ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 9
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Thông qua các tài liệu ngôn ngữ thực tế, giúp học sinh hệ thống hoá lại các vấn đề đã học trong học kỳ 2
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. GV: Đọc lại các bài: Khởi ngữ, thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý
Kẻ bảng tổng kết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập, các phép liên kết đã học ( theo mẫu ) trên bảng phụ
2. HS: Nắm lại các bài ôn tập theo yêu cầu
Thực hiện các yêu cầu phần ôn tập
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
I. Ổn định
II. Kiểm tra bài cũ
1. Hãy viết các từ toàn dân tương ứng với các từ địa phương sau :
Nhắm, vô, trái, lui cui
2. Viết các từ toàn dân tương ứng với các từ địa phương sau :
Kêu, đũa bếp, trống hổng trống hảng, nắp
Tiếng Việt Tuần: Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 9 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Thông qua các tài liệu ngôn ngữ thực tế, giúp học sinh hệ thống hoá lại các vấn đề đã học trong học kỳ 2 B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. GV: Đọc lại các bài: Khởi ngữ, thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý Kẻ bảng tổng kết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập, các phép liên kết đã học ( theo mẫu ) trên bảng phụ 2. HS: Nắm lại các bài ôn tập theo yêu cầu Thực hiện các yêu cầu phần ôn tập C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP I. Ổn định II. Kiểm tra bài cũ 1. Hãy viết các từ toàn dân tương ứng với các từ địa phương sau : Nhắm, vô, trái, lui cui 2. Viết các từ toàn dân tương ứng với các từ địa phương sau : Kêu, đũa bếp, trống hổng trống hảng, nắp III. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập khởi ngữ và các thành phần biệt lập -Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 mục I SGK/109 và thực hiện trên bảng phụ ( GV có kẻ sẵn mẫu ) Định hướng a. " Xây cái lăng ấy " : Khởi ngữ b. " Dường như " Thành phần tình thái c. " Những người con gái .....như vậy " thành phần phụ chú d. " Thưa ông " Thành phần gọi - đáp " Vất vã quá " thành phần cảm thán -Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 2 mục I SGK/110 - GV chấm 2 em và giới thiệu cho học sinh tham khảo đoạn văn đã chuẩn bị : "Bến quê " của Nguyễn Minh Châu là một câu chuyện về cuộc đời những nghịch lý không dễ gì hoá giải? Hình như trong cuộc sống hiện nay, chúng ta cũng bắt gặp đâu đó một số phận giống như nhân vật Nhĩ trong truyện- Một con người đã từng đi đây đi đó gần hết cuộc đời đến khi vì một lý do nào đó phải nằm một chỗ mới thấy hết giá trị của tổ ấm gia đình- Cái chân lý giản dị ấy , tiếc thay, Nhĩ chỉ kịp nhận ra khi sắp lìa khỏi cuộc đời. Khi cái chết cận kề anh mới bừng lên những khát vọng đẹp đẽ: Yêu quí quê hương... " Bến quê " là câu chuyện bàn về ý nghĩa của cuộc sống, nhân vật " Nhĩ " là nhân vật tư tưởng đã được hình tượng hoá một cách tài hoa và có khả năng gây xúc động mạnh cho người đọc + Thành phần tình thái : Hình như + Thành phần khởi ngữ : Cái chân lý giản dị ấy, tiếc thay HOẠT ĐỘNG 2 : Ôn tập liên kết câu và liên kết đoạn văn + Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 và thực hiện Định hướng a. Nhưng, nhưng rồi, và : Phép nối b. Cô bé - cô bé : Phép lặp Cô bé nó : Phép thế c. " Bây giờ ....nửa! " -Thế : Phép thế + Yêu cầu học sinh ghi kết quả ở bài tập 1 và bảng tổng kết theo mẫu trên bảng phụ + Yêu cầu học sinh đọc bài tập 3, xác định yêu cầu của bài tập và thực hiện -GV nhận xét kết luận HOẠT ĐỘNG 3 : Ôn tập về nghĩa tường minh và hàm ý + Yêu cầu học sinh đọc và làm bài tập 1 mục II SGK/111 định hướng : Trong câu in đậm ở cuối truyện, người ăn mày muốn nói ( hàm ý ) với người nhà giàu rằng " địa ngục là chỗ của các ông " ( người nhà giàu ) + Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2 mục III SGK/111 và thực hiện Định hướng : Hàm ý các câu in đậm a. Đội bóng huyện chơi không hay à Cố ý vi phạm phương châm quan hệ b. Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn à Cố ý vi phạm phương châm về lượng Học sinh đọc bài tập thực hiện trên bảng phụ Lớp nhận xét Học sinh làm trên vở bài tập Học sinh lắng nghe Học sinh đọc và thực hiện Học sinh theo dõi , nhận xét, bổ sung Học sinh đọc, nêu yêu cầu của bài tập Học sinh thực hiện à Lớp nhận xét Học sinh thực hiện. Lớp nhận xét, bổ sung Học sinh thực hiện. Lớp nhận xét, bổ sung I.Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: + Nhận xét vai trò của những từ ngữ trong câu +Viết đoạn văn ngắn theo yêu cầu của bài tập II.Liên kết câu và liên kết đoạn văn III.Nghĩa tường minh và hàm ý 1. Nghĩa hàm ý câu in đậm ở cuối truyện: " địa ngục là chỗ của các ông " ( người nhà giàu ) 2. Hàm ý các câu in đậm a. Đội bóng huyện chơi không hay àNgười nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ b. Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn à người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng IV. Dặn dò - Về nhà xem lại các bài tập đã làm trên lớp để nắm vững lại lý thuyết - Chuẩn bị bài : Luyện nói, nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
Tài liệu đính kèm: