Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 12 - Trường THCS Mường Bon

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 12 - Trường THCS Mường Bon

TIẾT 1+2 VĂN BẢN: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

A. PHẦN CHUẨN BỊ :

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại mà bình dị.

- Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh: biết kết hợp kể - bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

- Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận.

II. Chuẩn bị:

1. Thầy: - Bài soạn, chuẩn bị những mẩu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh, tranh ảnh.

2. Trò : - Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.

B . PHẦN TRÊN LỚP:

I. Kiểm tra bài cũ: (3).

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

- Giáo viên nhận xét.

 

doc 61 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 936Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 12 - Trường THCS Mường Bon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1
kết quả cần đạt
- Thấy được những vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh – Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị - Để càng thêm kính yêu Bác, tự nguyện học tập theo gương Bác.
- Nắm được các phương trâm hội thoại về lượng và về chất vận dụng trong giao tiếp.
- Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết 1+2 Văn bản: PHong cách Hồ Chí minh
A. phần chuẩn bị :
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại mà bình dị.
- Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh: biết kết hợp kể - bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
- Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: - Bài soạn, chuẩn bị những mẩu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh, tranh ảnh.
2. Trò : - Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.
B . Phần trên lớp:
I. Kiểm tra bài cũ: (3’).
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
- Giáo viên nhận xét.
II. Dạy bài mới: 
* Giới thiệu bài (1’):
Kể chuyện Hồ Chí Minh, đọc thơ văn viết về người ở đất nước ta đối với mọi người Việt Nam, dường như đã trở thành một nếp sống, một thói quen văn hoá đáng tự hào và thú vị. ở sách Ngữ văn lớp 7, chúng ta đã được học bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Thủ tướng Phạm Văn Đồng – Một chiến sĩ cách mạng, một nhà văn hoá lớn, từng được sống, làm việc nhiều năm bên người. Giờ đây, mở đầu sách Ngữ Văn lớp 9, chúng ta lại được học một văn bản nữa của Lê Anh Trà - một nhà khoa học thuộc thế hệ con cháu Hồ Chí Minh.
I.Đọc và tìm hiểu chung.
?
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
?
HS
?
?
HS
?
HS
?
?
HS
?
?
?
HS
?
GV
?
GV
?
HS
?
HS
?
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
?
HS
?
HS
?
HS
?
GV
?
?
GV
?
Trình bày xuất xứ của văn bản: “Phong cách Hồ Chí Minh” ?
Nêu yêu cầu đọc ?
Giọng khúc triết, mạch lạc, thể hiện niềm tôn kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh đọc bài – nhận xét.
Yêu cầu học sinh đọc thầm chú thích và kiểm tra việc hiểu chú thích qua một số từ quan trọng: truân chuyên, Bộ Chính trị, thuần đức, hiền triết.
Theo em, văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” được viết với mục đích gì ?
Trình bày cho người đọc hiểu và quí trọng vẻ đẹp của phong cách Bác Hồ.
