Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 25 - Giáo viên: Cao Thúy Phượng - Trường THCS Bàu Năng

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 25 - Giáo viên: Cao Thúy Phượng - Trường THCS Bàu Năng

 TUẦN:1 VĂN BẢN

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

LÊ ANH TRÀ

 TIẾT:1

 NGÀY DẠY:

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1.Kiến thức:

 -Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

 -Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

 -Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

 2.Kĩ năng:

 -Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

 -Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

¬¬ 3. Thái độ:

 Giáo dục học sinh lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo gương Bác.

 Giáo dục rèn kĩ năng sống.

 GV lồng ghép tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh.

II. CHUẨN BỊ:

 -GV: SGK, giáo n.

 -HS: Vở BT, dụng cụ học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC:

 -Sử dụng phương pháp pht vấn, -Gợi mở,-Nêu v giải quyết vấn đề,-Hợp tác nhóm.

IV. TIEÁN TRÌNH DẠY- HỌC:

 1/ Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.

 

doc 64 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 25 - Giáo viên: Cao Thúy Phượng - Trường THCS Bàu Năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN:1 VĂN BẢN
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
LÊ ANH TRÀ
 TIẾT:1
 NGÀY DẠY:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1.Kiến thức:
 -Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
 -Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hĩa dân tộc.
 -Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
 2.Kĩ năng: 
 -Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hĩa dân tộc.
 -Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hĩa, lối sống.
 3. Thái độ:
 Giáo dục học sinh lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo gương Bác. 
 Giáo dục rèn kĩ năng sống.
 GV lồng ghép tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh.
II. CHUẨN BỊ:
 -GV: SGK, giáo án.
 -HS: Vở BT, dụng cụ học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC:
 -Sử dụng phương pháp phát vấn, -Gợi mở,-Nêu và giải quyết vấn đề,-Hợp tác nhĩm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
 1/ Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
 2/ Kiểm tra bài cũ:
 GV giới thiệu chương trình, mơn học.
 3/ Giảng bài mới: 
 GV giới thiệu bài	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1:Đọc-tìm hiểu chú thích
- GV hướng dẫn cách đọc cho HS: chậm, rõ ràng, diễn cảm, ngắt ý và nhấn giọng ở từng luận điểm
- GV đọc mẫu – HS đọc tiếp
- GV nhận xét.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
? Cho biết thể loại và tác giả của văn bản?
(Lê Anh Trà- Viện trưởng Viện văn hĩa VN)
(Văn bản nghị luận cĩ nội dung đề cập đến một vấn đề mang tính thời sự, xã hội -> văn bản nhật dụng)
? Kể tên một vài văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8?
(Ơn dịch thuốc lá; Thơng tin về ngày trái đất năm 2000; Giáo dục chìa khĩa của tương lai.)
HĐ2: Tìm hiểu văn bản
-GV nêu câu hỏi 1, HS thảo luận nhóm, trình bày, nhận xét. GV nhận xét và chốt ý.
? Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ Tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào?
(+Hiểu biết văn hóa ở nhiều nước cả phương Đông lẫn phương Tây.
+Nói và viết thông thạo nhiều thứ tiếng trên thế giới.)
? Vì sao Người có được vốn tri thức sâu rộng như thế?
