Giáo án Ngữ Văn 9 - Học kì I - Tiết 50 đến tiết 60

Giáo án Ngữ Văn 9 - Học kì I - Tiết 50 đến tiết 60

TIẾT 50. TẬP LÀM VĂN.

NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

* MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 -Hiểu thế nào nghị luận trong văn bản tự sự, vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

 -Luyện tập nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận.

* CHUẨN BỊ:

 -HS: Đọc bài, soạn.

 -GV: SGK, SGV.

* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 

doc 18 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Học kì I - Tiết 50 đến tiết 60", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 50. TẬP LÀM VĂN.
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Hiểu thế nào nghị luận trong văn bản tự sự, vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 -Luyện tập nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (2’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
-Có thể nói văn tự sự gần như có tất cả các phương thức biểu đạt, vì tự sự là bức trang gần gũi với cuộc sống. Mà cuộc sống thì hết sức đa dạng, phong phú. Vì thế trong văn tự sự cần có yếu tố nghị luận.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Tổ trưởng báo cáo.
* Hoạt động 2 (25’)
(HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI)
I.Tìm hiểu yếu tố tự sự trong văn bản tự sự:
Trong văn bản tự sự, để người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng những lý lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.
-Gọi 2 HS đọc 2 văn bản.
-Gọi HS đọc câu 2 a, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc câu 2 b, xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần như gợi ý.
-Hỏi: Nghị luận có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự?
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập để hiểu thêm về yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
-HS đọc.
-HS đọc. Trả lời: 
+Nêu vấn đề: nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẩn và độc ác với họ.
+Phát ttriển vấn đề: Vợ tôi không phải là người ác, sở dĩ thị trở nên ích kỷ, tàn nhẩn là vì thị đã quá khổ. Vì sao vậy?
 .Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau (từ một quy luật tự nhiên).
 .Khi người ta khổ quá thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa (như quy luật tự nhiên trên mà thôi).
 .Vì cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, đau buồn, ích kỷ che lấp mất.
+Kết thúc vấn đề: Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
-HS đọc. Trả lời: từng phần (ở cả hai đoạn trích).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 (15’)
(LUYỆN TẬP)
II.Luyện tập:
1.Lời của ông giáo, thuyết phục chính mình rằng vợ mình không ác.
2.-Thứ nhất: Tôi là đàn bà nên ghen tuông là một lẽ thường tình (nêu một lẽ thường).
-Thứ hai:Tôi đối xử tốt với cô khi ở gác viết kinh; khi trốn khỏi nhà tôi không đuổi theo (kể công).
-Thứ ba: Tôi và cô là cảnh chồng chung-chưa chắc ai nhường cho ai(thông cảm).
-Thứ tư: Tôi trót gây đau khổ cho cô ® trông nhờ vào lòng khoan dung rộng lớn của cô (nhận tội, đề cao).
-Gọi HS đọc BT1(I), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
* Hoạt động 4 (3’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK.
-Học bài. Chuẩn bị “đoàn thuyền đánh cá”, “bếp lửa”.
* Câu hỏi soạn: 
1.Đại ý? 2.Bố cục? gợi ý: cảnh ra khơi, cảnh đánh cá, cảnh trở về). 3.Phân tích ba cảnh ấy?
-HS đọc.
Ký duyệt
TUẦN 11
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
BÀI 11
TIẾT 51-52. VĂN HỌC.
