Giáo án Ngữ Văn 9 - Năm học 2007 - 2008 - Trường THCS Nguyễn Du

Giáo án Ngữ Văn 9 - Năm học 2007 - 2008 - Trường THCS Nguyễn Du

tiết 1-2

phong cách hồ chí minh

 ( Lê Anh Trà)

A./ mục tiêu:

 +Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại thanh cao và giản dị,

 +Giáo dục học sinh lòng kính yêu, tự hào về Bác Hồ , có ý thức tu dưỡng,học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ.

B./ chuẩn bị:

 I./ Đối với giáo viên :

 Soạn bài . Tài liệu tham khảo.

 II./ Đối với học sinh

 Đọc văn bản trả lời câu hỏi SGK

C./ tiến trình lên lớp:

ã *ổn định:

ã * Bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

ã * Bài mới:

 

doc 180 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 896Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Năm học 2007 - 2008 - Trường THCS Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 03/09 / 07- dạy Lớp 9b
tiết 1-2 	
phong cách hồ chí minh
	( Lê Anh Trà)
A./ mục tiêu: 
 +Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại thanh cao và giản dị,
 +Giáo dục học sinh lòng kính yêu, tự hào về Bác Hồ , có ý thức tu dưỡng,học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ.
B./ chuẩn bị: 
	I./ Đối với giáo viên : 
	Soạn bài . Tài liệu tham khảo.
	II./ Đối với học sinh 
	Đọc văn bản trả lời câu hỏi SGK 	
C./ tiến trình lên lớp: 
*ổn định:
* Bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* Bài mới:
+ Giáo viên khăng định tầm vốc văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hoạt động 2
+Giáo viên cho HS giải nghĩa ba chú thích
? Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào. 
? Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy
? Để có được tri thức văn hoá sâu rộng ấy Bác Hồ đã thực hiện như thế nào.
( Học sinh thảo luận nhóm)
Tiết 2
? Lối sống rất bình dị rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được thể hiện như thế nào.
? Vì sao có thể nói lối sống của Bác Hồ là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao.
? Tìm những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh .
? Việc học tập rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh có những ý nghĩa gì .
? Liện hệ bản thân.
+ Hướng dẩn học sinh đọc ghi nhớ SGK lớp 8
I./tìm hiểu chung
 1)Tìm hiểu tác giả,tác phẩm.
-Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới .Vẻ đẹp Văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh . 
 2) Đọc – Tìm hiểu chú thích.
*Đọc: Gọi 2 học sinhđọc bài theo yêu cầu của giáo viên.
*Chú thích: SGK.
II./ đọc - hiểu văn bản
 1./ Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
- Rất uyên thâm
 + Am hiểu sâu sắc về các dân tộc trên thế giới.
Về văn hoá thế giới.
 + Sự hiểu biết về văn hoá thế giới đã nhào nặn với gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển đươcở Người để trở thành một nhân cách Viêt Nam, một lối sống bình dị rất phương Đông.
-Trong cuộc đời hoạt động của cách mạng đầy gian nan vất vả Bác Hồ đã đi qua nhiều nước, tiếp xúc với văn hoá nhiều nứôc ,nhiều vùng
-Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ( nói và viết thông thạo nhiều thứ tiếng...)
-Qua công việc lao động mà học hỏi.
- Học hỏi tìm hiểu đến mức sâu sắc ( đến mức uyên thâm).
-Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động