 (+Đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều nước trên thế giới.
 +Học hỏi, tìm hiểu nền văn hóa các nước trên thế giới.
 +Bác tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa các nước, giữ lại vẻ đẹp truyền thống của dân tộc.
 +Phê phán cái xấu, cái tiêu cực. )
? Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác được biểu hiện như thế nào?
(+Nơi ở: Ngôi nhà sàn nhỏ, chỉ có vài phòng làm việc, phòng họp và phòng ngủ.
+ Đồ dùng rất đơn sơ, mộc mạc.
+Trang phục hết sức giản dị thô sơ: Aùo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thơ sơ...
+Tư trang ít ỏi: Chiếc va li con, vài bộ quần áo, vài vật làm kỉ niệm.
+Aên uống đạm bạc: Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa)
_Bác là một lãnh tụ của một nước mà sống rất bình dị, rất Việt Nam, trong sạch, thanh cao như các nhà hiền triết ngày xưa.
& GV rèn kĩ năng sống, học tập và làm theo tấm gương của Bác
I/ĐỌC-TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
1. Đọc:
 2. Từ khĩ:
 3.Tác giả:
 Lê Anh Trà
 4.Thể loại:
 Văn bản nhật dụng
 II/ĐỌC-TÌM HIỂU VĂN BẢN:
 1.Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Bác Hồ:
-Bác Hồ có vốn tri thức văn hóa nhân loại rất sâu rộng từ phương Đông đến phương Tây. Đọc thông viết thạo nhiều thứ tiếng trên thế giới.
-Tiếp thu cái hay, cái đẹp của nhân loại.
-Phê phán cái tiêu cực, hạn chế. 
-Giữ lại truyền thống văn hóa của dân tộc.
-Một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị.
=> Thống nhất, hài hịa giữa dân tộc và nhân loại.
 2. Lối sống của Bác Hồ:
-Rất giản dị, đơn sơ từ nơi ăn chốn ở, cách làm việc, trang phục, ăn uống.
-Không cầu kì, xa hoa, không kiểu cách.
=>Vừa giản dị, vừa thanh cao, vĩ đại.
4/ Củng cố và luyện tập:
 -GV chốt ý- chuyển tiết.
 -HS đọc lại văn bản.
5/ Hướng dẫnHS tự học ở nhà:
 - Học thuộc nội dung bài, làm bài tập ở vở BT
 - Chuẩn bị phần cịn lại của văn bản : “ PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH”( trả lời các câu hỏi 3,4 SGK/8) .
V.RÚT KINH NGHIỆM:
 -Nội dung:..	
 -Phương pháp:.....................................................................................................................................
 -Hình thức tổ chức:
 -Học sinh:............................................................................................................................................
 TIẾT:2 VĂN BẢN
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (TT)
LÊ ANH TRÀ
 NGÀY DẠY:
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1.Kiến thức:
 -Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
 -Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hĩa dân tộc.
 -Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
 2.Kĩ năng: 
 -Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hĩa dân tộc.
 -Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hĩa, lối sống.
 3. Thái độ:
 Giáo dục học sinh lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo gương Bác. 
 Giáo dục rèn kĩ năng sống.
 GV lồng ghép tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh.
 II. CHUẨN BỊ:
 -GV: SGK, giáo án, giấy Ao.
 -HS: Vở BT, dụng cụ học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC:
 - Sử dụng phương pháp phát vấn, - Gợi mở, - Nêu và giải quyết vấn đề, - Hợp tác nhĩm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
 1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
 2/ Kiểm tra bài cũ:
 GV giới thiệu chuyển tiết.
 3/ Giảng bài mới: 
 GV giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: GV thống kê lại các mục đã học
HĐ2: Tìm hiểu văn bản (tt)