Em hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ?
Phương thức thuyết minh.
Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nội dung chính của từng phần ?
Phần 1: Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác.
Phần 2: Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
Em nhận thấy tác giả có vai trò gì trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” ?
- Trình bày sáng rõ các biểu hiện vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.
- Kết hợp bày tỏ niềm tự hào về vẻ đẹp đó.
* Chuyển ý (.....)
- Học sinh đọc đoạn 1 – nêu nội dung chính.
Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác được tác giả nêu vấn đề như thế nào ? 
Qua lời giới thiệu của tác giả giúp em hiểu được điều gì ?
Bằng lời giải thích ngắn gọn, tác giả giúp người đọc hình dung một cách khái quát chặng đường cách mạng đầy gian nan, vất vả: tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Tức là Hồ Chí Minh đã từng đi khắp năm châu bốn biển, lao động kiếm sống và học tập khắp mọi nơi trên trái đất, tiếp xúc với đủ mọi dân tộc, mọi chủng tộc của các màu da: vàng, đen, trắng, đỏ.
Điều đó đã được tác giả cụ thể hoá như thế nào ? 
Em hãy tìm thêm dẫn chứng để thấy Bác nói và viết được nhiều thứ tiếng ngoại quốc ?
Bác làm thơ chữ Hán, giao tiếp bằng “NKTT”, viết văn bằng tiếng Pháp: “Bản án chế độ thực dân Pháp”...
Tại sao khi đến các nước, Bác lại nắm vứng phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ ?
Bởi vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, nếu không nắm vững phương tiện này thì không thể giao tiếp, học hỏi, có thể nói ngôn ngữ của dân tộc nào là chìa khoá mở kho tàng văn hoá tri thức của dân tộc đó.
Ngoài việc nói và viết nhiều thứ tiếng, Bác còn làm gì để có những kiến thức về văn hoá của các nước khác ?
Lí do nào khiến Người dày công tìm hiểu văn hoá nghệ thuật của các nước ?
Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, biết nhiều ngoại ngữ đó là điều kiện cần nhưng chưa đủ để mở mang kiến thức, thu lượm tri thức. Dường như Hồ Chí Minh đã thấu hiểu qui luật ấy nên “đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá nghệ thuật đến mức khá uyên thâm”. Học hỏi, tìm hiểu để tiếp thu những cái hay, cái đẹp, đồng thời Người biết “phê phán những tiêu cực”. Cách đi, cách sống và học tập như vậy thật đúng đắn, mang tính khoa học cao. Người đã kể một kỉ niệm trong thời kì tìm hiểu, học tập về lí tưởng cách mạng của mình: “Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp... còn như đảng là gì,... chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu.... Tôi dự rất nhiều cuộc họp... chăm chú lắng nghe những phát biểu ý kiến. Lúc đầu, tôi không hiểu được hết tại sao người ta bàn cãi hăng như vậy ?... Điều mà tôi muốn biết hơn cả là... Vậy thì quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa ? Trong một cuộc họp, tôi nêu câu hỏi ấy lên... và một đồng chí đã đưa tôi đọc Luận cương của Lê-nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa... Trong Luận cương ấy có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính...”
Qua phân tích, tìm hiểu, em thấy vẻ đẹp nào trong phong cách văn hoá của Bác được biểu hiện?
Tác giả đã bình luận như thế nào về những biểu hiện văn hoá đó của Bác ?
