánh để làm tăng hiệu quả thuyết phục.

3. Thái độ:- Giáo dục lòng kính yêu, tự hào về Bác Hồ, có ý thức tu dưỡng rèn luyện và học tập theo gương Bác Hồ.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và nơi làm việc của Bác trong khuôn viên Phủ Chủ Tịch.

- Đọc sách: Bác Hồ, Con người - phong cách.

C. Tổ chức các hoạt động dạy học.

 1.Ổn định tổ chức:

 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 3.Tổ chức dạy học bài mới

* Giới thiệu bài mới:

Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Bởi vậy, phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn - một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi ấy.

 

doc 187 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì I - GV: Tạ Xuân Ngọc - Trường THCS Trường Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn ngày: 20 tháng 8 năm 2011 
Tuần 1 – Bài 1
Tiết 1 - 2
phong cách hồ chí minh
 - lê anh trà - 
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:- Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới, giữa giản dị và thanh cao.
2. Kỹ năng:- Rèn luyện kỹ năng các phương thức biểu đạt: Thuyết minh, Bình luận, liệt kê, so sánh để làm tăng hiệu quả thuyết phục.
3. Thái độ:- Giáo dục lòng kính yêu, tự hào về Bác Hồ, có ý thức tu dưỡng rèn luyện và học tập theo gương Bác Hồ.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và nơi làm việc của Bác trong khuôn viên Phủ Chủ Tịch....
- Đọc sách: Bác Hồ, Con người - phong cách.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học.
 1.ổn định tổ chức :
 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3.Tổ chức dạy học bài mới 
* Giới thiệu bài mới:
Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Bởi vậy, phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn - một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi ấy.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung về văn bản.
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc.
- Giáo viên đọc đoạn 1,2 học sinh đọc tiếp:
- Giáo viên nhận xét cách đọc.
- Giáo viên kiểm tra một vài từ khó ở chú thích.
? Em hãy xác định thể loại của văn bản?
? Văn bản này được trích từ bài viết nào ? Của ai?
? Theo em văn bản trên có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung của từng đoạn?
Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích văn bản.
Học sinh đọc đoạn 1.
? Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ như thế nào?
? Bằng con đường nào Người có được vốn tri thức văn hoá ấy?
? Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh là gì? Vì sao có thể nói như vậy?
- Giáo viên kết luận: Sự độc đáo, kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà những phong cách rất khác nhau, thống nhất trong một con người Hồ Chí Minh đó là truyền thống và hiện đại, Phương Đông và Phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế , vĩ đại và bình dị....
-> Một sự kết hợp thống nhất và hài hoà bậc nhất trong lịch sử, dân tộc từ xưa đến nay. 
Hết tiết 1 chuyển tiết 2
Học sinh đọc đoạn 2
? Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?
? Vì sao có thể nói lối sống của Bác Hồ là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
- Giáo viên phân tích câu: "Thu...tắm ao" để thấy vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc thanh cao. 
 Học sinh đọc đoạn 3
? Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp phong cách Hồ Chí Minh .
? Từ đó rút ra ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì? 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập.
? Để làm nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách Hồ Chí Minh, người viết đã dùng nhưng biện pháp nghệ thuật nào?
? Vậy qua bài học em thấy được những vẻ đẹp gì trong phong cách của Hồ Chí Minh ?
I. Tìm hiểu chung: 
1. Đọc: Giọng chậm rãi, bình tĩnh
2. Từ khó:- Bất giác: tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước.
- Đạm bạc: sơ sài, giản dị, không cầu kì, bày vẽ.
3. Thể loại: Văn bản nhật dụng thuộc chủ đề: sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 
4. Bố cục của văn bản: 3 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu.........rất hiện đại: Quá trình hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
- Đoạn 2: Tiếp.........hạ tắm ao : Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác.
- Đoạn 3: Còn lại: Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hóa Hồ Chí Minh. 
II. Tìm hiểu chi tiết.
1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
- Vốn trí thức văn hoá của Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất sâu rộng (ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc, nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Bác)
- Nhờ Bác đã dày công học tập, rèn luyện không ngừng suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân.
+ Đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ Phương Đông đến Phương Tây, khắp các Châu lục: á, Âu,Phi,Mỹ..
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài...-> Đó là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu với các dân tộc trên thế giới .
+ Qua công việc, lao động mà học hỏi ...đến mức khá uyên thâm.
+ Học trong mọi nơi, mọi lúc.
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay, phê phán những hạn chế tiêu cực.
=> Những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc ở Người để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, bình dị, rất Phương Đông, rất Việt Nam nhưng cũng rất mới và rất hiện đại. 
2. Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh thể hiện trong phong cách sống và lam việc của Người.
- Có lối sống vô cùng giản dị:
+ Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ....
+ Trang phục hết sức giản dị....
+ Ăn uống đạm bạc.
- Cách sống giản dị đạm bạc nhưng vô cùng thanh cao, sang trọng.
+ Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
+ Đây cũng không phải cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.
+ Đây là lối sống có văn hoá -> môt quan niệm thẩm mỹ, cái đẹp là sự giản dị tự nhiên. 
=> Nét đẹp của lối sống rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh (gợi cách sống của các vị hiền triết xưa)
3. ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh 
- Giống các vị danh nho: không tự thần thánh hoá, tự làm khác cho đời, lập dị, mà là một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mỹ về lẽ sống.
- Khác: Đây là một lối sống của một người cách mạng lão thành, một vị Chủ tịch nước, linh hồn dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
III. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật:
- Kết hợp giữa kể chuyện, phân tích, bình luận
- Chọn lọc chi tiết tiêu biểu.
- So sánh các bậc danh nho xưa.
- Đối lập giữa các phẩm chất....
- Dẫn chứng thơ cổ, dùng từ HánViệt.
2. Ghi nhớ: SGK
4. Hướng dẫn học ở nhà.
- Học sinh thảo luận các tình huống, biểu hiện của lối sống có văn hoá (thuộc chủ đề hội nhập và giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc)
- Soạn bài "Đấu tranh cho một thế giới vì hoà bình".
D. Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch
.
.
Soạn ngày: 20 tháng 8 năm 2011 
Tiết 3 	
Các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:- Củng cố kiến thức đã học về hội thoại lớp 8.
2. Kỹ năng:- Nắm được các phương châm hội thoại học ở lớp 9.
3. Thái độ:- Biết vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp xã hội.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên đọc, soạn bài, bảng phụ, đọc các tài liệu liên quan đến bài dạy.
- Học sinh đọc trước bài ở nhà.
C. Tổ chức các hoat động dạy học.
 1.ổn định tổ chức :
 2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3.Tổ chức dạy học bài mới 
- Giáo viên gợi cho học sinh nhớ lại khái niệm "Hội thoại"
- Hội thoại nghĩa là nói chuyện với nhau. Nói đến hội thoại là nói đến giao tiếp. Tục ngữ có câu "Ăn không nên đọi nói không nên lời " nhằm chê những kẻ không biết ăn nói trong giao tiếp. Văn minh ứng xử là một nét đẹp của nhân cách văn hoá. "Học ăn, học nói, học gói, học mở" là những cách học mà ai cũng cần học, cần biết.
- Trong giao tiếp có những quy định tuy không nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp cần tuân thủ nếu không, giao tiếp sẽ không thành. Những quy định đó thể hiện qua các phương châm hội thoại (về lượng, về chất, quan hệ, cách thức, lịch sự....)
Hoạt động của Thầy và Trò
	Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm phương châm về lượng.
Giáo viên cho học sinh đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi ở sgk (T.8).
? Bơi nghĩa là gì (Di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể).
? Vậy An hỏi "học bơi ở đâu" mà Ba trả lời "ở dưới nước" thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không? ? Cần trả lời như thế nào?
? Câu nói trong giao tiếp bao giờ cũng cần truyền tải một nội dung nào đó. Vậy câu trả lời của An là hiện tượng không bình thường trong giao tiếp.
? Từ đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?
? Yêu cầu học sinh kể lại chuyện "Lợn cưới áo mới"
? Vì sao truyện này lại gây cười?