?Vì sao có thể nói lối sống của Bác Hồ là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
-GV cho HS trình bày -nhận xét. 
-GV nhận xét và chốt ý.
(+Lối sống giản dị của Bác vô cùng thanh cao trong sạch.
+Không phải tự thần thánh hóa cho khác đời, khác người, mà sự giản dị như vốn có của một con người Việt Nam.
+ Sống có văn hóa đã trở thành nếp: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên không phải cố tỏ ra khắc khổ của con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
Dẫn chứng:
Cảnh rừng Việt Bắc.
Tức cảnh Pác Bó.
Thuật hứng XXIV.
+ Cách sống của Bác như các vị hiền triết ngày xưa trong lịch sử: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm Sống vui với thú quê đạm bạc mà thanh cao.)
? Em hãy nêu vài nét về nghệ thuật:
- Tự sự
- Nghị luận
- Chọn lọc các chi tiết tiêu biểu
- Đan xen thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Từ Hán Việt
- Nghệ thuật đối lập.
HĐ3: Củng cố bài học
-HS thảo luận nhĩm: “Cảm nhận của em về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?”
=>Qua những điểm đã phân tích, chúng ta thấy vẻ đẹp trong phong cách của Bác là sự kết hợp hài hịa giữa truyền thống văn hĩa dân tộc và tinh hoa văn hĩa nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị.
& GV rèn kĩ năng sống, học tập và làm theo tấm gương của Bác
- GV gọi HS đọc ghi nhớ.
HĐ4: Luyện tập
- Đọc truyện Về lối sống giản dị của 
- Kể chuyện Bác Hồ
-Sưu tầm tranh, ảnh. . . 
I/ ĐỌC-TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
II/ĐỌC-TÌM HIỂU VĂN BẢN
1.Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Bác Hồ:
2.Lối sống của Bác Hồ:
3.Sự kết hợp về lối sống của Bác Hồ:
 -Ở Bác có sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, trong sạch, đẹp đẽ.
 -Cái đẹp gắn với truyền thống, nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.
4.Cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh:
 -Kể kết hợp với bình luận. 
 -Chọn lựa chi tiết tiêu biểu.
 -Sự đối lập:Vĩ nhân >< giản dị.
 Biết nhiều >< chọn lọc lại.
GHI NHỚ: SGK/8
 III/ LUYỆN TẬP:
4/ Củng cố và luyện tập:
 Thực hiện ở HĐ3,4
 5/ Hướng dẫnHS tự học ở nhà:
 -Đọc lại văn bản, tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
 -Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích.
 -Học thuộc nội dung bài, ghi nhớ SGK/8 , làm bài tập ở vở BT
 -Chuẩn bị bài mới “ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI”,( trả lời các câu hỏi SGK/8,9)
V.RÚT KINH NGHIỆM:
 -Nội dung:.	
 -Phương pháp:....................................................................................................
 -Hình thức tổ chức:
 -Học sinh:..................................................................................................................
TIẾT:3
NGÀY DẠY: 
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1.Kiến thức:
 -Củng cố kiến thức đã học về hội thoại ở lớp 8
 -Nắm được nội dung phương châm về lượng, về chất. 
 2.Kĩ năng: 
 -Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
 -Biết vận dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp. 
 3. Thái độ: 
 Giáo dục HS biết phép lịch sự, đứng đắn trong giao tiếp, sử dụng thành thạo và phù hợp các phương châm hội thoại.
 Giáo dục rèn kĩ năng sống.
 II.CHUẨN BỊ:
 GV: SGK, giáo án, giấy Ao.
 HS:Vở BT, đọc kỹ và trả lời các đoạn đối thoại.
 III. PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC:
 - Sử dụng phương pháp diễn giảng, 
 - Nêu và giải quyết vấn đề,
 - Hợp tác nhóm,
 - Thuyết trình, 