- Tiếp thu mọi cái hay cái đẹp đồng thời phê phán những hạn chế , tiêu cực.
2./Vẻ đẹp trong trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh .
ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước Bác Hồ có một lối sống vô cùng giản dị
 +Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ.
 +Trang phục hết sức giản dị.
 + ăn uống đạm bạc.
- Cách sống giản dị đạm bạc lại vô cùng thanh cao , sang trọng
 + Đây không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo.
 +Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá,tự làm cho khác đời , hờn đời.
 + Đây là cách sống có văn hoá.
-Cách sống của Bác Hồ gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử.
3. Những biện pháp nghệ thuật.
- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa những lời kể và lời bình luận một cách tự nhiên.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi
-Sử dụng nghệ thuật đối lập.
 III./tổng kết
- Cần phải hoà nhập với khu vực và quốc tế phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
- Giúp HS nhận thức được thế nào là lối sống có văn hóa,là hiện đại trong ăn mặc,nói năng...
	ớ Củng cố
	Kể lại một câu chuyện về lối sống giản dị và thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí 	Minh .
	ớ dặn dò
	-Nắm vững nội dung tìm hiểu bài.
	-Tìm đọc cuôn “ Đời hoạt động của Bác Hồ”.
	- Chuẩn bị bài “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”.
	+Đọc kỉ bài , tìm hiểu tác giả , tác phẩm.
	+Trả lời câu hỏi SGK
.Ngày soạn 05/09 / 07- dạy Lớp 9b
tiết 3 	 các phương châm hội thoại
A./ mục tiêu: 
 Giúp học sinh nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
 Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp
B./ chuẩn bị: 
	I./ Đối với giáo viên : 
	Soạn bài . Bảng phụ, phấn màu.
	II./ Đối với học sinh 
	Đọc kỉ bài ở SGK ,xem lại bài Hội thoại.ở lớp 8.	
C./ tiến trình lên lớp:
ổn định: 
Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
Bài mới: 
+ Học sinh đọc đoạn đối thoại và trả lời câu hỏi:Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời
“ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không.
+ Học sinh kể lại câu chuyện.
? Vì sao câu chuyện lại gây cười.
? Lẽ ra anh lợn cưới và áo mới phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết.
? Như vậy cần tuân thủ yêu cầu nào trong giao tiếp.
+ Giáo viên hệ thông hoá kiến thức và gọi Học sinh đọc ghi nhớ.
+ Học sinh đọc truyện cười
? Truyện này phê phán điều gì
? Trong giao tiếp có điều gì cần tránh
? Nếu không biết vì sao bạn mình nghỉ học thì em có thể trả lời bạn em nghỉ học vì ốm không.
+ Giáo viên hệ thống hoá kiến thức.
 Học sinh đọc ghi nhớ SGK-10
Bài tập 1/10 :
? Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lổi trong những câu sau
Bài tập 2/10
? Chọn từ thích hợp điền vào chổ trống.
Các từ ngữ đó liên quan đến một phương châm hội thoại đã học ,đó là phương châm hội thoại nào?
Bài tập 3/11: Đọc truyện cười và cho biếtphương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?
( Học sinh thảo luận )
Bài tập 5/11: Giải thích các thành ngữ và cho biết các thành ngữ này liên quan đến phương châm hội thoại nào?
I ./phương châm về lượng
* Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết.Điều mà An muốn biết là một địa điểm cụ thể nào đó như :Bể bơi thành phố , sông,hồ...