? Lẽ ra họ phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe biết được điều cần hỏi và cần trả lời ?
? Qua câu chuyện này theo em cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?
Giáo viên hệ thống hoá kiến thức.
? Khi giao tiếp ta cần chú ý điều gì? Học sinh đọc to ghi nhớ 1, Giáo viên kết luận.
Giáo viên liên hệ với thực tế :
Có thể xem bài tập làm văn là một văn bản hội thoại giữa học sinh và giáo viên....Vì không đọc kĩ đề bài, nắm đúng yêu cầu của đề nên nhiều em bị phê là lan man, thừa ý , thiếu ý...........
-> Đó là khuyết điểm vi phạm phương châm về lượng.
Hoạt động 2: Hình thành phương châm khái niệm về chất.
Giáo viên cho học sinh đóng diễn lại câu chuyện: "Quả bí khổng lồ"
? Truyện cười này phê phán điều gì? 
? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
? Nếu không biết chắc tuần sau lớp sẽ không cắm trại thì em có thông báo điều đó với các bạn không?
Không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em nói với giáo viên: Bạn ấy nghỉ học vì ốm không?
Giáo viên hệ thống hoá kiến thức:
Khi giao tiếp phải: nói đúng sự thật, nói đúng cái tâm của mình, đúng tấm lòng mình, không nên nghĩ một đằng, nói một nẻo, nói thế này làm thế khác;
Đừng nói những điều gì mà mình tin là không đúng hay không có bằng chứng xác thực. Nói đúng sự thật là phương châm về chất trong hội thoại.
Giáo viên kết luận phương châm về chất.
? Kể tên những câu chuyện thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ chỉ cách nói liên quan
tới phương châm hội thoại về chất.
I. Phương châm về lượng.
* Ví dụ 1:
- Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết.
- Điều mà An cần biết là một địa điểm cụ thể nào đó như ở bể bơi thành phố, sông, hồ, biển.
-> Khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
- Truyện này gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.
- Lẽ ra chỉ hỏi:
+ Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
+ Nãy giờ tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
->Trong giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
*Ghi nhớ:(SGK): Khi giao tiếp cần chú ý :
+ Nói cho có nội dung.
+ Nội dung lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp (không thừa, không thiếu).
=> Đó là phương châm về lượng.
II. Phương châm về chất.
* Ví dụ: "Quả bí khổng lồ"
- Phê phán tính nói khoác.
-> Trong giao tiếp không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật.
-> Không nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.
* Ghi nhớ: SGK: Học sinh đọc to ghi nhớ.
- Truyện: Con rắn vuông, Đi mây về gió....
- Nói có sách mách có chứng, nói nhăng nói cuội, nói trạng, nói dối......
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập . III. Luyện tập
Bài tập 1: Giáo viên đưa bài tập 1 lên bảng phụ . ... iến thức đã học.
3. Thái độ : Yêu quý và học tập bộ môn văn.
B. Chuẩn bị:
- Sgk, giáo án, bảng phụ.
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học .
Hoạt động 1: Khởi động
*. ổn định tổ chức, sĩ số
* Bài mới : Nội dung ôn tập .
Hoạt động của Thầy và trò
 Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 2: Tổ chức ôn tập 
*Người kể và ngôi kể ? So sánh các kiểu ngôi kể
 -HS trình bày
 -GV nhận xét
So sánh bố cục của văn bản tự ự và văn bản thuyết minh
Bố cục của bài văn thuyết minh
a)Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh
b)Thân bài:Trình bày đặc điểm, tính chất, vai trò, công dụng của đối tượng thuyết minh đối với đời sống của con người
c)Kết bài:cảm nghĩ của bản thân.Khẳng định vị trí của đối tượng thuyết minh đối với đời sống con người
I. Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt có liên quan ở lớp 9 .
Kể chuyện theo ngôi thứ nhất người kể có thể trực tiép kể ra những gì mình nghe, mình thấy hay mình trải qua.Có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng ý nghĩ của mình.