 - Qui nạp kiến thức.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
 1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
 2/ Kiểm tra bài cũ:
 - GV nhắc lại bài “ Hội thoại” đã học ở lớp 8.
 ? Em hiểu gì về vai trị xã hội trong hội thoại đã học.
 ?Nêu cách đối xử của người cĩ vai xã hội thấp với người cĩ vai xã hội cao và ngược lại.
 3/ Giảng bài mới: 
 GV giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 HĐ1:Tìm hiểu phương châm về lượng
- GV cho HS đọc mục 1 SGK/8.
- GV cho HS thảo luận nhóm, HS trình bày. GV nhận xét và chốt ý.
? Ba trả lời An như thế có đáp ứng đều An mong muốn không? (Không.)
? Cần phải trả lời như thế nào?
(Trả lời là địa điểm cụ thể chính xác.)
?Từ đó rút ra bài học gì về giao tiếp? 
(+Khi giao tiếp cần nói có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp. Không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
+ Nếu nói không có nội dung là một hiện tượng không bình thường.Vì giao tiếp bao giờ cũng chuyển tải một nội dung nào đó.)
-HS đọc (kể) lại truyện cười và trình bày.
-GV chốt ý.
?Vì sao truyện này gây cười?
( Vì nói thừa những thông tin không cần thiết. )
? Lẽ ra họ phải nói như thế nào?
(Bo ... ội dung bài,
 -Chuẩn bị các câu hỏi 3,4/72 của bài: “ HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ” (tt)
V.RÚT KINH NGHIỆM:
 -Nội dung:.	
 -Phương pháp:.......................................................................................................
 -Hình thức tổ chức:.
 -Học sinh:..................................................................................................................
TIẾT: 24 VĂN BẢN
HỒNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
HỒI THỨ MƯỜI BỐN
 (tt) Ngơ gia văn phái
 NGÀY DẠY:
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
 -Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ.
 -Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
 -Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi.
2.Kĩ năng: 
 -Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ.
 -Cảm nhận sức trỗi dậy kỳ diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
 -Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan.
3. Thái độ: 
Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc, ghi nhớ công ơn của người anh hùng dân tộc, phê phán bọn vua quan hèn nhát, bán nước.
II/ CHUẨN BỊ:
 GV:SGK, giáo án
 HS:Vở BT, dụng cụ học tập.
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC:
- Sử dụng phương pháp tái hiện, 
-Phân tích,
-Câu hỏi nêu và giải quyết vấn đề,
- Hợp tác nhóm,
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
2/ Kiểm tra bài cũ: Không
 3/ Giảng bài mới:
 GV gới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: GV thống kê lại các mục
HĐ2: Tìm hiểu tiếp văn bản(tt)
- GV cho HS thảo luận nhóm và trình bày câu hỏi 3/72
- Giáo viên nhận xét và chốt ý.
? Em hãy nêu tình hình của quân Thanh khi sang đất nước ta? Nhất là tướng Tôn Sĩ Nghị.
(+Không nắm rõ tình hình nước ta, không phòng bị gì cả, chỉ lấy thanh thế suông để dọa dẫm.
+Không muốn tốn xương máu, giao trách nhiệm nặng nề cho vua tôi nhà Lê.
+Bất tài, vô dụng.
+Không đánh mà chạy, tan vỡ, xin hàng, rụng rời, sợ hãi, dàn trận không thành, tự làm hại mình, tự vẫn.)
?Bọn nhà Lê ra sao?
(+Khi thua trận, vua tôi nhà Lê chạy theo, cướp thuyền dân, nhịn đói, đi không nghỉ, nhờ người thổ hào cho bữa cơm và dẫn đường tắt theo Tôn Sĩ Nghị sang Trung Quốc hòng cầu viện đại quân sang cứu.
+Sống lưu vong nơi đất khách quê người và mất luôn tại đó.)
? Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây?