- Khi nói câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp không nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
lợn cưới-áo mới.
+ Vì các nhân vật trong chuyện nói nhiều hơn những điều cân nói.
+ Chỉ cần hỏi” Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không”
+ Trả lời:Nãy giờ tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả
àTrong giao tiếp không nói nhiều hơn những gì cần nói.
* Ghi nhớ: SGK/9
II ./phương châm về chất
Quả bí khổng lồ
-Truyện “ Quả bí khổng lồ “ phê phán tính nói khoác.
- Trong giao tiếp không cần nói những điều mà mình không tin là đúng sự tthật.
- Không thể trả lời như vậyàTrong giao không nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.
 III./luyện tập
a)Câu này thừa cụm từ “nuôi ở nhà” bởi vì gia súc đã hàm chứa thú nuôi ở nhà.
b) Tất cả các loài chim đều có 2 cánh vì thế cụm từ có 2 cánh “ là thừa.
a) Nói có sách mách có chứng.
b) Nói dối.
c)Nói mò.
d)Nói nhăng nói cuội.
e)Nói trạng
àCác từ ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại về chất.
Có nuôi được không?
Người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng( hỏi một điều rất thừa.)
Rồi có nuôi được không ? Câu nói đã thể hiện người nói đã bỏ qua sự thật hiển nhiên là nuôi được thì sau này mới sinh ra anh bạn
-Ăn đơm nói đặt: Vu khống đặt diều bịa chuyện.
-Ăn ốc nói mò:Nói không có có căn cứ.
- Cải chày cải cối.:Cố tranh cải nhưng không có lí lẻ gì cả.
-Khua môi múa mép:Nói năng ba hoa khoác loác phô trương.
 ớ Củng cố GiáO viên cho học sinh làm các bài tập 1,2,3,và5 SGK 
 ớ dặn dò
	-Học thuộc các ghi nhớ
	-Làm các bài tập cón lại
	- Chuẩn bị bài “Các phương châm hội thoại”tiếp theo.
Ngày soạn 06/09 / 07- dạy Lớp 9b 
tiết 4 	 sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn 	bản thuyết minh
A./ mục tiêu: 
 Giúp học sinh hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thêm sinh động hấp dẫn.
 Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
B./ chuẩn bị: 
	I./ Đối với giáo viên : 
	Soạn bài , tài liệu tham khảo.
	II./ Đối với học sinh 
	Đọc kỉ bài ở SGK ,xem lại bàivăn thuyết minh.	
D./ tiến trình lên lớp: 
 *ổn định:
 *Bài cũ: 
 Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
 *Bài mới:
?Văn bản thuyết minh là gì
? Đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh là gì.
 ( Khách quan chính xác)
? Như vậy cần tuân thủ yêu cầu nào trong giao tiếp.
 Học sinh đọc văn bản Hạ Long,
? Bài văn thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng.
? Vấn đề sự kì lạ của Hạ long là vô tận được tác giả thuyết minh như thế naò.
?Để cho sinh động tác giả còn vận dụng biện pháp nghệ thuật nào.
Giáo viên chốt lại kiến thức:Học sinh đọc ghi nhớ 
Hướng dẫn học sinh đọc văn bản Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh.
? Văn bản có tính chất gì.
? Những phương pháp thuyết minh đã được sử dung trong tác phẩm.
? Những biện pháp nghệ thật đã được sử dung trong tác phẩm.
I./ ôn tập văn bản thuyết minh
Kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp thêm về đặc điểm , tính chất, nguyên nhân ...của các hiện tượng sự vật trong tự nhiên , xã hội bằng phương pháp trình bày giới thiệu ...
-Định nghĩa, giải thích, phân loại, nêu ví dụ,liệt kê,số liệu, so sánh,,ví dụ, dùng biểu đồ...
