Giáo án Ngữ văn 9 kì 2 - Giáo viên: Giáp Thị Liên - Trường THCS Tân Trung

Giáo án Ngữ văn 9 kì 2 - Giáo viên: Giáp Thị Liên - Trường THCS Tân Trung

Tiết 126

MÂY VÀ SÓNG

R.Ta - go

 Nguyễn Khắc Phi dịch

 A-Mục tiêu cần đạt:

-Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, thấy được đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo thơ bằng đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng.

-Tích hợp với phần Văn bài Ôn tập thơ, với Tiếng Việt bài Nghĩa tường minh và hàm ý.

-Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ tự do.

B- Các kĩ năng sống

- Tự nhận thức

- Xác định giá trị

C. Chuẩn bị:

- Phương pháp kĩ thuật: Chia nhóm, động não.

-Chân dung nhà thơ Ta- go.

D. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra bài cũ:

Đọc thuộc lòng bài thơ Nói với con.

-Người cha, qua việc dặn dò con, muốn thể hiện và gửi gắm điều gì?

 

doc 120 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 kì 2 - Giáo viên: Giáp Thị Liên - Trường THCS Tân Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ......................................................
Ngày dạy : .....................................................
Tiết 126
Mây và sóng
R.Ta - go
 Nguyễn Khắc Phi dịch
 A-Mục tiêu cần đạt:
-Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, thấy được đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo thơ bằng đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng.
-Tích hợp với phần Văn bài Ôn tập thơ, với Tiếng Việt bài Nghĩa tường minh và hàm ý.
-Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ tự do.
B- Các kĩ năng sống
- Tự nhận thức
- Xác định giá trị
C. Chuẩn bị:
- Phương pháp kĩ thuật: Chia nhóm, động não.
-Chân dung nhà thơ Ta- go.
D. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng bài thơ Nói với con.
-Người cha, qua việc dặn dò con, muốn thể hiện và gửi gắm điều gì?
2. Bài mới:
I. Đọc- hiểu chú thích
Đọc phần giới thiệu về tác giả và bài thơ trong SGK. HS nêu những nét cơ bản.
GV nêu yêu cầu đọc. đọc mẫu, gọi học sinh đọc
- Bài thơ chia làm mấy đoạn? Nêu ý mỗi đoạn.
Đọc đoạn 1
Trong cuộc trò chuyện với em bé, mây đã nói với em những gì?
Đó là những trò chơi như thế nào?
Em bé đã trả lời như thế nào? câu hỏi của em ẩn chứa điều gì?
Những người trên mây nói với em bé như thế nào? câu trả lời hàm chứa điều gì?
Mặc dù rất muốn đi chơi, nhưng lí do gì khiến em bé từ chối? Em hiểu gì về em bé qua sự lựa chọn ấy?
ở nhà với mẹ, em bé đã tưởng tượng ra một trò chơi như thế nào?Đó là trò chơi như thế nào?Em bé thể hiện tình cảm gì?
Sóng đã nói với em bé những gì?
Em bé đã nghe được điều gì từ những lần gọi đó của sóng? 
Em bé có muốn đi không? Tại sao?
Điều gì đã khiến em bé từ chối lời rủ rê đó?
Em bé đã nghĩ ra trò chơi như thế nào?
Nhận xét về ý nghĩa ba câu thơ trên?
Vì sao em bé lại nghĩ ra được trò chơi ấy?Trò chơi lần này có hấp dẫn hơn trò chơi trước không? Vì sao?
Nêu những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ?
1..Tác giả: Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ân Độ. Ông đã để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ.
-Bài thơ Mây và sóng in trong tập Si-su(Trẻ thơ) xuất bản năm 1909.
II.Tìm hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Bố cục: 2 đoạn
Đ1 : đến “bầu trời xang thẳm” –Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ.
