Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 32

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 32

Tiết 1

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

- Lê Anh Trà -

I. Mức độ cần đạt

Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

II. Trọng tâm kiến thức kĩ năng

1. Kiến thức:

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống sinh hoạt .

- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của bài nghị luận trong văn bản cụ thể.

2. Kĩ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

3. Thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng,học tập rèn luyện theo gương Bác.

III. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

1. Tự nhận thức: Tự nhận thức về phong cách sống của Bác

IV. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học

1. Động não: Suy nghĩ về vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh, rút ra những bài học thiết thực về lối sống cho bản thân từ tấm gương Hồ Chí Minh.

 

doc 99 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 877Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 18/8/2011
Ngày giảng: 20/8/2011
Tiết 1
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
- Lê Anh Trà -
I. Mức độ cần đạt
Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
II. Trọng tâm kiến thức kĩ năng
1. Kiến thức:
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống sinh hoạt .
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của bài nghị luận trong văn bản cụ thể.
2. Kĩ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. 
3. Thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng,học tập rèn luyện theo gương Bác.
III. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Tự nhận thức: Tự nhận thức về phong cách sống của Bác
IV. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học
1. Động não: Suy nghĩ về vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh, rút ra những bài học thiết thực về lối sống cho bản thân từ tấm gương Hồ Chí Minh.
V. Phương tiện dạy học
1. GV: tư liệu, tranh ảnh, một số mẩu chuyện về Bác.
2. HS: tìm những tư liệu nói về Bác.
VI. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy kể tên những tác phẩm viết về Bác mà em biết?
3. Bài mới:
- GV: Nói đến HCM chúng ta không chỉ nói đến một nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách HCM. Bài học hôm nay các em sẽ được hiểu thêm về một trong những nét đẹp của phong cách đó.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chung 
- Cách đọc: giọng khúc chiết, mạch lạc, thể hiện niềm tôn kính đối với Bác.
- Yêu cầu 1 HS đọc 
- Gọi HS khác nhận xét, giáo viên uốn nắn cách đọc cho các em.
(?) Dựa vào chú thích Sgk hãy cho biết vài nét về tác giả, tác phẩm?
Hs: 
- Yêu cầu HS đọc thầm chú thích SGK, giải thích từ “phong cách”, “uyên thâm’
(?) Còn từ ngữ nào trong văn bản em chưa hiểu (GV giải thích nếu có).
(?)VB trên thuộc thể loại nào? Vì sao em biết.
-> GV giúp HS nhớ lại kiểu văn bản nhật dụng vì đề cập đến vấn đề mang tính thời sự - xã hội, đĩ là sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hĩa dân tộc. Hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta phát động cuộc học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM.
(?) Để giúp ta hiểu biết thêm về phong cách của Bác, người viết đã sử dụng phương thức biểu đạt nào cho phù hợp.
Phương pháp thuyết minh.
(?) Văn bản trên gồm mấy nội dung, các nội dung trên tương ứng với những phần nào.?
- Giúp HS làm rõ 2 nội dung: 
+ Từ đầu à rất hiên đại: Phong cách HCM trong việc tiếp thu tinh hoa văn hố nhân loại .
+ Còn lại : Phong cách HCM trong lối sống .
HĐ2: Hướng dẫn HS phân tích văn bản. 
- Yêu cầu HS đọc lại phần 1.