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Thấy và hiểu được sự thống nhất cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ đoàn thuyền đánh cá.
 -Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển, vừa hiện đại trong bài thơ.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV, tranh ảnh (sổ tư liệu 1 tr 38, 39).
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (5’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “bài thơ về tiểu đội xe không kính” và nêu đại ý của bài?
-Huy Cận là một trong số những nhà thơ trong phong trào thơ mới của thơ ca Việt nam. Hôm nay, chúng ta sẽ học bài “đoàn thuyền đánh cá”-một bài thơ thành công của Huy Cận viết về đề tài xây dựng đất nước ở miền Bắc nước ta những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Đọc thuộc lòng và nêu đại ý như ở vở.
* Hoạt động 2 (54’)
(ĐỌC HIỂU VĂN BẢN)
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Huy Cận (1919-2005) xem SGK.
2.Xuất xứ:
bài thơ sáng tác vào năm 1958 trong chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh.
3.Đại ý: Ca ngợi sự giàu đẹp của biển và khí thế lao động hăng say của con người.
II.Phân tích văn bản:
1.Cảnh ra khơi: (1 khổ đầu)
-So sánh, nhân hoá: vũ trụ đã bắt đầu nghĩ ngơi, thư giãn bằng cái đẹp hùng vĩ.
-Đối, liên tưởng: đoàn thuyền ra khơi trong tiếng hát tập thể, mạnh mẽ.
2.Cảnh đánh bắt cá: (5 khổ thơ tiếp).
-Biển giàu và đẹp: nhiều cá, mỗi loài có một vẻ đẹp khác nhau bằng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ: đoàn thoi, lấp lánh đuốc đen hồng, trăng vàng choé 
-So sánh: biển ân tình như lòng mẹ, che chở, nuôi nấng những đứa con.
-Đoàn thuyền được miêu tả vừa thực, vừa lãng mạn: thuyền có gió làm lái, trăng làm buồm như đang lướt giữa trời biển, trăng gỏ nhịp gọi cá 
HẾT TIẾT 51
3.Cảnh trở về: (khổ cuối)
-Lặp lại như một điệp khúc: đi hào hứng khẩn trương, về cũng thế.
-Nói quá, nhân hoá, hoán dụ: con người chào đón ngày mới bằng thành quả lao động tốt đẹp, chói lọi.
-Gọi HS đọc chú thích.*
-Gọi HS nêu xuất xứ.
-Hướng dẫn HS đọc văn bản: To, rõ, phát âm chuẩn, chú ý đọc giọng vui, phấn chấn, nhịp vừa phải. GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc.
-Gọi HS nêu đại ý.
-Gọi HS chia bố cục của bài. Nêu ý chính của mỗi đoạn.
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ phân tích văn bản theo như bố cục đã chia.
-GV giải thích lí do đưa khổ thơ thứ hai xuống phần 2.
-Gọi HS đọc lại khổ thơ đầu.
-Hỏi: Thiên nhiên được miêu tả như thế nào? Bằng biện pháp nghệ thuật gì?
-Hỏi: Ngư dân trên thuyền ra khơi được miêu tả bằng nghệ thuật gì? Nêu tác dụng?
* Chuyển ý: Họ ra khơi với một tinh thần như thế. Chúng ta sẽtìm hiểu tiếp cảnh đánh bắt cá trong đêm của các ngư dân.
-Gọi HS đọc 5 khổ thơ tiếp.
-Hỏi: Em có nhận xét gì về biển được miêu tả trong bài thơ? Nét đặc sắc của biển? (gợi ý: biển giàu và đẹp, hãy chứng minh?)
-Hỏi: Câu thơ “biển cho ta  tự buổi nào”, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Có ý nghĩa như thế nào?
-GV liên hệ bài hát“lòng mẹ”.
-Hỏi: Trong khung cảch ấy, đoàn thuyền đánh cá được miêu tả như thế nào?
-Hỏi: Hãy giải thích câu “Gỏ thuyền đã có nhịp trăng cao”?
-GV gợi ý để HS phân tích một số hình ảnh khác trong bài.
* Chuyển ý: Sau một đêm lao động trên biển, những ngư đã trở về với một tinh thần, thành quả ra sao? 
-Gọi HS đọc khổ thơ cuối.
-Hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật thể hiện ở cuối bài thơ? (So với khổ thơ 1).
-Hỏi: Hình ảnh đoàn thuyền và mặt trời được tác giả khắc hoạ bằng nghệ thuật gì? Tác dụng?