+Ngôi thứ 3 kể theo cách gọi tên nhân vật, người kể có thể linh hoạt,thể hiện tự do những gì diễn ra 1 cách khách quan, thuận lợi trong việc bao quát các đốt tượng
+Người kể kể qu ngôn ngữ của 1 nhân vật tạo ra cái nhìn nhiều chiều, thay đổi điểm nhìn giúp tác giả bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của mình một cách sinh động
Bố cục bài van tự sự
a)Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật, sự việc
b)Thân bài: trình bày diễn biến, sự việc
c)Kết bài: kết thúc sự việc cảm nghĩ của bản thân
- Giáo viên chuẩn bị bảng phụ cho học sinh lên diễn và gọi các em nhận xét.
STT
Kiểu VB chính
Các yếu tố kết hợp
Tự sự
Miêu tả
Lập luận
Biểu cảm
Thuyết minh
Điều hành
Tự sự
x
x
x
x
Miêu tả
x
x
x
Biểu cảm
x
x
x
Thuyết minh
x
x
Điều hành
Lập luận
x
x
x
Giáo viên nêu câu hỏi . Học sinh trao đổi và trình bày, lớp bổ sung .
(Vì các em đang rèn kĩ năng, còn tác phẩm văn học là thể hiện sự sáng tạo rồi ).
Câu 11: Học sinh làm bài tập theo nhóm .
VD : Độc thoại, đối thoại -> hiểu sâu hơn về "Truyện Kiều", "Làng" .
Câu 12: Kiến thức và kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần đọc hiểu văn bản và phần tiếng việt -> giúp học sinh học tốt hơn khi làm văn kể chuyện dùng ngôi kể, người kể chuyện, dẫn dắt xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc .
D. Hướng dẫn học ở nhà.
- Viết đoạn văn thuyết minh về lễ hội mùa xuân .
- Lấy ví dụ để phân tích khả năng tích hợp tác dụng .
- Chuẩn bị bài kiểm tra học kỳ I .
E. Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch.
.................................................................................................................................... ....................................................................................................................................
Tiết 85-86
Kiểm tra tổng hợp học kì I.
( Theo đề của Sở giáo dục )
Ngày soạn 12 tháng 12 năm 2010
Ngày dạy 16 tháng 12 năm 2010
Tiết 87 - 88 
Tập làm thơ 8 chữ
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ 8 chữ.
2. Kỹ năng : rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ. 
3. Thái độ: Qua hoạt động tập làm thơ, tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập. 
B. Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu tham khảo ( tập thơ sưu tầm)
C. Tổ chức các hoạt động dạy học:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
* Tổ chức dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
HS ôn lại lý thuyết làm thơ 8 chữ
- HS trình bày
- GV nhận xét
- Tìm trong các bài thơ : Đồng chí,tiểu đội xe không kính,đoàn thuyền đánh cá,bếp lửa những đoạn thơ thuộc thể thơ 8 chữ
- HS trình bày
- GV nhận xét
Nêu cách ngắt nhịp của thể thơ 8 chữ trong đoạn thơ sau?
- HS trình bày
GV nhận xét
GV cho hs tập làm thơ
I/Lý thuyết:
- Thơ 8 chữ là thể thơ mỗi dòng 8 chữ,có cách ngắt nhịp rất đa dạng.Bài thơ theo thể 8 chữ có thể gồm nhiều đoạn dài (số câu không hạn định) có thể được chia thành các khổ (thường mỗi khổ 4 dòng) và có nhiều cách reo vần nhưng phổ biến nhất là vần chân (được reo liên tiếp hoặc dán cách).
- “Không có kính rồi xe không có đèn
 Không có mui xe thùng xe có sước.
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim”
- “Mẹ cùng cha công tác bận không về
 Cháu ở cùng bà bà bảo cháu nghe
- Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học”
“Nào đâu/những đêm vàng/bên bờ suối
Ta say mồi/đứng uống/ánh trăng tan
Đâu những ngày/mưa chuyển/bốn phương ngàn.
Ta lặng ngắm/giang sơn ta/đổi mới”
1. Nhịp 2-3-3
 3-2-3
 3-2-3
4. 3-3-2
II/Bài tập:
Đoạn thơ tham khảo:
“Trời trong biếc ko gian mây gợn trắng
Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua”
III./BTVN:
1.Sưu tầm một số bài thơ 8 chữ
Tự hát
 Xuân Quỳnh
Chả dại gỡ em ước nú bằng vàng, 
Trỏi tim em anh đó từng biết đấy. 