Em có nhận xét gì về lời bình luận ?
Sau vài ba sự việc được kể tóm tắt, nhằm gợi cho người đọc liên tưởng và suy ngẫm về tầm hiểu biết và tích luỹ vốn tri thức, tác giả bình luận “....” Bằng một câu văn dài với điệp từ chỉ mức độ “rất”, tác giả đã khẳng định, nhấn mạnh những điều kì lạ làm nên vẻ đẹp phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
Qua lời bình luận của tác giả đã bộc lộ thêm vẻ đẹp nào trong phong cách văn hoá của Bác ?
Đi nhiều nơi, học hỏi, tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay của nền văn hoá thế giới không phải chỉ để cho riêng mình mà đấu tranh cho độc lập, tự do của tổ quốc mình, dân tộc mình, đó là cách sống của Hồ Chí Minh. Chính vì biết cống hiến tất cả cho một lí tưởng cao đẹp như thế nên Hồ Chí Minh đã trở thành một người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu nhất của thời đại, một nhân cách Việt Nam mang truyền thống phương Đông, đồng thời rất mới, rất hiện đại.
Theo em, điều kì lạ nhất trong phong cách Hồ Chí Minh là gì ?
Đó là truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị. Đó là sự kết hợp và thống nhất hài hoà bậc nhất trong lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay. Một mặt “tinh hoa Hồng Lạc đúc nên người”, nhưng mặt khác tinh hoa nhân loại cũng góp phần làm nên phong cách Hồ Chí Minh.
Để làm rõ đặc điểm phong cách văn hoá Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào ?
Các phương pháp thuyết minh:
- So sánh.
- Liệt kê.
Kết hợp bình luận.
Các phương pháp thuyết minh đó đã đem lại hiệu quả gì cho phần bài viết này ?
Đảm bảo tính khái quát cho nội dung được trình bày, đó là văn hoá Hồ Chí Minh.
- Khơi gợi ở người đọc cảm xúc tự hào, tin tưởng.
Em học tập được điều gì ở Bác qua phong cách văn hoá của Người ?
- Học sinh tự bộc lộ – giáo viên củng cố kết luận.
 Tiết 2
Tiết học trước, các em đã tìm hiểu vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác. Vậy trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của Bác, chúng ta sẽ học tập được điều gì ? Giờ học hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu.
- Học sinh đọc phần 2 và nêu nội dung chính.
Bằng sự hiểu biết về Bác, em cho biết mỗi phần văn bản nói về thời kì nào trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh ?
- Phần 1: Là thời kì Bác đang hoạt động ở nước ngoài.
- Phần 2: Là thời kì Bác làm chủ tịch nước tại Phủ Chủ tịch.
Tác giả đã thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác trên những khía cạnh nào ? Mỗi khía cạnh đó có những biểu hiện cụ thể nào ?
Chỉ ra bốn phương diện: Nơi ở, trang phục, bữa ăn, tư trang.
Hãy nhận xét cách thuyết minh của tác giả trên cách phương diện:
- Ngôn ngữ.
- Phương pháp thuyết minh ?
Ngôn ngữ giản dị, với những từ chỉ số lượng ít ỏi, cách nói dân dã (chiếc, vài, vẻn vẹn).
- Phương pháp thuyết minh: Liệt kê các biểu hiện cụ thể, xác thực trong đời sống sinh hoạt của Bác.
Qua cách thuyết minh của tác giả giúp em cảm nhận như thế nào về cuộc sống sinh hoạt của vị Chủ tịch nước ?