(Kể xen miêu tả, cụ thể sinh động, gây ấn tượng mạnh.)
?So sánh hai cuộc tháo chạy của bọn vua tôi nhà Lê và bọn xâm lược?
(+Tả thực, cụ thể nhưng âm hưởng lại khác nhau.
+Khi tả quân Thanh: nhịp điệu nhanh “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, hối hả tranh nhau sang sông, xô đẩy nhau, sợ hãi, tháo chạy về nước. 
+Khi miêu tả vua tôi nhà Lê: chậm rãi, tỉ mỉ, tả giọt nước mắt của người thổ hào, của vua tôi nhà Lê thật thảm thương, giết gà thết đãi, tỏ rõ sự ngậm ngùi..
+Tác giả là một tôi trung mà thấy vương triều sụp đổ không thể không mủi lòng, vẫn biết là kết cục không tránh khỏi.)
-GV chốt ý, HS đọc ghi nhớSGK/72
HĐ3: Luyện tập
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
-HS trình bày , GV chốt ý, sửa chữa.
I/ ĐỌC- TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
II/ ĐỌC-TÌM HIỂU VĂN BẢN:
 1. Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ:
 2. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:
a. Tôn Sĩ Nghị là tên tướng bất tài, vô dụng, kiêu căng tự mãn chủ quan, khinh địch, không đề phòng, lo ăn chơi, không có kế hoạch gì cả.
 Khi lâm trận bọn tướng tá sợ hãi, chạy trốn, quân lính xin hàng, bỏ chạy về nước, giẫm đạp lên nhau mà chết.
 Sầm Nghi Đống tự vẫn.
 b. Bọn vua tôi Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh, phản nước hại dân. Vua tôi trốn chạy, tình cảnh thảm thương, nhìn nhau than thở chảy cả nước mắt.
 Ä Lối văn trần thuật, xen miêu tả sinh động, cụ thể gây ấn tượng.
3. So sánh hai cuộc tháo chạy: 
- Quân Thanh: Tả nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả. Tuy miêu tả khách quan nhưng có vẻ hả hê, sung sướng của người thắng trận, trước thảm bại của bọn cướp nước.
- Vua tôi nhà Lê: Tả nhịp điệu chậm rãi, tỉ mỉ, tỏ rõ sự ngậm ngùi, thương xót.
GHI NHỚ : SGK/72
III/ LUYỆN TẬP:
4/ Củng cố và luyện tập:
 Thực hiện ở HĐ2,3
 5/ Hướng dẫnHS tự học ở nhà:
 - Học thuộc lòng ghi nhớ SGK/72
 - Hoàn chỉnh bài tập
 - Tìm đọc thêm truyện kể về chuyện Quang Trung của Nguyễn Huy Tưởng.
 - Chuẩn bị bài“ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (TT)” đọc và trả lời các câu hỏi SGK/72.
V.RÚT KINH NGHIỆM:
 -Nội dung:.	
 -Phương pháp:.......................................................................................................
 -Hình thức tổ chức:..
 -Học sinh:..................................................................................................................
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
(TT)
 TIẾT: 25
NGÀY DẠY:
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1.Kiến thức:
 Nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ: 
 -Tạo thêm từ ngữ mới, 
 -Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. 
2.Kĩ năng: 
 -Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài.
 -Sử dụng từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài phù hợp.
3. Thái độ: 
 Giáo dục HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, khi cần thiết mới dùng từ mượn.
 Giáo dục rèn kĩ năng sống.
 GV lồng ghép GD phòng chống các tệ nạn xã hội.
II/ CHUẨN BỊ:
 GV: SGK, giáo án, giấy Ao.
 HS:Vở BT, dụng cụ học tập.
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC:
 -Sử dụng phương pháp gợi mở, 
 -Câu hỏi nêu và giải quyết vấn đề, 
 -Phân tích, -Hợp tác nhóm,
 -Quy nạp kiến thức. 
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
2/ Kiểm tra bài cũ:
 1. Thế nào là sự phát triển của từ ngữ? Nêu hai phương thức chuyển nghĩa chủ yếu?(7đ)