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: 3 đoạn (2 khổ đầu: cảnh ra khơi; 4 khổ giữa: cảnh đánh bắt cá; khổ cuối: cảnh trở về).
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: nhiều HS nêu ý kiến.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 (8’)
(TỔNG KẾT)
III.Tổng kết:
-Đây là một bức tranh đẹp: cảnh đẹp, con người lao động hăng say. 
-So sánh, nhân hoá, liên tưởng  bài thơ là niềm vui, tự hào của nhà thơ trước đất nước, cuộc sống 
-Hỏi: Bài thơ ca ngợi điều gì? 
-Hỏi: Nêu những thành công về nghệ thuật và tình cảm của nhà thơ như thế nào?
* Luyện tập:
-Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Về nhà thực hiện.
-BT2 yêu cầu học thuộc cả bài thơ.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
* Hoạt động 4 (20’)
BẾP LỬA
(TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN)
 -Gọi HS đọc bài thơ (chậm, diễn cảm, ngắt giọng đúng chỗ).
 -Gọi HS đọc chú thích.
 -Gọi HS đọc chú thích.*
 -Câu 1: Gọi HS đọc và thực hiện ở lớp:
 +Khổ 1: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc về bà.
 +Khổ 2,3,4,5 hồi tưởng kỷ niệm tuổi thơ những ngày sống bên bà, cuộc đời bà 
 +Khổ cuối: Dù đã trưởng thành, đi xa nhưng người cháu vẫn nhớ về bà.
 -Câu 2,3,4,5 GV gợi ý để HS về nhà tìm hiểu (thực hiện vào vở bài soạn).
* Hoạt động 5 (3’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
 -Hỏi: Qua bài thơ, em rút ra bài học kinh nghiệm gì cho bản thân? (-Trả lời: hăng say lao động, lạc quan, vui vẻ ).
 -Học bài, thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị “tổng kết từ vựng (tiếp theo)”.
* Câu hỏi soạn: Các câu hỏi ôn tập lí thuyết và BT SGK tr 146, 147, 148.
TIẾT 53. TIẾNG VIỆT.
TỔNG KẾT TỪ VỰNG (TIẾP THEO)
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ tượng thanh và tượng hình, một số phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ).
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (2’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Kiểm t ... h nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.
 -Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, gi7ũa tình cảm cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (5’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Trình bày về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và phân tích hình ảnh bà mẹ Tà-ôi?
-Hỏi: Nêu xuất xứ của bài thơ và phân tích tình cảm, ước mong của bà mẹ qua khúc hát ru?
-Aùnh trăng là đề tài muôn thuở của các nhà thơ. Mỗi nhà thơ sẽ có cách cảm nhận khác nhau về trăng. Nguyễn Duy đã cảm nhận về trăng như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu điều ấy hôm nay, qua bài “ánh trăng”
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Chú thích * SGK tr 53, 54 và phân tích 1 ở vở.
-Trả lời: Nêu xuất và phân tích 2 ở vở.
* Hoạt động 2 (29’)
(ĐỌC HIỂU VĂN BẢN)
I.Tìm hiểu chung:
-Tác giả: Nguyễn Duy (SGK).
II.Phân tích văn bản:
1.Vầng trăng tình nghĩa:
-Hồi nhỏ (tuổi thơ).
-Hồi chiến tranh (người lính).
-Trăng thành tri kỷ (nhân hoá).
-Người và thiên nhiên, trăng hoà hợp tạo nên sự trong sáng và đẹp đẽ.
2.Trăng hoá thành người dưng:
-Cuộc sống hiện đại ở thành phố gấp gáp, hối hả ® trăng trở thành người dưng.
3.Trăng nhắc nhở nghĩa tình:
-Trăng xuất hiện đột ngột.
-Người vui xướng, ngỡ ngàng.
-Xúc động khi nhớ lại quá khứ, với kỷ niệm những năm tháng gian lao.
-Người thì thay đổi nhưng trăng vẫn vậy, không phai mờ, nhắc nhở người không được quên quá khứ.
-Gọi HS đọc chú thích.*