II./nhận xét kiểu văn bản thuyết minh
-Đá và Nước.
- Sự kì là vô tận của Hạ long do đá và nước tạo nên một vẻ đẹp hết sức hấp dẫn, kì diệu .
- Phương pháp thuyết minh:Giải thich , phân loại để chỉ rỏ mối quan hệ giữa đá và nước trong việc tạo nên vẻ đẹp của Vịnh Hạ long.
- Tác giả đưa ra các nhận xét ngắn gọn chính xác .”Chính nước làm cho đá có tâm hồn...”
- Đưa vào các yếu tố miêu tả để tạo sự sinh động” Con thuyền của ta...êm trên sóng” Dùng các hình ảnh ẩn dụ, nhân hoá.
*Ghi nhớ: SGK/13
III./luyện tập
- Văn bản có tính chất thuyết minh.
+Giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống.Những tính chất chung về họ, giống , loài, về các đặc tính sinh sống, sinh đẻ đặc điểm cụ thể, cung cấp các kiến thức chung đáng tin cậy về loài ruồi,thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh.
-Những biện pháp thuyết minh đã được sử dụng:
Định nghĩa ,phân loại, số liệu, liệt kê
- Những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong tác phẩm là:
Nhân hoá, có tình tiết.
 ớ Củng cố 
	-Gọi học sinh đọc lại ghi nhớ.
	- Nhận xét giờ học	
	ớ dặn dò
	-Học thuộc các ghi nhớ nắm vững nội dung bài học.
	-Làm bài tập 2 (15)
	- Chuẩn bị bài: Luyện tập sử dụng một số...thuyết minh.
Ngày soạn 07/09 / 07 dạy Lớp 9b 
tiết 5 	 	luyện tập:
sử dụng một số biện pháp nghệ thuật 
trong văn bản thuyết minh
A./ mục tiêu: 
 Giúp học sinh luyện kỹ năng vận dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thêm sinh động,hấp dẫn.
 Giáo dục lòng yêu thích môn Văn học và ý thức nghiêm túc trong học tập.
B./ chuẩn bị: 
	I./ Đối với giáo viên : 
	Soạn bài ,tài liệu tham khảo.
	II./ Đối với học sinh 
	Thực hiện theo yêu cầu của Giáo viên .
C./ tiến trình lên lớp:
 *ổn định:
 *Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
 * Bài mới: 
+ Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài củ ở nhà của Học sinh.
+ Giáo viên chia học sinh thành các nhóm học tập
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
+ Giáo viên hướng dẩn Học sinh s ...  dung của vở kịch và vị trí của cảnh ba trong tác phẩm như thế nào?
Xác định vấn đề cơ bản của vở kịch đặt ra?
Y nghĩa của nó đối với thực tế phát triển của xã hội ta lúc bấy giờ là gì?
Tình huống kịch được thể hiện trong cảnh ba là gì?
Mâu thuẩn cơ bản của đoạn trích đến đây bộc lộ như thế nào?
Qua đoạn trích,em hiểu như thế nào về tính cách của các nhân vật:
 Hoàng Việt; Lê Sơn; Nguyễn Chính;
 Quản đốc phân xưởng Trương?
Em có cảm nhận gì về xu thế phát triển và kết thúc của tình huống kịch?
I./ Đọc- Tìm hiểu chung
 1/ Tác giả (1948- 1988)vừa là nhà thơ vừa là nhà viết kịch nổi tiếng của nước ta. Ngòi bút kịch của ông rất nhạy bén,sắc sảo.Tác phẩm luôn đề cập đến những vấn đề thời sự có tính nóng hổi trong cuộc sống đương thời.
 2/ Tác phẩm 
* Bối cảnh xã hội:Sau đại thắng mùa xuân 1975 non sông liền một dải,đất nước chuyển mình sang một thời kì lịch sử mới trong hoà bình.
*Nội dung: Phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức,lề lối hoạt động sản xuất ở xí nghiệp Thắng Lợi.
*Vị trí :Thuộc cảnh ba,cảnh này diễn tả cuộc xung đột đầu tiên giữa hai phái khát khao đổi mới và phái bảo thủ khi họ công khai bộc lộ quan điểm.
II./ Đọc –Hiểu văn bản
 1/ Vấn đề cơ bản và ý nghĩa thực tiển