(?) Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong hoàn cảnh nào.
- HS : suy nghĩ độc lập dựa trên văn bản.
- GV nhận xét và kết luận: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả, bắt nguồn từ khát vọng ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 tại bến Nhà Rồng.
+ Qua nhiều cảng trên thế giới
+ Thăm và ở nhiều nước.
? Hồ Chí Minh đã làm cách nào để có thể có được vốn tri thức văn hóa nhân loại.
- HS : Thảo luận nhóm.
? Để có được kho tri thức, có phải Bác chỉ vùi đầu vào sách vở hay phải qua hoạt động thực tiễn.
+	? Động lực nào giúp Người có được những tri thức ấy ? Tìm những dẫn chứng cụ thể trong văn bản minh họa những ý các em đã cho trình bày?
- HS : Dựa vào văn bản đọc dẫn chứng .
? Hãy đưa ra một vài ví dụ chứng tỏ Người nói, viết thạo nhiều thứ tiếng?
+ Viết văn bằng tiếng Pháp "Thuế máu" 
+ Làm thơ bằng chữ Hán : " Nguyên tiêu ", " Vọng nguyệt "...
	- GV bình về mục đích ra nước ngoài của Bác ® hiểu văn học nước ngoài để tìm cách đấu tranh giải phóng dân tộc ...
 ? Em có nhận xét gì về vốn tri thức nhân loại mà Bác đã tiếp thu?
? Theo em, điều kỳ lạ nhất đã tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Câu văn nào trong văn bản đã nói rõ điều đó ? Vai trò của câu này trong toàn văn bản.
HS : Thảo luận cặp, phát hiện câu văn cuối phần I, vừa khép lại vừa mở ra vấn đề ® lập luận chặt chẽ, nhấn mạnh ...
? Để giúp ta hiểu về phong cách văn hoá HCM tác giả đã dùng phương pháp thuyết minh như thế nào.
-> Sử dụng đan xen các phương pháp thyết minh : so sánh, liệt kê, đan xen lời kể, lời bình cùng nghệ thuật đối lập, diễn đạt tinh tế để khéo léo đi đến kết luận, tạo sức thuyết phục lớn.
GV? Qua phần một vừa tìm hiểu em học hỏi ở Bác những gì? Lấy ví dụ.
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc
a. Tác giả, tác phẩm
- Lê Anh Trà
- Văn bản được trích trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam
b. Từ khó
3. Thể loại: Văn bản nhật dụng
4. Bố cục: Gồm hai phần.
II. Tìm hiểu chi tiết 
1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
- Cách tiếp thu : nắm vững phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, đến đâu cũng tìm hiểu, học hỏi văn hóa, nghệ thuật của các nước qua công việc lao động.
- Động lực: Ham hiểu biết, học hỏi và xuất phát từ lòng yêu thương dân tộc.
- Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.
Hồ Chí Minh có sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hóa TG nhào nặn nên cốt cách văn hóa HCM. 
Þ Hồ Chí Minh tiếp thu văn hóa nhân loại dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc.
4. Hướng dẫn tự học
 ? Qua phần một vừa tìm hiểu em học hỏi ở Bác những gì? Lấy ví dụ.
 - Soạn bài 
*************************************************************
Ngày soạn : 18/8/2011
Ngày giảng: 20/8/2011
Tiết 2
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
- Lê Anh Trà -
I. Mức độ cần đạt
Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụngcó sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
II. Trọng tâm kiến thức kĩ năng
1. Kiến thức:
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống sinh hoạt .
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của bài nghị luận trong văn bản cụ thể.
2. Kĩ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống. 
3. Thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng,học tập rèn luyện theo gương Bác.
III. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Tự nhận thức: Tự nhận thức về phong cách sống của Bác
2. Làm chủ bản thân: Từ việc tìm hiểu vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh xác định được mục tiêu phấn đấu theo pgong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
3. Giao tiếp: Trình bày , trao đổi về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh trong văn bản.
IV. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học
1. Động não: Suy nghĩ về vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh, rút ra những bài học thiết thực về lối sống cho bản thân từ tấm gương Hồ Chí Minh.
2. Thảo luận nhóm: Trình bày một phút về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản và những gì Cá nhân tiếp thu, hoặc hướng phấn đấu của bản thân từ tấm gương hồ Chí Minh.
V. Phương tiện dạy học
1. GV: tư liệu, tranh ảnh, một số mẩu chuyện về Bác.
2. HS: tìm những tư liệu nói về Bác.
VI. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy kể tên những tác phẩm viết về Bác mà em biết?
3. Bài mới:
- GV: Nói đến HCM chúng ta không chỉ nói đến một nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách HCM. Bài học hôm nay các em sẽ được hiểu thêm về một trong những nét đẹp của phong cách đó.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung ghi bảng
HĐ1 : Phân tích nội dung phần 2 
- Yêu cầu HS đọc nội dung phần 2.
? Phần văn bản này nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp cách mạng của Bác? 
- HS : Phát hiện thời kỳ Bác làm Chủ tịch nước.
? Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh, tác giả đã tập trung vào những khía cạnh nào, phương diện, cơ sở nào.
- HS : Chỉ ra được 3 phương diện : nơi ở, trang phục, ăn uống.
? Nơi ở và làm việc của Bác được giới thiệu như thế nào ? 
Hs:
Gv: Chốt
- GV cho HS quan sát bức tranh trong SGK và đọc lại một vài câu thơ trong bài Thăm cõi Bác xưa của Tố Hữu:
Anh dắt em vào thăm cõi Bác xưa
 Đường xoài hoa trắng, nắng đu đưa
 Có hồ nước lặng soi tăm cá
 Có bưởi cam thơm mát bóng dừa
............
 Nhà gác đơn sơ một góc vườn
 Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
 Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
 Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn
? Trang phục của Bác theo cảm nhận của tác giả như thế nào ? Biểu hiện cụ thể?
- HS : Quan sát văn bản phát biểu.
? Việc ăn uống của Bác diễn ra như thế nào ? Cảm nhận của em về bữa ăn với những món đó?
- HS : Thảo luận phát biểu dựa trên văn bản.
? Em hình dung thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời với Bác và cuộc sống đương đại ? Bác có xứng đáng được đãi ngộ như họ không?
? HS : Thảo luận nhóm
? Qua trên em cảm nhân được gì về lối sống của Hồ Chí Minh?
- Lối sống của Bác là sự kết thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hóa dân tộc họ mang nét đẹp thời đại gắn bó với nhân dân.
? Để nêu bật lối sống giản dị Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
 Hs:
Gv: Khẳng định
- HS : Đọc lại "và người sống ở đó ® hết".
? Tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi - vị anh hùng dân tộc thế kỷ 15. Theo em điểm giống và khác giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết ra sao?
- HS : Thảo luận tìm ra nét giống và khác.
+ Giống : Giản dị thanh cao
+ Khác : Bác gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân.
- Bình và đưa những dẫn chứng về việc Bác đến trận địa, tát nước, trò chuyện với nhân dân, qua ảnh ...
? Trong cuộc sống hiện đại xét về phương diện văn hóa trong thời kỳ hội nhập Vb này có ý nghĩa gì?
Hs
HĐ2 : Ứng dụng liên hệ bài học và tổng kết 
? Trong cuộc sống hiện đại xét về phương diện văn hóa trong thời kỳ hội nhập có những thuận lợi và nguy cơ gì?
- HS : Thảo luận lấy dẫn chứng cụ thể.
? Tuy nhiên tấm gương của Bác cho thấy sự hòa nhập vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc. Vậy từ phong cách của Bác em có suy nghĩ gì về việc đó?
-> Sống, làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại, tự tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống có văn hóa.