-Hướng dẫn HS đọc văn bản: Khổ 1,2,3 giọng kể, nhịp chảy trôi bình thường; khổ 4 giọng cao; khổ 5,6 giọng trầm. GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc.
-Gọi HS đọc chú thích.
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu phần phân tích về vầng trăng tình nghĩa.
-Hỏi: Ở khổ thơ 1,2, trăng gắn liền với đời người qua các giai đoạn nào?
-Hỏi: Tình cảm giữa trăng và người được ví như thế nào? Đó là nghệ thuật gì?
-Hỏi: Trăng và người có quan hệ với nhau như thế nào?
* Chuyển ý: Trăng nghĩa tình như thế. Nhưng rồi trăng bổng trở thành người dưng. Tại sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo.
-Hỏi: Tại sao trăng trở thành xa lạ với người?
-Hỏi: Đối với em, trăng có những kỷ niệm gì?
* Chuyển ý: Rõ ràng trăng gắn liền với những buồn vui một đời người, nhưng vì một lí do nào đó trong cuộc sống, đôi lúc ta cũng quên đi vầng trăng thân thiết kia. Để rồi trăng lại xuất hiện như nhắc nhở chúng ta về quá khứ. Ta sẽ tìm hiểu phần kề tiếp để thấy được trăng đã nhắc nhở con người điều gì.
-Hỏi: Rồi trăng lại xuất hiện như thế nào? Trong hoàn cảnh nào?
-Hỏi: Cảm xúc của nhà thơ trước trăng như thế nào?
-Hỏi: Tại sao tác giả lại nói: “có cái gì rưng rưng”?
-Hỏi: Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” mang ý nghĩa biểu trưng gì?
-Hỏi: Trăng im phăng phắc gợi ta nghĩ ngợi điều gì?
* Chuyển ý: Văn bản có ý nghĩa gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua phần tổng kết.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: HS nêu ý kiến của bản thân.
-Trả lời: Đột ngột, khi tắt điện
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi đến phai mờ).
-Trả lời (như nôïi dung ghi tiếp theo).
* Hoạt động 3 (8’)
(TỔNG KẾT)
III.Tổng kết:
-Đây là lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước. Bài thơ còn nhắc nhở chúng ta “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
-Hỏi: Đây là lời nhắc nhở của ai? Về điều gì?
-Hỏi: Bài thơ nhắc nhở chúng ta điều gì?
* Luyện tập:
-Yêu cầu HS về tập đọc diễn cảm bài thơ.
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Trả lời (như nôïi dung ghi đến đất nước).
-Trả lời (như nôïi dung ghi tiếp theo).
-Trả lời: Một vài HS nêu ý kiến.
* Hoạt động 4 (3’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Hỏi: Hãy nêu cảm nghĩ của em về con người và ánh trăng trong bài?
-Học bài, thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị “tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp)”.
* Câu hỏi soạn: 
BT 1,2,3,4,5,6 tr 158, 159 SGK.
-Trả lời: Cho dù con người có thay đổi thì ánh trăng vẫn không hề đổi thay, 
TIẾT 59. TIẾNG VIỆT.
TỔNG KẾT TỪ VỰNG
(LUYỆN TẬP TỔNG HỢP)
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Giúp HS biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất là trong văn chương.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV, bảng phụ.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (4’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-GV cho ví dụ (bảng phụ). GoÏi HS đọc và xác định có phép tu từ từ vựng nào đã được sử dụng.
-Ở các tiết trước, chúng đã thực hiện một số tiết tổng kết về từ vựng (ôn một số kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp của các lớp 6,7,8). Hôm nay ta sẽ cùng thực hiện luyện tập một số bài tập nhằm củng cố, khắc sâu một số kiến thức đã ôn tập.
-Lớp trưởng báo cáo.
-HS đọc. Trả lời, HS khác nhận xét.
* Hoạt động 2 (39’)
(LUYỆN TẬP)
1.Gật đầu: đầu cuối xuống rồi ngẩng lên ngay, để chào hay tỏ sự đồng ý. Gật gù: gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng. Gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt.