Anh là người coi thường của cải, 
Nờn nếu cần anh bỏn nú đi ngay. 
Em cũng khụng mong nú giống mặt trời, 
Vỡ sẽ tắt khi búng chiều đổ xuống, 
Lại mỡnh anh với đờm dài cõm lặng, 
Mà lũng anh xa cỏch với lũng em. 
Em trở về đỳng nghĩa trỏi tim, 
Biết làm sống những hồng cầu đó chết, 
Biết lấy lại những gỡ đó mất, 
Biết rỳt gần khoảng cỏch của yờu tin. 
Em trở về đỳng nghĩa trỏi tim em, 
Biết khao khỏt những điều anh mơ ước, 
Biết xỳc động qua nhiều nhận thức, 
Biết yờu anh và biết được anh yờu. 
Mựa thu nay sao bóo giụng nhiều ? 
Những cửa sổ con tàu chẳng đúng ? 
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm ? 
Em lạc loài giữa sõu thẳm rừng anh. 
Em lo õu trước xa tắp đường mỡnh, 
Trỏi tim đập những điều khụng thể núi, 
Trỏi tim đập cồn cào cơn đúi, 
Ngọn lửa nào le lúi giữa cụ đơn. 
Em trở về đỳng nghĩa trỏi tim em, 
Là mỏu thịt, đời thường ai chẳng cú, 
Vẫn ngừng đập khi cuộc đời khụng cũnnữa, 
Nhưng biết yờu anh cả khi chết đi rồi.
2. Tập sáng tác một khổ thơ 8 chữ gồm 4 câu viết về đề tài quê em.
D. Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch
..
.
Ngày soạn 12 tháng 12 năm 2010
Ngày dạy 16 tháng 12 năm 2010
Tiết 89
Những đứa trẻ.
 - Mác Xim Gorki - 
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Biết rung cảm với những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và nghệ thuật kể chuyện của Gorki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.
- Rèn kĩ năng cảm thụ những văn bản tự sự và học tập cách viết văn tự sự ngôi kể số 1.
B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* Kiểm tra bài cũ : Ngôi kể chuyện số 1 có tác dụng gì ?
* Bài mới :
Hoạt động của Thầy và trò
 Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
Học sinh đọc chú thích tác giả.
Giáo viên bổ sung.
? Hiểu gì về xuất xứ đoạn trích và tác phẩm tự truyện của Gorki.
Giáo viên giải thích và tóm tắt tác phẩm ( SGV ).
Giáo viên hướng dẫn đọc - Giáo viên nêu tóm tắt phần trích - Học sinh đọc một vài đoạn.
? Đoạn trích có bố cục mấy phần? Nội dung từng phần.
? Chuyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? ( Ngôi thứ nhất - Aliôsa )
II. Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích.
? Em hiểu gì về hoàn cảnh của những đứa trẻ?
? Tìm ra điểm giống và điểm khác nhau trong hoàn cảnh xuất hiện của chúng?
? Quan hệ giữa hai gia đình như thế nào? Tại sao bọn trẻ lại chơi thân với nhau.
? Đọc truyện tự thuật này em cảm nhận tình bạn giữa bọn trẻ như thế nào ? Tại sao nhà văn lại có thể khắc ghi sâu sắc và kể lại xúc đọng như vậy?
? Tìm những đoạn văn câu văn thể hiện sự quan sát tinh tế của Aliôsa nhìn nhận về những đứa trẻ?
? Phân tích những cảm nhận, nhận xét bằng những câu văn giàu hình ảnh so sánh của nhà văn?
( Học sinh thảo luận theo 2 nhóm ) - Học sinh báo cáo nhận xét .
Giáo viên tổng hợp, kết luận.
? Chuyện đời thường, vườn cổ tích lồng vào nhau trong nghệ thuật kể truyện của Gorki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong bài văn này ?
? Những câu văn biểu cảm của Aliôsa khi liên tưởng về mẹ có tác dụng gì?