? Em hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hóa và phi văn hóa?
- Thảo luận (cả lớp) tự do phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại :	- Vấn đề ăn mặc
	 - Cơ sở vật chất 
	- Cách nói năng, ứng xử.
- Vấn đề này vừa có ý nghĩa hiện tại, vừa có ý nghĩa lâu dài. Hồ Chí Minh nhắc nhở :
+Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết cần có con người mới XHCN.
+Việc giáo dục và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết (di chúc). Các em hãy ghi nhớ và thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.
- GVcho HS đọc và ghi nhớ trong SGK và nhấn mạnh những nội dung chính của văn bản.
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập, củng cố toàn bài.
- ...  traû lôøi caâu hoûi naøy)
H - Em ñaõ aùp duïng bieän phaùp ngheä thuaät naøo ? 
 ( nhaân hoùa hay töï thuaät )
H - Ñoái chieáu vôùi baøi cuûa em, em ñaõ laøm ñöôïc vaø chöa laøm ñöôïc nhöõng gì ? 
 (GV goïi moät vaøi HS traû lôøi caâu hoûi naøy)
H - Baøi vieát cuûa em ñaõ hoaøn chænh veà boá cuïc chöa ? Phaàn môû baøi cuûa em ñöôïc baét ñaàu nhö theá naøo ?
H - Phaàn thaân baøi em ñaõ saép xeáp caùc yù nhö theá naøo, theo trình töï naøo ?
H - Caùc ñoaïn vaên trong phaàn thaân baøi ñaõ ñöôïc em chuù yù ñeán vieäc lieân keát ñoaïn chöa ?
H - Em keát thuùc baøi vieát cuûa mình baèng chi tieát gì ? Em coù yù ñònh ngaàm noùi vôùi ngöôøi ñoïc ñieàu gì khoâng khi keát thuùc baèng chi tieát aáy ?
H - Ngoaøi ra, trong toaøn baøi, em coù chuù yù ñeán caùch duøng töø sao cho hình aûnh, gôïi caûm vaø coù chuù yù vieäc chaám caâu cho ñuùng ngöõ phaùp chöa ?
Hoaït ñoäng 2 : Nhaän xeùt baøi vieát cuûa hs trong lôùp
a. Öu ñieåm :
- Baøi vieát hoaøn chænh boá cuïc ba phaàn.
- Cô baûn ñaõ thuyeát minh ñöôïc veà caây luùa.
- Baøi vieát böôùc ñaàu ñaõ bieát keát hôïp vôùi mieâu taû vaø bieåu caûm.
b. Khuyeát ñieåm :
- Coøn khaù vuïng veà trong vieäc duøng bieän phaùp ngheä thuaät nhaân hoùa trong baøi thuyeát minh.
- Loãi duøng töø, chính taû, taùch ñoaïn, lieân keát ñoaïn coøn phoå bieán.
- Naêng löïc vieát vaên cuûa nhieàu hoïc sinh coøn yeáu.
Hoaït ñoäng 3 : Traû baøi 
GV traû baøi cho HS. Cho moät vaøi HS coù baøi ñaït ñieåm cao ñoïc baøi vieát tröôùc lôùp. 
I/ Ñeà baøi :
 Thuyeát minh veà caây luùa Vieät Nam.
II/ Ñaùp aùn:
* Nhaän xeùt :
a . Öu ñieåm :
-Naém ñöôïc ñaëc tröng söû duïng yeùu toá mieâu taû trongvaên baûn thuyeát minh .
- Boá cuïc ba phaàn roõ raøng .
- Neâu ñöôïc caùc ñaëc ñieåm cuûa caây luùa - dieãn ñaït coù tính ngheä thuaät, caûm xuùc 
- Saép xeáp caùc yù thuyeát minh theo trình töï veà caùc ñaëc ñieåm cuûa caây luùa.
b . Nhöôïc ñieåm :
-Dieãn ñaït coøn yeáu, caâu vaên vieát chöa roõ raøng, coøn maéc loãi chính taû.
-Noäi dung moät soá em laøm coøn sô saøi, chöa saâu, söï quan saùt veà caây luùa trong ñôøi soáng cuûa ngöôøi Vieät Nam chöa thaät kyõ.
IV . Chöõa loãi chung :
1 .Loãi dieãn ñaït : Saép xeáp töø ngöõ chöa hôïp lí.
2 .Loãi duøng töø : Duøng töø hay truøng laëp ( Ngheøo naøn veà voán töø ). 
Ví duï :
3. Loãi vieát caâu : Caâu chöa chính xaùc ñuùng caùc thaønh phaàn caâu .
4. Traû baøi : HS söûa loãi trong baøi.
	4. Cuûng coá :
	- Cho HS coù ñieåm cao nhaát ñoïc baøi laøm cuûa mình.
	5. Hướng dẫn tự học
	- OÂn laïi lí thuyeát vaên thuyeát minh.
	- Chuaån bò : Maõ Giaùm Sinh Mua Kieàu.
Ngày soạn : 01.10.2011
Ngày dạy : 03/04.10.11
TIẾT 32 
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
( Trích Truyên Kiều – Nguyễn Du )
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG
1. KT - Nỗi bẽ bàng buồn tủi cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng chung thủy, hiểu thảo của nàng. Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2. KN - Bổ sung kiến thức đọc hiểu văn bản trung đại. Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều. Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du với nhân vật trong truyện.