Đ2 (còn lại):Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.
3.Phân tích văn bản:
a.Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ :
-Mây nói với em bé:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng...với vầng trăng bạc”
=>Đó là một trò chơi rất vui vẻ trên bầu trời cao rộng, có cả vầng trăng bạc làm bạn.
-“Nhưng làm thế nào mình lên đó được?
=> Em bé tỏ ra rất muốn đi chơi cùng mây.(Điều này phù hợp với tâm lí của tuổi thơ)
-Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất ...lên tận tầng mây”=>Cách đi thật dễ dàng, chẳng phải cố gắng gì nhiều.
-.. Mẹ mình đang đợi ở nhà..., ...Làm sao có thể rời mẹ mà đến được? => Câu trả lời nêu lên một tình thế, lí do để từ chối.
Em bé không đi chơi mà ở nhà với mẹ, em yêu mây nhưng yêu mẹ nhiều hơn.
-“Con là mây . mẹ là trăng...mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”
=>Trò chơi tưởng tượng, trong trò chơi này em bé có cả mây, bầu trời và mẹ.Em yêu thiên nhiên nhưng yêu mẹ nhiều hơn.
b. Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ:
Sóng nói với em : “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm...Bọn tớ ngao du...” =>Sóng rủ em cùng dạo chơi trên biển.
-...Nhưng làm thế nào... =>Em bé muốn đi cùng sóng, em bị hấp dẫn, cuốn hút bởi những lời rủ rê của những người trong sóng.
-...Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”
=>Em đã lựa chọn không đi chơi mà ở nhà với mẹ. Tình thương yêu mẹ đã thắng lời mời gọi hấp dẫn của những người trong sóng.
-“Con là sóng...
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”
=>Ba câu thơ không chỉ diễn tả cách chơi của bé mà còn thể hiện niềm hạnh phúc ngập tràn. Tình mẹ con là thiêng liêng và bất tử.
-Em bé rất yêu mẹ nhưng cũng yêu biển cả. Trò chơi hay hơn vì sóng đưa cả hai mẹ con đến những bến bờ xa lạ.
4. Tổng kết:
-Những đặc sắc nghệ thuật: Đối thoại lồng trong lời kể, hình ảnh tượng trưng, sự tưởng tượng bay bổng, sự hoá thân của tác giả vào nhân vật em bé.
-Nội dung:Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt
*Hoạt động 3 Củng cố , dặn dò:
1,Bài thơ nói với ta những điều tốt đẹp nào trong cuộc sống tình cảm của con người?
2, Qua bài thơ, ta hiểu thêm những điều đáng quí nào trong tâm hồn và tài năng của nhà thơ Ta-go ?
-Dặn dò: Về nhà học thuộc lòng bài thơ, học phần phân tích, 
Chuẩn bị:Bài Ôn tập về thơ.
...........................................................................................................................................
Ngày soạn : ......................................................
Ngày dạy : .....................................................
Tiết 127 Ôn tập về thơ
I.Mục tiêu:
- Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình NV lớp 9.
- Củng cố tri thức về thể loại thơ trữ tình đã được học ở lớp dưới. Luyện kỹ năng phân tích thơ.
II- Các kĩ năng sống
- Tự nhận thức
- Xác định giá trị
III. Chuẩn bị:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị theo 06 câu hỏi SGK, học thuộc lòng các bài thơ đã trong chương trình lớp 9.
IV. Tiến trình bài dạy:
A- Tổ chức:
B- Kiểm tra bài cũ :
	- Đọc thuộc bài thơ.
	- Điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phần của bài thơ mây và sóng (Có trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời không trùng lặp)
	- Bài thơ gợi cho ta suy ngẫm về điều gì trong cuộc sống ?