Những câu chuyện cụ thể, những từ ngữ, câu văn giàu hình ảnh, điểm vài lời nhận xét, so sánh ý nhị dẫn dắt người đọc vào thăm nơi ăn chốn ở của Người như vào một bảo tàng vừa bình dị, vừa thiêng liêng. Chiếc nhà sàn đơn sơ nhưng lại là nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của đất nước. Căn nhà tuy giản dị đơn sơ nhưng luôn “lộng gió và ánh sáng”. Căn nhà Người ở chẳng kém gì “cung điện” trong thần thoại hay cổ tích. Điểm lại trang phục, vật dụng hàng ngày cuả Người (....) ngỡ như những quần áo, trang phục tinh tuý nhất, tiêu biểu nhất ở mọi miền đất nước, của dân tộc trong mọi công việc lãnh đạo, chiến đấu đã được gạn lọc, lựa chọn về đây hợp thành trang phục của Người. Những bữa ăn hàng ngày của vị Chủ tịch nước nhưng chỉ hưởng thụ cá, rau, dưa, cà, cháo hoa... Đó là những sản vật vừa thân quen vừa tinh tuý đất Việt từ ngàn xưa chắt lọc lại: “Anh đi anh nhớ......dầm tương”.
Từ đó, vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác được làm sáng tỏ ?
Em còn biết thông tin nào về Bác để thuyết minh thêm cho cách sống bình dị, trong sáng của Người ?
(Tự bộc lộ).
Sau khi thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác, tác giả đã dùng phương pháp thuyết minh nào ?
Phương pháp thuyết minh bằng so sánh.
Hãy chỉ ra biểu hiện của phương pháp đó ?
So sánh cách sống của lãnh tụ Hồ Chí Minh với lãnh tụ của các nước khác.
So sánh cách sống của Bác với các vị hiền triết xưa.
Phương pháp thuyết minh đó đem lại hiệu quả như thế nào cho đoạn văn này ?
- Nêu bật sự kết hợp giữa vĩ đại và bình dị ở nhà cách mạng Hồ Chí Minh.
- Làm sáng tỏ cách sống bình dị, trong sáng của Bác.
- Thể hiện niềm cảm phục, tự hào của người viết.
Tác giả đã bình luận như thế nào sau khi thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác ? 
Em hiểu như thế nào là cách sống không tự thần thánh hoá, khác đời hơn đời ? 
- Không xem mình nằm ngoài nhân loại như các thánh nhân siêu phàm.
- Không tự đề cao mình bởi sự khác mọi người, hơn mọi người, không đặt mình lên mọi sự thông thường ở đời.
Theo tác giả, cách sống bình dị cuả Bác là một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống. Em hiểu thế nào về nhận xét này ?
- Quan niệm thẩm mĩ: quan niệm về cái đẹp.
- Với Bác sống như thế là đẹp.
- Mọi người đều nhận thấy đó là cách sống đẹp.
Tại sao tác giả có thể khẳng định rằng lối sống của Bác có khả năng  ... ẫn chứng nhằm làm rõ quan điểm vì TE
?
Tại sao lại trình bày bản tuyên bố dưới dạng đề mục
hs
để cho dễ hiểu truyền bá đại chúng
II.Phân tích VB
gv
Chúng ta sẽ pt VB theo 4 phần đã tìm hiểu
1.Nhận thức của cộng đồng thếgiới về trẻ em và quyền sống của chúng trên TG
?
Theo em bản tuyên bố có những đặc điểm gì về tâm sinh lí
?
Em có nx gì về cách nhìn nhận tâm sinh lí của TE qua phần VB
hs
Về đặc điểm của TE điều này đc diễn đạt rất hàm xúc. Nếu 3 mệnh đề “Trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc” là ở trạng thái tĩnh thì “hiểu biết, ham HĐ và đầy ước vọng” ở trạng thái động, là biểu thị tính xu hướng những khả năng. Nhìn nhận TE như thế là nhì nhận một sinh vật trên đà phát triển trước khi hình thành những tínhcách năng lực riêng. Đó là cái nhìn đầy trân trọng và hiểu biết về TE. Chỉ có TE mới có những đặc điểm như thế và chính chúng làm cho TE bị tổn thương
?
Từ đó t.g khẳng định với TG điều gì về TE đc hưởng
-Được sốngvui tươi thanh bình.học..phát triểntương lai đc hình thành trong tương trợ và hoà hợp
?
Từ đó em hiểu ntn về quyền trẻ em đc hưởng từ công bố
hs