- Không thể khư khư giữ lấy các nguyên tắc,cơ chế cứng đờ,lạc hậu mà phải mạnh dạn thay đổi phương thức tổ chức ,quản lí để thúc đẩy sản xuất phát triển; đừng chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiển,coi trọng hiệu quả của công việc.
- Không có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung;cần quan tâm một cách thiết thực đến quyền lợi của mỗi cá nhân con người.
- Nó là vấn đề cấp thiết từ thực tế đời sống,thực tế xã hội và có ý nghĩa trực tiếp đối với sự phát triển của đất nước.
 2/ Tình huống kịch và mâu thuẩn cơ bản của đoạn trích.
 - Tình trạng ngưng trệ sản xuất của xí nghiệp đã đến lúc phải giải quyết bằng những quyết định táo bạo.Sau quá trình tìm hiểu và củng cố lại xí nghiệp,hôm nay giám đốc Hoàng Việt quyết định công bố kế hoạch mở rộng sản xuất và phương thức làm ăn mới.Những công bố của anh liên tiếp gây bất ngờ với nhiều người và bị PGĐ,QĐ phản ứng gay gắtChứng tỏ muốn mở rộng qui mô sản xuất phải có nhiều thay đổi mạnh mẽ,đồng bộ.
- Mâu thuẩn quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật:Tiên tiến,dám nghĩ dám làm và những người bảo thủ, máy móc.
 3/ Tính cách của các nhân vật tiêu biểu
*Hoàng Việt: Có tinh thần trách nhiệm cao,dám nghỉ,dám làm;Trung thực,thẳng thắn,kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lí.
*Lê Sơn: Có năng lực,có trình độ chuyên môn giỏi,từng gắn bó nhiều năm cùng xí nghiệp...
*Nguyễn Chính:Máy móc,bảo thủ,gian ngoan nhiều mánh khoé;Khéo luồn lọt,xu nịnh cấp trên.
*Trương:Là người suy nghĩ,làm việc như cái máy,khô cằn tình người,thích tỏ ra quyền thế ,hách dịch.
4/ Cảm nhận về cuộc đấu tranh giữa hai phái
- Đây là cuộc đấu tranh có tính tất yếu và gay gắt:Vấn đề nóng bỏng của thực tiển đời sống sinh động.Các quan điểm,cách làm mới,táo bạo ở giai đoạn đầu tất nhiên phải vấp phải nhiều cản trở.
- Cuộc đấu tranh này gay go nhưng cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về cái mới,cái tiến bộ.
E/ Củng cố dặn dò :
HS tóm tắt sự phát triển của mâu thuẩn kịch trong đoạn trích
 GV hệ thống hoá kiến thức cơ bản	
- Nhận xét giờ học.
 - Nắm vững nội dung tìm hiểu.
 - Chuẩn bị bài:Tổng kết văn học 
Ngày soạn 30/04 / 07) dạy Lớp 91, 	
tiết 167-168	 tổng kết văn học 	 
A./ Mục tiêu: Giúp học sinh hình dung lại hệ thống các văn bản TPVH đã học và đọc thêm trong chương trìnhNgữ văn toàn cấp THCS; Hình thành những kiến thức ban đầu về nền VHVN; Củng cố và hệ thống hoá những tri thức đã học về thể loại VH gắn với từng thời kì trong tiến trình vận động của văn học.Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình.
B./ Chuẩn bị: 
	I./ Đối với giáo viên : 
	 - Đọc kỹ phần những điều cần lưu ý ,soạn bài.
	II./ Đối với học sinh 
	 - Đọc bài –Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
C./ bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
D./ tiến trình hoạt động 	
Văn học dân gian có vị trí,vai trò như thế nào? 
Văn học dân gian do ai sáng tác,bao gồm những thể loại nào?
Văn học viết xuất hiện từ thời gian nào?Bao gồm những thành phần nào?
(GV cho HS phân biệt chữ Hán và chữ Nôm-Kể tên các văn bản)
Văn học Việt Nam trải qua mấy thời kì lớn?
Thời kì thứ nhất có đặc điểm gì?
Nêu đặc điểm của từng thời kì,từng giai đoạn văn học?
GV lấy dẫn chứng các tác phẩm đưa vào chương trình.