C- Bài giảng:
I- Hệ thống các bài thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn lớp 9
- ở lớp 9, em đã học những bài thơ hiện đại nào ? Kể tên các bài thơ đó, tên tác giả, tác phẩm, năm sáng tác thể thơ ?
1) Đồng chí Chính Hữu viết năm 1948, thể thơ tự do.
Ca ngợi tình đồng chí cùng chung một lý tưởng của những lính cách mạng trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
2) Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, viết năm 1958, thể thơ 7 chữ.
3) Bếp lửa - Hoàng Việt, viết năm 1963, thơ tự do.
4) Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, viết năm 1969, thể thơ tự do.
5) Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ-Nguyễn Khoa Điềm, viết1971, thơ 8 chữ.
6) ánh trăng - Nguyễn Duy, viết 1978, thơ 5 chữ.
7) Con cò - Chế Lan Viên, viết 1962, thơ tự do.
- Nội dung: Qua hình tượng con cò trong ca dao, trong lời hát ru, tác giả ca ngợi tình mẫu tử và ý nghĩa lời ru của mẹ.
- Nghệ thuật: Vận dụng ca dao một cách sáng tạo.
8) Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, viết năm 1980, thể 5 chữ.
- Nội dung: Cảm xúc trước mùa xuân của tự nhiên đất nước và ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của bản thân vào cuộc đời chung.
- Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh đẹp, gợi cảm, so sánh và ẩn dụ mới lạ, độc đáo và nhiều nhạc tính.
9) Viếng lăng Bác - Viễn Phương, viết năm 1976, thể 8 chữ.
- Nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu xa của nhà thơ và mọi người khi vào lăng Bác.
- Nghệ thuật: Giọng thơ trang trọng, thiết tha, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị, hàm xúc.
10) Sang thu - Hữu Chỉnh, viết năm 1975, thể 5 chữ.
- Nội dung: Biến chuyển của tự nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu.
- Nghệ thuật: Xây dựng hình ảnh mới lạ, dùng từ độc đáo, ý nhị, giàu biểu cảm.
11) Nói với con - Y Thương, viết năm 1975, thể tự do.
- Nội dung: Lời trò chuyện với con, thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lý sống của dân tộc.
- Nghệ thuật: Cách nói giàu hình ảnh, vừa cụ thể, gợi cảm, vừa gợi ý nghĩa sâu sắc.
II. Sắp xếp các bài thơ trên theo từng giai đoạn lịch sử
1) Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
- Đồng chí (Chính Hữu) 
2) Giai đoạn hoà bình sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954-1964)
	- Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận (1958)
	- Bếp lửa - Bằng Việt (1963)
	- Con cò - Chế Lan Viên (1962)
3) Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1964-1975)
	- Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật (1969)
	- Khúc hát ru những em bé - Nguyễn Khoa Điềm (1971)
4) Giai đoạn từ sau năm 1975
	- ánh trăng- Nguyễn Duy, viết năm 1978.
	- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, viết năm 1980.
	- Viếng lăng Bác - Viễn Phương, viết năm 1976.
	- Sang thu - Hữu Chỉnh, viết năm 1975.
	- Nói với con - Y Phương, viết sau năm 1975.
III- Nhận xét về những điểm chung và riêng trong nội dung 3 bài thi Con cò, Khúc hát ru, Mây và sóng 
1) Những điểm chung:
	- Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, thắm thiết.
	- Sử dụng lời hát ru, lời nói của con với mẹ.
2) Những điểm riêng:
	- Khúc hát ru: Là sự thống nhất, gắn bó giữa tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó và trung thành với cách mạng của người mẹ Tà- ôi trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