Về quyền lợi của TE để có một tương lai tốt nhất cho sự hình thành nhân cách và phát triển các em phải đc sống trong một bầu ko khí trong lành trong sự “hoà hợp và tương trợ” nghĩa là mảnh đất tốt tươi cho sự vun trồng. Chỉ có trong trường hợp đó các em mới có thể đc “mở rộng tầm nhìn, thu nhận những kinh nghiệm mới”
?
Tương lai của các em phải đc hình thành trong sự “hoà hợp và tương trợ” nghĩa là thế nào
Muốn có tương lai, TE thế giới phải đc sống bình đẳng, ko phân biệt và chính phủ đc giúp đỡ về mọi mặt
?
Em nhận thấy gì trong cách nhìn của cộng đồng thế giới về TE
-Trách nhìn đầy tin yêu và trách nhiệm đới với TE tương lai của Thế giới
gv
Từ cách nhìn ấy cộng đồng quốc tế đã t.c HN cấp cao thế giới về TE để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn thể nhân loại hãy đảm bảo cho TE 1 tương lai tốt đẹp hơn
?
Vấn đề quyền sống của TE đc đặt ra ntn
ÚQuyền sống của TE là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong thế giới hiện đại
gv
-Cộng đồng quốc tế đã có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề này
-TE thế giới có quyền kì vọng về những lời tuyên bố này
*Củng cố tiết 1
gv
Vì quan điểm chung, nhận thức chung về đặc điểm và quyền lợi TE ko nằm trong tiêu đề (Nhưng thực chất là có tiêu đề) thật là đơn giản vì chân lí bao giờ cũng thường giản dị. Nhưng ý nghĩa của nó lại hết sức lớn lao. Ko chỉ là điểm xuất phát của VB nó còn là đích cuối cùng, bản thân nó là một cuộc đấu tranh gay gắt, lâu dài, lớn lao, trên phạm vui toàn cầu ko chỉ 1,2 thế hệ
(Tiết 2)
GV dẫn dắt vào bài
HS đọc phần 2, nêu nội dung cơ bản
2.Nhận thức của cộng đồng quốc tế về thực trạng bất hạnh trong cuộc sống của TE trên thế giới
?
Dựa vào nd các mục 4,5,6 em hãy khái quát những nỗi bất hạnh mà TE phải chịu đựng
.là nạn nhân của chiến tranh và nạn phân biệt chủng tộc
.nạn nhân của đói nghèo
..nạn nhân của suy dinh dưỡng, bệnh tật (mỗi ngày có 40000TE chết)
?
Em hãy giải thích chế độ Apacthai
hs
Là chế độ phân biệt chủng tộc dã man và tàn bạo, từ năm 1652 ở Nam Phi. Giới cầm quyền da trắng đến từ Châu Âu đã ban hành 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc, theo đó người da đen và da màu phải sống và làm việc trong những khu riêng biệt, cách biệt hoàn toàn với người da trắng, bị tước quyền công dân. Người da trắng chỉ chiếm 1/5 dân số nhưng lại nắm 9/10 đất trồng trọt, ắ tổng thu nhận và toàn bộ xí nghiệp hầm mỏ ngân hàng
-7.6.1991 chính quyền Nam Phi buộc phải huỷ bỏ cs phân biệt chủng tộc
?
Trong những nỗi bất hạnh TE phải gánh chịu theo em nỗi bất hạnh nào là lớn nhất
hs
Tự bộc lộ
gv
Những nỗi bất hạnh đều lớn đối với TE vì nó đẩy TE vào diệt vong
?
Có thể giải thoát nỗi bất hạnh cho TE bằng cách nào
hs
-Loại bỏ chiến tranh, bạo lực
-Xoá đói giảm nghèo
?
Với những nguy cơ đó bản tuyên bố đã khẳng định điều gì
-Đó là những thách thức màvà những nhà lãnh đạo phải đáp ứng
?
Em hiểu ntn là sự thách thức đối với các nhà chính trị
hs
-Thách thức là những khó khăn trước mắt cần phải đáp ứng để vượt qua
-Các nhà lãnh đạo chính trị là những người ở cương vị lãnh đạo các quốc gia
-Các nhà lãnh đạo các nước tại liên hợp quốc đã đặt quyết tâm vượt qua những khó khăn trong sự nghiệp vì TE
?
NX của em về cách thức phát triển các nguyên nhân trong VB
hs
-Ngắn gọn nhưng nêu nên khá đầy đủ cụ thể các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người đặc biệt là TE