3. TĐ- Gíao dục học sinh sự cảm thông với những người bị chà đạp trong xã hội cũ, phê phán chế độ bất công, phê phán bọn buôn thịt bán người..
 III.CHUẨN BỊ, PHƯƠNG PHÁP :
	1.Chuẩn bị :
 	 - Giáo án, SGK,.
Bảng phụ.
	2. Phương pháp :
	- Vấn đáp
 - Giải quyết vấn đề
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
H - Đọc thuộc lòng đoạn thơ miêu tả cảnh mua bán trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”(5 đ). Tấm lòng nhân đạo của nhà thơ thể hiện ra sao?(2 đ). Sự khác biệt của tác giả khi miêu tả nhân vật chính diện và nhân vật phản diện? (3 đ)
- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua thái độ khinh bỉ, căm phẫn sự giả dối, tàn nhẫn, lạnh lùng của Mã Giám Sinh; qua nỗi xót thương, đồng cảm với Thúy Kiều.
- Sự khác biệt trong nghệ thuật miêu tả nhân vật chính diện và nhân vật phản diện của thi hào Nguyễn Du: Nhân vật chính diện chủ yếu là bút pháp ước lệ, phản diện là bút pháp tả thực. 
3. Bài mới :
*Giới thiệu bài:
Ở đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”, các em đã hiểu được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du qua bút pháp ước lệ cổ điển. Ở bài học hôm nay sẽ giúp các em thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Tìm hiểu xuất xứ đoạn trích
 H - Dựa vào chú thích trong SGK, em hãy nêu xuất xứ của đoạn trích này ?
Hoạt động 2 : Đọc-hiểu văn bản
* GV đọc mẫu một lần toàn bài, hướng dẫn cách đọc, đọc chậm rãi, chính xác, thể hiện tâm trạng buồn của Thúy Kiều. yêu cầu 2-3 HS luyện đọc, cho các HS khác nhận xét.
* GV yêu cầu HS phân đoạn, tìm ý mỗi đoạn.
H - Nêu đại ý của đoạn trích ?
* Lưu ý HS chú ý kỹ các chú thích trong SGK
* GV cho HS đọc 6 câu thơ đầu trong SGK.
H - Hai từ “khóa xuân” ngụ ý cho em điều gì về thân phận nàng Kiều lúc này ? 
 [ Kiều đang bị giam lỏng ]
H - Những hình ảnh “vẻ non xa, tấm trăng gần, bốn bề bát ngát, cát vàng, bụi hồng” gợi cho em cảm nhận điều gì về lầu Ngưng Bích ?
 [ Lầu Ngưng Bích trơ trọi giữa khoảng không gian bao la, rợn ngợp ]
H - Hình ảnh :” mây sớm đèn khuya “ gợi tính chất gì của thời gian ? Cùng với hình ảnh “ tấm trăng gần “ diễn tả hình ảnh Thúy Kiều như thế nào ?
- Thời gian: “ Mây sớm, đèn khuya” -> tuần hoàn khép kín, Thúy Kiều bị giam hãm trong không gian, làm bạn với mây, đèn, trăng.
H - Câu thơ “ Bẽ bàng mây sớm đèn khuya” cho em cảm nhận gì về thời gian nơi đây cũng như ?
 [ Khép kín trọn một ngày ]
-Bẽ bàng 
-Nửa tình nửa cảnh
 - GV so sánh khác với “ Một nền đồng tước khóa xuân hai Kiều “
H à Tất cả những cảnh đó đều được cảm nhận qua cái nhìn của Kiều. Cái nhìn đầy tâm trạng ấy cho thấy hoàn cảnh của Kiều lúc này ra sao ?
* GV cho HS đọc tám câu thơ tiếp theo trong SGK.
H – Bốn câu thơ đầu diễn tả Kiều nhớ ai ?
 [ nhớ Kim Trọng ]
H - Nỗi nhớ thương ấy được diễn tả như thế nào ?
 [ nhớ đến lời thề hẹn đôi lứa, thương cho chàng Kim chờ đợi mình cách vô ích, khẳng định tấm lòng son sắt của mình ]
H - Bốn câu thơ tiếp theo diễn tả Kiều nhớ ai ?
 [ nhớ cha mẹ ]
H - Nỗi nhớ thương ấy được diễn tả như thế nào ?
[ Nhớ đến độ xót xa, thương cha mẹ già yếu thiếu sự đỡ đần, tưởng chừng như đã xa nhà lâu lắm]
H - Những điển tích Sân lai, gốc tử được nhắc tới đã biểu lộ tình cảm của nàng như thế nào ?
- Biểu lộ tình cảm trực tiếp.
H à Những nỗi nhớ và cách nhớ ấy cho thấy Kiều là con người thế nào ? Những nỗi nhớ ấy Kiều nói với ai?
- Chính mình à ngôn ngữ độc thoại.
* GV cho HS đọc tám câu thơ cuối trong SGK.
H - Tâm trạng của Thúy Kiều ở đây là tâm trạng như thế nào?
- Buồn - trông ( nhìn ).
H - Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ cũng như cách ngắt nhịp của tác giả trong đoạn thơ này ?