	- Con cò: Từ hình tượng con cò trong ca dao, trong lời ru con, phát triển và ca ngợi lòng mẹ, tình mẹ thương con, ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống con người.
	- Mây và sóng: Hoá thân vào lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ và say sưa của bé với mẹ thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ. Tình yêu mẹ của bé là sâu nặng, hấp dẫn tất cả những vẻ đẹp và sự hấp dẫn khác trong tự nhiên, vũ trụ.
IV- Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội trong các bài thơ:
Đồng chí, Bài thơ tiểu đội xe không kính, ánh trăng
+ Vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của anh bộ đội cụ Hồ, người lính cách mạng, trong những hình ảnh khác nhau.
+ Tình đồng chí, đồng đội, gần gũi, giản dị, thiêng liêng của những người lính nông dân nghèo khổ trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
+ Tình cảm lạc quan, bình tĩnh, tư thế hiên ngang, ý chí kiên cường, dũng cảm vượt qua khó khăn, nguy hiểm vì sự nghiệp giải phóng Miền Nam của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
+ Tâm sự của người lính sau chiến tranh, sống giữa Thành phố, trong hoà bình: Gợi lại những kỷ niệm gắn bó của người lính với thiên nhiên, đất nước, với đồng đội trong những năm tháng gian lao của chiến tranh. Từ đó nhắc nhở về đạo lý, nghĩa tình thuỷ chung.
*Hoạt động 3 Củng cố dặn dò
- Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học
-Hướng dẫn về nhà: Ôn tập để giờ sau kiểm tra viết 1 tiết.
A.Mục tiêu cần đạt
1. Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học về các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9
Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về thành tựu và đặc điểm của thơ hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.
-Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.
B.Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị hợp đồng:
 Hợp đồng học tập :Ôn tập về thơ
Nhiệm vụ
Bắt buộc
Hoạt động
Địa điểm
Đáp án
Hoàn thành
Tự đánh giá
1.Lập bảng thống kê –câu 1SGK
 Có
cá nhân-làm vào vở
ở nhà
viết
2.Lập bảng thống kê-câu 2SGK
có
cá nhân –làm vào vở
ở nhà
viết
3.Trả lời ý 2 câu 2
có
nhóm
lớp
viết
4.Trả lời câu hỏi 3
có
nhóm
lớp
viết
5.trả l ...  viết thư (điện) chúc mừng , thăm hỏi?
-Lấy VD cụ thể 1 trường hợp em đã dùng, diễn đạt thành lời văn?
3)Giới thiệu bài:
Để củng cố kiến thức ở tiết 1 và thực hành cách viết thư (điện) đó là yêu cầu ở tiết 2. 
*Hoạt động 2. Bài mới
BT1:
+G/V yêu cầu H/S kẻ mẫu bức điện vào vở và điền nội dung.
+Chia lớp thành 3 nhóm để làm BT1.
+Mỗi nhóm cử đại diện trình bày BT1.
BT2:
+G/V yêu cầu H/S nhắc lại các tình huống viết thư (điện) chúc mừng? Thăm hỏi?
+H/s trả lời BT2?
+G/V nêu y/c của BT3
H/S tự xác định tình huống và viết theo mẫu của bưu điện .
? Y/c về nội dung, lời văn ở BT4 ntn?
? Y/c về nội dung, lời văn ở BT5 ntn?
II)Luyện tập:
Bài tập 1:
H/S kẻ mẫu bức điện trang 204 vào vở và điền nội dung vào các phần của bức điện.
Chia 3 nhóm để hoàn thành BT
(Với nội dung 3 bức điện ở mục II1 trang 202)
Bài tập 2:
a,b (Điện chúc mừng)
d,e (Thư, điện chúc mừng)
c (điện thăm hỏi)
Bài tập 3:
Hoàn chỉnh một bức điện mừng theo mẫu của bưu điện (ở BT1); với tình huống tự đề xuất.
Bài tập 4:
Em hãy viết một bức thư (điện) thăm hỏi khi biết tin gia đình bạn em có việc buồn.
Bài tập 5:
Em hãy viết một bức thư (điện) chúc mừng bạn em vừa đạt giải cao trong kì thi HS giỏi vòng tỉnh ở lớp 9.
*Hoạt động 3. luyện tập
(Các yêu cầu luyện tập ở tiết 2)
*Hoạt động 4. củng cố – dặn dò
*Y/c củng cố:
+Về lí thuyết ở tiết 1?
+Các BT ở tiết 2? 
*Y/C về nhà:
Tập vận dụng để viết trong các tình huống khác
-Cách viết một bức thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi.
-Kiểm tra 5 BT ở tiết 2
-ý nghĩa của việc học 2 tiết học này với em ntn?
-Tập viết thư điện ở các tình huống khác ngoài nội dung đã luyện tập.
 Ngày soạn : ......................................................
Ngày dạy : .....................................................
Tiết 173: trả bài kiểm tra văn, tiếng việt -t1
: 	 
A)Mục tiêu cần đạt:
-H/S nhận được kết quả hai bài KT Văn và Tiếng việt của mình.
Nhận ra những điểm yếu, còn hạn chế ở mỗi bài KT và sửa lỗi.
-Giáo dục ý thức thái độ học tập.
B- Các kĩ năng sống
- Tự nhận thức
- Xác định giá trị
- Đảm nhận trách nhiệm
- Lắng nghe tích cực
- Tìm kiếm sự hỗ trợ
C)Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn; Các số liệu của 2 bài kiểm tra để phân tích..
-H/S: Các yêu cầu của 2 bài kiểm tra Văn, Tiếng việt.
D) Tiến trình bài dạy:
*Hoạt động 1. Khởi động.
1)Tổ chức:
2)Kiểm tra:
3)Giới thiệu bài:
đSự cần thiết phải có tiết trả bài để học sinh phát huy và khắc phục những kết quả cụ thể của bài KT.
*Hoạt động 2. Bài mới
G/V yêu cầu: 
+G/V yêu cầu học sinh đọc câu 1 của bài KT văn?
?Yêu cầu của câu 1 là gì?
(Nêu yêu cầu cụ thể về nội dung và diễn đạt?)
+G/V: Nhận xét việc làm câu 1 của H/S.
(Những điểm tốt và 1 số hạn chế cụ thể; nêu kq’ cụ thể một số bài khá, giỏi).
+G/V yêu cầu HS đọc câu 2 của bài KT văn?
?Yêu cầu của câu 2 là gì?
(Nêu yêu cầu cụ thể về ND về diễn đạt)
+G/V: Nhận xét việc làm câu 2 của HS.
+Những lỗi, những điểm còn hạn chế trong diễn đạt ở câu 2 (G/V nhận xét).
+G/V trả bài cho học sinh.
+H/S tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong bài KT của mình.
+H/S: Tự sửa lỗi trong việc viết đoạn ở câu 2.
+H/S: Đề xuất những thắc mắc (Nếu có)
+G/V: Kiểm tra phần chữa bài của học sinh.
*Bài kiểm tra Văn (Phần Truyện)
I)Đề bài, yêu cầu của đề:
B.Phần tự luận:
*Yêu cầu Câu 1: Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật Nhĩ trong phần trích học; Qua đó NMC muốn gửi gắm triết lí về cuộc đời, con người: Hãy biết yêu quý những vẻ đẹp bình dị., gần gũi, thân thiết trong cuộc đời, thức tỉnh về những giá trị của vẻ đẹp ấy.
 +Nhận xét: Phần phân tích cảm xúc của nhân vật Nhĩ đã làm rõ sự thể hiện với thiên nhiên, cảnh vật của quê hương với gia đình, những người gần gũi. Tình cảm cảm xúc của Nhĩ giống như một niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận đau đớn. Phần gửi gắm triết lí của TG nêu còn thiếu chưa sâu sắc.
*Yêu cầu Câu 2: Hình ảnh thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là sự cống hiến hết mình dũng cảm, anh hùng.
Trong những cuộc thử lửa đầy cam go tâm hôn của họ vẫn hồn nhiên trong sáng, lạc quan, giàu mơ mộng...
+Nhận xét: Thể hiện cảm nghĩ của cá nhân đã tập trung được về những nội dung theo yêu cầu câu hỏi đã nêu.
Tuy vậy còn mắc lỗi ở viết câu văn chưa biểu cảm; cảm nghĩ chưa sâu ở mỗi nội dung.
II.Trả bài cho học sinh:
-H/S nhận bài với kết quả cụ thể về điểm và những nhận xét chung về việc làm bài KT văn.
-H/S tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu trong bài viết của mình
III.H/S tự sửa lỗi và G/V giải đáp thắc mắc (Nếu có). 
-H/S sửa lỗi: Phần tự luận viết lại đoạn văn theo yêu cầu đã nêu.
-G/V giải đáp thắc mắc (Nếu có).
*Hoạt động 3. luyện tập
đ Tiếp tục sửa lỗi trong bài KT của mình
*Hoạt động 4. củng cố – dặn dò
*Phần về nhà:
+Tiếp tục sửa lỗi phần viết đoạn văn ở câu 1,2.
+Đọc các tác phẩm truyện hiện đại VN đã học ở lớp 9.
-Đọc lại câu hỏi của bài KT và nêu rõ yêu cầu của các câu hỏi.
-Tiếp tục viết lại những đoạn văn ở phần tự luận.
-Đọc lại các tác phẩm truyện hiện đại VN đã học ở lớp 9 
...........................................................................................................................................
Ngày soạn : ......................................................
Ngày dạy : .....................................................
Tiết 174, 175: trả bài kiểm tra văn, tiếng việt - t2,T3
A)Mục tiêu cần đạt:
-H/S nhận được kết quả hai bài KT Văn và Tiếng việt của mình.
Nhận ra những nhận xét vê hai bài KT và có ý thức sửa chữa bài KT khi còn hạn chế.
-Giáo dục ý thức thái độ học tập.
B- Các kĩ năng sống
- Lắng nghe tích cực
- Xác định giá trị
- Giải quyết vấn đề
- Đảm nhận trách nhiệm
C)Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn; Các số liệu của 2 bài kiểm tra để phân tích..
-H/S: Các yêu cầu của 2 bài kiểm tra Văn, Tiếng việt.
D) Tiến trình bài dạy:
*Hoạt động 1. Khởi động.
1)Tổ chức:
2)Kiểm tra:
3)Giới thiệu bài:
đSự cần thiết phải có tiết trả bài để học sinh phát huy và khắc phục những kết quả cụ thể của bài KT.
*Hoạt động 2. Bài mới
?H/S đọc câu hỏi 1?
?Nêu Y/C của câu hỏi 1?
?Đáp án đúng?
G/V: Nhận xét việc làm bài của H/S ở câu 1.
H/S: Đọc câu 2
?Y/C của câu 2?
?Trả lời câu 2?
G/V: Chốt lại đáp án đúng ở câu 2.
G/V: nhận xét: việc làm bài ở câu 2.
H/S:Đọc câu 3.
?Yêu cầu câu 3?
?Trả lời câu?
*G/V chốt lại đáp án câu 3?
G/V: NX việc làm bài ở câu 3.
(Những điểm tốt và hạn chế)
H/S: Đọc câu 4
?Y/c câu 3?
?Đáp án Câu 4?
G/V? Nhận xét việc làm câu 4.
(Chú ý những lỗi của phần viết đoạn?)
G/V: Trả bài cho H/S
H/S: Tự sửa lỗi trong bài KT?
G/V: Nêu những bài làm điểm cao.
G/V: Giải đáp những thắc mắc của H/S (nếu có).
*Bài kiểm tra Tiếng Việt
I) Câu hỏi:
Câu hỏi 1: 
Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ:
-Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”
 (Lê Minh Khuê) 
+Đáp án: Khơi ngữ là “Mắt tôi”
Viết lại: “Nhìn mắt tôi các anh lái xe bảo....”
+Nhận xét: Tìm đúng KN và biết cách viết lại thành câu như đáp án.
Câu hỏi 2:
Nêu rõ sự liên kết về nội dung và hình thức giữa các câu trong 1 đoạn văn cũng như giữa các đoạn trong một văn bản.
+Đáp án:
Liên kết nội dung: Bao gồm liên kết chủ đề, liên kết lôgíc.
Liên kết hình thức: Được thể hiện bằng các phép liên kết.
+Nhận xét: Nêu được phần liên kết ND;phần liên kết hình thức chưa rõ các phép: Đồng nghĩa, trái nghĩa.
Câu hỏi 3: Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn văn trích sau đây:
“Hoạ sĩ nào cũng đến Sa Pa!
ở đây tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm: Trước CMT8 tôi trở lên chở về mãi nhiều hoạ sĩ như bác hoạ sĩ Tô Ngọc Vân này, hoạ sĩ Hoàng Kiệt này...
+Đáp án:
Phép lặp từ ngữ: Hoạ sĩ, hoạ sĩ
- phép thế: SaPa, đấy. 
