Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1, 2: Phong cách Hồ Chí Minh

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1, 2: Phong cách Hồ Chí Minh

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS:

 - Thấy được vẻ đẹp trong pgong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hoài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhận loại, thanh cao và giản dị.

 - Nhận biết và thực hiện văn bản nhật dụng theo phương pháp nghị luận.

 - Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, các em sẽ có ý th7úc tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo theo gương Bác.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV &HS:

 1.GV: Giáo án và bảng phụ, Những mẫu chuyện về Bác, tranh ảnh.

 2. HS: Đọc và soạn bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HĐ DẠY VÀ HỌC:

 1. Kiểm tra bài cũ: 4p

 kiểm tra bài soạn của học sinh.

 2. Bài mới: 1p

 GT: Đất nước ta trên đà đổi mới và phát triển. Quá trình hội nhập quốc tế có nhiều thách

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1, 2: Phong cách Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS AN THẠNH	NGUYỄN THỊ BÍCH THUỶ
Tuần 1	 NS:10/08/2009
Tiết 1,2	 ND:17/08/2009
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 (Trích)
	Chu Quang Tiềm
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Giúp HS:
	- Thấy được vẻ đẹp trong pgong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hoài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhận loại, thanh cao và giản dị.
	- Nhận biết và thực hiện văn bản nhật dụng theo phương pháp nghị luận.
	- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, các em sẽ có ý th7úc tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo theo gương Bác.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV &HS:
	1.GV: Giáo án và bảng phụ, Những mẫu chuyện về Bác, tranh ảnh...
	2. HS: Đọc và soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HĐ DẠY VÀ HỌC:
	1. Kiểm tra bài cũ: 4p
	kiểm tra bài soạn của học sinh.
	2. Bài mới: 1p
	 GT: Đất nước ta trên đà đổi mới và phát triển. Quá trình hội nhập quốc tế có nhiều thách thức. Làm sao hoà nhập mà không hoà tan? Làm sao giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc? Tấm gương nhà văn hoá lỗi lạc Hồ Chí Minh ở thế kỉ XX sẽ mãi là bìa học cho chúng ta.
 Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn.
TG
NỘI DUNG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
20p
50p
I. GIỚI THIỆU VĂN BẢN:
1. Xuất xứ: (SGK)
 “Phong cách Hồ Chí Minh” rút từ bài “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với giản dị” của Lê Anh Trà.
2.Văn bản: 
 a. Đại ý: Phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh.
 b. Bố cục: Có thể chia làm hai phần:
 - Hồ Chí Minh vốn tri thưc văn hoá nhân loại sâu rộng.
 - Hồ Chí Minh phong cách sống và làm việc.
3. Kiểu Văn bản: Nghị luận xã hội.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Hồ Chí Minh vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăn nhiều nước trên thế giới, nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau.
- Đế có vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng, Người đã không ngừng học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc. 
- Điều quan trọng là Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
=> Đúng như Lê Anh trà nhận xét: Hồ Chí Minh một nhân cách vĩ đại rất Việt Nam, rất Phương Đông, rất mới, rất hiện đại.
2. Hồ Chí Minh phong cách sống và làm việc:
a. Lối sống giản dị:
- Nơi ở và làm việc: Nhà sàn gỗ mộc mạc, chỉ vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp Bộ chính trị.
- Trang phục: Quần áo bà ba, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ...
- Ăn uống: Những món ăn đạm bạc, dân dã cá kho, rau luộc, dưa ghém, cháo hoa...
b. Lối sống thanh cao: 
 Tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm những vị hiền triết trong lịch sử nhằm nêu bật lối sống thanh cao của Bác. Đó là sự kế thừa và phát huy những nét đẹp cua những nhà văn hoá dân tộc luôn gắn bó với nhân dân.
==> Hồ Chí Minh một lối sống giản dị mà thanh cao
3. Nghệ thuật:
- Kết hợi giữa kể và bình.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập: Vĩ đại mà giản dị; am hiểu sâu rộng văn hoá nhân loại mà rất Việt Nam.
- Phép so sánh, liên tưởng.
Tất cả là nổi bật vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
HĐ1. Giới thiệu VB
Hỏi: Dựa vào SGK em hãy nêu xuất xứ của văn bản.
- Hướng dẫn đọcvà giải từ khó.
Hỏi: VB nêu ý chính gì? 
Hỏi: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Ý chính từng phần?
- Kiểu văn bản?
HĐ 2. Hướng dẫn phân tích VB
- Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch HCM sâu rộng được biểu hiện bằng những chi tiết nào trong phần 1?
-Liên hệ: Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học, chúng ta cần học tấm gương cần cù, khiêm tốn, chịu khó học tập của ai?
- Với đặc điểm nêu trên, em cảm nhận được điều gì về vốn tri thức văn hoácủa Chủ tịch HCM?
+ Gọi HS đọc phần 2.
- Lối sống giản dị của CT HCM được tác giả kể lại như thế nào? Có điều gì nổi bật? 
- Liên hệ; Em hình dung thế nào về cuộc sống của các nguyên thủ quốc gia ở các nước cùng thời với Bác và cuộc sống đương đại? Theo em, Bác có xứng đáng được đãi ngộ như họ không? 
- Tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm những vị hiền triết trong lịch sử. Theo em, những giống và khác giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết như thế nào?
- Có thể nóilối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao. Thế nào là cái đẹp?
- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Phương thức biểu đạt nào để làm nổi bật phong cách HCM? 
- Tất cả nêu bật lên điều gì? 
- Lê Anh Trà, Phong cách HCM, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong HCM và văn hoá Việt Nam, Viện VH xuất bản, Hà Nội 1990.
- Đọc theo yêu cầu.
- Cách sống và làm việc của Bác Hồ.
- Hồ Chí Minh vốn tri thưc văn hoá nhân loại sâu rộng
- Nhưng nét đẹp trong lối sống HCM.
- Nghị luận xã hội.
- Đến nhiều nước trên thế giới.
- Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng trên thế giới.
- Làm được nhiều nghề.
- Hiểu nhiều về văn hoá các dân tộc.
=> Đến đâu cùng học, tìm hiểu đến mức uyên thâm.
- Tiếp thu mọi cái hay, cái đẹp, phê phán những cái xấu, cái tiêu cực.
(HS tự trả lời)
- Hồ Chí Minh một nhân cách vĩ đại.
+ Đọc.
- Nơi ở và làm việc.
- Trang phục
- Ăn uống.
- Họ sống cao sang. Công lao vĩ đại của Bác lẽ ra phải được hương hơn hẳn thế.
- Giống: Giản dị, thanh cao.
- Khác: Bác sống gắn bó, chia sẻ khó khăn, gian khổ cùng nhân dân.
- Dẫn chứng...
=> 
- Đây là cách sống có văn hoá, một quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị.
- Kết hợi giữa kể và bình.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập: Vĩ đại mà giản dị; am hiểu sâu rộng văn hoá nhân loại mà rất Việt Nam.
- Phép so sánh, liên tưởng
Tất cả là nổi bật vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
7p
III. TỔNG KẾT:
 Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” đã thể hiện: Vẻ đẹp văn hoá trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
HĐ3. Tổng kết.
- Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” đã thể hiện?
=> Vẻ đẹp văn hoá trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị
2p
5p
1p
3.Củng cố:
 - Điều gì đã tạo nên phong cách HCM?
 - Vẻ đẹp phong cách HCM có ý nghĩa thế nào?
IV. LUYỆN TẬP:
 1. 
 a. Thuận lợi: Giao lưu mở rộng, tiếp xúc nhiều luồng văn hoá hiện đại
 b. Nguy cơ: Có nhiều luồng văn hoá tiêu cực, độc hại.
 2. Sống và làm việc theo gương Bác hồ vĩ đại.
 3. Mẫu chuyện về Bác.
4.Dặn dò: 
- Học bài.
- Bài mới: Các phương châm hội thoại. (Đọc và làm bài tập)

Tài liệu đính kèm:

  • docPhong cach Ho Chi Minh(2).doc