Phần A: Nhìn chung về nền văn học Việt Nam
I./ Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam
 1/ Văn học dân gian
- Nằm trong tổng thể văn hoá dân gian.
- Là sản phẩm của nhân dân.
- Được lưu truyền chủ yếu bằng cách truyền miệng,thường có hiện tượng dị bản.
- Có vai trò quan trọng nuôi dưỡng tâm hồn,trí tuệ của nhân dân và là kho tàng phong phú cho VH viết.
- VHDG bao gồm văn học của nhiều dân tộc trên đất nước.Tiếp tục phát triển trong suốt thời trung đại.
- Có hầu hết các thể loại chủ yếu của nềnVHDG thế giới,đồng thời có một số thể loại riêng( vè,truyện thơ,chèo,tuồng)
 2/ Văn học viết
*Thời gian: Từ thế kỉ X,trong thời kì giành lại được nền độc lập,tự chủ của dân tộc.
*Các thành phần: Văn học chữ Hán,văn học chữ Nôm,văn học chữ quốc ngữ.
II./ Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam
Văn học Việt Nam(chủ yếu văn học viết)trải qua ba thời kì lớn:
 *Từ thế kỉ 10 đến hết thế kỉ 19: VH phát triển trong môi trường XH PK trung đại qua nhiều giai đoạn,về cơ bản vẫn là một quốc gia PK độc lập.VH có đặc điểm chung về tư tưởng,quan niệm thẩm mĩ,hệ thống thể loại,ngôn ngữ. VHTĐ có những giai đoạn phát triển mạnh mẽ,kết tinh được thành tựu ở những tác giả lớn,những tác phẩm xuất sắc cả chữ Hán và chữ Nôm.
 *Từ đầu thế kỉ 20 đến năm 1945:VH chuyển sang thời kì hiện đại.Cuộc xâm lược của thực dân Pháp.VH vận động theo hướng hiện đại hoá,có những biến đổi mau lẹ,nhanh chóng,kết tinh được những thành tựu xuất sắc ở giai đoạn 1930- 1945 ở cả thơ và văn xuôi.
 *Từ sau CMT8 đến nay: Nền văn học của thời đại mới- thời đại độc lập,dân chủ đi lên CNXH,văn học trải qua hai giai đoạn
E/ Củng cố dặn dò :
	 - Học sinh nói lại toàn bộ dàn ý.
	 - Nhận xét giờ học.
 - Viết hoàn chỉnh bài văn.
 - Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần tập làm văn. 
Ngày soạn 4 /04 / 07) dạy Lớp 91, 	
tiết 169-170	 	 Hợp đồng
A./ Mục tiêu: Giúp học sinh phân tích được đặc điểm,mục đích và tác dụng của hợp đồng.Viết được một hợp đồng đơn giản.Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệmvới các điều khoản ghi trong hợp đồng được thoả thuận và kí kết.
B./ Chuẩn bị: 
	I./ Đối với giáo viên : 
	 - Một số mẫu hợp đồng ,soạn bài.
	II./ Đối với học sinh 
	 - Đọc bài –Thực hiện theo yêu cầu SGK.
C./ bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
D./ tiến trình hoạt động 	
 Hoạt động 1:
 HS đọc bản hợp đồng SGK và trả lời câu hỏi.
Tại sao cần phải có hợp đồng?Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
Hợp đồng cần đảm bảo những yêu cầu gì về nội dung và hình thức? 
 Hoạt động 2:
HS đọc lại hợp đống SGK và thảo luận câu hỏi SGK.
Chọn tình huống cần viết hợp đồng?
I./ Đặc điểm của hợp đồng
* Thể hiện trách nhiệm pháp lí của các bên cùng làm một công việc.
*Nội dung:Các bên tham gia kí kết;Các điều khoản,nội dung thoả thuận giữa các bên;Hiệu lực của hợp đồng.
* Yêu cầu:Nội dung chính xác đầy đủ cụ thể.
 Hình thức ngắn gọn,rõ ràng.
II./ Cách làm hợp đồng
* Bố cục gồm có ba phần
Phần mở đầu.
Phần nội dung.
Phần kết thúc.
* Lời văn phải chính xác chặt chẽ.
* Ghi nhớ: SGK- 138
III./ Luyện tập:
Bài 1/139
Gia đình em...mua bán.
Xã em...trừ sâu.
Hai bên...việc thuê nhà.
Bài tập trắc nghiệm
E/ Củng cố dặn dò :
	 - Học sinh nói lại toàn bộ dàn ý.