- Cách dùng điệp ngữ, thanh bằng, từ láy, ngắt nhịp 2-4/4-4 đều đặn
H - Cách dùng nghệ thuật đó đã góp phần diễn tả tâm trạng của T.Kiều ra sao ?
+ Nhớ quê hương – Cảm nhận qua cánh buồm thấp thoáng xa xa.
+ Buồn, xót xa cho duyên phận như hình ảnh “ hoa trôi man mác”.
+ Buồn cho cảnh ngộ mình nghe tiếng sóng mà ghê sợ.
=> Cảnh được nhìn từ xa -> giàu màu sắc từ nhạt -> đậm, âm thanh từ tĩnh -> động nỗi buồn man mác mông lung -> lo âu kinh sợ, dự cảm dông bão sẽ nổi lên hãi hùng xô đẩûy cuộc đời Kiều 
H - Tại sao nhìn những cảnh ấy, Kiều lại buồn ?
 [ Bởi mỗi cảnh đều khơi gợi nét tương đồng với số phận của nàng ]
H - Như vậy thật ra Nguyễn Du tả cảnh hay tả tâm trạng ?
 [Tả tâm trạng qua cảnh vật. Đó là bút pháp tả cảnh ngụ tình rất tài hoa của Nguyễn Du]
Hoạt động 3 : Tổng kết.
H - Em cảm nhận như thế nào về nghệ thuật đoạn trích ?
H - Thái của Nguyễn Du đối với nhân vật trong đoạn trích này như thế nào ?
I/ Giới thiệu
- Đoạn trích nằm ở phần thứ hai của tác phẩm là “Gia biến và lưu lạc”, bắt đầu cuộc đời đau khổ của Kiều nơi lầu xanh.
II/ Đọc-hiểu văn bản
1.Bố cục :
- Sáu câu đầu : Hoàn cảnh cô đơn của Kiều.
- Tám câu tiếp : Nỗi nhớ thương người thân của Kiều.
- Tám câu cuối : Tâm trạng buồn đau của Kiều.
2. Đại ý :
Tâm trạng của Thúy Kiều trong cảnh bị giam lỏng nơi lầu Ngưng Bích.
3. Phân tích
a. Hoàn cảnh của nàng Kiều 
 * Cảnh:
à Hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu → Mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp, khép kín.
 *Tâm trạng
àCô đơn, tội nghiệp, buồn tủi.
b. Tâm trạng nhân vật Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
*. Nhớ Kim Trọng :
- Nhớ đến kỉ niệm, lời thề hẹn đôi lứa, thương cho chàng Kim chờ đợi mình cách vô vọng.
 àTâm trạng đau đớn, xót xa khi nhớ về Kim Trọng.
b. Nhớ cha mẹ :
- Các điển tích thể hiện nỗi day dứt nhớ thương gia đình, thể hiện lòng hiếu thảo của nàng, nàng thương cha mẹ nơi quê nhà không ai phụng dưỡng, chăm sóc. (Kiều thương người thân đến độ quên mình.)
- Những nỗi nhớ ấy Kiều nói với chính mình à ngôn ngữ độc thoại.
è Trong tình cảnh đáng thương, nỗi nhớ của Thúy Kiều đi liền với tình thương – một biểu hiện của đức hi sinh, lòng vị tha, hiếu thảo, chung thủy rất đáng ca ngợi ở nhân vật Thúy Kiều.
c. Tâm trạng buồn đau của Thúy Kiều.
- Dùng điệp ngữ liên hoàn “Buồn trông”
- Tả cảnh ngụ tình, 
- Ẩn dụ (Tả thực cảnh vật với cửa bể chiều hôm, cánh buồm, bụi cỏ, chân mây, màu xanh, tiếng sóng  nhưng lại chứa đựng nghĩa ẩn dụ, gợi mở, liên tưởng phản ánh tâm trạng Kiều)
- Từ láy tượng hình, tượng thanh.
à Tả tâm trạng qua cảnh vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình rất tài hoa của Nguyễn Du.
d/ Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích trong cảm nhận của Thúy Kiều.
 a.Bức tranh thứ nhất (bốn câu đầu) phản chiếu tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cảnh vật hiện ra bao la, hoang vắng, xa lạ và cách biệt.
 b.Bức tranh thứ hai (Tám câu cuối) phản chiếu tâm trạng nhân vật trở về với thực trạng phủ phàng, nỗi buồn của Kiều không thể vơi, cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định.
III/ Tổng kết
1.Nghệ thuật
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ.
2.Ý nghĩa văn bản
- Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
	4. Củng cố :
	- Cho HS đọc diễn cảm đoạn thơ
	5. Hướng dẫn tự học
	- Học thuộc lòng đoạn trích.
	- Phân tích cảm thụ những hình ảnh thơ hay, đặc sắc trong văn bản.
	- Sưu tầm những câu thơ, đoạn thơ khác trong Truyện Kiều có sử dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ độc thoại hoặc tả cảnh ngụ tình.
- Chuẩn bị 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_1_den_32.doc