?
Qua đó em thấy đc tổ chức LHQ đã có thái độ ntn trước nỗi bất hạnh của TE trên TG
ÚNhận thức rõ thực trạng đau khổ trong cuộc sống của TE
?
Từ những nhận thức đó LHQ đã có những quan tâm gì
Úquyết tâm giúp các em vượt qua nỗi bất hạnh này
?
Em hiểu biết gì về tình hình TE trên thế giới và ở nc ta hiện nay
hs
Tự bộc lộ
gv
TE trên thế giới và ở nc ta hiện nay đã có đc sự quan tâm đáng kể của cộng đồng và quĩ hỗ trợ cho TE nghèo lang thang đường phố, có những trung tâm nuôi dưỡng GĐ trẻ em mồ côi..
gv
Trong điều kiện ngày nay có nhiều cơ hội để TE có quyền phát triển vậy LHQ đã chỉ rõ những cơ hội nào.Ú
3.Nhận thức về khả năng của cộng đồng quốc tế có thể thực hiện đc lời tuyên bố với TE
?
Mục 8 và 9 của VB đã chỉ ra những cơ hội nào
-Các nc có đủ phương tiện và kiến thức để bv sinh mệnh TE loại trừ đc một phần lớn nỗi khổ đau của TE
-Công ướcquyền TE tạo ra cơ hội để TE đc tôn trọng khắp nơi trên TG
-Bầu ko khí chính trị quốc tế đc cải thiện tạo ra sự hợp tác, đoàn kết quốc tế, đầy nền kinh tế TG phát triển
?
Tại sao bản tuyên bố lại khẳng định những vấn đề trên là cơ hội đối với TE
hs
-Thứ 1: Trong thế giới hiện đại ngày nay các phương tiện kiến thức trên tất cả các lĩnh vực y tế, KHKT . đều HĐ để phục vụ cs con người
-Thứ 2: Công ước quốc tế về quyền TE là những qui định, những điều khoản đề cập đến quyền của TE, tạo cho các em những cơ hội mới để phát triển
-Thứ 3:Sự hướng tới hoà bình, hữu nghị cùng phát triển của các quốc gia trên TG tạo đk cho sự đoàn kết, đẩy nền KT của các nc xoá đc nghèo nàn, lạc hậu và như thế thì có đk và cơ hội để chăm sóc TE là tất yếu
?
Những cơ hội ấy xuất hiện ở VN ntn ta có thể tham gia tích cực vào việc thực hiện tuyên bố về quyền TE
(HS thảo luận nhóm)
hs
-Nc ta có đủ phương tiện và kinh tế ( thông tin, y tế, trường học..) để bảo vệ sinh mệnh của TE
-TE nc ta đc chăm sóc và tôn trọng (các lớp học mầm non, phổ cập tiểu học trên phạm vi cả nc, bệnh viện nhi, nhà văn hoá thiếu nhi, các chiến dịch tiêm phòng, trại hè..)
-Chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng đều, hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng.
?
Những tổ chức nào ở nc ta góp phần vào việc chăm sóc TE
hs
Quĩ học bổng Vừ A Dính
?
Em đánh giá ntn về những cơ hội trên
-Những cơ hội khá khả quan, đảm bảo cho công ước thực hiện
gv
Như vậy ở phần những cơ hội bản tuyên bố đã chỉ ra đc những cơ hội cụ thể, khả quan để đảm bảo sự sống còn, quyền đc bảo vệ và phát triển của TE
Vậy nhiệm vụ của mọi người về quyền sống còn quyền đc bảo vệ và sự phát triển của TE ntn. Chuyển sang phần
4.Các giải pháp cụ thể của cộng đồng quốc tế về quyền TE
?
Theo dõi bản tuyên bố về nhiệm vụ của cộng đồng quốc tế, em thấy có mấy phần nd, đó là những phần nào
hs
Có 2 phần nd
+Nêu nhiệm vụ cụ thể từ mục 10-15
+Nêu biện pháp để thực hiện nhiệm vụ đó mục 16,17
?
Hãy tóm tắt những nd chính của phần nêu nhiệm vụ cụ thể
Liên hệ với phần trước đó, em thấy phần có sự gắn bó ntn
-Tăng cường sức khỏe, chế độ dinh dưỡng của TE
-Quan tâm nhiều đến TE tàn tật và có hoàn cảnh đặc biệt
-Các em gái bình đẳng với em trai
-Đảm bảo cho TE đc học hết bậc GDCS
-Đảm bảo cho các bà mẹ an toàn khi mang thai và sinh nở
-Đối với TE tha hương cần tạo cơ hội để biết đc lai lịch nguồn gốc của mình.. tạo mt sống an toàn