2.Người vợ không hiểu được cách nói này có nghĩa là cả đội bóng chỉ có một ngươuì giỏi ghi bàn thôi.
3.-Dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
 -Dùng theo nghĩa chuyển: vai (hoán dụ); đầu (ẩn dụ).
4.-Trường từ vựng chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng.
-Trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ liên tưởng với lửa: ánh (hồng), lửa, cháy, tro.
-Chúng có quan hệ chặt chẽ nhau: màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh làm anh say đắm, ngất ngây (đến mức cháy thành tro) và lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến sắc (cây xanh như cũng ánh theo hồng).
5.Gọi tên theo cách dùng từ ngự có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.
-VD: cá kim, cà tím, chim heo, chuột đồng, ong ruồi, con mực 
6.Phê phán thói sính dùng từ nước ngoài của một số người (thích dùng từ nước ngoài).
-Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT3, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 1 bàn).
-Gọi HS đọc BT4, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT5, xác định yêu cầu. Thực hiện. (yêu cầu 2 thực hiện nhóm 2 bàn, làm vào bảng con, tìm càng nhiều càng tốt ® thi đua giữa các nhóm).
-Gọi HS đọc BT6, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 (2’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK.
-Học bài. Chuẩn bị “luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận”.
* Câu hỏi soạn: BT1,2 (I) BT1,2 (II) tr 160, 161 SGK.
-HS đọc.
TIẾT 60. TẬP LÀM VĂN. 
LUYỆN TẬP 
VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Giúp HS biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lí.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (2’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Kiểm tra hần chuẩn bị của HS.
-Trong chương trình lớp 6, chúng ta đã được học văn tự sự. Và ở những tiết trước của chương trình ngữ văn 9, ta cũng đã tìm hiểu về việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. Hôm nay, chúng ta sẽ thực hành luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Tổ trưởng báo cáo.
* Hoạt động 2 (41’)
(THỰC HÀNH)
I.Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự:
-Yếu tố nghị luận ở câu trả lời của người bạn được cứu và câu kết của văn bản. Yếu tố nghị luận này làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao: bài học về sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa
II.Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận:
1.(yêu cầu HS về nhà thực hiện vào vở).
2.(yêu cầu HS về nhà thực hiện vào vở).
-Gọi HS đọc đoạn văn.
-Gọi HS đọc câu hỏi 2(I), xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
* Chuyển ý: Tiếp theo chúng ta sẽ thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
-Gọi HS đọc BT1(II) (HS đã chuẩn bị ở nhà, cho sắp xếp khoảng 1’ rồi gọi HS trình bày trước lớp. Gọi HS khác nhận xét.
-GV nhận xét.
-Gọi HS đọc bài văm tham khảo.
-Gọi HS trình bày trước lớp (đã chuẩn bị ở nhà). Gọi HS khác nhận xét.
-GV nhận xét.
-HS đọc.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-HS đọc. Trình bày.
-HS đọc.
-Trình bày. Nhận xét.
* Hoạt động 3 (2’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Làm BT vào vở.
-Chuẩn bị “làng”.
* Câu hỏi soạn: 
1.Đại ý? 2.Diễn biến tâm lý ông Hai (Trước khi nghe tin xấu về làng? Khi nghe tin xấu? Khi nghe tin làng được minh oan?).
Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • doc9 V9.doc