	 - Nhận xét giờ học.
 - Viết hoàn chỉnh bài văn.
 - Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần tập làm văn. 
Ngày soạn 4 /04 / 07) dạy Lớp 91, 	
tiết 171-172	 	 Hợp đồng
A./ Mục tiêu: Giúp học sinh phân tích được đặc điểm,mục đích và tác dụng của hợp đồng.Viết được một hợp đồng đơn giản.Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệmvới các điều khoản ghi trong hợp đồng được thoả thuận và kí kết.
B./ Chuẩn bị: 
	I./ Đối với giáo viên : 
	 - Một số mẫu hợp đồng ,soạn bài.
	II./ Đối với học sinh 
	 - Đọc bài –Thực hiện theo yêu cầu SGK.
C./ bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
D./ tiến trình hoạt động 	
 Hoạt động 1:
 HS đọc bản hợp đồng SGK và trả lời câu hỏi.
Tại sao cần phải có hợp đồng?Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
Hợp đồng cần đảm bảo những yêu cầu gì về nội dung và hình thức? 
 Hoạt động 2:
HS đọc lại hợp đống SGK và thảo luận câu hỏi SGK.
Chọn tình huống cần viết hợp đồng?
I./ Đặc điểm của hợp đồng
* Thể hiện trách nhiệm pháp lí của các bên cùng làm một công việc.
*Nội dung:Các bên tham gia kí kết;Các điều khoản,nội dung thoả thuận giữa các bên;Hiệu lực của hợp đồng.
* Yêu cầu:Nội dung chính xác đầy đủ cụ thể.
 Hình thức ngắn gọn,rõ ràng.
II./ Cách làm hợp đồng
* Bố cục gồm có ba phần
Phần mở đầu.
Phần nội dung.
Phần kết thúc.
* Lời văn phải chính xác chặt chẽ.
* Ghi nhớ: SGK- 138
III./ Luyện tập:
Bài 1/139
Gia đình em...mua bán.
Xã em...trừ sâu.
Hai bên...việc thuê nhà.
Bài tập trắc nghiệm
E/ Củng cố dặn dò :
	 - Học sinh nói lại toàn bộ dàn ý.
	 - Nhận xét giờ học.
 - Viết hoàn chỉnh bài văn.
 - Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần tập làm văn. 
Ngày soạn 4 /04 / 07) dạy Lớp 91, 	
tiết 173-174	 	trả bài kiểm tra văn- tiếng việt
A./ Mục tiêu: Giúp học sinh phân tích được đặc điểm,mục đích và tác dụng của hợp đồng.Viết được một hợp đồng đơn giản.Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệmvới các điều khoản ghi trong hợp đồng được thoả thuận và kí kết.
B./ Chuẩn bị: 
	I./ Đối với giáo viên : 
	 - Một số mẫu hợp đồng ,soạn bài.
	II./ Đối với học sinh 
	 - Đọc bài –Thực hiện theo yêu cầu SGK.
C./ bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
D./ tiến trình hoạt động 	
 Hoạt động 1:
 HS đọc bản hợp đồng SGK và trả lời câu hỏi.
Tại sao cần phải có hợp đồng?Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
Hợp đồng cần đảm bảo những yêu cầu gì về nội dung và hình thức? 
 Hoạt động 2:
HS đọc lại hợp đống SGK và thảo luận câu hỏi SGK.
Chọn tình huống cần viết hợp đồng?
I./ Đặc điểm của hợp đồng
* Thể hiện trách nhiệm pháp lí của các bên cùng làm một công việc.
*Nội dung:Các bên tham gia kí kết;Các điều khoản,nội dung thoả thuận giữa các bên;Hiệu lực của hợp đồng.
* Yêu cầu:Nội dung chính xác đầy đủ cụ thể.
 Hình thức ngắn gọn,rõ ràng.
II./ Cách làm hợp đồng
* Bố cục gồm có ba phần
Phần mở đầu.
Phần nội dung.
Phần kết thúc.
* Lời văn phải chính xác chặt chẽ.
* Ghi nhớ: SGK- 138
III./ Luyện tập:
Bài 1/139
Gia đình em...mua bán.
Xã em...trừ sâu.
Hai bên...việc thuê nhà.
Bài tập trắc nghiệm
E/ Củng cố dặn dò :
	 - Học sinh nói lại toàn bộ dàn ý.
	 - Nhận xét giờ học.
 - Viết hoàn chỉnh bài văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 9 CA NAM(8).doc