 (Cùng với sự phát triển của XH, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
 Có2 phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ)
 2. Hãy xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ miệng, nêu ra phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ sau: (3đ)
 a. Lão Miệng không dậy được nữa. ( nghĩa gốc -danh từ chỉ bộ phận)
 b. Ở sao cho khỏi miệng người đời. ( nghĩa chuyển-hoán dụ)
 c. Kiến bò miệng chén chưa lâu. ( nghĩa chuyển- ẩn dụ)
3/ Giảng bài mới: 
 GV giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: tìm hiểu cấu tạo từ ngữ mới
-GV hướng dẫn HS mở rộng vốn từ.
- GV gọi HS đọc mục 1/ I SGK/72
?Trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo nên những từ đã có sẵn? Hãy ghép và giải nghĩa.
(+ Điện thoại di động. 
+ Sở hữu trí tuệ.)
?Hãy tìm những từ ngữ cấu tạo theo mô hìnhX + tặc.
?Tìm thêm ví dụ có cấu tạo theo mô hình X + 
? Từ ví dụ trên, em có nhận xét gì về cách cấu tạo từ ngữ theo mô hình này?
-GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/73
HĐ2:Phát triển từ ngữ nhờ mượn từ
- GV cho HS thảo luận nhóm, trình bày 1/a,b, 
-GV nhận xét và chốt ý.
- Các từ Hán Việt trong 1 a,b
& GV lồng ghép GD phòng chống các tệ nạn xã hội.
(GV giải thích thêm một số từ: AIDS, ma túy,tiêm chích, nhiễm độc cấp tính, moocphin, ma túy học đường, tội phạm buôn ma túy.)
- Tìm từ có nguồn gốc Châu Aâu?
+ Marketing (Anh). AIDS (Anh)
+ Tiếng Pháp trong chiếc xe đạp
- GV chốt ý gọi HS đọc ghi nhớ SGK/74.
HĐ3:Luyện tập
- GV hướng dẫn HS làm BT 
-HS đọc và thực hiện BT 1
X + trường: thị trường , chiến trường.
X + hóa: ô-xi hóa, lão hóa, điện khí hóa,..
Văn + X: văn chương, văn học,
Cười + X: cười nụ, cười tình, cười nhạt,.
- GV gọi HS đọc và thực hiện theo yêu cầu BT
- HS hoạt động nhóm nhỏ
-Tìm, trình bày, giải thích những từ đã đưa ra.
-HS đọc yêu cầu và xác định
I/ TẠO TỪ NGỮ MỚI
1. Những từ ngữ cấu tạo mới:
 -Điện thoại di động.
 - Điện thoại nóng
 -Trí tuệ nhân tạo
 - Sở hữu trí tuệ.
 - Đặc khu kinh tế.
 - Kinh tế tri thức.
2.Từ ngữ được cấu tạo theo mô hình X + tặc:
- Không tặc, hải tặc, lâm tặc, tin tặc, nữ tặc, nghịch tặc
- Tóc đen, vải đen, da đen,.
GHI NHỚ: SGK/73
II/ MƯỢN TỪ NGỮ CỦA TIẾNG NƯỚC NGOÀI
 1. Từ Hán Việt:
a. Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
b. Bạc mệnh, duyên phận, thần linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc
2. Từ ngữ có nguồn gốc Châu Aâu:
- AIDS (ết), ma-két-tinh.
GHI NHỚ : SGK/74
III/ LUYỆN TẬP
 Bài 1/74:
Chọn các mô hình: X + tặc như : 
X + trường; X + hóa; X + tập; X + học ; X + điện tử;.
 Văn + X ; cười + X,.
 Bài 2/74:
 5 từ dùng phổ biến: bàn tay vàng; cầu truyền hình, cơm bụi, công nghệ cao. Công viên nước, đa dạng sinh học, đường cao tốc, đường vành đai, hiệp định khung, thương hiệu,
 Bài 3/74:
-Từ mượn của tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, casĩ, nô lệ
-Từ mượn của các ngôn ngữ Châu Âu: xà phòng, ô-tô,ra-đi-ô, càphê, canô.
4/ Củng cố và luyện tập:
 Thực hiện ở phần ghi nhớ và HĐ3
 & GV rèn kĩ năng, giao tiếp sao cho cĩ hiệu quả đối với HS
5/ Hướng dẫnHS tự học ở nhà:
 -Học thuộc lòng phần ghi nhơ SGK/73,74.
 - Làm BT4/74
 - Chuẩn bị bài mới “ TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU” (đọc và tóm tắt các phần SGK/77)
V.RÚT KINH NGHIỆM:
 -Nội dung:.	
 -Phương pháp:.......................................................................................................
 -Hình thức tổ chức:
 -Học sinh:..................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_1_den_25_giao_vien_cao_thuy_phuong_tr.doc