? Vì sao trong câu chuyện Aliôsa (nhà văn) không nhắc tên đến bọn trẻ nhà đại tá? (câu truyện thêm kết quả, đậm đà màu sắc cổ tích).
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết - luyện tập.
Học sinh đọc to ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả:
- Nhà văn Nga nổi tiếng.
- Cuộc đời gặp nhiều gian truân, có tuổi thơ cay đắng thiếu tình thương.
- Là người mở đầu cho văn học cách mạng Nga thế kỉ XX.
- Vừa lao động vừa sáng tác rất nhiều.
2. Tác phẩm :
- Trong "Thời thơ ấu" -> cuốn đầu trong bộ ba tác phẩm tự truyện.
3. Đọc, tìm hiểu bố cục :
a, Đọc.
b, Bố cục: 3 phần.
- Tình bạn trong trắng.
- Tình bạn bị cấm đoán.
- Tình bạn tiếp diễn.
=> Kể theo trình tự thời gian.
 II. Tìm hiểu chi tiết
1. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương.
- Học sinh tóm tắt văn bản .
- A li-ôsa: bố mất ở với bà ngoại.
- 3 đứa con ông đại tá: mẹ mất sống với bố và gì ghẻ ( quý tộc ) .
-> Đều sống thiếu tình thương, thuộc các giai cấp khác nhau .
- Bọn trẻ quen nhau tình cờ. Ali ôsa cứu thằng em bị ngã xuống giếng -> chúng chơi thân với nhau vì có cảnh ngộ giống nhau .
=> Tình bạn trong sáng hồn nhiên .
-> Tác giả nhớ lại tuổi thơ cay đắng, nhưng đôi khi cũng có những khoảnh khắc ngọt ngào của mình .
2. Những quan sát và nhận xét tinh tế của Ali ôsa .
- Khi mấy đứa trẻ k/c mẹ chết :" Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con" -> sự so sánh chính xác khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu .
-> Sự cảm thông của Ali ôsa với nổi bất hạnh của các bạn nhỏ .
- Khi đại tá bất chợt xuất hiện "Chúng lặng lẽ bước ra khỏi xe và đi vào nhà khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ........" -> So sánh chính xác thể hiện dáng dấp của bọn trẻ và thể hiện được tác giả với nội tâm của chúng đồng thời cảm thông với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn .
3. Chuyện đời thường và vườn cổ tích 
- Chi tiết bọn trẻ nhắc đến dì ghẻ -> Aliôsa liên tưởng đến nhân vật mụ gì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích -> Trí tưởng tượng phong phú và sự lo lắng thương các bạn .
- Chi tiết người mẹ thật" Ali ôsa lạc ngay vào thế giới cổ tích -> động viên các bạn và nỗi thất vọng trẻ thơ -> khao khát tình yêu thương của mẹ.
- Hình ảnh người bà nhân hậu kể chuyện cho cháu nghe, khái quát “có lẽ tất cả những người bà đều tốt" chúng kể về ngày trước, trước kia, có lúc .
=> Nhớ nhung hoài niệm những ngày sống tươi đẹp .
=> Yếu tố cổ tích làm cho truyện đầy chất thơ -> ước mong hạnh phúc yêu thương của trẻ thơ hồn hậu đáng yêu
III. Tổng kết - luyện tập .
1. Ghi nhớ: 
- Chủ đề: Tình bạn thân thiết giữa chú bé Ali ôsa với 3 đứa trẻ hàng xóm sông, thiếu tình thương, bất chấp cản trở của người lớn .
- Nghệ thuật kể chuyện:
+ Tự thuật.
+ So sánh chính xác.
+ Đối thoại ngắn gọn, sinh động, phù hợp với tâm lí nhân vật .
+ Đời thường, cổ tích lồng vào nhau .
2. Luyện tập: Câu 1 SGK .
D. Hướng dẫn học ở nhà.
- Kể chuyện về tình bạn của em.
E. Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch.
..
Tiết 90: 
Trả bài kiểm tra tổng hợp học kỳ một

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_hoc_ki_i_gv_ta_xuan_ngoc_truong_thcs_truon.doc