+Nhận xét:
Chỉ rõ được 2 phép l/k trong đoạn văn đó là phép lặp, phép thế.
Câu hỏi 4:
Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn :Bến quê” của Nguyễn Minh Châu có dùng khởi ngữ và dùng câu chứa thành phần tình thái.
+Đáp án:
Nội dung giới thiệu vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Bến quê” trong đoạn văn có dùng khởi ngữ và dùng câu chứa đựng thành phần tình thái.
+Nhận xét:
Câu viết đoạn văn thực hiện chưa tốt bằng các câu 1,2,3 vì phần dùng khởi ngữ; dùng câu chứa thành phần tình thái chưa có hiệu quả.
II.Trả bài cho H/S; H/S tự sửa lỗi trong bài KT.
Chú ý: Câu hỏi 4: Viết lại đoạn văn theo yêu cầu.
III.ý kiến đề xuất của H/S và giải đáp thắc mắc của H/S (nếu có)
*Hoạt động 3. luyện tập
*Phần luyện tập
H/S: Sửa lỗi trong bài KT?
-Sửa lỗi trong bài KT
-KT phần chữa bài của H/S
*Hoạt động 4. củng cố – dặn dò
G/V: KT phần chữa bài của H/S?
G/V Nêu yêu cầu về nhà BT viết đ/v dùng các kiến thức phần T/Việt đã học.
-Làm các bài tập trong bài ôn tập Tiếng Việt.
-Tiếp tục viết các đoạn văn giới thiệu tác phẩm, tác giả, vận dụng các thành phần câu, sự liên kết câu đã học. 
Đề số 1:
1-Tìm khởi ngữ trong câu sau 
a. Đọc sách, phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
b.Nhà tôi, tôi cứ ở, việc tôi , tôi cứ làm.
2-Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn văn trích sau đây:
-“Hoạ sĩ nào cũng đến Sa Pa! ở đây tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm.Trước cách mạng tháng tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều hoạ sĩ như bác hoạ sĩ Tô Ngọc Vân này, hoạ sĩ Hoàng Kiệt này..”
 (Nguyễn Thành Long; Lặng lẽ Sa Pa)
3-Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu có dùng khởi ngữ và dùng câu chứa thành phần tình thái
Đề số 2:
1-Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ
a.Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo:“Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”
 (Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi)
b.Còn chị , chị làm việc ở đấy à?
2-Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn văn trích sau đây:
-“Hoạ sĩ nào cũng đến Sa Pa! ở đây tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm.Trước cách mạng tháng tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều hoạ sĩ như bác hoạ sĩ Tô Ngọc Vân này, hoạ sĩ Hoàng Kiệt này..”
 (Nguyễn Thành Long; Lặng lẽ Sa Pa)
3-Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu có dùng có sử dụng phép liên kết lặp và liên kết thế?
II)Đáp án:
Đề số 1:
1-Tìm khởi ngữ trong câu sau 
a. Đọc sách, 
b.Nhà tôi, việc tôi 
+Câu 2:
-Phép lặp từ ngữ: Hoạ sĩ - hoạ sĩ
-Phép thế: Sa Pa - ở đây
Câu 3:
-Viết một đoạn văn ngắn, giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu có dùng khởi ngữ và dùng câu chứa thành phần tình thái. Nội dung giới thiệu vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Bến quê.
Đề số 2:
Câu 1: 
-Khởi ngữ là
a. “Mắt tôi”
b. Còn chị
Câu 2:
-Phép lặp từ ngữ: Hoạ sĩ - hoạ sĩ
-Phép thế: Sa Pa - ở đây
Câu 3:
-Viết một đoạn văn ngắn, giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu có sử dụng phép liên kết lặp và liên kết thế. Nội dung giới thiệu vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật
......................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_ki_2_giao_vien_giap_thi_lien_truong_thcs_t.doc