hs
Vì sự sống còn phát triển TE vì tương lai của toàn nhân loại, nhiệm vụ của chúng ta còn rất nặng nề là một VB N.luận toàn bộ phần nhiệm vụ là sự ứng chiếu, rà soát so với mục tiêu phần 1 chúng ta đã chặn đứng đc nguy cơ phần 2 đến mực độ nào? Sự liên kết tự nó tạo ra mối liên hệ kết dính cho cả bài văn. Chẳng hạn vấn đề suy dinh dưỡng đc nêu ở mục 6 phần 2 đc xem như nv hàng đầu ở phần 4 mục 10 nói về nv “tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của TE là trách nhiệm hàng đầu đồng thời cũng là nv mà các giải pháp chúng ta đã nắm trong tầm tay”. Các TE tàn tật đc nêu trong mục 4 phần 2 đc trở lại trong mục 11 phần 4 “TE tàn tật và TE có hoàn cách đặc biệt khó khăn” phải đc quan tâm chăm sóc nhiều hơn và đc hỗ trợ mạnh mẽ hơn. “Về những TE bị cưỡng bức phải từ bỏ gđ cội rễ” ở mục 4 đc trở lại trong mục 15 “Cần tạo cho TE cơ hội tìm biết đc nguồn gốc lai lịch của mình..” Như vậy nd phần nhiệm vụ đưa ra ko phải là chủ quan mà ngược lại nó rất cụ thể thiết thực.
?
Trong những nd trên nd nào là quan trọng nhất
hs
Nd nào cũng quan trọng thiết thực bởi nó liên quan đến tương lai quyền đc sống, đc bảo vệ và chăm sóc của TE. Tất cả những nội dung đó đều tích cực phục vụ cho bản công ước
?
Phần nêu những biện pháp cụ thể có những điểm gì cần chú ý
-Các nc đảm bảo sự đều đặn tăng trưởng để có đk vật chất chăm lo đến TE
-Tấtcả các nc cần có những nỗ lực liên tục và phù hợp trong HĐ vì TE
?
Với những giải pháp đưa ra như vậy có ý nghĩa ntn
hs
Cuộc đấu tranh cho thế hệ tương lai của nhân loại đã khởi động và nó chỉ mới bắt đầu. Đó là “tuyên bố” về cuộc đấu tranh vừa trước mắt, vừa lâu dài của toàn nhân loại
?
TE VN đã đc hưởng những gì từ những nỗ lực của Đảng và nhà nc
hs
Quyền đc học tập, vui chơi, chữa bệnh với các biểu hiện cụ thể quĩ khuyến học, BHYT học đg người nghèo ko mất tiền viện phí.
?
Em có NX gì về nv đc nêu ra ở mục trên
-Các nv nêu ra cụ thể toàn diện chỉ ra nv cấp thiết của cộng đồng quốc tế với việc chăm sóc bảo vệ TE
gv
Một VB N.L chứa đựng bao tư tưởng lớn, bao khát vọng đẹp đẽ của con người cả ý thức đấu tranh ko mệt mỏi cho mục tiêu đã định đc diễn đạt khá mạch lạc, rõ ràng với một kết cấu hợp lí phù hợp với qui luật tư duy cần đc đón nhận tự giác như một mệnh lệnh từ trái tim mình. Đó là kq VB đạt tới
*GV chuyển ý
III.Tổng kết ghi nhớ
?
Qua bản tuyên bố em nhận thức ntn về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc TE, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế với vấn đề này
-Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của TE là một trong những nv hàng đầu của từng quốc gia và quốc tế đến tương lai đất nc
-Vấn đề bảo vệ, chăm sóc TE đc quan tâm 1 cách thích đáng với chủ trương nv vấn đề có tính cụ thể, toàn diện
hs
Cách trình bày như các mục các phần VB nó mang tính chất như hiến pháp, công lệnh.
-HS đọc ghi nhớ
?
Phát biểu ý kiến của em về sự quan tâm chăm sóc của Đảng, nhà nc các tổ chức XH đối với TE hiện nay
-Quan tâm sâu sắc
III.Hướng dẫn học bài cũ, chuẩn bị bài mới
-Học thuộc ghi nhớ, nắm đc nd cơ bản của VB
-Lí giải tính chất nhật dụng của VB
-Chuẩn bị bài: Các phương châm hội thoại (tiếp)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_1_den_12_truong_thcs_muong_bon.doc